Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Triều Đại TÂY SƠN  


Hiếm có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi phát như nhà Tây Sơn. Điều đáng nói là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

Nổi bật trong ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Đời sau mãi mãi còn tiếc cho sự ra đi quá đột ngột của ông với nhiều dự định lớn lao chưa thành hiện thực.

Nhà Tây Sơn từ khi vua Thái Đức lên ngôi năm 1778 đến khi Cảnh Thịnh bị bắt năm 1802 được tất cả 24 năm, có 3 vua:

1. Thái Đức đế Nguyễn Nhạc (1778 – 1793)
2. Thái Tổ Vũ hoàng đế Nguyễn Huệ – Quang Trung (1788 – 1792)
3. Cảnh Thịnh đế Nguyễn Quang Toản (1792 – 1802)

Nếu tính từ khi Nguyễn Nhạc khởi binh từ năm 1771 thì cộng tất cả là 31 năm.

                                             ___ ooOoo ___

Nhà Tây Sơn

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802. Quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô đặt tại Phú Xuân.

                                             ___ ooOoo ___

A Letter by Quang Trung to the “King of Macao” [June 1792]

By this imperial letter I inform the European king of Macao, in order that he might know perfectly the manner in which events have unfolded. This year, in the fourth intercalary month (21 May-19 June 1792) two ships have arrived at my kingdom of Quang-nam at the port of Thuchum.

They were examined by the port guards and they declared themselves to be ships from Macao, of which the captain’s name was Joaquim António Milner. He had carried out commerce in Dong-nai and was returning to Macao, bearing letters of recognition from this lost family of the Nguyen. But alas! they are ignorant of the fact and are not able to discern clearly that Dong-nai is nothing but a minor territory, where the vanquished Nguyen family has taken refuge in order to hide themselves. That insignificant man will never regain his domains; those madmen of the Siamese king aided him with their armies, but they were also vanquished and exterminated in combat.

Heaven has dispersed them, they are lost and have neither courage nor troops. For five years the French Europeans and those of your kingdom, and numerous merchants have given them boats and arms; taking part in his tyranny, they have resisted my armies, fighting in the wars in which many have died by the blade of the sword; it is a fact known to all and should serve as an example. I, the Emperor, have purified and pacified the kingdom in its confusion; I have conquered all of the southern provinces, not only Tonkin, but also those of Cochinchina, in which all of the middle territories of Quang Nam were first, and then all of the major cities of these central regions of Quang Nam were made tributaries.

However this territory of Dong-nai is like a pearl, how is it that this line of the Nguyen has been able to elude me? For some years now, up to the present day, I have been at war in order to establish myself in the northern regions of Hinhing (Tonkin), moreover I have made war on China and its provinces of Guangdong and Guangsi, where I put the Chinese to flight and carried out great massacres. These victories established peace, and I have been at rest for some time. My army is now on battle footing; my captains and soldiers are flush with courage and will take part whereever I command them.

In consequence of which, you, the king of Macao, in truth a small territory, should decide and send an edict in firm terms. But I apprehend that those in Macao were not all involved in this affair and did not wish to carry out commerce [in Dong nai] for any other reason than that they were attracted by greed and interest. They should not return there, in order that theyno longer marked are by this wicked Nguyen lineage, and that they no longer take part in their intrigues and criminal actions, under the pain of becoming without any doubt victims of my sword.

My desire is to pacify all of the neighboring princedoms and I do not wish to be in discord with them. It is for this reason, king of Macao, that I admonish you and order you to give rigorous instructions to your subjects that if they carry out commerce it should be to Fuchum, a port in my kingdom, where they will find an accomodating anchorage and that they no longer return to Dong-nai and its environs in order that they no longer find themselves involved in those crimes to which they are strangers. And if they do not wish to obey with good grace, they will regret it, but it will be too late.

Consider well all of this; on it depends fortune or misfortune, friendship or enmity. The 18th of the 4th intercalary month of the 5th year of my reign of Quang Trung (7 June, 1792).

[Translated from Pierre-Yves Manguin, Le Nguyen, Macau et le Portugal: Aspects politiques et commerciaux d’une relation privilégiée en Mer de Chine 1773-1802, (Paris: École Française d’ Extrême-Orient, 1984), pp. 98-99]

                                             ___ ooOoo ___

Võ Văn Dũng, Danh Tướng Nhà Tây Sơn

Bùi Thụy Đào Nguyên

Giở chuyện trăm năm trước
Thắng, thua khó luận bàn
Ngẫm yêu người vì nước
Càng ghét lũ tham gian…

Võ Văn Dũng, không rõ năm sinh năm mất, quê quán thôn Phú Mỹ, huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Theo sách “Tây Sơn lương tướng ngoại truyện” của danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1853-1922) thì ông được người đương thời liệt vào hàng Tứ kiệt (3 người còn lại là Ngô Văn Sở, Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu).

1. Tư liệu nói về nơi sinh và dòng tộc của Võ Văn Dũng

Từ thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) rẽ trái khoảng 3 km là tới thôn Phú Mỹ. Thôn Phú Mỹ trước có tên là Phú Lộc thuộc ấp Phú An, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn.

Phú Mỹ là một làng được hình thành do kết quả khai hoang của những lưu dân Việt vào quãng giữa thế kỷ 17. Dân Phú Mỹ chủ yếu làm nghề nông có kết hợp với nghề đi rừng lấy trầm hương và các lâm thổ sản khác. Trong làng có 12 dòng họ sinh sống, trong đó lớn nhất là ba họ: Võ, Trần, Nguyễn. Họ Võ là họ đầu tiên có công khai phá đất đai lập làng, lập ấp, được coi là tiền hiền khai canh.

Theo gia phả họ Võ do Võ Thừa Khuông, di duệ đời thứ 9, soạn trên cơ sở những tài liệu cũ, thì thủy tổ của họ Võ ở Phú Mỹ là Võ Văn Của, vốn quê gốc ở Nghệ An, di cư vào nam từ thế kỷ 17, đến lập nghiệp tai thôn Phú Lộc, ấp An Tư, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn.

Đến thời thứ hai là Võ Văn Thọ, gia thế họ Võ đã tương đối khá giả. Võ Văn Thọ đã xuất tài lực tổ chức việc đắp đập Lộc Đổng và tham gia đắp nhiều đập khác dẫn nước vào đồng ruộng, mở mang kinh tế nông nghiệp, không chỉ cho Phú Mỹ mà còn cho cả nhiều làng xã khác trong vùng.

Đời thứ ba là Võ Văn Khanh. Ông là một người tài trí, có công huân với nhà nước, từng được phong tước nam. Võ Văn Khanh kết duyên cùng Nguyễn Thị Điểm, sinh hai nam là Võ Văn Chỉnh và Võ Văn Dũng.
Như vậy, đến Võ Văn Dũng thì họ Võ đã sinh cơ lập nghiệp ở Phú Mỹ được ba đời

Có thể tổ ba đời của Võ Văn Dũng và tổ ba đời của anh em Tây Sơn cùng bị chúa Nguyễn bắt và đưa đi khai hoang lập ấp trong một đợt. Và cũng giống như gia đình Hồ Phi Phúc – Nguyễn Thị Đồng (phụ mẫu 3 anh em Tây Sơn), gia đình Võ Văn Khanh – Nguyễn Thị Điểm có kinh tế tương đối khá giả với số ruộng đất 6 mẫu, một ngôi nhà gỗ 12 gian.

Võ Văn Dũng thuở nhỏ có tên là Độ, là một người thông minh, có chí khí từ sớm. Sống trong một gia đình khá giả, ông có điều kiện được học hành, lại hay đi đây đi đó nên hiểu biết rất rõ về thời cuộc, tầm nhìn được mở mang. Đặc biệt, ông rất giỏi võ nghệ, một phần là sự kế thừa truyền thống thượng võ của quê hương, một phần chính là sự nỗ lực rèn luyện của bản thân, bao gồm đủ các môn cung, đao, kiếm…

Là một người có tinh thần trách nhiệm cao với gia đình, với họ tộc nên mặc dù là con thứ, Võ Văn Dũng vẫn được ông Võ Văn Khanh trao quyền thừa tự. Tại quê hương Phú Mỹ, Võ Văn Dũng đã lập gia đình và sinh được 6 người con gồm 4 trai và 2 gái.

2.Tài năng của Võ Văn Dũng

“(Võ Văn) Dũng là tâm phúc của ta” ( Nguyễn Huệ)

Về sự nghiệp của ông các sách đã viết nhiều, nên ở đây tôi chỉ nhắc lại một vài chi tiết:

Ngay từ đầu, khi ba anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tụ nghĩa trên đất Tây Sơn thượng đạo, Võ Văn Dũng đã có mặt. Và ông đã tham gia phong trào từ thuở ban đầu và phụng sự cho đến những ngày tháng cuối cùng.

Với tài năng của mình, Võ Văn Dũng đã sớm được các thủ lĩnh Tây Sơn trọng dụng, sớm được đứng trong hàng ngũ các tướng lĩnh Tây Sơn. Trong quân Tây Sơn bấy giờ thường truyền tụng câu nói về tài võ nghệ của Võ Văn Dũng.

Võ Văn Dũng quán quân
Bách chiến khởi Tây thùy

(Tiếng tăm của tướng Võ Văn Dũng trùm khắp ba quân
Trăm trận đánh nổi lên từ bờ cõi phương tây)

Còn Nguyễn Nhạc khi xem Võ Văn Dũng múa đại đao đã ca ngợi:

Phá sơn trung tặc dị
Thắng Văn Dũng đao nan

(Phá giặc ở trong núi thì dễ,
thắng được cây đao của Võ Văn Dũng thì khó)

Nhưng Võ Văn Dũng không chỉ là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ mà còn rất mưu trí. Là người tham gia khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu, Võ Văn Dũng đã gắn bó cả đời mình với phong trào Tây Sơn. Dường như trong mỗi bước phát triển của phong trào Tây Sơn điều có phần đóng góp của Võ Văn Dũng.

3. Võ văn dũng và vợ chồng Trần Quang Diệu bị bắt như thế nào?

Theo “Tây Sơn thất võ tướng” đăng trên web Vn thư quán:
Nghe tin quân Tây Sơn bị thua ở Nhật Lệ, Trấn Ninh Nguyễn Phúc Ánh hoàn toàn làm chủ đất Thuận Hóa, Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu đem 3 ngàn quân cùng 80 thớt voi, theo đường sạn đạo sang Lào để ra Nghệ An vào thượng tuần tháng 3 năm Nhâm Tuất (1802).

Đường đi khó khăn, Lam Sơn chướng khí đầy dẫy, khiến cho đoàn quân càng ngày càng hao hụt. Lớp bị bệnh, lớp bị bọn thổ ty theo nhà Nguyễn tập kích, nên khi đến Nghệ An thì mười phần chỉ còn ba bốn. Đoàn tượng binh chỉ còn mươi thớt.

Tại Hương Sơn, Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu và các tướng bị tướng nhà Nguyễn là Võ Doãn Văn, Lê Đức Định bắt sống.

Ở Diễn Châu, Bùi Thị Xuân hay tin đem nữ binh đi giải cứu. Đến Giáp Sơn thì giải cứu được, nhưng chạy đến sông Thành Chương thì hai vợ chồng Trần, Bùi bị bắt trở lại.

Một mình Võ Văn Dũng mở đường máu thoát chạy. Nhưng chạy đến Nông Cống, thuộc Thanh Hóa thì Võ Văn Dũng bị bọn Lê Văn Pháp, Phạm Ngọc Thụy kéo dân địa phương ra bao vây. Với một thanh đoản đao, Võ Văn Dũng đã đánh thắng hai tướng Lê, Phạm xong quá yếu sức vì gian lao đói khát, nên đành buông đao chịu trói.

Bộ ba Dũng, Diệu, Xuân bị đóng cũi giải về Nghệ An. Dọc đường, Võ Văn Dũng phá cũi, thoát ra ngoài, ông giải cứu luôn cả hai vợ chồng Trần, Bùi song hai chân của Trần tướng quân bị sưng phù, không thể chạy trốn được. Bùi nữ tướng đành ở lại chịu chết cùng chồng.

Ai Tư Vãn

Ngọc Hân Hữu Cung Hoàng Hậu

Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo
Trước thềm lan, hoa héo ron ron.
Cầu Tiên khói tỏa đỉnh non,
Xe rồng thăm thẳm, bóng loan dàu dàu.
Nỗi lai lịch dễ hầu than thở
Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?
Sầu sầu, thảm thảm xiết bao…
Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời!
Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy.
Trăm ngàn dặm quản chi non nước;
Chữ “nghi gia” mừng được phải duyên.
Sang yêu muôn đội ơn trên,
Rỡ ràng vẻ thúy, nối chen tiếng cầm.
Lượng che chở, vụng lầm nào kể.
Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời.
Dẫu rằng non nước biến dời,
Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là.
Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,
Khắp tôn thân cùng đội ơn sang.
Miếu đường còn dấu chưng thường,
Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh.
Nhờ hồng phúc, đôi cành hòe quế
Đượm hơi dương dây rễ cùng tươi
Non Nam lần chúc tuổi trời,
Dâng câu Thiên Bảo, bày lời Hoa Phong.
Những ao ước trập trùng tuổi hạc,
Nguyền trăm năm ngõ được vầy vui.
Nào hay sông cạn, bể vùi,
Lòng trời giáo giở, vận người biệt ly.
Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết,
Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên.
Xiết bao kinh sợ, lo phiền,
Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu.
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước,
Phương pháp nào đổi được cùng chăng?
Ngán thay, máy Tạo bất bằng,
Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan.
Cuộc tụ, tán, bi, hoan kíp bấy,
Kể sum vầy đã mấy năm nay?
Lênh đênh chút phận bèo mây,
Duyên kia đã vậy, thân này nương đâu?
Trằn trọc luống đêm thâu, ngày tối,
Biết cậy ai dập nỗi bi thương?
Trông mong luống những mơ màng,
Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say.
Khi trận gió hoa bay thấp thoáng,
Ngỡ hương trời bảng bảng còn đâu:
Vội vàng sửa áo lên chầu,
Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện giăng.
Khi bóng trăng, lá in lấp lánh,
Ngỡ tàn vàng nhớ cảnh ngự chơi.
Vội vàng dạo bước tới nơi,
Thương ơi, vắng vẻ giữa trời tuyết sa!
Tưởng phong thể xót xa đòi đoạn,
Mặt rồng sao cách gián lâu nay,
Có ai chốn ấy về đây,
Nguồn cơn xin ngỏ cho hay được đành?
Nẻo u minh khéo chia đôi ngả,
Nghĩ đòi phen, nồng nã đòi phen.
Kiếp này chưa trọn chữ duyên,
Ước xin kiếp khác vẹn tuyền lửa hương.
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ,
Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao;
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn,
Công đức dày, ngự vận càng lâu;
Mà nay lượng cả, ơn sâu,
Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần.
Công dường ấy, mà nhân dường ấy,
Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công?
Rộng cho chuộc được tuổi rồng,
Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi.
Buồn thay nhẽ, sương rơi gió lọt,
Cảnh đìu hiu, thánh thót châu sa.
Tưởng lời di chúc thiết tha,
Khóc nào nên tiếng, thức mà cũng mê.
Buồn thay nhẽ, xuân về hoa ở,
Mối sầu riêng ai gỡ cho xong,
Quyết liều mong vẹn chữ tòng,
Trên rường nào ngại giữa dòng nào e.
Con trứng nước thương vì đôi chút,
Chữ tình thâm chưa thoát được đi,
Vậy nên nấn ná đòi khi,
Hình tuy còn ở, phách thì đã theo;
Theo buổi trước ngự đèo Bồng Đảo,
Theo buổi sau ngự nẻo sông Ngân,
Theo xa thôi lại theo gần,
Theo phen điện quế, theo lần nguồn hoa.
Đương theo bỗng tiếng gà sực tỉnh,
Đau đớn thay ấy cảnh chiêm bao!
Mơ màng thêm nỗi khát khao,
Ngọc kinh chốn ấy ngày nào tới nơi?
Tưởng thôi lại bồi hồi trong dạ,
Nguyệt đồng sinh sao đã kíp phai?
Xưa sao sớm hỏi khuya bày,
Nặng lòng vàng đá, cạn lời tóc tơ.
Giờ sao bỗng thờ ơ lặng lẽ,
Tình cô đơn, ai kẻ xét đâu?
Xưa sao gang tấc gần chầu,
Trước sân phong nguyệt, trên lầu sính ca.
Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi,
Tin hàn huyên khôn hỏi thăm nhanh.
Nửa cung gẫy phím cầm lành,
Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!
Nghĩ nông nỗi ngẩn ngơ đòi lúc,
Tiếng tử quy thêm giục lòng thương.
Não người thay, cảnh tiên hương,
Dạ thường quanh quất, mắt thường ngóng trông.
Trông mái đông: lá buồm xuôi ngược,
Thấy mênh mông những nước cùng mây,
Đông rồi thì lại trông tây:
Thấy non cao ngất, thấy cây rườm rà.
Trông Nam thấy nhạn sa lác đác,
Trông bắc thời ngàn bạc màu sương.
Nọ trông trời đất bốn phương,
Cõi tiên khơi thẳm, biết đường nào đi.
Cậy ai có phép gì tới đó,
Dâng vật thường xin ngỏ lòng trung,
Này gương là của Hán cung
Ơn trên xưa đã soi chung đòi ngày.
Duyên hảo hợp xót rày nên lẽ,
Bụng ai hoài vội ghẻ vì đâu?
Xin đưa gương ấy về chầu,
Ngõ soi cho tỏ gót đầu trông ơn.
Tưởng linh sảng nhơn nhơn còn dấu,
Nỗi sinh cơ có thấu cho không?
Cung xanh đang tuổi ấu xung
Di mưu sao nỡ quên lòng đoái thương?
Gót lân chỉ mấy hàng lẫm chẫm
Đầu mũ mao, mình tấm áo gai,
U ơ ra trước hương đài,
Tưởng quang cảnh ấy chua cay lòng này.
Trong sáu viện ố đào, ủ liễu
Xác ve gầy, lỏng lẻo xiêm nghê
Long đong xa cách hương quê,
Mong theo: lầm lối, mong về: tủi duyên.
Dưới bệ ngọc hàng uyên vò võ
Cất chân tay thương khó xiết chi.
Hang sâu nghe tiếng thương bi,
Kẻ sơ còn thế, huống gì người thân.
Cảnh ly biệt nhiều phần bát ngát,
Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi?
Càng trông càng một xa vời,
Tấc lòng thảm thiết, chín trời biết chăng?
Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi,
Gương Hằng Nga đã bụi màu trong.
Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,
Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà.
Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn,
Cánh hải đường đã quyện giọt sương.
Trông chim càng dễ đoạn trường
Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.
Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy
Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu?
Phút giây bãi bể nương dâu,
Cuộc đời là thế biết hầu nài sao?
Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng,
Nỗi đoạn trường còn sống còn đau.
Mấy lời tâm sự trước sau,
Đôi vầng nhật nguyệt trên đầu chứng cho.

                                             ___ ooOoo ___

Người kỵ mã cầm cờ vào Thăng Long

Lê Hân là lính kỵ mã trong tiền quân của Ngô Văn Sở, từng cầm đại kỳ, hộ giá Quang Trung vào Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Thuở thiếu thời, Lê Hân, một cậu bé con nhà nghèo ở huyện Bình Khê, được một nhà sư ở Thiên Thai tự dạy võ nghệ cho. Khi tập đánh bộ, khi tập đánh trên ngựa, Hân trở thành một chàng trai dũng mãnh, những muốn đem tài sức ra cứu dân giúp đời.

Gặp Ngô Văn Sở trên đường đi mộ binh, Hân ứng nghĩa ngay. Buổi đầu, chưa ai biết đến, Hân chỉ là một giản binh giữa hàng quân. Về sau, nhờ tài đức hơn người, Hân được cất nhắc làm đội trưởng, cầm cờ đi đầu khi hành quân hay phất cao trên trận địa để cổ vũ binh sĩ xông lên.

Đại kỳ của tướng Tây Sơn hình vuông, mỗi bề hai mét, giữa có màu đào, thêu tên chủ tướng, quanh viền tua xanh đính chặt các móc câu sắc, khi cần, có thể thành vũ khí phất ngang, làm sát thương quân địch.

Người lính cầm cờ phải rất khỏe, can đảm, giỏi võ nghệ, để giữ chắc lá cờ khi xông trận. Vì giữ được cờ là giữ vững tinh thần quân sĩ, bị địch chém gãy cờ là báo điềm vỡ trận. Vì thế Ngô Văn Sở mới giao cho Lê Hân giữ đại kỳ.

Mỗi lần ra trận, ông ngồi trên một chiến mã, tay cầm chắc cán cờ bằng gỗ trắc, sườn đeo trường kiếm, lưng mang hỏa hổ để ứng phó khi cần. Tay cờ, tay kiếm, Hân không ngại khi đánh giáp mặt với kẻ thù. Cuộc đời chiến đấu của Lê Hân đã gắn với ngọn cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn như vậy.

Mùa đông năm 1773, sau khi lấy được phủ Quy Nhơn, Tây Sơn Vương cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Đại Tướng quân, đem binh vào đánh chiếm ba phủ: Phú Yên, Diên Khánh và Bình Thuận. Các tướng giữ thành của chúa Nguyễn kẻ đầu hàng kẻ tử trận. Lê Hân ngồi trên mình ngựa, giương cao cờ dẫn đoàn quân chiến thắng làm chủ hết thành này đến thành khác, trong tiếng reo hòa vang dội của nhân dân.

Vinh quang nhất là giữa trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Lê Hân hiên ngang giương cao lá cờ đào, đi đầu đội tiền quân, hộ giá vua Quang Trung vào thành Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Đi sau đoàn kỵ binh của ông là hàng trăm thớt voi mang súng cự thuần trên lưng. Đầu các quản tượng và nòng súng đều quấn dải lụa điều mừng chiến thắng.

Vua Quang Trung ngồi trên bành voi, áo bào đỏ và khăn vàng xạm đen khói súng, vẫy tay chào trăm họ đang hân hoan ra đón bên vệ đường.

Sau chiến thắng, vua trở về Phú Xuân, Lê Hân ở lại Bắc Thành cùng chủ soái. Từ một người lính kỵ mã cầm cờ tiền quân, ông trở thành một tỳ tướng thân cận của Ngô Văn Sở.

Tới triều Cảnh Thịnh, chủ soái bị hại, ông chán ngán, lấy lý do đau yếu và xin về quê, nhưng không được chấp thuận.

Triều Tây Sơn sụp đổ, ông trốn thoát khỏi vùng truy lùng của nhà Nguyễn, băng rừng núi trở về vùng Tây Sơn Thượng, mai danh ẩn tích, sống cùng đồng bào Ba Na quen biết từ hồi dấy nghĩa.

Tới thời Minh Mệnh, lúc đã gần 80 tuổi, lệnh truy lùng quan quân nhà Tây Sơn đã lắng dịu, ông mới lặng lẽ về quê, sống trong đùm bọc, chở che của họ hàng, làng xóm.

Nguồn Bình Định

                                             ___ ooOoo ___

Important Sources relating to the Tay Son

George Dutton

18th and 19th century Sources Originally in Chinese

Phu Bien Tap Luc [Frontier Chronicles]- detailed description of Nguyen territories written by Le Quy Don, one of the most well-known scholar-officials of the 18th century. He served the Trinh court, and was sent to oversee the newly-captured Nguyen territory after the Trinh invasion of 1775. This account deals with economic, political and cultural matters in the Nguyen region, with a heavy emphasis on economic issues.It offers detailed statistical material based on his investigations and captured Nguyen documentation. This covers everything from tax revenues, to landholdings, to the minting of coinage. An indispensable source for this period.

Dai Nam Thuc Luc [Veritable Records of Dai Nam]- one of the official court histories begun by Nguyen court historians in the mid-19th century; this gives detailed accounts of the military and political events of the Tay Son period. The focus is on the Nguyen camp, so the details on the Tay Son are limited outside of the frequent military encounters with the Nguyen. Its value lies in giving a chronological description of key events, and giving a sense of the scope of armies and battles. It is also quite interesting for its historiographical mission, to justify the Nguyen claims to power, and to make their ultimate triumph over the Tay Son seem an inevitability.

Dai Nam Liet Truyen [Biographies of Dai Nam]- the official court biographies of important figures in Nguyen history Its emphasis is on late 18th and 19th century figures, particularly political and military supporters of Nguyen Anh in his efforts to defeat the Tay Son. It contains chapters on Nguyen Hue, Nguyen Nhac and Quang Toan, the three Tay Son Emperors. These are particularly useful for recording events relating to the rise and rule of these figures, and including more detail than is to be found in the Dai Nam Thuc Luc.

Lich Trieu Tap Ky – [Collected Records of the Dynasties] a privately written history that was discovered in the 1960s; it covers much of the same material as the DNTL, but also includes some additional details. It consists of 6 volumes, of which the 5th is missing. For the Tay Son period it provides particularly detailed coverage of Sino-Vietnamese diplomatic correspondence from 1789-1790. Its author lived in the Le-Trinh north, and so the focus is on events in that region. It is a helpful supplement to other accounts that cover events in that region, for its perspective is slightly different than the standard court-ordered accounts.

Le Quy Dat Su – [An Unusual History of the Precious Le] another privately written history, apparently authored by Bui Duong Lich. It covers the period from the mid-1750s until the late 1780s. Its author eventually came to serve the Tay Son, but very reluctantly. He remained loyal to the Le, as this account’s heavy emphasis on the Le ruler and his subsequent flight to China makes clear. It is an important description of events in the north in the late 18th century, offering an alternative to the Cuong Muc and the Hoang Le Nhat Thong Chi.It includes interesting commentary particularly on the decline of the Le-Trinh state in the second half of the 18th century, including descriptions of corruption in the civil service examinations. Also includes a small number of introspective poems by the author on his responses to the events swirling around him.

Hoang Le Nhat Thong Chi [Record of the Unification under the Imperial Le ]- an historical account written in the late 18th century, it appears to be based on insider knowledge of events, written by members of the Ngo family; one of whose most famous members, Ngo Thi Nham, was an ardent supporter of the Tay Son. This text is interesting because it purports to recreate conversations between many of the key historical figures of this period. While it is written in the form of a novel, much of its content can be verified with other sources, and as such it is a very important source for this period. For a detailed analysis of this text, click here. For the entire text in Vietnamese, click here.

Kham Dinh Viet Su Thong Giam Cuong Muc [The Imperially Ordered Mirror and Commentary on the History of the Viet]- another official court history, this one records Vietnamese history as seen by the Nguyen historians, with a focus on the rise and decline of the Le dynasty. Its focus on events in the north sets it apart from the Dai Nam Thuc Luc, which records events from the perspective of the Nguyen in the south. Thus, these two works must be read together to get a more complete picture of events in both regions. A 1950s Hanoi edition has recently been republished (Nha Xuat Ban Giao Duc, 1998, in two volumes)

Sách So Sang Chép Các Viec [Notebooks Recording Various Things] written in 1822 by a Vietnamese convert and priest, Philiphe Binh, who was born in 1759, and who left Vietnam for Portugal in 1795. He spent the rest of his life in Europe, dying in 1832 at the age of 73. Today his writings, constituting more than 10,000 pages are held in the Vatican Library. This text is a miscellany of various things the author considered worth recording, both about his life and travels, and about religious matters. It provides fascinating insights into the life of a particular Vietnamese man who lived an extremely eventful life. A photo reproduction of the original hand-written text was published in 1968 with a useful introduction by Thanh Lang. In addition, this, and most of the other writings by Binh have been microfilmed and are held at Cornell, among other places.

20th Century Sources

La Son Phu Tu [The Master of La Son] – a biography of Nguyen Thiep (aka The Master of La Son – hence the title), an important scholar and poet, perhaps best known for his service to Nguyen Hue, the eventual conqueror of Trinh territory. This is a remarkably detailed account of Thiep’s life, and remains the only detailed biography of which I am aware, despite the fact that it was published in 1952. Its invaluable appendix includes the Chinese texts of most of Thiep’s major writings, including his correspondence with Nguyen Hue. This work is based on its author, Hoang Xuan Han’s, extraordinary discovery of the correspondence between these two men.
Van Hoc Tay Son: [Tay Son Literature] the introduction is a useful interpretation of literary styles in the Tay Son era; includes some Tay son edicts; and poems or short selections from: Nguyen Thiep, Ninh Ton, Ngo Thì Nham, Phan Huy Ích, Doàn Nguyen Tuan, Nguyen Huu Chinh, and Ho Xuan Huong.

Gop Phan Tim Hieu Phong Trao Nong Dan Tay Son Nguyen Hue [Contributions to an Understanding of the Tay Son Nguyen Hue Peasant Movement] (1983) – a series of articles examining many aspects of the Tay Son movement. Some of the contributions are useful studies of aspects of the Tay Son period. Others are merely rehashings of previous interpretations or examinations of extremely minor issues relating to the Tay Son.

Standard Histories of the Tay Son

Hoa Bang, Quang Trung: Anh Hung Dan Toc [Quang Trung: National Hero]: Ha Noi: 1998. – First published in 1943, this is the first major historical study of the leader of the Tay Son movement. It is a detailed examination of his life based on primary sources. It is one of the most important studies of the Tay Son by a major 20th century Vietnamese historian and translator. Its focus, as the title suggests, is on the period during which Nguyen Hue reigned as the Quang Trung Emperor, a relatively short period of less than 4 years from Nov. 1788 until his death in Sept. of 1792.

Ta Chi Dai Truong, Lich Su Noi Chien O Viet Nam Tu 1771 den 1802 [History of the Civil War in Vietnam from 1771 to 1802], Saigon: Van Su Hoc, 1973. – a very good, detailed account of the Tay Son in which the author has drawn extensively from both Vietnamese and French source. His use of French sources is typical of southern scholarship in strong contrast to the virtual absence of European sources in northern scholarship at this same time; this work has come under criticism by Hanoi scholars for what they see as a distinct pro-Nguyen bias, and a failure sufficiently to glorify the peasantry.

Nguyen Phuong, Viet Nam Thoi Banh Truong: Tay Son, [Vietnam in a Time of Expansion: Tay Son] Saigon: Khai Tri, 1968. – another account of the Tay Son by one of the more prominent southern historians of the 1960s. It also includes extensive use of French missionary letters, and is a thoughtful look at the importance and meaning of the Tay Son era and the movement’s leadership.

Van Tan, Cach Mang Tay Son [The Tay Son Revolution] [Hanoi, 1957] Written by a leading Hanoi scholar, this work is a useful introduction to the Tay Son. Despite its title it is not marred by the glorification of the Tay Son leadership and their cause that marks many later works by communist historians.

Quach Giao and Quach Tan, Nha Tay Son [The House of Tay Son ] (Qui Nhon: 1988) – an anecdotal history of the Tay Son brothers and their uprising written by a father and son team who gathered documents in their home region (the Tay Son heartland) for many years. This work contains many details not found elsewhere, but unfortunately it is extremely poorly documented. Nonetheless useful for bringing together various popular stories about the movement normally scattered in many other sources.

Bibliographies of the Tay Son

Thu Muc Ve Tay Son Nguyen Hue, [Bibliography about Tay Son-Nguyen Hue] [Nghia Binh: Thu Vien Khoa Hoc Tong Hop Nghia Binh Xuat Ban, 1988.] – an indispensible guide to all sorts of materials on the Tay Son. This work cites more than 1300 different sources, ranging from texts in Han or Nom, to secondary works in journals, newspapers articles, etc. It includes materials in English and French as well. It is reasonably well arranged and has an index by author. Just as useful for reseachers travelling to Viet Nam, it indicates where each item (including published ones) were found, so one can determine whether a particular library has certain secondary sources.

Nguyen Khac Thuan, ed. Thu Muc Ve Phong Trao Tay Son [Bibliography about the Tay Son Movement], [Ho Chi Minh City: Ban Tuyen Huan Tinh Uy Tien Giang Xuat Ban, 1985.] – another guide to Tay Son materials, but much less comprehensive than the one above. This one also suffers from very poor organization.

Quach Thanh Tam and Philippe Langlet, References Bibliographiques Histoire Ancienne du Viet Nam (Paris: Sudestasie, 1998) – a very good and up to date bibliography of Vietnamese and European language sources on all aspects of Vietnamese history. Pages 96-104 deal with the Tay Son period as well as the Nguyen conquest of the country.

George Dutton, Bibliography from my Dissertation (http://www.humnet.ucla.edu/humnet/alc/faculty/dutton/TaySonBiblio.pdf). – Contains more than 270 sources in full citation. Includes materials in Chinese, Vietnamese, French, and English.

Vietnamese-language Histories of Vietnam
(these include chapters on the Tay Son)

Tran Trong Kim, Viet Nam Su Luoc [Outline History of Viet Nam] (in 2 volumes), [Los Alamitos: Nha Xuat Ban Xuan Thu, 1990.] – a useful survey of Vietnamese history, focusing chiefly on political and military events. First published in the 1920s, it marked one of the first acknowledgements of the Tay Son as a legitimate dynasty. It is striking, however, that the author virtually ignores the peasant dimension of this period.

Uy Ban Khoa Hoc Xa Hoi Viet Nam, Lich Su Viet Nam, Tap II, [History of Viet Nam, vol. 2] [Ha Noi: Nha Xuat Ban Khoa Hoc Xa Hoi, 1976.] – this was the standard, official account of Vietnamese history, compiled by a team of scholars. It is useful for understanding the ways in which the party was interpreting the nation’s history in the aftermath of the American war.

Journal Articles on the Tay Son
Note: Nghien Cuu Lich Su (Historical Research) is the most important Vietnamese scholarly journal on Vietnamese history. It is an invaluable source of information on the Tay Son and every other aspect of Vietnamese history. It provides research on new materials as they are uncovered and detailed studies of historical figures, events, and trends. The contents of this journal have fortunately been indexed with annotations in English in Nguyen Ba Khoach, Allen J. Riedy and Truong Buu Lam, An Annotated Index of the Journals Van Su Dia (1954-1959) and Nghien Cuu Lich Su (1960-1981), Southeast Asian Paper No. 24, Southeast Asian Studies, Center for Asian and Pacific Studies, University of Hawaii-Manoa, 1984. [Note that this index ends in 1981, however, so it is not current].
Other useful Vietnamese-language journals that include essays on the Tay Son are: Tap Chi Van Hoc – Journal of Literature, Tap Chi Triet Hoc – Journal of Philosophy, Hue: Xua va Nay – Hue: Past and Present, and such annual publications as Nhung Phat Hien Moi Ve Khao Co Hoc – New Discoveries in Archeology.

A Bibliography of Western-language Sources on the Tay Son

English Sources (See below for French Sources)

Buttinger, Joseph, The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam, (New York: Praeger Publishers, 1958). – pp. 198-269 provide a survey of the country under the heading “Missionaries, Merchants and Conquerers.” The emphasis is on the missionary experience in the 17th and 18th centuries, and the Tay Son are viewed very much from the French missionary perspective. In fact, most of the information on the Tay Son constitutes something of an afterthought and is found in the notes on pp. 264-268.

Chesneaux, Jean, The Vietnamese Nation: Contribution to a History (Sydney: Current Books, 1966). – contains part of a chapter relating to the Tay Son, and while limited in its information is generally useful for its overview of pertinent economic issues.

Hodgkin, Thomas, Vietnam: The Revolutionary Path, (London: MacMillan, 1981). – a useful survey of Vietnamese history from a Marxist perspective. In fact, this book largely draws on standard 1960s and 1970s histories written by Hanoi-based Vietnamese historians. Problematic in terms of its interpretation, but one of the few English-language surveys of Vietnamese history.

Lamb, Alistair, The Mandarin Road to Old Hue: Narratives of Anglo-Vietnamese Diplomacy from the 17th Century to the eve of French Conquest, (London: Archon Books, 1970). An extremely valuable collection of accounts from various English missions to Vietnam, each of which has an introduction. It is also usefully annotated. There were two English missions during the Tay Son period, that of John Chapman in 1778, and that of Lord MacCartney in 1793. The first mission, described in pages 57-137, came as the Tay Son were approaching one of the early peaks of their authority in southern Vietnam. It includes rare details of the court at Qui Nhon which Chapman visited for a brief period, and includes his descriptions of the Tay Son leadership. An invaluable source for this period to flesh out the chief Tay Son figures.

Li Tana Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries (Ithaca: Cornell SEAP, 1998) – pp. 139-154 offer a chapter on the Tay Son, trying to explain their emergence within the context of the Nguyen South. The rest of the book is a useful survey of the politics, society and economics of the Nguyen-controlled region of “Dang Trong.” The emphasis is on the southern reaches of “Viet Nam” and how the people in this region imagined a different way of being “Vietnamese.”

Murray, Diane, Pirates of the South China Coast, 1790-1810 (Stanford: Stanford University Press, 1987) An exploration of the fascinating world of piracy along the South China Coast; these pirates were used by the Tay Son to interdict shipping between China and northern Vietnam, with the particular hope of preventing the Nguyen in the south from infiltrating the north or recruiting assistance from China. The pirates also provided the Tay Son with substantial naval power in their battles with the Nguyen as well as providing financial resources in the form of booty they shared with the Tay Son. While some of the descriptions of the Tay Son movement in this account are a bit jumbled, this probably reflects the confused understanding of this period contained in the Chinese sources. In any case, the descriptions of Tay Son-pirate interactions are an indispensible source for better understanding this period.

Nguyen Khac Vien, Vietnam: A Long History, (Ha Noi: Foreign Languages Publishing House, 1987) – pp. 91-115 “The Tay Son Epoch” provides a conventional Vietnamese historian’s description of the corruptions of the feudal regimes of the 18th century and the rise of the peasantry. It emphasizes the Tay Son role in “reunifying” the country and highlights some of their great battle victories. The chapter closes by conceding that the Tay Son were unable to transcend the constraints of their time, ultimately themselves becoming a feudal monarchy.

Nguyen Khac Vien and Huu Ngoc, Vietnamese Literature: Historical Background and Texts, (Hanoi: Foreign Languages Publishing House, no date).

Nguyen Van Thai and Nguyen Van Mung, A Short History of Viet Nam, (Saigon: The Times Publishing Company, 1958). A brief survey history of Viet Nam, with a heavy focus on political and military events; it stops in the late 19th century, and thus avoids having to comment on the twists and turns of 20th century events.

Truong Buu Lam, “Intervention versus Tribute in Sino-Vietnamese Relations, 1788-1790,” in The Chinese World Order edited by John K. Fairbank, (Cambridge: Harvard University Press, 1968), pp. 165-179. – one of the few detailed descriptions of the Tay Son period available in English, and based on primary sources. It’s focus is rather narrow, as the title suggests. It looks closely at the relationship between Vietnam and China during the period of the Chinese invasion on behalf of the Le. It then describes, using Chinese records, the Chinese decision to offer political recognition to the Tay Son government, and the subsequent Tay Son tribute missions to the northern capital.

Woodside, Alexander, “Central Vietnam’s Trading World in the Eighteenth Century as seen in Le Qui Don’s ‘Frontier Chronicles’,” Unpublished paper for the SEASSI Symposium on Vietnamese History, Cornell University, 1991. – this is an invaluable introduction to Le Qui Don’s “Frontier Chronicle,” which contains descriptions of all aspects of life in Nguyen territories, shortly after the Trinh invasion. This essay explains the genre in which Le Qui Don is writing, his aim and audience, and it assesses his observations and conclusions.

French Language Sources

French Sources
Coedès,George, Les Peuples de la Péninsule Indochinoise: Histoire – Civilisations, (Dunod: Paris, 1962) – really only a few paragraphs on pp. 196-199, this offers little detail, constituting more of a precis of events, including quick mentions of important literary works and writers of the 18th and early 19th centuries.

Gosselin, Charles, L’empire d’Annam, (Paris, 1904).

Kofflers, J. Description Historique de la Cochinchine (R. I., 1911) – contains a translation of the original Latin text by a German missionary who visited the Nguyen Court in the 1740s and provided one of the few outsider descriptions of the inner workings of the Nguyen capital from this period.

La Bissachere, Etat Actuel du Tunkin et de la Cochinchine (Westmead, England: Gregg International Publishers, 1971) – reprint of an 1812 survey of conditions and events in Viet Nam written by a French missionary who spent many years in the region in the late 18th century. This account, useful for its details not only on political events, but also on customs, natural products and linguistic issues, became the basis for many of the 19th century European writings on Viet Nam. While many missionaries wrote letters from Viet Nam in the Tay Son years, letters which were later compiled and published, this is the only missionary account that attempts to provide a larger overview of the region and events of this period. [Note: this account was apparently NOT written by Bissachere, but was written by another Frenchman who drew on Bissachere’s own writings. As Bissachere’s own account is considerably shorter, it is unclear what other sources its author drew on]

Le Thanh Khoi, Histoire du Viet Nam, des origines à 1858, (Paris: Sudestasie, 1987). – pp. 303-341 cover the 18th century. This offers quite a good overview of the Tay Son period, including descriptions of the numerous pre-Tay Son peasant rebellions in the north. It provides good analysis and some maps of the various battles and concludes with a summary of the reasons contributing to the victory of Nguyen Anh. Khoi, more so than many other authors, gives emphasis to the crisis of the peasantry that sparked the turmoil of the 18th century.

Manguin, Pierre, Les Nguyen, Macau et le Portugal: Aspects politiques et commerciaux d’une relation privilégiée en Mer de Chine, 1773-1802 (Paris: EFEO, 1984). A fascinating examination of trade and political relations between the Portuguese at Macao and the Nguyen during the period in which the Nguyen were battling the Tay Son. Equally valuable for its extensive appendices that include a variety of crucial primary documents relating to Nguyen-Portuguese correspondence as well as to extremely rare Tay Son-Portuguese correspondence. Most of these documents have not been used before, much less published.

Maybon, Charles, Histoire Moderne Du Pays D’Annam, 1592-1820, (Paris: Typographie Plon-Nourrit, 1919). Chapter V, “La Révolte des Tây-Sohn – Nguyen Anh” pp. 183-223, offers a conventional and detailed overview focusing heavily on the south and the involvement of the French missionaries.

Perez “La Révolte et la Guerre des Tayson d’après les Franciscains Espagnols de Cochinchine,” [Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Tome XV, 3-4, 1940, Saigon, pp. 65-106.] This is also an extremely useful source by foreigners, in this case Spanish missionaries. It describes life in southern Vietnam in the 1770s and 1780s through excerpts from the accounts of these missionaries. In particular, it shows life at the village level and the attitudes of the Spanish missionaries toward the Tay Son. They are alternately attacked and protected by the Tay Son soldiers, and some of them are ultimately captured and nearly put to death in Saigon, before the intervention of a sympathetic high official. This article reveals the divisions within the Tay Son movement and some of the impact that they had on the countryside. This article, and other missionary sources are quite valuable for providing details of life outside of the court and military councils. On the other hand, they must be used cautiously, for their perspective is that of religious figures and they tend to view all aspects of life around them in these terms. [M. Villa, trans]

Yang Baoyun, Contribution à l’histoire de la principauté des Nguyen au Vietnam méridional (1600-1775), (Genève: Editions Olizane, 1992). – a detailed study of pre-Tay Son Nguyen territory. It includes chapters dealing with social, religious and political as well as economic issues. It also contains a helpful glossary with maps of 18th century Vietnamese territory and political divisions, and a glossary and list of Nguyen rulers.

Source: http://www.humnet.ucla.edu/humnet/alc/faculty/dutton/SinoViet.html

                                             ___ ooOoo ___

Ăn Tết muộn với Quang Trung

Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương…
Ngọc Hân Hữu Cung Hoàng Hậu

Sau khi lên ngôi Hoàng Đế (35 tuổi), ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Quang Trung xuất quân tiến ra Bắc Hà đánh quân Thanh.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân Tây Sơn tới Nghệ An tuyển quân và củng cố lực lượng.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân ra đến Tam Điệp. Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết vào ăn tết ở Thăng Long.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn bắt đầu đánh diệt đồn Gián Khẩu. Sau đó hạ các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo và dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4, đến lượt thành Ngọc Hồi thất thủ.

Thế là chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.

Trưa ngày mồng 5 Tết (Kỷ Dậu, 1789), Hoàng Đế Quang Trung và quân Tây Sơn nhập thành Thăng Long giữa tiếng reo hò của thần dân Đại Việt.

                                             ___ ooOoo ___

Tây Sơn Ngũ Phụng Thư

Nguyễn Văn Chương

Trong hàng tướng lĩnh của vua Quang Trung cũng có khá nhiều nữ tướng. Nổi bật hơn cả là 5 vị, thường gọi là “Tây Sơn ngũ phụng thư”.

Đứng đầu là

Đô đốc Bùi Thị Xuân, tên rất quen thuộc trong sử sách. Bà Xuân người làng Xuân Hòa, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn. Bà xinh đẹp, giỏi võ nghệ, thường sử dụng song kiếm.

Theo truyền thuyết, bà vào rừng săn bắn, giết chết trăn lớn cứu thoát con voi trắng là chúa đàn voi rừng nên được cả đàn voi thần phục. Bà còn đánh hổ cứu ông Trần Quang Diệu. Sau hai người thành gia thất, cùng phò giúp Nhà Tây Sơn, trở thành những tướng lĩnh trụ cột của vua Quang Trung. Bà Xuân được phong Đô đốc. Ông Diệu thành Đại tướng quân.

Đô đốc Nguyễn Thị Dung, người làng Phổ Lạc, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột quan Thái bảo Nguyễn Văn Xuân và là vợ Đô đốc Trương Đăng Đồ (người thôn Mỹ Khê, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Trương Đăng Đồ vừa là văn thần vừa là võ tướng của Quang Trung.

Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc, người làng Dương Quang, nay thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Bà là em ruột Đô đốc Huỳnh Văn Thuận, một vị tướng giỏi của quân Tây Sơn.

Nữ tướng Bùi Thị Nhạn là con út của ông Bùi Đắc Lương, một nhà giàu ở thôn Xuân Hòa. Bà là cô họ của Đô đốc Bùi Thị Xuân nhưng tuổi cùng trang lứa. Theo tác giả “Nhà Tây Sơn” là Quách Tấn – Quách Giao thì “Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ sau khi bà Phạm Thị Liên (vợ trước của ông) qua đời.”

Nữ tướng Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ đầu của Nguyễn Nhạc), người thôn Trường Định, huyện Tuy Viễn. Bà rất giỏi võ nghệ, kiếm thuật, luyện thân đi nhẹ như chim én nên có tên hiệu Ngọc Yến. Bà là vợ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.

5 vị nữ tướng trong “Ngũ phụng thư” đều rất giỏi võ nghệ, côn kiếm, có tài tổ chức, huấn luyện đạo tượng binh gồm hơn 100 thớt voi và 4 đạo nữ binh hơn 2000 người.

Mỗi thớt voi lại có một nữ binh điều khiển. Đô đốc Bùi Thị Xuân có biệt tài luyện voi chiến, làm quân Thanh thất đảm kinh hồn bởi đạo quân voi ấy. Bà còn sáng tạo ra thứ lương khô cho quân đi liên tục trong chiến dịch thần tốc chiếm lại Thăng Long – đó là bánh tráng. Có lẽ để ghi công bánh ấy mà dân Bắc Hà gọi là “Bánh Đống Đa”, lâu dần rút gọn thành “bánh đa” chăng?

Khi Nhà Tây Sơn lâm vào thế suy tàn, hai nữ tướng Bùi Thị Xuân và Huỳnh Thị Cúc cùng các nữ binh liều chết mở đường máu, phá tan vòng vây quân Nguyễn Ánh ở Đâu Mâu (Quảng Bình), đưa vua Cảnh Thịnh qua sông Nhật Lệ an toàn. Bà Huỳnh Thị Cúc đã anh dũng hy sinh tại đây.

Ngoài ra còn có nữ tướng Vũ Thị Đức, người ở Phù Ly (nay thuộc huyện Phù Mỹ). Bà Đức là con gái thứ hai Đô đốc Ân Quang hầu Vũ Đình Huấn. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh xuân Kỷ Dậu 1789, bà Đức cùng cha chỉ huy quân Tây Sơn diệt đồn Gián Khẩu (Ninh Bình).

Sau khi diệt xong đồn, bà Đức cưỡi voi thúc quân truy kích địch. Con voi của bà bị sa xuống bãi lầy thuộc thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh, huyện Hoa Lư không lên được. Bà Đức đã tử trận cùng con voi. Sau này, dân địa phương lập đền thờ nữ tướng Vũ Thị Đức gần nơi bà hy sinh. Nay đền thờ đã hư hỏng, chỉ còn một miếu nhỏ.

Bà Võ Thị Thái quê ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột Đô đốc Võ Thông. Bà Thái là Đô đốc kỵ binh, chỉ huy việc vận chuyển quân trang, khí cụ, lương thực từ Vị Hoàng (Nam Định) đến mặt trận Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây) trong chiến dịch giải cứu Thăng Long xuân Kỷ Dậu. Bà chẳng may bị trúng đạn, tử thương tại chiến trường.

Nhắc lại vài nét lịch sử của các vị nữ tướng thời Tây Sơn, để thấy truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam, từ Bà Trưng, Bà Triệu đến nay, thời nào cũng sản sinh lắm những nữ dũng tướng tài ba.

Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, góp công xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

                                             ___ ooOoo ___

Di tích và Truyền thuyết về triều Tây Sơn

Duong An

Những truyền thuyết dưới đây là tôi nghe nội tổ và song thân cùng các vị phụ lão ở Bình khê kể lại. Gia đình tôi ở ấp Tây Sơn hạ (Bình khê hiện thời) đã chín đời. Trong nhà trước đây có hai bộ sử chép tay về nhà Tây Sơn (Tây Sơn dã sử), một của người Bình Định viết, một ở Bắc đưa vào. Thời Pháp thuộc cụ Hoàng Yến làm tri huyện Bình khê mượn xem rồi tịch thu mất (tịch thu là vì đồ quốc cấm). Cho nên những gì tôi viết ra đây là viết thuộc lòng, nghe sao viết vậy mà thôi.

“Ðành chẳng công đâu may khỏi tội
Bao nhiêu chữ đó bấy nhiêu tâm”
(Sào Nam)

DI TÍCH
Tây Sơn là dãy núi phía Tây tỉnh Bình Định thuộc hệ thống Trường sơn. Nằm trọn trong phần đất ba quận Vĩnh thạnh, Cam túc, Bình khê hiện tại. Tây Sơn làm ranh giới cho tỉnh Bình Định ở phía đông và Pleiku, Kontum ở phía tây.

Dãy núi An lão và Kim sơn cũng thuộc hệ thống Trường sơn, cũng nằm phía tây tỉnh Bình Định (ở phía bắc) và cũng dính liền với dãy Tây Sơn (ở phía nam) nhưng không mang danh Tây Sơn. Bởi vì cổ nhân lấy tỉnh lỵ làm điểm đứng ngắm. Tỉnh lỵ Bình Định trước kia là thành Ðồ Bàn ở Nam an, Bắc thuận (An nhơn), thời gần đây là thành Bình Định ở An ngãi, Liêm trực (An nhơn), và hiện nay là Qui Nhơn. Ðứng trong ba nơi này mà trông thì dãy Tây Sơn nằm hẳn về chính tây, còn hai dãy Kim sơn và An lão nằm về tây bắc. Tên Tây Sơn đã có từ lâu.

Vì núi mệnh danh là Tây Sơn, nên các vùng sơn cước, bình nguyên ở chung quanh cũng gọi là vùng Tây Sơn. Trước kia gọi là Ấp Tây Sơn.
Ấp Tây Sơn gồm có ba phần:
1. Tây Sơn Thượng gồm toàn cõi An khê thuộc quận An túc hiện nay, lấy đèo An khê làm ranh giới.
2. Tây Sơn Trung gồm phần đất đai thuộc quận Vĩnh thạnh hiện nay, tức từ đèo An khê đến địa đầu Hữu giang, Tả giang.
3. Tây Sơn Hạ gồm đất đai từ Hữu giang, Tả giang đến An chính, tức là phần đất quận Bình khê hiện nay.
Ấp Tây Sơn xưa kia thuộc huyện Tuy viễn (đất Ðồ Bàn sau khi trở thành đất Việt Nam thì chia làm ba huyện: Bồng sơn, Phù ly, Tuy viễn). Tên ấp bị bỏ từ đời Gia Long.

CÁC NGỌN NÚI CÓ LIÊN HỆ MẬT THIẾT ÐẾN NHÀ TÂY SƠN
Ở bắc ngạn sông Côn có hòn Trung sơn, nằm trong địa phận thôn Phú lạc (chánh quán của Tây Sơn tam kiệt).
Ở nam ngạn sông Côn có những núi:

Núi HOÀNG ÐẾ, núi HIỂN HÁCH ở quận An túc Ðèo An khê.

Núi Ông Bình, núi Ông Nhạc ở phía đông đèo An khê.

Núi Tâm phúc, núi Lãnh lương, hòn Hoành sơn, hòn Ấn, hòn Kiếm nằm dọc theo quốc lộ 19, từ núi Ông Nhạc xuống đến thôn Trinh tường, xã Bình tường, quận Bình khê.

Từ Tiên thuận trở xuống, dọc theo con sông Côn, đến Hữu giang, Phú lạc núi vẫn nối liền nhau, quanh co khúc khuỷu. Nổi danh nhất là hòn TRUNG SƠN. Hòn Trung sơn thuộc thôn Phú lạc, quê hương của tam kiệt nhà Tây Sơn và anh hùng Mai Xuân Thưởng. Núi không lấy làm cao (422 thước) nhưng trông rất khôi hùng. Trông gần thì mập mạp hung hăng như con bò đực sung sức lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu. Nên người địa phương thường gọi là hòn SUNG. Lưng núi có nhiều chỗ nổi từng vồng từng ụ, như bị đánh sưng. Nên nhiều người gọi là hòn SƯNG thay vì hòn Sung. Núi còn có tên nữa là ÐỘC XỈ SƠN và ÐỘC NHŨ SƠN, vì ở xa, nếu đứng xiên một phía mà trông thì giống như một chiếc răng nanh dựng ngược, còn đứng trước mặt mà ngó thì tương tợ một nấm vú vun (. Do đó núi lại có tên nữa là BÚT SƠN. HÒN SUNG là tổ sơn trong vùng hữu ngạn. Mặt hướng về đông nam và lấy dãy Sơn Triều sơn ở Cầu Gành, thuộc An nhơn làm Tiền án (2), và long mạch chạy xuống hướng đông đến hòn Mạ Thiên sơn tục gọi là hòn Mò O ở giữa An nhơn và Phù cát, thì hồi cố (3). Phía trước mặt và hai bên tả hữu,gò đống nổi đầy, cuồn cuộn nhấp nhô như sóng biển. Và những ngọn núi chung quanh đều xây mặt về triều củng, như các vị đại thần đứng chầu một đấng anh quân. Còn gò đống kia là quân lính dàn hầu. Ðến viếng Hòn Sung, một du khách có để lại mấy câu rằng:

Hòn Sung tuy thấp mà cao
Trời cho làm chốn anh hào lập thân
Kìa ai áo vải cứu dân
Kìa ai ba thước gươm thần chống Tây
Chuyện đời rủi rủi may may
Hòn Sung cây trải đá xây bao sờn

Trên đỉnh hòn Sung có một vùng đá hình chữ nhật, bằng phẳng, bên cạnh có hai tảng đá vuông vức chồng lên nhau. Người ta bảo đó là “Mả mẹ chàng Lía”. Truyền rằng mẹ chàng Lía lâm chung tại hòn Chớp Vàng thôn Phú phong. Lía muốn đưa hài cốt đến táng nơi hòn Sung cách đến 5 cây số về hướng bắc, bèn lên đỉnh núi, đầu đội quan tài mẹ, một tay vịn, một tay nắm chiếc mâm đồng ngắm phía hòn Sung mà vút mạnh. Chiếc mâm vụt bay. Liá liền nhảy theo đứng trên mâm, rồi lấy thế nhảy vọt đến hòn Sung. An táng mẹ xong, lía rinh đá khối xây mộ, và chồng hai tảng đá bên mồ để ngồi khóc mẹ.

Do đó người địa phương còn gọi hòn Sung là hòn “Mả Mẹ Chàng Lía”. Sau lưng và phía tả phía hữu của hòn Sung, có nhiều ngọn núi không cao nhưng hiểm trở. Như hòn HÀNH SƠN tục gọi là Dốc Dài nối liền hòn Sung và hòn VINH ÐO tức hòn Dồ ở Hữu giang. Nhưng đặc sắc hơn hết là hòn ÐÁ DÀN, tên chữ là DƯƠNG THẠCH SƠN.

Hòn ÐÁ DÀN ở phía bắc hòn Sung, cạnh hòn Sống. Trên núi, đá chồng chất, lớp dựng lên lớp giăng ra. Do đó núi mệnh danh là ÐÁ DÀN (dàn bày ra). Dưới chân và trên triền núi, cây cối rậm rạp. Nhưng trên đỉnh lại chỉ có bụi còi. Ðỉnh núi bằng phẳng và chạy dài như một con đường quan lộ. Có lối đi từ chân núi lên đỉnh rồi chạy qua hòn Sống, ra đèo Bồ Bồ…, theo đường tắt ra vùng Kim sơn. Chính nghĩa quân Cần Vương đã dùng con đường này để liên lạc với các mật khu trong hai vùng Bắc Nam. Trong dãy núi phía sau lưng hòn Sung, có ngọn suối gọi là SUỐI ÐÁ vì khô quanh năm và trong lòng ngổn ngang là đá, thiên hình vạn trạng, chơm chởm, chập chồng. Ði vào trong sâu, có nhiều hang hố ẩn núp được kín đáo, và muốn vào suối phải qua nhiều lớp gò nổng. Thật có thế “một người chống được cả trăm”. Nơi đó là một trong những mật khu của nghĩa quân Cần Vương, do em ruột Mai anh hùng là Mai Xuân Quang trấn giữ.
Những núi non của dãy Tây Sơn ở phía hữu ngạn sông Côn đại khái là thế. Còn bên tả ngạn, thì núi non cũng trùng trùng điệp điệp. Cùng theo một chiều, lớp chạy lên trên An khê, lớp chạy thẳng vào biên giới Phú yên, lớp chạy xiên xiên xuống hướng đông nam, từ Ðịnh quang xuống Thượng giang, Tả giang, Trình tường, Phú phong; thành từng giây dài, chằng chịt, liên miên… chằng chịt.

Ðèo AN KHÊ mở lối giao thông giữa Bình Định và vùng Tây Nguyên. Tên An khê mới thông dụng từ thời Pháp thuộc. Trước kia gọi là đèo VĨNH VIỄN.(3) Ðèo An khê cao đến 740 thước và dài trên 10 cây số, chạy từ đông lên tây. Ðường đi rất hiểm trở. Ngày xưa khi Quốc lộ số 19 chưa mở, hành khách phải chịu lắm nỗi gay go. Dọc đèo có nhiều nơi dốc ngược, đá mọc lởm chởm. Có khúc phải dăng hai chân mà leo mới khỏi té. Nơi này tục gọi là dốc CHÀNG HẢNG. Dưới dốc Chàng hảng về phía đông có một cái nghẹo, nơi nghẹo có một cây khế rất sai. Hành khách lên đèo mỏi mệt, thường dừng chân nơi gốc khế để nghỉ ngơi và giải khát. Nghẹo ấy tục gọi là Nghẹo CÂY KHẾ. Cách nghẹo Cây Khế chừng một khỏang có hai cây cổ thụ sống trên vài trăm năm, thân cao tàn cả, một cây KÉ, một cây CẦY. Ðó cũng là hai trạm nghỉ chân rất được hành khách lưu luyến. Trên đỉnh đèo có đồn Thượng an do người Pháp cất.

Thời chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), nơi đồn này đã xảy ra nhiều trận kịch chiến. Và trước ngày ký Hiệp định Genève, quân Pháp ở trong đồn đã bị nghĩa quân tiêu diệt gần hết. Tiếp đó đồn An khê ở phía tây đèo, cũng bị bao vây. Thực dân Pháp và các nhà tư bản Việt Nam ở thị trấn An khê phải tản cư bằng máy bay.

Trước đây gần 200 năm, đèo An khê là con đường lên xuống của binh mã nhà Tây Sơn. Hùng khí vẫn còn ngùn ngụt. Chung quanh đèo, núi non chồng chất. Ở vùng An khê (tức quận An túc hiện giờ) có núi HIỂN HÁCH tục gọi là Hảnh Hót và Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là HINH HỐT là một danh sơn có nhiều danh mộc, và chung quanh có nhiều ngọn núi qui triều. Núi vùng An khê liên tiếp với vùng Cao nguyên.

Phía đông đèo An khê, thuộc Tây Sơn Trung, núi cũng cao chớm chở như vùng Tây Sơn Thượng, tức vùng An túc. Ngọn núi có danh nhất là hòn ÔNG BÌNH. Hòn ÔNG BÌNH nằm phía tây thôn Thượng giang. Tuy cao chỉ có 793 thước, song trông rất kỳ vĩ, và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng sự thật thì có nhiều đường lối ra vào. Nơi triền phía bắc, có đường đèo đi từ Ðồng hào ở ngả đông, lên Trạm Gò, Cửu an ở ngả tây. Ðèo này gọi là đèo VẠN TUẾ, tuy ngắn song dốc và đá mọc lởm chởm, nên rất khó đi. Ở triền phía nam, có con đường mòn chạy theo hướng đông nam để đến đèo An khê. Ðó là con đường lịch sử (sẽ nói rõ ở đoạn sau). Ðối trĩ cùng hòn Ông Bình, xiên xiên về hướng đông nam có hòn ÔNG NHẠC cao và rậm không kém hòn Ông Bình. Khí thế cũng rất hùng hiểm.

Từ hòn Ông Nhạc, núi chạy lớp thì vào thẳng trong Nam, lớp thì chạy xiên xiên xuống hướng đông nam. Danh sơn đều nằm trong dãy đông nam. Trước hết là hònTÂM PHÚC, tục gọi là hòn BÀ PHÙ. Hòn Tâm Phúc không cao, hình giống như chiếc nón lá úp sấp. Núi có nhiều cây cổ thụ và nhiều thú rừng, nhất là heo. Ðây là một hòn núi cấm, không ai được vào đốn củi, săn thú. Nhưng không cấm cũng ít ai dám vào, vì truyền rằng núi rất linh thiêng. Bà Thiên-Y A-Na thường tới lui, hào quang sáng chói. Thường ngày lúc mặt trời gần lặn, người ở gần núi thường nghe tiếng ụt heo inh ỏi. Người ta bảo rằng đó là tiếng của những kẻ bộ hạ ở nuôi heo cho bà Thiên Y. Vì núi có bà Thiên Y tới lui nên mới mệnh danh là hòn Bà Phù, tức là hòn núi của bà có Phù Phép.

Gần hòn Bà Phù có hòn MÀN LĂNG. Hai núi đối trĩ nhau. Thầy địa gọi hòn Màn Lăng là hòn Nhật, hòn Bà Phù là hòn Nguyệt. Giữa hòn Màn Lăng và hòn Bà Phù có một thung lũng bằng phẳng và kín đáo, tục gọi là Hóc Yến. Qua khỏi Hóc Yến đến núi ÐÔNG PHONG tục gọi là hòn LÃNH LƯƠNG. Những ngọn núi thượng dẫn liên hệ mật thiết với nhau, chẳng những về phương diện địa lý vì cùng một sơn mạch; mà còn liên hệ về mặt lịch sử, lịch sử nhà Tây Sơn.

TRUYỀN THUYẾT
Nhà Tây Sơn trước khi khởi nghiệp đã dùng dãy núi Tây Sơn làm căn cứ quân sự. Và đạo quân tiên phong gồm hầu hết người Thượng.Truyền rằng: Tất cả các bộ lạc ở vùng Tây Sơn đều theo tam kiệt. Chỉ có người Thượng Xà Ðàng ở vùng An khê không phục. Ðể cho họ tin rằng mình là người của Trời sai xuống trị thiên hạ, Nguyễn Nhạc dùng giỏ bội gánh nước.

Họ Nguyễn lấy một đôi giỏ bội mới, dùng giấy bổi quét dầu trong phất ở phía trong lòng giỏ. Rồi mỗi buổi sớm gánh đôi giỏ xuống khe múc nước về. Người Thượng đứng xa trông thấy nước không chảy ra các lỗ giỏ, đều cho Nguyễn Nhạc là kỳ nhân. Nhưng viên chúa đảng cho rằng có phù phép, chớ không phải chơn mạng đế vương.

Nhân trên núi Hiển Hách có bầy ngựa rừng, hễ thấy bóng người liền chạy trốn. Người chúa đảng bảo Nguyễn Nhạc nếu gọi được bầy ngựa ấy chạy đến thì mới thật là người Trời. Nguyễn Nhạc về nhà mua một con ngựa cái tơ thật tốt, dạy dỗ thật khôn hễ nghe tiếng hú thì chạy đến. Ðoạn đem thả ngựa vào núi cho theo bầy ngựa rừng. Ngựa rừng xúm lại “ve vãn” và luôn luôn kèm bên chân. Nguyễn Nhạc cất tiếng hú, ngựa cái chạy đến. Bầy ngựa rừng cũng chạy theo, nhưng vừa thấy bóng người thì quày trở lui, song chạy một đoạn xa xa, ngoảnh lại trông, thấy ngựa cái vẫn đứng với người một cách thân mật, thì dừng lại đứng ngó. Nguyễn Nhạc lấy cỏ bỏ cho ngựa cái ăn, rồi bỏ ra về. Bầy ngựa rừng liền kéo đến ăn cỏ. Hôm sau Nguyễn Nhạc lại đến hú và lấy cỏ cho ngựa ăn. Bầy ngựa rừng thấy người không có ý làm hại giống nòi, lần lần làm quen…

Nguyễn Nhạc bèn đến tìm chúa Xà Ðàng, hẹn ngày và nơi gọi ngựa.Ðến kỳ hẹn, Nguyễn Nhạc cùng chúa Xà Ðàng và một ít bộ hạ đến núi Hiển Hách. Nguyễn Nhạc đứng giữa hai tảng đá dựng cao lút đầu người, và bảo chúa Xà Ðàng cùng bộ hạ núp phía sau, im hơi lặng tiếng. Ðoạn cất tiếng hú. Nghe tiếng chủ hú, ngựa cái từ trong rừng sâu chạy ra. Bầy ngựa rừng chạy theo sau. Nguyễn Nhạc lấy cỏ cho ăn. Ðã quen người quen lệ, bầy ngựa rừng không chút sợ hãi. Nguyễn Nhạc vuốt ve ngựa cái rồi từ từ đến gần bầy ngựa, vuốt mỏ vuốt lưng, hết con này đến con khác. Vì thấy ngựa cái đứng yên để vuốt ve, bầy ngựa rừng cũng vững tâm ăn cỏ…

Người Thượng Xà Ðàng thấy Nguyễn Nhạc “gọi” được bầy ngựa rừng thì tin rằng là “Người Trời”, nên thần phục và chịu theo đánh giặc. Những người Thượng cũng như người Kinh, tuyển mộ được bao nhiêu đều đem về hòn Ông Bình và Ông Nhạc để tập luyện. Dinh trại đều cất trong hai núi này. Nguyễn Nhạc trấn thủ một núi, Nguyễn Huệ trấn thủ một. Vì vậy nên hai ngọn núi này mang tên hai vị chỉ huy: Ông Nhạc, Ông Bình. Bình là tên chữ Nguyễn Huệ (Nguyễn Quang Bình). Ðối với Nguyễn Huệ, người địa phương ít hay gọi tên húy. Lúc nhỏ thì thường gọi là “chú Ba Thơm” (hoa Huệ có hương), lớn lên lại thường hay gọi tên chữ “Ông Bình”. Tên Nguyễn Quang Bình tuy đã đặt từ trước, nhưng mãi sau khi lên ngôi cửu ngũ lấy niên hiệu Quang Trung, đánh đuổi quân Mãn Thanh rồi mới thấy xuất hiện trong sử sách. Sau khi vua Quang Trung thăng hà, miếu hiệu Thái tổ Vũ Hoàng đế, thì hòn Ông Bình được tôn xưng là hòn Thái tổ. Còn hòn Ông Nhạc thì người sau đọc trại là Ông Nhược.

Nhà Tây Sơn cử binh đánh nhà Nguyễn năm Tân Mão (177. Trước khi cử sự, binh đóng ở hòn Ông Nhạc đều dồn qua hòn Ông Bình. Rồi đại binh kéo đến đèo An khê làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Lễ tế cờ cử hành gần nơi cây Cầy và cây Ké. Cho nên tục ngữ có câu “Cây Ké phất cờ, cây Cầy khỉ cổ”.(4) Truyền rằng: Ðại binh kéo đến đèo An khê khi xuống vừa khỏi nghẹo Cây Khế, thì một con rắn thân lớn bằng cột nhà, sắc đen nhánh như hạt huyền, thời nhân gọi là Ô Long, từ trên cây Ké bò xuống, nằm chận ngang đường đi. Binh mã sợ không dám đến. Nguyễn Nhạc liền xuống ngựa, tuốt gươm đến chém, lấy máu đề cờ. Nhớ chuyện Hán Cao Tổ chém rắn khởi nghĩa, tướng sĩ tin là điềm lành nên nức lòng phấn chí. Tế cờ xong liền tiến binh. Binh đến núi Bà Phù thì trời tối. Nguyễn Nhạc bèn dừng lại nghỉ. Ðêm đến mở yến tiệc thết đãi tướng sĩ tại thung lũng dưới chân Bà Phù. Sáng hôm sau mới tiếp tục tiến phát.

Nhân việc đồn binh được yên ổn, và yến ẩm vui vầy, Nguyễn Nhạc mới đặt tên hòn Bà Phù là hòn Tâm Phúc, và người đương thời gọi thung lũng là Hóc Yến. Trước khi xuất binh, Nguyễn Nhạc đã sai Nguyễn Lữ đi vận tải lương thực đến chân núi Ðồng phong. Khi binh xuống đến Ðồng phong thì lương thực cũng vừa tải đến. Nguyễn Nhạc cho đóng binh lại để phát lương và nghỉ ngơi để chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Tướng sĩ được lãnh lương thực tại Ðồng phong nên gọi núi Ðồng phong là hòn LÃNH LƯƠNG.

Từ hòn Ông Nhạc đến hòn Lãnh lương, núi chạy dọc, xiên xiên xuống hướng đông nam. Nhưng đến địa đầu thôn Trinh tường, núi lại quay ngang ra hướng bắc, thành hòn HOÀNH SƠN, tức là NÚI NGANG, nằm theo hướng tây nam – đông bắc. Núi Ông Bình ngó ngay xuống Hoành sơn và làm hậu tẩm cho Hoành sơn vậy. Hòn HOÀNH SƠN không cao (361 thước), nhưng dài và rộng. Phía tây và phía nam, dòng suối Ðồng tre và chi lưu ôm sát bên chân.

Ðường quốc lộ 19 chạy dài ở phía bắc. Trước mặt, đồng Trinh tường tiếp đồng Phú phong, và bên chân một con đường hương lộ chạy từ bắc vào nam, hợp cùng quốc lộ 19 và hai nhánh suối Ðồng tre, thành một chữ NHẬT làm ranh giới cho núi. Mộ của Nguyễn Phi Phúc, thân sinh của Tây Sơn tam kiệt, nằm trong hòn núi này (Hoành sơn). Truyền rằng: Niên hiệu Cảnh Hưng triều Lê (1740-1786), trong khoảng Ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì miền Nam, có một thầy địa lý Trung hoa, tục gọi là thầy địa Tàu, thường ngày cứ đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn. Nguyễn Nhạc theo rình xem. Một hôm thấy thầy địa đến Hoành sơn, dùng hai cây trúc cành lá xanh tốt và giống in nhau, đem cắm nơi triền phía đông, một cây ngoài bắc, một cây trong nam, rồi bỏ mà đi thẳng.

Biết rằng vùng Tây Sơn là một đại địa, và thầy địa Tàu không tìm ra huyệt tinh nên tìm cách để thử huyệt khí, Nguyễn Nhạc bèn lưu ý đến nơi trồng hai cây trúc và ngày ngày đến thăm chừng. Cách mấy hôm sau, cây trúc phía bắc sống và tươi tốt như lúc mới trồng. Ðó là chứng ứng cho biết rằng long huyệt nằm ở đó. Nguyễn Nhạc hết sức mừng, bèn nhổ cây khô đem cắm vào chỗ cây sống, và đem cây sống đến cắm chỗ cây khô.

Mười hôm sau, tính đúng 100 ngày từ khi trồng trúc, thầy địa Tàu đến. Thấy hai cây trúc đều chết cả hai, thầy địa nhún vai trề môi, bỏ đi không thèm trở lại nữa. Bởi thầy cho rằng đó chỉ là “giả cuộc” mà thôi. Nguyễn Nhạc bèn về bốc mộ ông thân sinh đem táng nơi chân trúc phía bắc. Lại có người bảo rằng: Thầy địa lý Tàu vốn quen thân với Nguyễn Nhạc. Lúc đến vùng Tây Sơn “tìm long điểm huyệt”, thường tá túc nơi nhà họ Nguyễn, và chính Nguyễn Nhạc là người dẫn lộ cho thầy Tàu. Ði khắp cả vùng Tây Sơn, thầy địa chỉ chú ý đến hòn Hoành sơn. Thầy đi qua đi lại không biết mấy lần, hết đặt địa bàn ở chỗ này thì đem đặt ở chỗ khác, ngắm nghía, tính toán, có vẻ đắc ý lắm. Ðoạn thầy bỏ đi đâu mất biệt. Hơn một năm sau thầy trở lại và cũng ghé nghỉ ngơi nhà Nguyễn Nhạc. Lần này ngoài chiếc địa bàn, thầy còn mang theo một chiếc trắp nhỏ, bọc trong một chiếc khăn điều. Ðoán biết rằng thầy Tàu đã tìm được “huyệt mả đại phát” nơi Hoành sơn nên về Tàu hốt cốt tiền nhân đem qua chôn, Nguyễn Nhạc bèn tìm cách đánh đổi. Nhưng làm sao đánh đổi được, vì thầy Tàu không khi nào rời chiếc trắp ra, thậm chí cả những lúc “đi sông đi bãi”? Nguyễn Nhạc đóng một chiếc trắp giống hệt chiếc trắp của thầy địa, và hốt cốt ông thân sinh đựng vào, rồi đem dấu sẵn nơi chân Hoành sơn…

Ðến ngày đã chọn, thầy Tàu lén mang chiếc trắp cùng địa bàn đi lên Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp tàu cau to lớn ở trong bụi, gầm lên một tiếng, nhảy ra vồ. Thầy Tàu hết hồn, quăng trắp và địa bàn mà chạy. Hồi lâu không thấy cọp đuổi theo, liền quay trở lại chỗ cũ. Thấy chiếc trắp và địa bàn còn nằm lăn lóc đó, thầy mừng như chết đi sống lại, vội trực chỉ lên nơi long huyệt đã tìm ra. Chôn cất xong yên thầy hớn hở trở về Trung quốc, không ngờ rằng chiếc trắp thầy chôn vốn đựng di hài Nguyễn Phi Phúc, và con cọp kia chỉ có lớp ngoài mà thôi. Hai thuyết không biết thuyết nào đúng. Hai bên chỉ khác nhau ở chi tiết. Cả hai đều đồng một điểm chính là mộ Nguyễn Phi Phúc chôn ở Hoành sơn. Song không ai biết đích xác ở chỗ nào. Chỉ nghe truyền rằng mộ gối đầu lên dãy núi phía tây nam ( và lấy hòn Hương sơn ở Kiên thạnh (Bình khê) làm nội án, hòn Mò O (An nhơn) làm ngoại án.

Hai hòn này nằm xiên xiên hướng đông bắc hòn Hoành sơn. Vì có mộ của Nguyễn Phi Phúc, nên hòn Hoành sơn được tôn xưng là THIẾU TỔ.
Sát chân núi Ngang phía đông, khoảng giữa, nổi lên một trảng đất lum lum. Trong khoảng này dáng núi lại hơi cong cong. Ðứng phía trước trông vào thì giống một ghế bành vĩ đại, mà lưng và tay dựa là núi, và mặt ghế là trảng đất. Trên trảng nằm song song hai nấm mộ bằng đá, hình chữ nhật. Vua Gia long ngờ rằng đó là phần mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc , song thân ba vua Tây Sơn, nên truyền quan địa phương khai quật. Nhưng hài cốt không thấy đâu cả, mà chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong chóng đang cháy.

Ai cũng biết bốn chum dầu ấy do nhà Tây Sơn chôn, song không ai đoán ra mục đích. Và tất cả mọi người đều biết di hài của ông bà Nguyễn Phi Phúc táng tại Hoành sơn, nhưng cũng không có người nào biết được nơi chôn. Vua quan nhà Nguyễn ra công tìm kiếm, nhưng dấu tích vẫn mờ mịt khói mây. Nơi trảng đất dưới chân Hoành sơn, hiện nay vẫn còn ít nhiều di tích. Những khách phương xa đến viếng cảnh, không biết rõ câu chuyện, đều lầm tưởng là mộ Nguyễn Phi Phúc bị đào.

Có người bảo rằng ngọc cốt của vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc cũng táng trong vùng Hoành sơn. Ðó là bằng theo chuyện “bạch mã hiện hình” mà ức đoán. Nguyên vua Thái Ðức có một con chiến mã: Thân vóc cao lớn như ngựa Bắc thảo, lông trắng như tuyết, đuôi và kỳ mao mịn như tơ. Nhà vua yêu quí rất mực. Sau khi nhà vua băng hà, con bạch mã sổ chuồng chạy mất, quan quân tìm kiếm không ra. Cách ít lâu, chiều chiều người trong vùng Hoành sơn thường trông thấy bóng ngựa trắng, khi thì đi thơ thẩn dưới chân núi, khi thì lên trên đỉnh đứng hí não nùng. Mọi người đều tin rằng đó là con bạch mã, hoặc là hồn thiêng con bạch mã của vua Thái Đức. Vì tôn trọng nhà vua, người trong ấp Tây Sơn không một ai nuôi ngựa trắng. Nhưng sau khi hai nấm mộ giả nơi trảng đất dưới chân núi bị nhà Nguyễn phá hủy, thì bóng ngựa vắng biệt trong một thời gian khá lâu. Mãi đến khi nhà anh hùng Mai Xuân Thưởng dấy nghĩa Cần Vương (1885-1887) thì bạch mã xuất hiện trở lại. Người địa phương cho là “ngựa thần” nên hết lòng kính sợ.

Vì sao thấy “ngựa trắng hiện hình” lại đoán rằng lăng mộ vua Thái Ðức táng nơi núi Ngang? Là vì ngựa vốn là giống vật rất khôn và có nghĩa. Nhiều con, chủ chết, bỏ ăn bỏ uống ra mả nằm chết theo. Lắm con không chết theo, nhưng thỉnh thoảng tìm đến thăm mả chủ, và cất tiếng hí thê lương. Nếu ngọc cốt của nhà vua không an táng nơi Hoành sơn thì sao con ngựa – hay hồn ngựa – của nhà vua lại tìm đến.

Ðó là ức đoán, chớ từ xưa đến nay không ai biết rõ nơi chôn cất vua Thái Ðức, mặc dù vẫn truyền rằng di thể được long trọng đưa về cố hương. Còn về việc người Bình khê, nhất là người Phú lạc, Trinh tường, không nuôi ngựa trắng thì trước kia hoàn toàn do lòng tôn trọng vua Tây Sơn, sau này một phần lớn do lòng mê tín: sợ thần Bạch Mã.

Nghe đồn rằng: Thời Pháp thuộc, tại Ðồng vụ (thuộc Trinh tường) có người mua được một con ngựa bạch toàn sắc, đem về nuôi không được bao lâu thì tự nhiên ngã đùng ra chết. Người ta tin là bị thần Bạch Mã vật. Do đó lòng kiêng cữ nuôi ngựa trắng của người địa phương gia tăng.

Ðó là những chuyện ngày xưa. Từ ngày đất nước nổi binh đao, không biết ngựa trắng có còn xuất hiện nơi Hoành sơn và người vùng Hoành sơn có còn sợ thần Bạch Mã? Dù có hay không có, những huyền thoại kể trên thêm vào những di tích lịch sử, làm tăng phẩm giá cho Hoành sơn.

Năm Tân Sửu (1996, nhân dân Bình khê lại dời trung cốt Mai anh hùng đến an táng. Lăng tẩm trang nghiêm hùng tráng làm tăng khí sắc của sông núi bội phần. Khách du quan đến Bình Định, tưởng không nên quên núi Ngang vậy. Các thầy địa lý Việt Nam cũng như Trung hoa đều công nhận đất Hoành sơn là đại địa, vì có nào bút nào nghiên, nào ấn nào kiếm, nào cổ nào chung, ở bên tả bên hữu. Trước mặt trên ba nổng gò, đá mọc giăng hàng giống như những toán quân đứng chầu chực. Và xa xa có hổ phục long bàn.

Không phải ngoa ngôn: Bút đó là hòn Trung sơn ở bên Phú lạc, xa trông phảng phất như ngòi bút chép mây. Nghiên đó là hòn Hội sơn tục gọi là hòn Dũng, trong địa phận Trinh tường về phía nam, đứng đối trí cùng hòn Trung sơn ở phía bắc. Cũng như hòn Hoành sơn và hòn Trung sơn, hòn Hội sơn không cao lắm (491 m) nhưng trông đồ sộ, uy nghiêm. Trên núi có một vũng nước vừa rộng vừa sâu, quanh năm không bao giờ cạn. Người địa phương lên vỡ đất làm ruộng, đất tốt không kém dưới đồng bằng. Vì núi có vũng nước nên đám bình dân, gọi núi là hòn Vũng thay vì hòn Dũng. Còn đám hàn mặc thì coi vũng nước là nghiên mực của trời, nên đặt cho núi một tên nữa là NGHIÊN SƠN tức HÒN NGHIÊN vậy. Lên chơi hòn Nghiên, Ðịnh Phong có mấy câu cảm hứng:

“Trên non có nước
Gắng bước mà lên
Nước non còn nợ chớ quên
Lòng trong với nước gan bền cùng non
Trời Tây mây kéo hoàng hôn
Biển Ðông thấp thoáng sóng dồn bình minh
Nghiên son mài ráng lung linh
Bút tuôn hàng nhạn chép tình nước non…”

Hòn NGHIÊN và hòn BÚT nằm bên hữu và bên tả hòn Hoành sơn, trông thật cân đối. Khách thơ ví von Hoành sơn như bức bình phong, còn hai hòn BÚT NGHIÊN là hai trụ ba biểu đứng hai bên, hơi lấn ra phía trước một ít. Sát bên chân hòn Hoành sơn lại có hai hòn núi nhỏ đứng song song, giống hệt bộ chuông trống nho nhỏ để trước chiếc án thờ. Ðó là HÒN MỘT và HÒN GIẢI. Cổ nhân gọi hòn Một là CHUNG SƠN tức hòn Chuông, hòn Giải là CỔ SƠN tức hòn Trống.

Cổ nhân đặt tên không phải dựa vào vị trí, nhưng dựa hình dạng. Hòn Một trông phảng phất qủa chuông đồng. Còn hòn Giải thì đứng ở phía bắc trông vào thì dáng tròn tròn như cái trống. Nhưng đứng phía đông mà ngó lại thấy hơi vuông vuông như một chiếc ấn. Vì vậy hòn Giải còn có tên nữa là ẤN SƠN tức hòn Ấn. Ðặt cho hòn Giải tên Ấn sơn chẳng phải vì hình dáng mà còn vì ở phía đông, nơi vùng Gò Sặt (Trinh tường) có một hòn núi thấp và dài gọi là hòn KIẾM SƠN tức hòn Kiếm. Có Kiếm thì phải có Ấn mới đủ đôi.

Truyền rằng: Sau khi chiếm được long huyệt ở Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Gương mặt trông sáng rỡ, và việc học hành – võ cũng như văn – tiến bộ lạ thường. Thầy học là cụ Giáo Hiến – một người miền Ngoài, giỏi văn lẫn võ, lại rành khoa tướng số – trước kia vốn đã có biệt nhãn cùng ba anh em họ Nguyễn, nay thấy thần sắc, biết vận trời đã đến, bèn đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra khuyên Nguyễn Nhạc vè lo mưu đồ đại sự. Vâng lời thầy, ba anh em trở về Kiên thành lo chiêu mộ hào kiệt.

Vùng đất Tây Sơn xưa kia núi rừng rậm rạp, chuyện thần linh qủy dữ lan tràn khắp đó đây. Ðể quy tụ lòng dân, Nguyễn Nhạc bèn lợi dụng óc mê tín của quần chúng. Hòn Trung sơn ở Phú lạc tuy ở gần thôn xóm, nhưng ít ai dám lên vì sợ “mả mẹ chàng Lía”, và nhất là sợ cọp. Thỉnh thoảng Nguyễn Nhạc cho người tâm phúc lên núi, nủa đêm nổi trống nổi chiêng. Người chung quanh vùng kẻ cho rằng hồn chàng Lía về cúng mẹ, người lại bảo đó là quỉ thần mở hội vui. Kẻ bàn người tán, không mấy lúc tiếng bay tận ngàn xa, một thành mười, mười thành trăm… Hòn Trung sơn từ xưa đã có tiếng càng thêm nổi tiếng.

Một hôm, nhà Nguyễn Nhạc có kỵ. Khách khứa đông đúc. Cỗ bàn vừa ăn xong thì trời đã khuya. Những người ở xa đều phải nghỉ lại, còn người trong xóm thì lục tục ra về. Bỗng trên Trung sơn, tiếng trống chiêng vang dội, và trong bóng cây trên đỉnh, ánh lửa lập loè. Ai nấy đều kinh dị. Nguyễn Nhạc rủ người lên xem thử “quỉ thần làm trò gì”. Phần đông đều e ngại. Chỉ bốn năm tay lực sĩ xin theo. Nai nịt gọn gàng, chân vũ hài, tay trường kiếm, đoàn người lần bước lên đỉnh Trung sơn. Khi gần đến đỉnh, trong ánh lửa mập mờ hiện ra một ông lão râu ba chòm bạc phếu, đầu đội mũ cánh chuồn, mình khoác áo đại bào, chân đi hia…, bộ dạng giống hệt một ông lão văn trong các vở tuồng hát bội. Ai nấy ớn lạnh vì sợ, và không ai bảo ai, mọi người đều dừng lại một lượt. Ông lão cất tiếng bảo: Trong anh em có ai là Nguyễn Nhạc chăng? Nếu có thì hãy lại gần đây nghe lệnh. Còn các người khác hãy đứng yên. Nguyễn Nhạc run sợ bước ra, đến quì trước mặt ông lão. Ông lão phất tay áo, lấy ra một tờ chiếu rồi đọc lớn: Ngọc Hoàng sắc mạng Nguyễn Nhạc vi Quốc vương.

Ðoạn trao tờ chiếu cho Nguyễn Nhạc rồi quay bước đi vào trong bóng tối. Từ ấy tiếng đồn khắp nơi, và ngôi Quốc vương của Nguyễn Nhạc nằm vững trong tâm trí quần chúng. Trong đám sĩ phu, trừ cụ giáo Hiến, không mấy ai biết đó là kế của Nguyễn Nhạc.

Chưa lấy làm đủ, Nguyễn Nhạc còn tìm một thanh bảo kiếm và đúc một quả ấn vàng, rồi đem dấu trong vùng núi Trinh tường.
Một hôm cùng bộ hạ ở An khê về, đến Hoành sơn thì ngựa của Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy trẽ ra hướng bắc để qua sông về Kiên thành, lại chạy vào hướng đông nam. Ðến chân núi phía trong gò Sặt, cương ngựa bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trặc chân không đứng dậy nổi. Ðám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới đỡ. Khi đứng dậy để lên ngựa trở về, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên lấy thì là một thanh kiếm xưa lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là “của trời ban”.

Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và thuộc hạ: Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc vương, lẽ tất nhiên là phải ban ấn kiếm. Nay kiếm đã có rồi, ta phải đi tìm ấn. Ðoạn tổ chức ngay lễ cầu đảo tại chân núi Hoành sơn. Cầu đảo ba đêm ngày. Ðêm làm lễ, ngày cho người đi tìm khắp nơi. Ðã hai ngày liền, hàng trăm người chia nhau đi khắp các núi khe quanh Hoành sơn, mà không có kết qủa. Ðêm thứ ba, lúc nửa đêm chiêng trống hành lễ vừa dứt, thì một vòi lửa như pháo thăng thiên bay xẹt từ hòn Một đến hòn Giải thì rơi xuống. Tiếp đó một tiếng nổ nhỏ như tiếng pháo tre, rồi một tiếng nổ lớn có phần dữ dội làm chấn động cả vùng. Ai nấy đều thất kinh. Sáng sớm Nguyễn Nhạc đem người đến hòn giải xem, thì thấy sườn phía nam có một vùng như bị sét đánh lở và nám đen. Trèo lên xem thì một quả ấn vàng nằm trong kẽ đá tại nơi bị lở. Ai nấy đều tin là “ấn trời ban”.

Sau khi dụ được người Thượng các sóc theo mình, Nguyễn Nhạc dùng rừng Mộ điểu làm căn cứ quân sự. Dinh trại đóng trên núi. Ðể lấy lương thực nuôi quân, cho phá rừng làm ruộng. Công việc khai khẩn, tiếp đến công việc canh tác và thu hoạch đều do cô Hầu đảm đương.

Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế ở Ðồ Bàn, cô Hầu vẫn ở nhà khai thác đồng lúa. Do đó đồng mệnh danh là đồng Cô Hầu. Và ngọn núi coi như là nơi phát tích nhà Tây Sơn nên được tôn xưng là núi HOÀNG ÐẾ. Khi mới khởi sự, binh lính của nhà Tây Sơn phần đông đều là người Thượng. Những người Thượng mộ được ở vùng An khê (An túc hiện thời) trước hết đều dồn về căn cứ Mộ Ðiểu tập luyện trong ít lâu rồi mới đưa xuống núi Ông Bình, Ông Nhạc ở dưới đèo An khê để khép vào hàng ngũ và huấn luyện thêm.

Truyền rằng: Một hôm Nguyễn Huệ vâng lệnh anh chỉ huy một đạo tân binh từ Mộ điểu xuống An bình. Gần đến chân phía tây đèo An khê thì đạo binh vùng thối lui: Một cặp rắn mun cực kỳ to lớn nằm chận giữa đường, cổ cất cao như cột nhà cháy và miệng hả to như hai chậu máu tươi. Mọi người đều kinh hồn và cho là một điềm xấu. Nguyễn Huệ liền xuống ngựa, chấp tay khấn: Nếu anh em chúng tôi có thể dựng được nghiệp lớn thì xin Xà Thần tránh đường cho quân đi. Bằng mạng số chúng tôi không ra gì thì chỉ xin cắn chết tôi mà tha cho quân lính được sống về cùng vợ cùng con. Vừa khấn xong thì cặp rắn quay đầu xuống, song song đi trước dẫn đường cho đạo binh. Tới thôn Thượng an thì dừng lại. Một con vào bụi rậm ngậm ra một thanh long đao, cán đen như mun, lưỡi bén như nước. Rồi cả hai ngậm ngang thanh đao, song song bò đến dâng cho Nguyễn Huệ. Ðoạn biến mất. Thanh đao Nguyễn Huệ dùng đánh giặc là thanh đao của thần rắn dâng. Ðể tỏ lòng tri ân, Nguyễn Huệ lập miếu thờ thần rắn tại nơi dâng đao. Miếu ấy hiện nay vẫn còn và tục gọi là Miếu Xà.

Nhưng miếu hiện thời không phải là miếu ngày trước. Vì miếu xưa đã lâu đời bị sập đổ. Trong một khoảng thời gian khá lâu dấu tích đã bị mất hẳn. Nhưng rồi cọp thường ra ngồi rình nơi sân miếu, hành khách qua lại bị hao khá nhiều. Ðể tránh hổ hoạn, người địa phương bèn lập lại miếu thờ, hầu mong thần rắn phù hộ.

Lại có người bảo rằng: Miếu xà là nơi thờ con rắn mà Nguyễn Nhạc đã chém lấy máu đề cờ khi cử lễ xuất binh đánh chúa Nguyễn. Con rắn Nguyễn Nhạc chém đó cũng loại rắn mun. Chuyện Nguyễn Nhạc chém rắn lấy máu đề cờ thường nghe các phụ lão ở miệt dưới đèo An khê kể. Chuyện rắn mun dâng long đao cho Nguyễn Huệ thường nghe các phụ lão ở vùng phía tây đèo An khê và những người buôn Thượng kể.

Một bên thì lấy cây Cầy cây Ké ở đèo An Khê, là nơi Nguyễn Nhạc tế cờ trước khi xuất binh, và câu “Cây Ké phất cờ, cây Cầy khỉ cổ” của địa phương làm bằng. Một bên thì chỉ “Miếu Xà” làm chứng. Chuyện tuy không có sách vở chép để, song có bằng chứng rõ ràng. Như vậy tin cũng khó mà không tin cũng khó.

Những câu chuyện huyền thoại thường đều xây dựng trên sự thật. Chuyện “chém rắn đề cờ”, chuyện “rắn thần dâng đao”, một là chuyện có thật, nhưng “có ít xít ra nhiều”; hai là những con rắn thần kia do nhà Tây Sơn “đẻ ra”. Những câu chuyện “Ngọc Hoàng ban sắc”, “Ngọc Hoàng ban ấn kiếm”, đã kể ở các mục trước, có thể chứng minh cho thuyết “rắn do người đẻ”. Mà những bậc đại tài như Tây Sơn tam kiệt thì chỉ hai bàn tay trắng còn gây được sự nghiệp nghìn thu, huống hồ chỉ “đẻ” ra những linh vật. Và trong khoảng nước non từ đồng cô Hầu, núi Hoàng đế đến đèo An khê còn nhiều chuyện hư hư thực thực về nhà Tây Sơn.

“Còn non còn nước còn người
Còn duyên bút mực còn lời nước non”.

                                             ___ ooOoo ___

Từ đường Võ Văn Dũng

B.H

Từ đường Võ Văn Dũng, một danh tướng của phong trào Tây Sơn, được xây dựng ngay trên quê hương ông, nay là thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Thôn Phú Mỹ trước có tên là Phú Lộc thuộc ấp Phú An, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Phú Mỹ nằm gần Phú Lạc, Kiên Mỹ – quê hương của các thủ lĩnh Tây Sơn. Từ thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) rẽ trái khoảng 3 km là tới thôn Phú Mỹ.

Phú Mỹ là một làng được hình thành do kết quả khai hoang của những lưu dân Việt vào quãng giữa thế kỷ 17. Trong làng có 12 dòng họ sinh sống, trong đó lớn nhất là ba họ: Võ, Trần, Nguyễn. Họ Võ là họ đầu tiên có công khai phá đất đai lập làng, lập ấp, được coi là tiền hiền khai canh. Dân Phú Mỹ chủ yếu làm nghề nông có kết hợp với nghề đi rừng lấy trầm hương và các lâm thổ sản khác.

Theo gia phả họ Võ do Võ Thừa Khuông, di duệ đời thứ 9, soạn trên cơ sở những tài liệu cũ, thì thủy tổ của họ Võ ở Phú Mỹ là Võ Văn Của, vốn quê gốc ở Nghệ An, di cư vào nam từ thế kỷ 17, đến lập nghiệp tai thôn Phú Lộc, ấp An Tư, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn. Đến thời thứ hai là Võ Văn Thọ, gia thế họ Võ đã tương đối khá giả. Võ Văn Thọ đã xuất tài lực tổ chức việc đắp đập Lộc Đổng và tham gia đắp nhiều đập khác dẫn nước vào đồng ruộng, mở mang kinh tế nông nghiệp, không chỉ cho Phú Mỹ mà còn cho cả nhiều làng xã khác trong vùng. Đời thứ ba là Võ Văn Khanh. Ông là một người tài trí, có công huân với nhà nước, từng được phong tước nam. Võ Văn Khanh kết duyên cùng Nguyễn Thị Điểm, sinh hai nam là Võ Văn Chỉnh và Võ Văn Dũng.

Như vậy, đến Võ Văn Dũng thì họ Võ đã sinh cơ lập nghiệp ở Phú Mỹ được bốn đời, giống như trường hợp họ Hồ, Nguyễn của các thủ lĩnh Tây Sơn.
Có thể tổ bốn đời của Võ Văn Dũng và tổ bốn đời của anh em Tây Sơn cùng bị chúa Nguyễn bắt và đưa đi khai hoang lập ấp trong một đợt. Và cũng giống như gia đình Hồ Phi Phúc – Nguyễn Thị Đồng (phụ mẫu 3 anh em Tây Sơn), gia đình Võ Văn Khanh – Nguyễn Thị Điểm có kinh tế tương đối khá giả với số ruộng đất 6 mẫu, một ngôi nhà gỗ 12 gian.

Võ Văn Dũng thuở nhỏ có tên là Độ, là một người thông minh, có chí khí từ sớm. Sống trong một gia đình khá giả, ông có điều kiện được học hành, lại hay đi đây đi đó nên hiểu biết rất rõ về thời cuộc, tầm nhìn được mở mang. Đặc biệt, ông rất giỏi võ nghệ, một phần là sự kế thừa truyền thống thượng võ của quê hương, một phần chính là sự nỗ lực rèn luyện của bản thân, bao gồm đủ các môn cung, đao, kiếm…

Là một người có tinh thần trách nhiệm cao với gia đình, với họ tộc nên mặc dù là con thứ, Võ Văn Dũng vẫn được ông Võ Văn Khanh trao quyền thừa tự. Tại quê hương Phú Mỹ, Võ Văn Dũng đã lập gia đình và sinh được 6 người con gồm 4 trai và 2gái.

Ngay từ đầu, khi ba anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễ Huệ, Nguyễn Lữ tụ nghĩa trên đất Tây Sơn thượng đạo, Võ Văn Dũng đã có mặt. Và ông đã tham gia phong trào từ thuở ban đầu và phụng sự cho đến những ngày tháng cuối cùng. Với tài năng của mình, Võ Văn Dũng đã sớm được các thủ lĩnh Tây Sơn trọng dụng, sớm được đứng trong hàng ngũ các tướng lĩnh Tây Sơn. Trong quân Tây Sơn bấy giờ thường truyền tụng câu nói về tài võ nghệ của Võ Văn Dũng.

Võ Văn Dũng quán quân
Bách chiến khởi Tây thùy
(Tiếng tăm của tướng Võ Văn Dũng trùm khắp ba quân
Trăm trận đánh nổi lên từ bờ cõi phương tây)

Còn Nguyễn Nhạc khi xem Võ Văn Dũng múa đại đao đã ca ngợi:

Phá sơn trung tặc dị
Thắng Văn Dũng đao nan

(Phá giặc ở trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Võ Văn Dũng thì khó)

Nhưng Võ Văn Dũng không chỉ là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ mà còn rất mưu trí. Là người tham gia khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu, Võ Văn Dũng đã gắn bó cả đời mình với phong trào Tây Sơn. Dường như trong mỗi bước phát triển của phong trào Tây Sơn điều có phần đóng góp của Võ Văn Dũng.

Khi nhà Tây Sơn thất bại, theo sử sách nhà Nguyễn thì Võ Văn Dũng bị thổ dân Nông Cống (Thanh Hóa) bắt giao cho quân Nguyễn và sau đó bị giết hại. Tuy nhiên, theo những phát hiện mới nhất thì Võ Văn Dũng đã trốn thoát về quê sau thất bại của nhà Tây Sơn, rồi sống ẩn dật ở đây cho đến lúc qua đời, ngày giỗ ông là ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch.

Lại có thuyết khác nói rằng sau khi trốn thoát về quê một thời gian, ông trở lại An Khê chiêu mộ đồng bào Thượng khởi nghĩa chống Nguyễn, mãi đến khoảng đời Thiệu Thị (1841-1847) ông mới mất, thọ trên 90 tuổi. Năm 1907, con cháu đem hài cốt ông về táng tại quê hương là làng Phú Mỹ. Ngôi nhà 12 gian của ông bà Võ Văn Khanh – Nguyễn Thị Điển sau này được trao cho con cháu Võ Văn Dũng, nhưng cũng đã bị phá từ lâu. Đến năm 1945 cháu 5 đời của Võ Văn Dũng là Võ Văn Thiều đã cho xây cất trên nền nhà cũ một ngôi từ đường 7 gian.

Ngôi từ đường này cũng đã bị phá hủy trong chiến tranh. Đến năm 1972, cháu 6 đời của Võ Văn Dũng là Võ Văn Diệu một lần nữa cho xây lại từ đường, vẫn trên nền cũ, gồm 5 gian, quay hướng đông, tường xây gạch, mái lợp ngói, trần lát gỗ. Đó là ngôi từ đường họ Võ, trong đó có thờ bài vị Võ Văn Dũng đang tồn tại hiện nay.

Hàng năm đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, con cháu dòng tộc Võ lại tập trung về đây, làm giỗ Võ Văn Dũng, để tưởng nhớ tổ tiên, cũng là để tưởng nhớ một vị tướng lỗi lạc đã có những đóng góp xuất sắc đối với phong trào Tây Sơn, với dân tộc, làm rạng danh họ mạc, xóm làng, làm rạng danh quê hương Bình Định.

Nguồn Địa chí Bình Định

                                             ___ ooOoo ___

Kỷ niệm lễ Đăng quang của Vua Quang Trung

Tổng hợp

Emperor Quang Trung’s Enthronement Ceremony
SGGP – Emperor Quang Trung’s enthronement ceremony was reenacted and the national hero Nguyen Hue made an altar to pray to heaven. He gathers his people before going north to defeat 29,000 Chinese Manchu invaders. This was played out on a great stage with approximately 1,000 characters, elephants, horse and weapons. Since 2007, the city of Hue set up an embellished project on a 23-hectare Ban Mountain for this coronation ceremony.

VietNamNet Bridge – Visitors to the Hue Festival relived the crowning ceremony of National Hero Nguyen Hue when the ancient rite was re-enacted in the ancient imperial city of Hue. The ceremony took place at the city’s Ban Mountain Relic Site, where the hero, known as Emperor Quang Trung held his coronation 220 years ago before heading north to defeat Chinese Qing invaders. The coronation of National Hero Nguyen Hue is a landmark of Vietnam’s history. The event is an embodiment of Vietnam’s tradition: the struggle for independence, defending the country from invaders, and uniting the country. The coronation ceremony was held on the mountain side, while the warriors of Nguyen Hue’s army gathered together at the foot of the mountain. More than 1,000 people, most from martial art centres and art troupes in Binh Dinh and Thua Thien-Hue provinces, acted as the warriors of the legendary Tay Son army, which was led by Nguyen Hue. The army, divided into a navy, infantry and cavalry, together with weapons, fighting elephants and horses, have revived the atmosphere of an historical event. To open the ritual, big cannons at the two mountainsides fired nine shots. Following this, Hero Nguyen Hue, played by the Meritorious Artist Nguyen Dinh Dung of the Hue Opera Theatre, announced his proclamation of coronation. The dancing troupe presented a jubilant kylin dance performance to wish the emperor well.

Vietnamnet – Sau tròn 220 năm, lễ đăng quang của Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được tái hiện tại Núi Bân lịch sử. Đây là một lễ hội chính của Festival Huế 2008. Ngày 25-11-1788, Nguyễn Huệ cho đắp đàn tế trời ở núi Bân, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Ngay sau ngày lên ngôi, vua Quang Trung thống lĩnh đại quân thần tốc ra Bắc, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Trong không gian rộng, Núi Bân bừng sáng, lấp lánh với hàng ngàn bóng đèn được thiết kế thành 2 tầng. Một không gian lễ hội đầy sắc màu, hòa trong cảm xúc. Tiếng trống trận dồn dập, hào khí của đội quân áo vải, cờ đào cách đây hơn 220 năm giờ như sống lại. Trống trận là biểu tượng sức mạnh và hào khí của đoàn quân Tây Sơn. 28 cái trống lớn của đội trống Tây Sơn (Bình Định) âm vang suốt buổi đại lễ. Hơn 1.000 diễn viên, bố trí thành 5 đạo binh gồm: bộ binh, kỵ binh, thủy binh… và 2 thớt voi của vua Quang Trung, và nữ tướng Bùi Thị Xuân. Hai khẩu đại bác đặt hai bên sườn núi khai hỏa 9 phát đạn. Đội lân gồm 5 con xuất hiện, chúc phúc nhà vua khi Nguyễn Huệ đọc chiếu lên ngôi. Trong tiếng trống thúc vang rộn rã, ba quân tướng sỹ hò reo vang Màn biểu diễn tái hiện cuộc xuất quân hùng tráng có sự tham gia của 1.000 người là võ sinh của các môn phái võ dân tộc, lực lượng học sinh sinh viên, 2 thớt voi, 5 ngựa. Lần lượt các tiết mục múa cờ, biểu diễn võ cổ truyền Bình Định, điệu múa quạt Chăm, múa kiếm của nữ binh Tây Sơn, tái hiện lại hào khí của ngày xuất binh thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh :

Đánh để dài tóc. Đánh để cho đen răng,Đánh cho sử tri Nam quốc chi hữu chủ

Có thể nói, việc tái hiện lễ đăng quang và xuất quân ra bắc của Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được tổ chức khá công phu. Theo Giáo sư Phan Huy Lê, việc tái hiện lại lễ đăng quang của vua Quang Trung rất đáng trân trọng. Đặc biệt, trong buổi lễ có được voi trận và đội ngũ dân binh Tây Nguyên là điều đáng quí, bởi nhà Tây Sơn có xuất hiện từ mảnh đất đầy hào khí ấy.

Khác với lễ tế Nam Giao, lần này BTC đã bố trí đên 5 màn hình lớn để hàng ngàn người dân Huế được chứng kiến buổi lễ. Tuy nhiên vẫn có một điều đáng tiếc là BTC đã không cho phép phóng viên lên đỉnh núi Bân để ghi hình cảnh Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi.

Đêm 6/6, núi Bân một lần nữa dậy lên hào khí của đoàn quân áo vải, cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ.(Kỳ Nhân – Đăng Khoa – Ảnh: Lê Kim Hải)

                                             ___ ooOoo ___

Chiến thắng Kỷ Dậu: Quang Trung đại phá quân Thanh

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy – kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

Bối cảnh

Nước Đại Việt cuối thế kỷ 18 rất rối ren và phân liệt nhiều hơn sau hơn 200 năm chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vua nhà Hậu Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa ở Thăng Long – nơi quyền hành trong tay các chúa Trịnh; còn từ sông Gianh trở vào nam, đất đai do chúa Nguyễn cai quản, cũng lấy danh nghĩa “phù Lê”.

Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau hơn 10 năm kịch chiến, năm 1783, Nguyễn Nhạc lật đổ sự thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tự lập làm vua Thái Đức ở Quy Nhơn. Chúa Nguyễn mới là Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm lưu vong.

Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử em là Nguyễn Huệ mang quân đánh Phú Xuân – kinh thành cũ của chúa Nguyễn, bị chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775. Nguyễn Huệ đánh lấy Phú Xuân rồi đánh thẳng ra Thăng Long với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, tiêu diệt chúa Trịnh. Anh em Tây Sơn giao hiếu với vua Lê rồi rút quân về nam.

Do sự tranh chấp về quyền lực, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nổ ra xung đột đầu năm 1787. Nguyễn Huệ thắng thế nhưng chấp nhận lời cầu hòa của vua anh.

Nhân cơ hội đó, các lực lượng chống Tây Sơn trỗi dậy. Phía nam, Nguyễn Ánh nhờ sự giúp đỡ của người Pháp, trở về đánh chiếm Gia Định. Đông Định vương nhà Tây Sơn là Nguyễn Lữ bỏ Gia Định về Quy Nhơn. Phía bắc, các lực lượng thân họ Trịnh dựng lại người trong tông tộc là Trịnh Bồng lên ngôi, bị tướng Bắc Hà đã hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An kéo ra đánh bại. Chỉnh ra cầm quyền ở Thăng Long mưu thay chúa Trịnh chống Tây Sơn.

Mâu thuẫn giữa vua Lê và Tây Sơn

Lê Chiêu Thống lên ngôi trong bối cảnh chúa Trịnh vừa bị diệt, muốn lấy lại quyền hành về tay, nhưng liên tiếp bị các tướng áp chế để lập lại họ Trịnh. Chiêu Thống triệu Nguyễn Hữu Chỉnh về đánh trừ được họ Trịnh thì lại đến lượt Chỉnh lộng hành.

Lúc đó Tây Sơn không còn ở Bắc Hà nhưng vẫn giữ đất Nghệ An, mà cương thổ cũ của Đàng Ngoài là tới sông Gianh thuộc Bắc Bố Chính (Quảng Bình). Vua Chiêu Thống tuy không thích việc Chỉnh chuyên quyền nhưng lại đồng thuận với Chỉnh trên 2 điểm[8][9]:

* Không muốn sự quay lại của họ Trịnh
* Không muốn chịu ảnh hưởng của Tây Sơn và không bằng lòng việc mất Nghệ An cho Tây Sơn.

Do đó, Chiêu Thống đồng tình với Chỉnh trong việc cử Trần Công Xán vào Phú Xuân đòi Nguyễn Huệ đất Nghệ An. Nguyễn Huệ không bằng lòng trả Nghệ An, điều thêm quân ra Nghệ An cho Vũ Văn Nhậm để chuẩn bị đánh ra bắc. Trong khi đó tình hình Bắc Hà vẫn rối ren, Hữu Chỉnh vẫn phải lo đánh dẹp các lực lượng thân họ Trịnh.

Tháng 11 năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở hợp sức với Vũ Văn Nhậm mang quân ra bắc. Nguyễn Hữu Chỉnh mang quân ra đánh bị thua to. Tháng 12 năm 1787, Vũ Văn Nhậm tiến vào Thăng Long, Lê Chiêu Thống cùng Chỉnh chạy sang Bắc Giang, đóng ở Mục Sơn. Chỉnh bị quân Tây Sơn đuổi kịp, bắt được và giết chết.

Vũ Văn Nhậm tiến quân đi đánh tan các lực lượng phù Lê rồi sai người đi mời vua Lê về kinh. Vua Lê không thuận, vẫn hô hào quân các trấn Bắc Hà cần vương chống Tây Sơn. Bắc Hà rối loạn, các lực lượng thân vua Lê, thân họ Trịnh cũ và quân Tây Sơn đánh lẫn nhau.

Trong lúc tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham đang cầm cự với quân Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, Vũ Văn Nhậm lại chuyên quyền có ý chống lại Nguyễn Huệ ở Thăng Long. Tháng 4 năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, giết chết Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Huệ bèn dựng hoàng thân Lê Duy Cận làm giám quốc, sai Ngô Văn Sở cầm quân giữ Thăng Long và tháng 5 năm 1788 trở về Phú Xuân để chuẩn bị nam tiến đánh Nguyễn Ánh theo thỉnh cầu của vua anh Nguyễn Nhạc.

Quân Thanh tiến vào Đại Việt

Lực lượng phù trợ Lê Duy Kỳ thất thế. Tháng 5 năm 1788, mẹ Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang Long Châu cầu viện nhà Thanh phát binh đánh Tây Sơn. Tháng 7 năm 1788, Chiêu Thống ở Kinh Bắc cũng sai người sang Trung Quốc cầu viện. Càn Long nhân cơ hội đánh chiếm Đại Việt bèn sai Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị mang từ 18.000 đến hơn 20 vạn quân (xem phần “Các ý kiến về số quân Thanh” bên dưới), gồm các đạo binh huy động từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê.
Quân Thanh chia làm 3 đường tiến sang Đại Việt:

1. Quân Vân Nam, Quý Châu do đề đốc Vân Quý là Ô Đại Kinh, từ Vân Nam qua ải Mã Bạch, theo đường Tuyên Quang xuống Sơn Tây vào Thăng Long.

2. Quân Quảng Đông, Quảng Tây do Tôn Sĩ Nghị (chức tổng đốc Lưỡng Quảng) trực tiếp chỉ huy, qua ải Nam Quan vào Lạng Sơn; phó chỉ huy là Hứa Thế Hanh (chức đề đốc) cùng các tướng Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long (cả hai đều đang mang chức tổng binh), Lý Hóa Long (chức phó tướng).

3. Quân tình nguyện Điền châu do Sầm Nghi Đống chỉ huy, theo đường Long châu tiến vào Cao Bằng rồi tiến về Thăng Long.

Cả 3 đạo quân xuất phát vào cuối tháng 10 âm lịch năm 1788.
Càn Long còn đặc cử Phúc Khang An chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần “Càn Long chinh phủ An Nam ký” của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân.

Tiền quân Tây Sơn vừa đánh vừa rút lui

Khi quân Thanh tiến qua biên giới, quân lính Tây Sơn bỏ trốn hết khiến viên trấn thủ của Tây Sơn là Phan Khải Đức phải đầu hàng[10]

Ngô Văn Sở được tin quân Thanh kéo sang liền nhóm họp các văn võ quan nhà Lê đưa một bức thư ký tên Giám Quốc Sùng Nhượng Công, Lê Duy Cẩn sang xin hoãn binh với Tôn Sĩ Nghị. Rồi các tướng Tây Sơn mở cuộc thảo luận.

Nhiều người bàn dùng phục binh đánh quân Thanh như Lê Lợi diệt tướng Minh là Liễu Thăng, Lương Minh trước đây, duy Ngô Thì Nhậm chủ trương kế hoạch, nhử quân Thanh vào sâu nội địa, thủy quân rút về Biện Sơn trước, lục quân kéo vào đóng giữ núi Tam Điệp rồi báo tin vào cho Bắc Bình Vương. Chiến lược này được chấp thuận, binh sĩ các đạo đều được lệnh về hội ngay dưới cờ của Tiết Chế Ngô Văn Sở tại bờ sông Nhị vào năm hôm sau. Sở bàn kế hoạch lui quân.

Riêng Phan Văn Lân xin đem 1.000 quân đi đánh. Quân Tây Sơn vượt sông Nguyệt Đức đánh vào quân Thanh đang đóng ở núi Tam Tầng. Súng đạn của Thanh bắn ra như mưa. Quân Tả Hữu Dực bắn châu vào quân Tây Sơn chết rất nhiều. Tôn Sĩ Nghị lại phái một toán kỵ binh từ mạn thượng lưu vượt qua sông đánh úp lấy đồn Thị Cầu. Đồn này phát hỏa, Văn Lân cả sợ rút về.[11]

Ngày 21 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), thành Thăng Long bỏ ngỏ, quân của Nghị vào đóng và tướng doanh của Nghị đặt tại Tây Long Cung. Theo lời vua Thanh dặn, Sĩ Nghị lấy xong thành này rồi trao ấn cho Duy Kỳ, tấn phong làm An Nam quốc vương lấy lòng dân Đại Vệt.[11]. Ngày 22, Sĩ Nghị làm lễ ở điện Kính Thiên để làm lễ sách phong cho vua Lê Chiêu Thống.
Lê Chiêu Thống được tin quân Tây Sơn rút khỏi các trấn, bèn điều các tướng dưới quyền đi chiếm lại những nơi đó. Giữa tháng 11 năm 1788, quân Thanh tới bờ bắc sông Thương. Quân Tây Sơn rút về bờ nam nhưng chặt phá hết cầu và lấy hết thuyền bè. Theo sách Thánh vũ ký, phần “Càn Long chinh phủ An Nam ký” của Ngụy Nguyên, quân Thanh đã tổn thất khá nhiều mới bắc được cầu qua sông do đạn của quân Tây Sơn bắn sang trước khi rút hẳn.

Quân Thanh tiến đến Thị Cầu, Phan Văn Lân đã chặt cầu và tận dụng bờ nam cao hơn bờ bắc mà bắn đại bác sang khiến quân Thanh mất 3 ngày (15 đến 17 – 11) không bắc nổi cầu. Nửa đêm 17 tháng 11, Phan Văn Lân mang quân theo khúc sông Cầu định tập kích trại Tôn Sĩ Nghị nhưng bị thiệt hại do hoả lực của quân Thanh bắn ra. Sau đó Văn Lân đụng độ tướng Thanh là Trương Triều Long ở Tam Tằng. Quân Tây Sơn ít và yếu thế bại trận, rút lui.

Trong khi đó, lục quân của Ngô Văn Sở cũng rút về tới Ninh Bình cố thủ. Ngày 20 tháng 11, quân Tây Sơn đóng đồn từ Tam Điệp tới Biện Sơn, Ngô Văn Sở cho đô đốc Tuyết vào nam cấp báo với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ.

Quân Thanh đóng đồn phòng thủ

Tôn Sĩ Nghị từ Tam Tằng tiến vào Thăng Long. Lê Duy Kỳ từ Kinh Bắc ra đón rồi cùng theo vào kinh thành. Không lâu sau, các đạo quân Vân – Quý và Điền châu cũng tiến vào hội binh.

Theo các nhà nghiên cứu[9], cuộc hành quân của Tôn Sĩ Nghị từ 28/10 tới 20/11 tức là mất 22 ngày mới tới Thăng Long, lâu hơn nhiều so với thời gian 6 ngày mà Nghị từng dự liệu với Càn Long.

Tôn Sĩ Nghị bố trí quân Thanh đóng ở phía nam tới phía tây thành Thăng Long, cho đạo quân Lưỡng Quảng đóng hai bên bờ sông Hồng, quân Điền châu đóng ở Khương Thượng, quân Vân Quý đóng ở Sơn Tây.
Theo Hoàng Lê nhất thống chí và Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của nhà Nguyễn, quân Thanh ở Thăng Long chểnh mảng phòng thủ, thường đi cướp bóc hãm hại dân Đại Việt nên bị oán ghét.

Lê Duy Kỳ thực hiện thanh trừng những người hợp tác với Tây Sơn. Theo Đại Nam thực lục, Nguyễn Ánh ở Gia Định nghe tin quân Thanh vào Thăng Long cũng sai Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra cho quân Thanh nhưng giữa đường bị bão biển, cả người và gạo đều bị đắm hết.

Tôn Sĩ Nghị ban đầu chủ quan, sau nghe lời cảnh báo của các tướng dưới quyền Lê Duy Kỳ cũng quyết định ngày 6 tháng giêng sẽ ra quân đánh Tây Sơn. Để tăng cường phòng thủ, Nghị bố trí đồn Ngọc Hồi ở Thanh Trì (Hà Nội), đồn Hà Hồi ở Thường Tín (Hà Tây), đồn Nhật Tảo ở Duy Tiên (Hà Nam) và đồn Nguyệt Quyết huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Quân Cần vương của Duy Kỳ do Hoàng Phùng Tứ chỉ huy cũng được điều từ Sơn Tây xuống Gián Khẩu làm tiền đồn chặn quân Tây Sơn. Quân Thanh đồng thời cũng tụ tập thêm được các Hoa Kiều sống ở phía Bắc Đại Việt được chừng một vạn người đóng thành một trại, nhóm quân này ỷ thế đi cướp phá, và hãm hiếp không kiên sợ gì ai[12]. Dù Tôn Sĩ Nghị có ra sắc lệnh nghiêm quân kỷ nhưng vì quân kiêu nên cũng không có tác dụng lắm[13].

Vua Quang Trung bắc tiến

Ra quân

Bốn ngày từ khi xuất phát tại Biện Sơn, ngày 24/11 đô đốc Tuyết vào tới Phú Xuân cấp báo với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Ngay ngày hôm sau 25/11, Nguyễn Huệ quyết định ra quân.

Quân đội dưới quyền ông thực ra đã có chuẩn bị tác chiến từ trước. Từ giữa năm 1788, tướng Tây Sơn ở Nam Bộ là Phạm Văn Tham không chống nổi các tướng của Nguyễn Ánh, thành Gia Định thất thủ và sau đó liên tiếp thua trận, đang cố cầm cự ở Ba Thác. Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, xin nhường ngôi hoàng đế[14], đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ, tự xưng là Tây Sơn vương và thỉnh cầu ông vào cứu[15]. Để chuẩn bị Nam tiến, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính ở Thuận Hoá, ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên đạo quân hùng mạnh từ phương bắc trở thành nguy cơ lớn hơn và Nguyễn Huệ quyết định bắc tiến trước.

Ngày 25/11, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu Quang Trung và ra lệnh xuất quân.

Một giai thoại được truyền lại về việc Quang Trung lập kế để động viên quân sĩ trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân.
Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.
Kỳ thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là mặt sấp.

Tăng quân ở Nghệ An

Ngày 29/11, quân Tây Sơn đến Nghệ An, đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân, cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính. Sau 1 thời gian ngắn, ông đã bắt được hơn 1 vạn người. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn và hơn 100 voi chiến.

Về thái độ của dân chúng, sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong sách Đại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ghi thì thanh niên địa phương nô nức gia nhập hàng ngũ Tây Sơn[16] còn theo sử gia Tạ Chí Đại Trường trong sách Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771- 1802 thì trích trong thư giáo sĩ Longer là người đương thời gởi cho Julliard cho biết quân Tây Sơn bắt lính “gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu”[17]
Quang Trung tổ chức duyệt binh và tiến ra bắc. Ngày 20/12, Quang Trung tiến đến Tam Điệp và tán thành chủ trương rút lui của Ngô Thì Nhậm.
Theo sách Lê triều dã sử, sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người 1 tốp thay nhau 2 người cáng 1 đi suốt ngày đêm.

Theo Quân doanh kỳ lược của Trần Nguyên Nhiếp (là bí thư dưới quyền Tôn Sĩ Nghị), nghe tin thám tử quân Thanh các nơi chạy về báo Nguyễn Huệ đang lấy thêm lính Thanh – Nghệ và sắp đánh ra bắc, Tôn Sĩ Nghị vội cho quân tập dượt để chuẩn bị tác chiến, sai phó tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận phía nam Thăng Long.[cần dẫn nguồn]

Chia đường xuất phát

Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến đấu. Các giáo sĩ phương Tây khi nhìn thấy đạo quân Tây Sơn này đã mô tả họ tàn tạ như những bệnh nhân do cuộc hành quân gấp gáp (dù họ chưa phải chiến đấu trận nào).

1. Đạo quân do Quang Trung chỉ huy có Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tiên phong, có cả tượng binh và kỵ binh đánh vào chính mặt nam Thăng Long.

2. Đạo quân do đô đốc Tuyết chỉ huy theo đường thuỷ tiến vào sông Lục Đầu, đánh đồn quân cần vương của Lê Duy Kỳ ở Hải Dương, chặn đường rút của quân Thanh bên kia sông Hồng.

3. Đạo quân đô đốc Lộc chỉ huy cùng đạo quân đô đốc Tuyết theo đường thuỷ tiến vào sông Lục Đầu, tới đây tách ra đi gấp lên Phượng Nhãn, Lạng Giang chặn đường rút của quân Thanh phía bắc.

4. Đạo quân đô đốc Bảo chỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đường Ứng Hoà (Hà Tây) ra làng Đại Áng, phối hợp với cánh quân Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi của Hứa Thế Hanh.

5. Đạo quân đô đốc Long chỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đường Chương Đức, hướng lên Sơn Tây nhưng sẽ rẽ quặt sang làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống và tiến vào Thăng Long từ hướng tây.

Đến nay, còn nhiều tranh luận chưa đi đến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về người chỉ huy đánh đồn Khương Thượng. Giáo sư Nguyễn Phan Quang trong “Phong trào nông dân Tây Sơn” nêu các giả thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng người chỉ huy là đô đốc Long, có ý kiến cho rằng đó là tướng Đặng Tiến Đông. Lại có ý kiến cho rằng hai người là một; và ý kiến khác cho rằng đô đốc Long thực ra tên là đô đốc Mưu…

Ngày 30 tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Ông hẹn với ba quân mồng 7 tháng giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ở Thăng Long.

Quang Trung đại phá quân Thanh

Diệt tiền đồn

Đêm trừ tịch (30 tết), quân Tây Sơn xuất phát. Đạo quân do Quang Trung chỉ huy vượt sông Gián Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần vương nhà Lê. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, quân Quang Trung thần tốc tiến lên bắt gọn đám quân Thanh do thám và tiêu diệt các đồn bắc sông Nguyệt Quyết và đồn Nhật Tảo (Duy Tiên). Do đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn.

Diệt đồn Khương Thượng

Khi Quang Trung diễu võ ngoài đồn Ngọc Hồi, đô đốc Long đang trên đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây – nơi có đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh – thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống.

Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các đội voi của Tây Sơn đều có đại bác trên lưng nã vào đồn. Quân Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm Nghi Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (Khu vực phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay). Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:

Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công
Dịch:
Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công

Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao, có đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận Đống Đa.

Tiến vào Thăng Long

Hạ xong đồn Khương Thượng, ngay trong đêm mùng 4, đô đốc Long tiến vào bắn phá đồn Nam Đồng ở phía tây thành Thăng Long. Khi Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo việc đồn Khương Thượng thất thủ thì đô đốc Long đã diệt xong đồn Nam Đồng và tiến vào đánh bản doanh của Nghị ở Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy. Các tài liệu cũ đều mô tả cảnh hỗn loạn của quân Thanh. Hoàng Lê nhất thống chí viết:
“Nghị lên ngựa không kịp đóng yên, quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hốt tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau rơi xuống nước mà chết… Lát sau cầu lại đứt, quân lính bị rơi xuống nước, sông Nhị Hà bị tắc không chảy được…”

Đại Nam chính biên liệt truyện viết:
“Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được.”

Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên nhà Thanh:
“Sĩ Nghị chạy trốn qua được bờ bắc sông Phú Lương (Tức sông Hồng) liền cắt đứt cầu phao khiến các đạo quân của Hứa Thế Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại ở bờ nam. Do đó hơn 1 vạn người vừa tướng vừa quân xô nhau nhảy xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối cả”[18],[19].
Lê Duy Kỳ được tin Sĩ Nghị đã bỏ chạy, vội dắt gia quyến chạy theo, ra đến bờ sông thì cầu đã gãy, phải men theo bờ sông phía Nghi Tàm, lấy được chiếc thuyền đánh cá chèo sang được bên kia sông Hồng. Em Duy Kỳ là Duy Chi được sai giữ cửa ô Yên Hoa (Tức Yên Phụ ngày nay) thấy Duy Kỳ đã chạy, cũng bỏ chạy lên Tuyên Quang.

Trận Ngọc Hồi

Sáng mồng 5 tết, khi đô đốc Long tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, Quang Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, đồn này được Sĩ Nghị quan tâm phòng thủ nhất, có phó tướng Hứa Thế Hanh đích thân ra chỉ huy. Đồn có hỏa lực mạnh, xung quanh có địa lôi và chông sắt. Để phá hỏa lực địch, Quang Trung làm sẵn 20 tấm mộc đỡ đạn có tẩm rơm ướt dàn đi trước.

Theo Lê quý kỷ sự và Việt sử Thông giám cương mục, mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi về đồn. Quân Thanh không dám ra nữa, cố thủ trong đồn bắn ra. Quang Trung chia tượng binh làm hai cánh, một cánh vòng qua sau đồn Ngọc Hồi, đóng phía đông đê Yên Duyên để chặn đường địch rút; cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn. Đại bác quân Thanh bị vô hiệu lực. Quân Tây Sơn tiến vào đồn hỗn chiến. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, quân Thanh không chống nổi chạy tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lôi chính mình đặt từ trước nên bị chết rất nhiều. Đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy.

Quân Thanh từ đồn Ngọc Hồi chạy tới đê Yên Duyên, trông thấy phục binh Tây Sơn chặn đánh, phải chạy theo đường Vịnh Kiều[20] trốn về Thăng Long. Nhưng chạy tới nửa đường thì gặp cánh quân đô đốc Bảo đánh tới từ làng Đại Áng. Quân Thanh phải chạy lên làng Quỳnh Đô[21] định trốn vào đầm Mực. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, quân đô đốc Bảo tiến vào đầm Mực tiêu diệt toàn bộ quân Thanh còn lại chạy từ Ngọc Hồi về đây.
Như vậy toàn bộ hệ thống đồn do Tôn Sĩ Nghị thiết lập để phòng thủ ở nam Thăng Long đều bị quân Tây Sơn tiêu diệt. Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các tướng Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng đều tử trận.

Khải hoàn

Cũng theo Thánh vũ ký, đạo quân Vân Nam – Quý châu đóng ở Sơn Tây được tin các đồn thất thủ, tướng Ô Đại Kinh không giao chiến trận nào đã bỏ chạy, nhờ tướng người Việt là Hoàng Văn Đồng dẫn đường chạy về Trung Quốc.

Chiều mồng 5 tết, Quang Trung và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của dân, đô đốc Long ra đón rước vào thành. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, áo bào của Quang Trung sạm màu khói súng.

Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh ở Hải Dương và Phượng Nhãn, tơi tả chạy về, bỏ lại cả quân ấn, kỳ bài, sắc thư. Trần Nguyên Nhiếp là bí thư dưới quyền Nghị sau này mô tả: Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp đi lạc lối, quanh co nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan. Theo giáo sĩ De la Bissachere ở Việt Nam khi đó, số quân Thanh kịp theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.

Lê Duy Kỳ vội chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Nghị và Duy Kỳ mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.
Như vậy sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Cánh quân Điền châu gần như bị diệt hoàn toàn, cánh quân Lưỡng Quảng chủ lực bị thương vong nặng và tan rã gần hết, riêng quân Vân Nam – Quý châu không giao chiến mà rút êm về nước. Quang Trung đã hẹn với ba quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến mồng 5, quân Tây Sơn đã khải hoàn ở kinh thành.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:

Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
“Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”

Các đồn bị hạ

* Gián Khẩu
* Yên Quyết
* Nhật Tảo
* Hà Hồi
* Ngọc Hồi
* Khương Thượng
* Nam Đồng

Tế quân Thanh

Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh[22]. Ông sai thu nhặt xương cốt quân Thanh tử trận, chôn thành những gò đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu thị sự thương xót với những quân, dân Trung Quốc chết xa nhà. Bài văn có đoạn:

Nay ta
Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi
Bảo lập đàn bên sông cúng tế
Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc
Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô
Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí
Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành
Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống[23].

Chiến thuật, hậu quả và ý nghĩa

Chiến thắng Kỷ dậu 1789 là một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng được các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đánh giá là chiến công oanh liệt nhất của hoàng đế bách chiến bách thắng Nguyễn Huệ[24]. Chiến thắng này đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh dưới thời Càn Long thịnh trị.

Hành quân thần tốc, hạ chớp nhoáng liên tiếp gần 10 đồn, tiêu diệt quân địch đông hơn (theo sử Việt Nam) từ cường quốc phương bắc. Tất cả chỉ diễn ra trong 6 ngày. Yếu tố bất ngờ trong chiến thuật của Quang Trung luôn khiến quân Thanh lâm vào thế bị động. Bất ngờ chiến lược mà ông giành được là đánh địch ở không gian và thời gian do mình lựa chọn[25].
Đầu tiên là việc ra quân thần tốc. Tôn Sĩ Nghị ban đầu yên tâm với hệ thống đồn phòng thủ liên tiếp nương tựa nhau, định cho quân nghỉ ngơi tới mồng 6 ra quân đánh Tây Sơn. Nhưng Tây Sơn hành quân quá nhanh tới Tam Điệp ngay từ trước Tết nguyên đán buộc Nghị phải thay đổi kế hoạch. Từ chủ định tấn công, Nghị không kịp điều quân thực hiện ý định đó mà phải phòng thủ chờ quân Tây Sơn đến.[26].

Trong suốt cuộc hành quân bắc tiến, đạo quân chủ lực do đích thân Quang Trung chỉ huy chính là đạo quân giao chiến nhiều nhất. Liên tiếp hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo rồi Hà Hồi, tưởng chừng mũi chủ công đang đà thắng trận này sẽ sấn ngay tới Ngọc Hồi dù nó kiên cố. Thấy quân Tây Sơn tiến nhanh và đã bị choáng váng vì mất liền mấy đồn từ Hà Hồi về phía nam nên quân Thanh sẵn sàng nghênh chiến ở Ngọc Hồi ngoài cửa ngõ Thăng Long. Việc Quang Trung hành quân quá nhanh và hạ các đồn tiền tuyến cũng quá mau lẹ khiến quân Thanh ở Ngọc Hồi bị động, không dám chủ động tác chiến. Nhưng đó chính là lúc biến ảo nhất trong chiến thuật quân sự của Quang Trung tại lần bắc tiến này.

Theo sách của Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng thì mũi tên bay rất nhanh, từng xuyên thủng liên tiếp các rào cản thì bất chợt dừng lại trước đồn Ngọc Hồi[27]. Quang Trung bất ngờ hoãn binh không đánh, chỉ phô trương thanh thế cho đạo quân của đô đốc Long, tưởng như sẽ đánh thẳng vào đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh ở Sơn Tây thì lại rẽ bước ngoặt quyết định vào đồn Khương Thượng – sườn tây Thăng Long – chỗ Tôn Sĩ Nghị không ngờ đến. Cuộc tập kích của đô đốc Long bất ngờ và mạnh mẽ tới mức khi đồn Ngọc Hồi – lá chắn tin tưởng nhất của Nghị – chưa mất, Nghị đã bỏ chạy. Việc quân đô đốc Long tung hoành trong kinh thành khiến đồn Ngọc Hồi dù kiên cố song quân Thanh ở đó cũng giảm nhiều nhuệ khí khi kinh thành sau lưng đã bị hạ – không còn được che chắn và tiếp viện từ đại doanh của chủ soái họ Tôn. Mục tiêu trước mắt đạo quân chủ lực của Quang Trung, chỉ sau 1 hôm, lại không còn là trở ngại lớn như ban đầu nữa. Đó mới là lúc ông thúc quân đánh chiếm đồn.

Như vậy là đạo quân chủ lực tác chiến nhiều nhất lại không phải là đạo quân đâm nhát kiếm quyết định vào quân Thanh để giải phóng Thăng Long. Đại doanh tan vỡ, chủ soái Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy khiến quân Vân Quý không đánh phải tự rút. Trường hợp này tương tự như đạo quân Vân Nam của Mộc Thanh tháo chạy trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi đạo quân chủ lực của Liễu Thăng đã bị diệt.

Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, chiến thuật kết hợp vừa gấp gáp vừa thư thả, giương đông kích tây, tránh chỗ mạnh nhằm chỗ yếu hơn ở Ngọc Hồi – Khương Thượng đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ[28]. Trong 3 đạo quân Thanh, cánh quân đông đảo nhất, mạnh nhất là của Tôn Sĩ Nghị và cánh quân ít nhất, yếu nhất chính là quân Điền châu của Sầm Nghi Đống. Quang Trung đã chọn mục tiêu đánh vào quân Điền châu vừa yếu nhất lại vừa dùng kỳ binh đánh bất ngờ, vào thời điểm nửa đêm nên khả năng chiến thắng rất cao. Xét trên toàn cục, với lực lượng ít hơn, quân Tây Sơn (10 vạn) thực tế chỉ đương đầu với khoảng già nửa số quân Thanh sang Đại Việt nên lực lượng tương đối cân bằng. Quang Trung đã không dàn lực lượng tác chiến cùng lúc với tất cả các cánh quân Thanh (không đụng quân Vân Quý của Ô Đại Kinh) mà vẫn có chiến thắng lớn trên toàn mặt trận, đuổi được quân Thanh ra khỏi bờ cõi.

Những trận kịch chiến ở Khương Thượng (hay Đống Đa) và Ngọc Hồi là lớn nhất, ác liệt nhất, mang tính quyết định nhất trong toàn bộ chiến dịch bắc tiến đánh quân Thanh của Quang Trung. Vì vậy, mặc dù chiến dịch phá quân Thanh còn nhiều trận đánh khác nhưng đời sau vẫn thường gọi trận chiến này là trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Lê Duy Kỳ chạy sang lưu vong rồi chết ở Yên Kinh. Vua Tây Sơn – hoàng đế Quang Trung sau đó không lâu chính thức được nhà Thanh công nhận, trở thành người cai quản Bắc Hà. Chiến thắng này cũng đánh dấu bước phát triển cực thịnh – dù không dài – của nhà Tây Sơn.

Các ý kiến khác nhau về số quân Thanh

Số quân Thanh sang Đại Việt được ghi chép trong các sử sách của Việt Nam, của Trung Quốc, cũng như của phương Tây có những điểm khác biệt rất lớn. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang, Tạ Trí Đại Trường, Trần Gia Phụng đã có những tổng hợp về các nguồn tài liệu liên quan tới vấn đề này; nguồn tài liệu do các nhà nghiên cứu Việt Nam dẫn ra khá tương đồng[29]:

Việt Nam

* Sử sách của Việt Nam như Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Thực Lục, Lê Quý Kỷ Sự, Tây Sơn Thuật Lược… không ghi chép rõ số quân Thanh.
* Hoàng Lê nhất thống chí có chép lại “Tám điều quân luật” và “Bài hịch” của Tôn Sĩ Nghị. Trong “Bài hịch”, Tôn Sĩ Nghị tuyên bố số quân Thanh có 50 vạn. Theo “Tám điều quân luật” thì “mỗi người lính được cấp một tên phu” (điều 8). Vậy số quân Thanh 50 vạn thì số phu cũng 50 vạn và toàn bộ lên đến 1 triệu người.
Hầu hết các nhà sử học đều cho con số đó có tính chất khoa trương lực lượng. Nhưng nó cũng cho ta biết rằng 1 người lính chính quy sẽ có 1 người phu đi theo.
* “Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện sơ tập” (Q.30) và “Nguyễn Thị Tây Sơn Ký” chép số quân là 20 vạn, nhưng không xác định con số đó có bao gồm lực lượng thổ binh, nghĩa dũng và dân phu hay không.
* Tỷ lệ giữa binh lính và dân phu trong các tài liệu cũng không thống nhất. Điều 8 trong “Quân luật” của Tôn Sĩ Nghị quy định 1 lính được cấp 1 phu, trong lúc “Lê Sử Toản Yếu” và “Minh Đô Sử” của Việt Nam lại chép 1 chiến binh có 3 lương binh phục vụ.
* Bài “Chiếu phát phối hàng binh, binh nội địa” của Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết, là tài liệu được công bố ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu. Bài chiếu có đoạn viết:
“Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nhà các ngươi sức hèn tài mọn, không biết dụng binh, vô cớ động binh đem hai mươi chín vạn quân ra ngoài cửa ải, vượt suối trèo non vào nơi hiểm nguy, xua các ngươi, một lũ dân đen vô tội vào chốn mũi tên ngọn giáo. Đó là tội của tổng đốc của các ngươi.”
Theo bài chiếu, tổng số quân Thanh là 29 vạn. Theo ý kiến một nhà nghiên cứu Việt Nam là Nguyễn Phan Quang, bài “Chiếu phát phối hàng binh nội địa” của Quang Trung là một văn bản chính thức, đương thời, đáng tin cậy.[30] còn theo ý kiến của 1 người Việt Nam khác là Giáo sư Trần Gia Phụng thì 29 vạn quân tuy do Ngô Thời Nhậm là người trong cuộc viết nhưng đây là một văn thư có tính tuyên truyền nên cũng chưa hẳn sát với thực tế.[31]

Phương Tây

Một số thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Đại Việt vào khoảng thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có ghi lại trong hồi ký và thư từ, một ít tư liệu về chiến thắng Kỷ Dậu 1789.
* Một thương nhân Anh là J. Barrow đến Đại Việt năm 1792 lại ghi nhận một số liệu khác, số quân Thanh là 10 vạn.
* Một nguồn thông tin thư từ của một số người nước ngoài sống ở vùng Thăng Long ngay trong thời gian xảy ra trận chiến này. Số thư từ này còn được ghi lại trong tập “Nhật Ký của hội truyền giáo Bắc Kỳ” lưu trữ tại Nha văn khố quốc gia Paris. Một bức thư gửi từ Thăng Long đề ngày 25/10/1788 phản ánh một “tin đồn” về 30 vạn quân Thanh sắp kéo sang cứu viện cho Lê Chiêu Thống.
* Bức thư của một linh mục trông coi giáo dân ở vùng Thăng Long đề ngày 26-12-1788 cho biết rõ:
“Viện binh Trung Hoa gồm độ 28 vạn người, một nửa đóng trong thành phố, nửa còn lại ở bên kia sông”. Theo nhận định của Giáo sư Trần Gia Phụng thì:
Nếu một nửa đóng trong thành phố, nghĩa là có 14 vạn quân Thanh trong thành Thăng Long, thì thành Thăng Long lúc đó có đủ sức chứa, chỗ ở và nuôi ăn hàng ngày cho quân Thanh không? Ngoài ra, theo tài liệu Trung Hoa, quân Thanh mất hết một nửa khi trở về nước, vậy mất hết khoảng 14 vạn (so với 28 vạn khi ra đi), vừa chết vừa mất tích, trốn chạy thì con số nầy có thích hợp trong một cuộc chiến bằng vũ khí chưa tối tân? Tuy nhiên con số 28 vạn của tài liệu nầy gần với con số 29 vạn mà Ngô Thời Nhậm đã viết trong “Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa”.[32]

Theo nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường thì:
Còn về số ước tính của giáo sĩ, ta nghĩ rằng họ thấy thanh thế quân Thanh to quá so với cá nhân con người thời loạn trốn chui trốn nhủi như họ và người đương thời, nên đã phóng đại ra…

Một tài liệu khác trong hồi ký của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère (1764-1830) xuất bản tại Pháp năm 1812 cho biết rằng quân Thanh sang Đại Việt khoảng 40.000 người và bị giết tại trận khoảng 20.000 người. Do ông De la Bissachère tới Đàng Ngoài năm 1790-chỉ 1 năm sau trận chiến và ở lại cho đến năm 1798 nên Giáo sư Trần Gia Phụng cho rằng “có thể ông (de la Bissachère) thu thập được nhiều nguồn tin và lượng định con số quân Thanh sang nước Việt”[33].

Trung Quốc

* Đại Thanh Thực Lục, bộ sử chính thức của nhà Thanh, ghi chép đầy đủ những lệnh dụ của vua Thanh cho biết toàn bộ quân Thanh được lệnh sang đánh Đại Việt là 18.000, trong đó số quân Lưỡng Quảng do Tôn sĩ Nghị trực tiếp thống lãnh là 1 vạn và số quân Vân Quý do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy là 8.000. Đó chỉ mới là số quân chủ lực tinh nhuệ điều động ở bốn tỉnh phía nam, chưa kể số “thổ binh”, “nghĩa dũng” và dân phu chuyển vận lương thực. Theo tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh thì số dân phu phục vụ cho đạo quân Lưỡng Quảng đã hơn 10 vạn.

* Theo bài An Nam Ký Sự của Càn Long thì “số quan quân có hơn một vạn, số phu đài tải lương thực đến hơn 10 vạn”.[cần dẫn nguồn]

* Trong “Càn Long chinh vũ An Nam Ký”, Ngụy Nguyên đời Thanh khoảng vài chục năm sau có chép: số quân Thanh là 18.000, trong đó đạo quân Lưỡng Quảng là 10.000 và đạo quân Vân Quý là 8.000. Nhưng Ngụy Nguyên cho biết thêm: “bấy giờ các thổ binh, nghĩa dũng đi theo, tiếng đồn đại binh có vài chục vạn”. Như vậy, số quân chủ lực có khoảng 2 vạn chưa tính số “nghĩa binh”, “nghĩa dũng” và dân phu vận chuyển có vài chục vạn người. Dù vậy như Ngụy Nguyễn cũng nói, đây chỉ là “tiếng đồn”.

Theo các nhà nghiên cứu Tạ Trí Đại Trường[34], Phan Huy Lê[35], Hồ Bạch Thảo[36] và Trần Gia Phụng, sử sách nhà Thanh hạ thấp số quân viễn chinh để giảm bớt sự thất bại trầm trọng của triều Thanh. Các sử gia Trung Quốc đó không ghi chép đầy đủ các lực lượng của toàn bộ quân viễn chinh, nhưng chính những đoạn ghi chép của sử sách nhà Thanh, nhất là bộ Đại Thanh Thực Lục, lại bộc lộ nhiều mâu thuẫn: Số quân vài vạn mà Đại Thanh Thực Lục ghi không tính đến “thổ binh”, “nghĩa dũng” và dân phu[37]. Hơn nữa, với đạo quân vài vạn thì triều đình nhà Thanh chỉ cử tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị làm thống soái và dưới trướng gồm một loạt võ quan cao cấp như: Đề đốc Phó tướng Hứa Thế Hanh, Đề đốc Ô Đại Kinh, Phó tướng Khánh Thành, Phó tướng Hình Đôn Hạnh; các tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Lý Hóa Long cùng nhiều Tham tướng, Tri phủ, Tri huyện, v.v… Nếu chỉ điều 1 vài vạn quân, Càn Long không phải quan tâm tới mức vài ngày lại ra một chỉ dụ[38].

Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính của Đại học Irvine, Hoa Kỳ thì sổ trả lương và kế toán của nhà Thanh ghi rằng ở phía Đông (vùng Bắc Việt Nam) họ có 10.000 quân, phía Tây có 8.000 và cộng thêm số theo những nguồn tài liệu khác, cũng không quá 30.000 quân chính quy[39]. Và cũng trong phân tích này, tiến sĩ có dẫn lại sử gia Ba Lan tên là Wieslaw Olszewski ghi quân Thanh có 200.000 quân (không ghi rõ là loại quân gì) sang nước Việt nhưng không rõ số đánh nhau với Tây Sơn là bao nhiêu[40].

Theo tính toán của Giáo sư Trần Gia Phụng thì theo chính sử nhà Thanh, hai cánh quân của Tôn Sĩ Nghị và Ô Đại Kinh khi cộng lại có 15.000 người; mỗi quân nhân được quyền đem theo một người phu (điều thứ 8 của quân luật Tôn Sĩ Nghị) thì số người Thanh qua Đại Việt tối thiểu là 30.000, thêm đoàn quân tiếp liệu của Tôn Vĩ Thanh không dưới 10.000 người nên khi cộng lại đã được 40.000 người. Đây là con số tối thiểu, mà thực tế theo ông, phải cao hơn nữa do các tướng lãnh và sĩ quan Thanh chắc chắn mỗi người đem theo hơn một người phu và trước đó để đánh một bộ lạc 150.000 người nhà Thanh huy động đến 8 vạn quân, đại Việt thì dân đông hơn rất nhiều nên con số 1 vạn quân là quá ít[41] Tài liệu này khá khớp với tài liệu của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère khi ông cũng ghi lại rằng quân chính quy của nhà Thanh sang Việt Nam năm đó có tối thiểu (đã bị chính sử Trung Quốc ghi chép giảm bớt) 40.000 người. Giáo sư Phụng tin rằng con số quân Thanh có thể còn cao hơn nữa chút ít, tuy nhiên có thể tạm tin được con số 40.000 quân chính quy[42].

Chú thích

1. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa-GS Trần Gia Phụng trích từ Cao Tông thực lục:Theo Cao Tông thực lục, cánh quân Lưỡng Quảng do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp điều động là một vạn người (10,000). Số quân nầy chia thành hai khi đến Lạng Sơn. Hai ngàn (2,000) người ở lại Lạng Sơn, còn 8,000 người tiếp tục tiến đánh Thăng Long. Trong sách Thánh vũ ký, Ngụy Nguyên cũng chép lại như thế. Cũng theo Cao Tông thực lục, ở phía tây, đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh đem 5,000 quân qua đường Tuyên Quang. Như thế, theo chính sử Trung Hoa, tổng số quân Thanh cả hai cánh là 15,000 người.
2. Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, trích dẫn từ Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên đời Thanh
3. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương Lịch sử VN, NXB Giáo dục, năm 1997. Trang 442
4. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa-GS Trần Gia Phụng trích:Tài liệu Tây phương thứ ba của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère (1764-1830) đến Đàng Ngoài khoảng năm 1790, viết trong hồi ký xuất bản ở Paris năm 1812 rằng quân Thanh sang Đại Việt khoảng 40,000 người và bị giết tại trận khoảng 20,000 người. Giáo sĩ De la Bissachère ở lại Đàng Ngoài cho đến năm 1798, nên có thể ông thu thập được nhiều nguồn tin và lượng định con số quân Thanh sang nước Việt.
5. Quang Trung-Nguyễn Huệ NXB Văn hóa Sài Gòn-Đặng Phương Nghi phần Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo phương Tây p292
6. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa-GS Trần Gia Phụng trích:Tài liệu Tây phương thứ ba của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère (1764-1830) đến Đàng Ngoài khoảng năm 1790, viết trong hồi ký xuất bản ở Paris năm 1812 rằng quân Thanh sang Đại Việt khoảng 40,000 người và bị giết tại trận khoảng 20,000 người.
7. Quang Trung-Nguyễn Huệ, NXB Văn hóa Sài Gòn,Đặng Phương Nghi phần Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo phương Tây tr. 298
8. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
9. a b Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, NXB Quân đội nhân dân, 1976
10. Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 166 trích: Ở Lạng Sơn, thấy quân lính dưới quyền trốn mất, Phan Khải Đức ra hàng còn Nguyễn Văn Diễm rút vội về Kinh Bắc hợp với Trấn thủ Nguyễn Văn Hoà chống giữ và đưa thư cáo cấp về Thăng Long.
11. a b Việt sử Toàn Thư – trang 384.
12. Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 167
13. Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 167-168
14. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, NXB Quân đội nhân dân, 1976, tr 217-219
15. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 216
16. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Đại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục, tr. 288
17. Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 168
18. Quang Trung – Nguyễn Huệ, NXB Văn hóa Sài Gòn (2006), tr 89. Bài Việt Thanh sử chiến của Hoàng Xuân Hãn, dịch Thánh Vũ ký của Ngụy Nguyên
19. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 239
20. Nay là Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội
21. Xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì – Hà Nội
22. Quang Trung – Nguyễn Huệ những di sản và bài học, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2006, tr. 43
23. Quang Trung – Nguyễn Huệ những di sản và bài học, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2006, tr. 44
24. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 300-301
25. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 265-266
26. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 264
27. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 234
28. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr 276
29. Nguyễn Phan Quang – Một số công trình Sử học Việt Nam, tr 233-234; Tạ Trí Đại Trường – Việt Nam thời Tây Sơn tr 190-192 (Danh mục tham khảo); CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA – Trần Gia Phụng
30. Nguyễn Phan Quang (2006), Một số công trình Sử học Việt Nam, tr 233-234
31. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa -Trần Gia Phụng trích:Con số hai mươi chín vạn viết trên đây tuy do Ngô Thời Nhậm, người trong cuộc, đưa ra trong một văn thư có tính tuyên truyền, thì cũng chưa hẳn sát với thực tế. Có tài liệu thì viết rằng lực lượng quân Thanh xâm lăng Đại Việt lên khoảng hai mươi vạn tức 200,000 quân.
32. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa -Trần Gia Phụng
33. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa -Trần Gia Phụng
34. Tạ Trí Đại Trường, Việt Nam thời Tây Sơn – Lịch sử nội chiến 1771-1802, NXB Công an nhân dân, 2007, tr 190
35. Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc
36. Hồ Bạch Thảo, sách đã dẫn, tr 29
37. Nguyễn Phan Quang, sách đã dẫn, tr 233
38. Hồ Bạch Thảo, sách đã dẫn, tr 29
39. Nhắc lại chiến thắng Tết Kỷ Dậu 1789
40. Nhắc lại chiến thắng Tết Kỷ Dậu 1789
41. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa -Trần Gia Phụng..
42. Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa -Trần Gia Phụng trích:Nói tóm lại tài liệu của giáo sĩ La Bissachère, người có mặt ở Thăng Long một năm sau trận đánh, phù hợp với số lượng mà chúng ta đã thử cộng lại số người tối thiểu các cánh quân Trung Hoa theo tài liệu chính sử Trung Hoa. Con số nầy có thể còn cao hơn nữa chút ít, tuy nhiên có thể tạm tin được…

                                             ___ ooOoo ___

Ba sắc phong thời Tây Sơn của vua Quang Trung

Tìm thấy ba sắc phong thời Tây Sơn tại Hà Tĩnh.

Ba sắc phong thời Tây Sơn vừa được các nhà nghiên cứu gia phả tìm thấy tại tộc họ Trương ở xã Ðức Hòa, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Hình: Bản sắc phong của vua Quang Trung ban cho ông Trương Bao

Ðây là các văn bản gốc, do tư gia gìn giữ, nhưng đã bị mòn, rách ít nhiều qua thời gian và loạn lạc. Quý nhất có đạo sắc của vua Quang Trung ban cho ông Trương Bao, ấn ký ngày 25 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5 (1792), với tước hiệu “Tráng Tiết Tướng Quân Võ Úy Bao Ðức Nam”.

Hai sắc phong còn lại được ban vào đời vua Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800), có nội dung gia phong tước hầu và tước bá cho người từng có công đánh giặc dưới triều Tây Sơn, chỉ nêu tước hiệu chứ không nêu tên.

03.04.2010

Lam Điền
@Internet

                                             ___ ooOoo ___

Chương V: Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở gò Đống Đa

Trần Nhu – trích trong “Thăng Long Xưa – Hà Nội Nay”

Trước hết, mời bạn đọc tìm hiểu qua về địa lý nước ta và khu vực thủ đô Thăng Long.

Thư tịch cổ về địa lý học của Việt Nam từ đời Lý nước ta đã có sách “Nam Bắc phiên giới địa đồ, ghi hình thể núi sông phong vật” đời Lý Anh Tông. Tiếc là từ lâu đã thất truyền. Vị trí mở đầu các tác phẩm “địa lý học Việt Nam Thực Lục mở đầu từ Địa Dư Chí” của Nguyễn Trãi.

Đời Lê Thánh Tông có hai đợt phân định địa giới, sửa đổi địa danh: năm Quang Thuận thứ 10 (1469), chia cả nước làm 12 thừa tuyên, năm Hồng Đức thứ 21 (1490), đổi chia làm 13 xứ thừa tuyên.

Đến năm Đinh hợi, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) trong tập Quốc Sử Quan Hàn Lâm Viện, Học Sĩ Lê Quí Đôn tham gia biên soạn, thì địa đồ nước ta: “Phía đông nam đến tận biển, phía đông đến Châu Khâm Châu Liêm, phía bắc tiếp liền với Quảng tây, phía tây tiếp liền với Vân Nam, phía tây bắc vượt đến ranh giới Vân Nam, Quảng đông và Quảng tây, phía Tây Nam kế tiếp nước Ai Lao, phía nam cắt phân nửa nước Chiêm Thành. Hình thể tiếp liền sông biển, nắm lấy núi sông, đáng gọi là một nước rào dậu vững vàng ở bốn bên”

“Dẫn sách Vân Đài Loại Ngũ quyển 3 của Lê Quí Đôn” trang 221.

Riêng về Thăng Long ta còn một tư liệu khá quan trọng cho chúng ta ngày nay hiểu thêm được về thành Thăng Long là bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức. Bản đồ thời đó tuy chỉ là những họa đồ có tính ước lệ phần trắc đạc không được chính xác như bây giờ nhưng dù sao qua đó chúng ta có thể hình dung được vị trí một thời của kinh thành.

Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long xưa được xây hai lớp, Hoàng Thành và Cấm Thành. Vòng Hoàng Thành uốn lượn theo địa hình, thành có ba cửa: Đông Môn (ước đoán khu vực cửa Đông ngày nay), Nam Môn (ước đoán khu vực phố Cao Bá Quát ngày nay), cửa Bảo Khánh (ước đoán khu vực nhà triển lãm Giảng Võ, Ngọc Khánh ngày nay). Từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù chỗ đầu chợ Bưởi ngày nay sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía Đông đến phố Kim Mã sang Sơn Tây, vườn hoa Lê Trực đến phố Hà Trung ngược lên hướng Bắc thẳng theo phố Phùng Hưng đến vườn hoa Hàng Đậu, rẽ về phía Tây vòng theo sông Tô Lịch, phố Quan Thánh, đường Hoàng Hoa Thám ngày nay đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng Thành.

Thăng Long, từ Lý, Trần đến nay, là một khoảng không gian có thể tính từ chợ Bưởi đến Ô Cầu Dền, từ sông Hồng đến Cầu Giấy trên sông Tô Lịch. Bao gồm 3 tòa thành trong 13 trại và 6 phường, rồi 36 phố phường, từ bờ Hồ Tây chạy dài đến Hồ Gươm. Phía Bắc có sông Hồng bao bên trong thành có Hồ Tây, tiếp đến Hồ Trúc Bạch, rồi Cổ Ngư, đi nữa đến Hàng Than, lại thêm một nhánh khác của sông Hồng và sông Tô Lịch, đi từ chợ Gạo đến chùa Cầu Đông, Hàng Đường, chếch lên mạn Bắc ở cổng chéo Hàng Lược đi theo Phố Phan Đình Phùng qua Thụy Khuê, Thụy Chương đến Hồ Khẩu là cửa thoát nước từ Hồ ra sông Hồng rồi đến chợ Bưởi, sau khi gặp con sông Thiên Phù từ Quán La xuống sông Tô Lịch, quẹo về phía Nam sông Tô trở thành cái hào tự nhiên, che mặt Bắc và cả mặt Tây, đến Ô Cầu Giấy, Sông Tô Lịch lại có một nhánh nối liền với sông Kim Ngưu, làm hào lũy cho mặt Nam cửa thành, rồi chạy qua Ô Chợ Dừa, đổ vào Đầm Sét. Mặt Đông của thành Thăng Long có sông Hồng (còn có tên gọi là sông Cái, sông Nhị Hà) phía Nam Tây Hồ. Từ Đông sang Tây, có núi Nùng, núi Khám, núi Xưa, núi Bát Mẫn, núi Voi (Thái Hòa), núi Cột Cờ, núi Cung, núi Trúc và núi Vạn Bảo.

Núi đây là những núi nhân tạo, người ta đắp lên từ đời Lý, Trần. Núi Cung và núi Xưa hiện còn cao khoảng 18 mét. Phía Nam lác đác có những gò lớn tựa như những quả núi. Từ Đống Đa đến gò Chinh Chiến xã Phương Liệt, chạy mãi đến bờ sông có nhiều gò lớn như núi, Gò Ðống Ða ở về phía Tây Nam Hà Nội thuộc khu vực phố Tây Sơn, nay cái tên phố lịch sử đó Cộng Sản đổi thành đường Nguyễn Lương Bằng (UVBCTÐCS, Chủ Tịch nhà nước CSVN).

Gò Ðống Ða là một bằng chứng về sự thất bại thảm hại, nhục nhã nhất của bọn xâm lược Trung Quốc. Hai chục vạn quân xâm lược Tầu đã bị vùi lấp ở nơi đây (Mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789). Trên cả thẩy 12 cái núi xương gọi là gò, thời bấy giờ gọi là Kình Quán, sau những trận đánh, người Việt Nam thường chôn xác giặc thành Gò gọi là Kình Nghê, Kình Quán. Kình Nghê là hai loài cá dữ, chỉ bọn giặc Tầu, Kình Quán là gò lớn. Trong bài thơ “Loa sơn điếu” (viếng núi Ốc của thi sĩ Ngô Ngọc Du, sống cùng thời vua Quang Trung), có hai câu thơ đầy lòng tự hào:

Thành nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu diệu anh hùng đại võ công.

Nghĩa là:

Mười hai kình quán phía Nam thành
Còn rọi sáng công lớn của vị anh hùng.

Về núi Ốc ngày trước tên chữ là Loa Sơn. Nay núi này không còn, nhưng trên bản đồ Hà Nội năm 1873 còn thấy ở khu vực Nam Ðồng, Khương Thượng có vẽ nhiều Gò Ðống, trong số này có núi Ốc, giờ đây nằm trên con đường đi từ phố Tây Sơn vào chùa Bộc gần hết địa phận nơi đây Cộng Sản xây dựng trường Công Ðoàn có một chỗ nhô cao chỗ đó chính là vết tích của núi Ốc ngày xưa. Ngoài ra, suốt cả khu vực rộng lớn đó có nhiều gò đống lớn chôn xác giặc Tầu ấy vốn có tên là “xứ Ðống Ða”. Thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỷ thứ XX thực dân Pháp đem khu vực xứ Ðống Ða ấy thưởng cho tên Việt gian Hoàng Cao Khải làm Thái Ấp, Khải bắt dân san bằng gò đống, chỉ giữ lại cái gò thứ 12. Năm 1851 khi xây dựng chợ Nam Ðồng, phải làm đường, san đất dân phu đào thấy nhiều đống hài cốt của quân Tầu khắp cả khu vực rộng lớn đó, đào đâu cũng thấy xương quân Tầu. Viên Tổng Ðốc hạ lệnh cho dân đem chôn ở một cái gò nữa thuộc đất làng Nam Ðồng thành ra cái Kình Quán thứ 13 (13 cái gò). Rõ ràng đây chẳng phải là những gò thiên nhiên, mà chính là những đống thây quân Trung Quốc xâm lược. Sau trận Khương Thượng, xác giặc Tầu chôn không xuể, nhiều quá! Vượt tất cả kỷ lục Đông Tây kim cổ của thế giới, phải đào xuống rồi xếp thành đống cao, đổ đất lên trên 13 cái gò là những núi xương trở thành một dãy đài kỷ niệm, mà đáng nhẽ ra những nhà lãnh đạo Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo… mỗi lần qua Hà Nội phải đến đây để mặc niệm các chiến sĩ xâm lăng mà suy tư…

Nhưng Giang Trạch Dân, cũng như Hồ Cẩm Đào đã không tới gò Đống Đa, mà chúng nghênh ngang đến Hội An tắm biển không cần lính bảo vệ.

Này hai chú khách kia: Vùng biển Hội An, đâu phải ao nhà của nước Tầu. Các chú muốn tuyên bố gì với thế giới đây? Mục tiêu của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, qua việc đến biển Hội An tắm, chúng ta có thể xác quyết rằng họ có ý đồ xâm chiếm nước ta. Với nhiều bằng chứng cụ thể từ nhiều năm nay… Họ làm cái gì mà không có hậu ý, không theo một sứ mạng (“mission”) nào đó. Ta nhìn thấu tim đen của các chú, nếu không phải cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN này, kể từ nay, đã trở lại quy chế (AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ) của Thiên Triều trên thực tế.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Loài nào giống ấy chẳng sai”,

ca dao Việt Nam lại dậy rằng:

“Lòng vả cũng như lòng sung
Một trăm lòng vả lòng sung một lòng”

Nghĩa là người Tầu đời nào cũng có máu xâm lăng như nhau cả:

“Loài đỉa Hán vốn say máu Việt
Nước độc rừng thiêng, một đi là một chết
Vạn người đi không một bóng trở về”
(Thơ của Phạm Lê Phan)

Còn bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh kia, vờ không hiểu, và có khi không hiểu thật, ý nghĩa của trò ám chỉ đểu cáng, xấc láo của hai gã kia! Thì bọn chúng đã bôi tro trát trấu vào mặt Tổ Tiên và chối bỏ quốc tịch Việt Nam rồi đó. Bọn chúng không lo mất nước, chỉ sợ mất quyền lợi địa vị.

Tổ quốc Việt Nam chưa bao giờ lâm nguy như bây giờ, bởi vì ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho giặc can thiệp vào nội tình nước ta cho đến nay đã hội đủ mọi điều kiện để trở thành một tỉnh của Trung Cộng : lãnh đạo đồng lõa, trí thức nhu nhược, dân trí thấp kém với một chủ trương cấm cố qua bao thế hệ bằng đủ mọi thứ biện pháp bưng bít, hậu quả là tất nhiên.

Ý thức nhục nhã, ý thức nguy hiểm. Song với ý muốn giải ảo toàn diện mọi ảnh hưởng của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” và cả cái thứ Chủ Nghĩa Cộng Sản mà y mang vào một cách dứt khoát. Đất nước ta mới có khả năng hồi sinh, hầu đương đầu với tình huống bi đát hiện tại.

Tất cả ai là công dân Việt Nam hãy ý thức trách nhiệm, hãy cảnh giác Bắc Triều. Đừng bao giờ quên cái họa 1000 năm. Và đừng bao giờ quên Việt Nam luôn luôn là giấc mơ không giấu giếm của bọn bành trướng phương Bắc, dù là bạn bè đồng chí cũng không có ngoại lệ. Đừng bao giờ quên bài học nước Tây Tạng đã bị Trung Cộng ngang nhiên thôn tính trước bó tay của cộng đồng quốc tế.

Có lẽ tôi đã đi ra ngoài đề tài vụ hài cốt người Tầu ở gò Đống Đa, tôi muốn nhắc nhở họ mang hài cốt ông cha họ về Bắc Kinh an táng và lập đền thờ mà đâu có phải chỉ có ở khu vực gò Đống Đa, nội thành Thăng Long và khu vực ngoại thành, đâu đâu cũng có thây xác người Tầu từ lớp này đến lớp khác… Đó là chưa kể ở các dòng sông, như sông Như Nguyệt (thời nhà Lý 1077). Sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, Lê Đại Hành, thời nhà Trần sau ba phen lửa đạn (1257-1285-1288). Tuy là cuộc chiến với Thành Cát Tư Hãn với các tướng Mông Cổ đấy, nhưng trên 50 chục vạn lính toàn là người Hán, chết nhiều lắm, đến thời nhà Lê, mười năm đánh quân Minh (1418-1427)… Biết là mấy triệu tử sĩ!

Những tử sĩ người Tầu đó chẳng phải là máu mủ, huyết thống của Giang Trạch Dân, chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay sao? Nếu cần, các ông có thể nhờ Trung Tâm giảo nghiệm của Hoa Kỳ ở Hạ Uy Di khám nghiệm xem có đúng huyết thống của các ông không? Nơi đây đáng tin cậy lắm. Các ông không quý nhau, mà Trung Quốc là một nước có lễ nghĩa, con cháu của Hoàng Đế và Thần Nông, Đại Hán mà những người tướng lãnh và người lính Tầu hy sinh vì lý tưởng xâm lược Việt Nam lẽ nào lại là kẻ ngoại tộc?

Thế mà các triều đình nước Tầu không có ông vua nào muốn gánh vác trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Nay may ra có Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại làm được việc đó chăng?

Văn hóa truyền thống 5000 năm đấy nhé. Đế quốc Mỹ chỉ có hơn hai trăm năm mà họ coi hài cốt lính Mỹ còn quý hơn cả vàng, chẳng thế mà đường xa vạn dặm, cách trở ngàn trùng, tốn bạc tỷ cũng thuê Việt Cộng tìm cho bằng được. Vậy mong tiên sinh họ Đào và Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhớ giải quyết vụ hài cốt này cho đẹp lòng người chết, an lòng kẻ sống. Cũng xin quý vị lưu ý, các vong người Tầu ở khu vực gò Đống Đa, đói rét kinh khủng, họ khổ sở không thể kể xiết!!!

Vì Tổ quốc của họ không một ai ngó tới! Nên trước đây các chùa Việt Nam ở Hà Nội và nhiều nơi khác hàng năm vào dịp Rằm tháng Bảy có cúng vong. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện xẩy ra gần 50 năm qua mà tôi luôn nghĩ tới. Đó là hồi tôi ở tù khoảng năm 1959, có sống chung với mấy vị sư, tôi có hỏi về việc cúng vong ngày Rằm tháng Bảy. Các thầy đều nói vào những ngày đó, các vong người Tầu đến đông như kiến cỏ. Tôi hỏi: Tại sao các thầy biết là vong người Tầu? Các thầy bảo: Thì họ nói toàn tiếng Tầu mà hàng ngàn vạn vong như một thân hình tiều tụy kêu khóc thảm thiết rằng: Không có ai thừa nhận họ! Không có nơi trở về sống vất vưởng ở đây nhiều thế kỷ rồi! Họ chỉ mong được đầu thai làm con chó nước Mỹ. Hỏi tại sao lại không muốn làm người Trung Quốc? Họ nói nếu được làm kiếp con chó nước Mỹ thì còn hạnh phúc gấp vạn lần làm người Trung Quốc! Sống được đối xử tử tế… chết có nghĩa trang riêng. Còn ở Trung Quốc, muôn thuở các vua chúa coi người như cỏ rác. Nhiều triều đại tắm máu nhân dân để lên ngôi thống trị, bao nhiêu cuộc xâm lăng các vị tướng “công thành” nhờ “vạn cốt khô” nhưng chết không ai ngó tới. Bây giờ chúng con chỉ còn biết trông cậy vào nhà chùa, một năm được ăn của bố thí vài lần, có năm chẳng được gì vì đông quá! Tôi hỏi các thầy có ai ở khu vực đó không?

Một vị nói: Tôi trụ trì chùa Đồng Quang, đối diện với gò Đống Đa, qua trục đường Sơn Tây, ông có nhớ không? Dạ nhớ! Sư kể: Không phải chỉ có ngày Rằm tháng 7 mới có cúng vong mà hàng năm thời Pháp thuộc cứ vào mồng 5 Tết Nguyên Đán có Hội Đống Đa là hội lớn ở Thủ Đô. Từ tinh mơ, cửa đình làng Khương Thượng đã mở rộng. Khói hương thơm ngát tỏa lan cả bầu trời. Lá cờ đại cao ngất trước sân đình chào mừng ngày hội vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả Thủ Đô náo nức, cờ Ngũ Hành cắm la liệt quanh sân đình, các tụ điểm lịch sử như chùa Bộc, chùa Đồng Quang mà trung tâm là Gò Đống Đa, nơi cử hành quốc lễ.

Sáng rõ mặt người tất cả các đoàn rước kiệu vùng ngoại ô Hà Nội, các bô lão và các vị chức sắc trong các làng đã tề tựu đầy đủ. Chiêng trống gọi hồi gióng uy nghiêm. Sau tuần trầu nước, vừa trọn một tuần hương cuộc đại lễ bắt đầu.

Khoảng giờ Ngọ (12 giờ), đám rước thần mừng chiến thắng được diễn ra từ đình làng Khương Thượng đến Gò Đống Đa: Cờ, biểu, tàn, tán, lọng, kiệu… Đã sửa soạn xong. Quân chấp kích, Đô tùy, quan viên, người nào việc ấy, cũng đã gọn gàng trong trang phục lễ hội, chờ lệnh:

Ba hồi chín tiếng trống chiêng nổi lên báo hiệu tất cả dân làng ngoại ô Hà Nội đốt một bánh pháo như nghi thức pháo lệnh của vị thống soái.

Tiếng pháo dứt, đám rước lên đường uy nghi hùng tráng làm sống dậy hào hùng của trận tấn công mùa xuân Kỷ Dậu (1789) của Hoàng Đế Quang Trung, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.

Hàng vạn thanh niên, nam nữ vui vẻ hồn nhiên đua nhau bện con cùi (núm) bằng rơm thật to, nối dài mãi, rồi lấy mo cau, giấy bồi vẽ thành hình rồng lớn (con rồng lửa) múa theo nhịp sênh tiền, nhiều tốp thanh niên mặc võ phục đi quanh đám rước rồng lửa, biểu diễn côn quyền, múa kiếm… Họ dùng rơm bện núm dài tẩm dầu nổi lửa, như mở trận hỏa công uy hiếp kẻ thù. Đám lửa cháy theo đường dài và vòng tròn, tựa như con rồng đang rực lửa căm thù lao vào thiêu cháy quân giặc.

Từ đó (rồng lửa Thăng Long) trở thành biểu tượng chiến thắng của nhân dân ta, một trò lễ hội độc đáo của lễ hội chiến thắng Đống Đa.

Trước đây, nhà nước đứng ra trụ trì cuộc lễ hội. Quốc kỳ và cờ phất phới trên sân đền trên bãi, chân Gò Đống Đa. Đó là nhà nước còn các chùa Đồng Quang và các chùa ở Hà Nội, cũng cầu kinh, cầu hồn, cúng cháo thí cho cô hồn quân giặc, những kẻ chiến bại như một hành động nhân nghĩa truyền thống của dân tộc ta ông ạ!… Nhưng rồi đến thời Hồ thì chùa chiền bị dẹp! Chẳng ai cúng vong. Vả lại cũng như Trung Quốc Thời Mao, nhà nước Cộng Sản quản lý lương thực hết sức gắt gao, và chặt chẽ, đồng bào ai cũng đói. Còn sư tăng đi tù cả lấy đâu cúng vong. Giả sử Nghiêu Thuấn, đến đức Khổng Tử, Lão Tử… mà các vị đó sống trong thời Cộng Sản quản lý lương thực, chắc cũng khó lòng nhường nhau mẩu sắn, huống hồ là người dân!

Nên mong rằng các ông và dân Trung Quốc cũng cảm thông… chứ đồng bào tôi thực lòng không hẹp hòi gì. Nhân đây xin có một vài lời cùng ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại.

Cốt nhục, phân ly, các bậc tổ tiên, tướng lãnh Hán tộc quá cố trận vong trăm đời, ngàn đời, cùng với thân nhân quyến thuộc Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, thủ tướng chính phủ Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc chủ tịch quốc hội. Các ông quyền thế, danh vọng tột đỉnh vinh hoa phú quý nhất nước Trung Hoa hiện nay. Phải nghĩ đến tiền nhân của các ông.

Ít nhất là nên xây dựng một đài kỷ niệm ở gò Đống Đa Hà Nội. Tiếc thay Ban Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản TQ lại không làm việc nghĩa đó, mà họ lại đi xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”. Theo báo chí VN thì vào trung tuần tháng 10 năm 2007 chính phủ Trung Quốc đã cho khởi công xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”, ở Từ Liêm, Hà Nội. Kinh phí lên đến 26 triệu Mỹ Kim. Đối với nhân dân VN, đây không phải là điều tốt lành trên thực tế trong tâm khảm muôn đời của người Việt là:

Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
(Thơ Phạm Lê Phan)

Người Trung Quốc và người Việt Nam đều biết sự thực này! Vậy tại sao họ lại đi xây Nhà Hữu Nghị?

Hay họ muốn làm đẹp lòng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, kẻ khi còn sống thường dậy các Đảng viên Cộng Sản Việt Nam: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung, vừa là đồng chí vừa là anh em.”

Lịch sử sang trang rồi (tình đồng chí anh em) Quốc Tế Cộng Sản đã chìm vào dĩ vãng. Hồ Chí Minh cũng đã chết từ lâu! Nhưng di sản của ông để lại có nhiều cái không chịu chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về quá khứ (Cải Cách Ruộng Đất), có cái thuộc hiện tại, Việt Nam mất đất, mất Trường Sa và Hoàng Sa!

Có cái thuộc về tương lai, mất nước!

Trong tình cảnh như thế này, xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung” cho ai xem đây? Việc này đáng ngờ, họ định chặn long mạch hay yểm gì ở vùng đất thiêng này? Tổ tiên của họ, Mã Viện dựng cột đồng đề chữ “Ðồng trụ chiết, giao chỉ triệt”. Thóa mạ cả dân tộc Việt Nam, Cao Biền đã phá hủy long mạch đất Hương Cổ Pháp (ngoại thành Hà Nội). Thiền Sư Ðịnh Không biết được âm mưu của giặc, đã lấp lại như xưa… Có hàng trăm chứng tích về các cuộc xâm lấn của người Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam nhỏ bé!

Tội của chúng:
“Trúc Nam Sơn không ghi hết chữ.
Nước Ðông hải không rửa sạch mùi”
(Cáo Bình Ngô).

Phường chó sói đeo mặt nạ thánh hiền. Dù thời đại văn minh có khác chút ít về tình tiết, về ngôn từ mà chung quy là người Tầu đồng lòng xâm lăng nước ta.
Nhà thơ Phạm Lê Phan phẫn nộ!

“Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt”.

Bản thân thơ cũng là một sản phẩm của lịch sử được kết tinh lại, là người Việt Nam ai có thể tin được: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung vừa là đồng chí vừa là anh em?” Có lẽ từ khi lập quốc cho đến nay, chỉ có Hồ Chí Minh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh… là tin vào anh em Trung Quốc. Nhưng chẳng lẽ trong số 84 triệu dân Việt Nam có mấy ngoe ấy, mà Bắc Kinh bỏ ra tới 26 triệu dollars để xây nhà Hữu Nghị? năm 2009 lại xậy dựng viện Khổng học ở Hà Nội và Sài Gòn. E rằng quá lố và uổng phí!

Ðúng lý ra họ nên dùng số tiền lớn này giúp Việt Nam để xây dựng một Viện Bảo Tàng… (Museum) Kỷ niệm và triển lãm cái núi xương cốt của người Tầu ở Ðống Ða, và các nơi ở nội thành Hà Nội. Ðể mỗi khi giới lãnh đạo Trung Nam Hải qua Hà Nội đến đó làm lễ mặc niệm cho hương hồn tử sĩ hay cho dân Trung Hoa đi du lịch muốn đến đây viếng tổ tiên, hương hoa thì hợp đạo lý. Thế nhưng họ lại không làm, mà đi xây nhà Hữu Nghị với viện Khổng học thì không hợp tình hợp lý mà việc làm Viện Bảo Tàng không mới mẻ gì, trên thế giới có hàng trăm, đủ loại. Người Do Thái xây dựng “Museum” trưng bày tội diệt chủng của Ðức Quốc Xã. Người Campuchia đã xây dựng “Museum” để cảnh tỉnh nhân loại về tội diệt chủng của Khờ Me Ðỏ, mà tác giả của nó chính là quan thầy Trung Cộng, đồng tác giả của chiến dịch Cải Cách Ruộng Ðất ở Việt Nam.

Thử phác thảo một dự án xây dựng Viện Bảo Tàng các cuộc xâm lăng của người Tầu ở Việt Nam. Với các phương thức trình bầy từng thời kỳ, thí dụ: Kỷ thuộc Tây Hán, Kỷ Trưng Nữ Vương, Kỷ thuộc Ðông Hán, Kỷ thuộc Ngô, Tần, Tống, Kỷ Tiền Lê – Lý, Kỷ Triệu Viết Vương, Kỷ Hậu Lý: Kỷ Ðinh, Lê, Lý, Trần, Kỷ thuộc Minh… Rồi tìm kiếm cái phiên bản… Trung Quốc nếu thực lòng, có thể cộng tác với UNESCO cho chương trình sẽ có nhiều trang bị và phương tiện hiện đại. Có nhân viên trình độ khoa học cao, hoặc khảo cổ học, hay các nhà nghiên cứu sưu tầm tài liệu. Nhờ khảo cổ khai quật các trận đánh quanh Thăng Long (Hà Nội).

Có thể giải thích tường tận các thế hệ xâm lăng của người Tầu, đối với Việt Nam. Ðể khắc trên những bộ xương tử trận thế kỷ thứ mấy, cùng với những chứng tích, hiện vật kim loại như đao, kiếm, mặt khác nhiều bộ sưu tập: tranh, sách, vở. Và mô hình các trận đánh như trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10-1427), tranh vẽ hoặc điêu khắc tướng nhà Minh, giảo quyệt, dữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, Lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc chịu trói như thế nào? Nếu nỗ lực trong việc thu thập và bảo tồn các di sản xâm lăng từ khắp miền đất nước Việt Nam, quá khứ, cả hiện đại như trận Lạng Sơn (1979) đến thuyền các ngư phủ Việt Nam bị lính Trung Quốc bắn giết mấy năm qua cần được trưng bầy.. làm được như vậy sẽ giúp đỡ đắc lực cho nhiều thế hệ sinh viên, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nghiên cứu sinh trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Ðồng thời Viện Bảo Tàng này sẽ là một tấm gương vĩ đại, ai là người Tầu có thể nhìn vào đây mà suy ngẫm. Soi xét chuyện đời xưa và đời nay là bài học cho những kẻ xâm lăng. Mong ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản TQ hồi tâm làm một cử chỉ đạo lý với tiền nhân của họ. Cho trọn đạo làm người, trước tiên nên làm ngay Trai Đàn Chẩn Tế giải oan là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng, lang thang khắp mọi nẻo đường trên cạn, dưới sông ở đất nước Việt Nam, hài cốt chôn vùi bờ đầm, gò đống quanh Hà Nội, và nhiều đoạn sông Hồng, cửa Đại Bàng, sông Văn Úc, sông Cầu khắp nơi trên đất Việt nơi nào chẳng có. Riêng khu vực thủ đô Hà Nội những điểm tụ hội hài cốt người Tầu có thể kể từ đình làng Khương Thượng, Chùa Bộc, Chùa Đồng Quang là chung quanh khu vực gò Đống Đa. Nơi đây đã xẩy ra những trận đánh khốc liệt đẫm máu nhất. Cách đây hơn 200 năm (1789-2007).

Các sách sử VN ghi vào thời nhà Thanh được thiết lập ở Trung Hoa cũng như các triều đại đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Nhân cơ hội Lê Chiêu Thống kẻ đại diện triều Lê Mạt thối nát sang cầu cứu với hy vọng trở lại ngai vàng, Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng được lệnh đem ba vạn quân sang xâm lược nước ta.

Giặc Tầu tiến vào nước ta ngày 16-12-1788, chúng ỷ sức mạnh, đông quân tràn xuống chiếm Thăng Long. Tướng giữ thành Thăng Long là Ngô Văn Sở. Chủ trương của ông là tránh quyết chiến với giặc, tạm thời lui quân về Tam Ðiệp để bảo tồn lực lượng, kéo dài thời gian cho đại quân Nguyễn Huệ quyết định. Đó là một quyết định sáng suốt, hợp với ý đồ của chủ trương.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân(15-1-1789) đại quân của vua Quang Trung tới Tam Ðiệp, Ngô văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra chịu tội. Nhà Vua cười nói: “Ta biết đây là kế của các ông, lui quân để tránh thế giặc đang mạnh trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn kích lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ giặc vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải lắm!

Tại đây, Vua hội với Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân và các Đô Đốc, khẩn trương chuẩn bị phản công, chỉnh đốn quân ngũ, cắt xếp tướng lãnh, hoặc định chiến thuật, chiến lược cụ thể. Khi mọi việc đã chuẩn bị, Vua cho mở tiệc linh đình vào ngày 29 tháng Chạp để thiết đãi tướng sĩ trong bữa tiệc vua nói: “Bữa nay ta đã ăn Tết Nguyên Đán trước. Sang Xuân ngày 7 vào Thăng Long. Sẽ mở tiệc ăn tết kiết hạ, lại nói:

“Xuân sang, một là ăn tết, hai là chịu chết. Tướng sĩ phải hết lòng cùng ta”. Ai nấy đều hớn hở vui mừng. [24]

Nắm chắc phần thắng rồi: Hai lần ra Thăng Long, vua Quang Trung đã quan sát kỹ địa danh địa thế của Bắc Hà. Và trước khi dừng binh ở Nghệ An. Nguyễn Huệ đã mật sai quân đi do thám để nắm vững tình hình của địch. Ngày 15-1-1789 ra đến Tam Điệp. Tại đây Vua hợp quân với Ngô Văn Sở gấp chuẩn bị phản công.

Biên chế thành hai đạo quân, Đạo quân của Đô đốc Lộc vượt biển lên vùng Phượng Nhãn Lang Giang chắn đường rút lui của giặc, Đạo quân của Đô đốc Tuyết cũng theo đường biển đánh vào Hải Dương, diệt cụm quân địch đóng ở đây, và tiếp ứng cho trận công kích Thăng Long từ hướng Đông, theo kế hoạch đã định, từ vùng Biện Sơn – Tam Ðiệp. Khi khối bao vây xuất kích theo đường biển, thì đại quân có nhiệm vụ tiến công cũng bất ngờ vượt sông Gián Thủy. Đó là đêm giao thừa Tết Nguyên Đán liên tiếp ba ngày mồng 1, 2, 3, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống, như một cơn lốc suốt một giải dài từ Gián Khẩu tới Phú Xuyên. Sáng ngày 30-1 từ ngày quân ta bước vào tấn công các mục tiêu chủ yếu. Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi, Đô Đốc Đặng Tiến Đông, tiến công Đống Đa Vu Hồi vào thành Thăng Long. Còn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ công kích từ chính diện: chủ tướng Hứa Thế Hành bị giết, giặc chống giữ không nổi, phải tháo chạy về phía Đầm Mực, tại đây, đạo quân của Đô Đốc Bảo phục sẵn để tiêu diệt phần còn lại. Theo sử ghi lại trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, giáo mác, đao kiếm, gẫy như rơm, tên đạn bắn như mưa, kiếm đao vung lên như những tia chớp, đầu quân Tầu rụng như sung, máu đổ như suối.

Chủ soái Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt tháo chạy khỏi Thăng Long. Ngày mùa Đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn, và nhờ có bóng tối của đêm đen mà chủ soái Tôn Sĩ Nghị đã thoát chết và không bị bắt. Mất tự chủ, họ Tôn run cầm cập, bỏ cả ấn tín, mấy ngày sau còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn trên vùng rừng núi Bắc Việt, Tôn Sĩ Nghị mới thoát khỏi tay quân Tây Sơn. Năm thế kỷ trước, Hoàng Tử thoát Hoan con trai Hốt Tất Liệt Đại Hãn, có nhiều sừng cũng phải bẻ để chui vào ống đồng mới thoát khỏi quân nhà Trần.

Trở lại trận Đống đa: Đến ngày mùng 5 Tết thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 20 vạn quân Tầu bị giết, bị bắt làm tù binh. Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng chưa từng thấy. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đã bị nhuộm thuốc súng thành màu đen ánh.

Vua vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ chật đường nghênh tiếp Ngài và binh sĩ. Tiếng reo hò của nhân dân và binh sĩ vang dội một góc trời. Theo đúng lời hẹn, Vua cho tướng sĩ ăn Tết một lần nữa. Thành Thăng Long, nhân dân đua nhau mời tiệc vui mừng. Cả thủ đô cờ vàng phất phới tung bay.

Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, thông minh xuất chúng, có ý chí vững chắc và nghị lực không gì lay chuyển nổi. Ông hiểu rõ lịch sử, binh pháp, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, vừa là vị anh hùng dân tộc, vừa là một nhà lãnh đạo quốc gia biết nhìn xa trông rộng, là một nhà ngoại giao khéo léo, và một nhà quân sự tài năng. Nguyễn Huệ biết lựa chọn những người có khả năng vào những vị trí thích hợp. Ông tạo ra một thế hệ tướng lãnh kiệt xuất, những nhà ngoại giao tài ba. Không may cho dân tộc ta, ông chết quá sớm, chứ Nguyễn Huệ còn thì Nguyễn Ánh chắc chắn cũng như Lê Chiêu Thống bỏ xác nơi quê người.

ooOoo

Lịch sử dẫu đã sang nhiều trang… Ngày nay, mong rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân Trung Hoa, ai cũng còn chút lương tâm yêu thương nòi giống, và còn nhớ đến những người đã khuất trong các cuộc xâm lăng nước Việt Nam, hãy làm một cử chỉ thực tế. Bây giờ kinh tế Trung Quốc phát triển, Đảng vinh hoa, dân sung sướng chưa từng có, lại sắp đưa người lên du lịch Mặt Trăng nay mai cũng xin nhắc: (không được khạc nhổ bậy trên mặt trăng) về phương diện tâm linh thì mỗi gia đình người Tầu, nên bỏ ra chút tiền thiết lập bàn thờ cúng vong. Chỉ cần hoa, hương, nước trong, và cháo trắng. Còn về phần nhà nước, thì cần lập Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan. Đây là một trong những hình thức chữa trị những thương tích nội tâm, nối kết lại tình đồng bào, đồng đảng Trung Hoa với nhau. Chắc chắn sẽ làm vơi đi những oan khuất đã chất chứa nhiều thế kỷ xâm lăng Việt Nam. Chúng tôi có thể xác quyết với quý vị rằng: Đã có hàng triệu triệu sinh linh người Tầu đang vất vưởng ở Việt Nam, và nhiều hài cốt đến nay không có ai thừa nhận. Như thế thật là tủi cho người chết quá! Đáng thương tâm quá! Các trận chiến đẫm máu đã xẩy ra, từ thời Việt Nam mới lập quốc! An Dương Vương với Triệu Đà nhà Tần (257-207 trước CN)…

Chỉ kể những trận đánh lớn, năm 938 ở sông Bạch Đằng, giữa Ngô Quyền với Quân Nam Hán, trận này hàng ngàn chiến thuyền quân Hán đã bị đánh chìm, máu lính Tầu chảy loang đỏ cả dòng sông Bạch Đằng, Tướng Hoàng Thao cũng tử trận tại đây. Đến năm Tân Tỵ (981) cũng ở tại đây, đại chiến thủy bộ giữa vua Lê Đại Hành với quân nhà Tống, trận này Tầu lại thua đậm hơn trận trước, máu người Tầu cũng nhuộm đỏ cả dòng sông, và tướng Tầu là Hầu Nhân Bảo và hàng vạn thủy quân Tầu cũng chìm sâu ở sông Bạch Đằng này.

Năm Đinh Tỵ (1077) vẫn cũng Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh thủy bộ sang xâm lăng. Đánh nhau với quân Đại Việt do thống soái Lý Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong vòng 3 tháng. Binh lực của Tống triều trên 20 chục vạn cả thủy lẫn bộ đều đại bại, quân Tầu chết gần hết, phải cúi mặt xin rút quân. Triều nhà Trần, Việt Nam ba lần đại kịch chiến với Thành Cát Tư Hãn (1257-1285-1288). Như đã nói trên đa số tướng soái là người Mông Cổ, nhưng 50 vạn quân sĩ toàn người gốc Hán cũng quanh quẩn ở Thành Thăng Long. Và sông Hồng, ba lần ít nhất là 50 vạn, rồi đến thời nhà Minh, với Lê Lợi. Mười năm chinh chiến biết mấy chục vạn, rồi nhà Thanh với vua Quang Trung, trận Đống Đa Việt Nam. Xác người lính Tầu tính sao xuể!

Cho nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần tổ chức lễ Trai Đàn Chấn Tế giải oan là hết sức hợp tình hợp đạo lý. Điều này cũng lại rất phù hợp với truyền thống của dân Trung Hoa. Pháp hội này được chính vua Lương Võ Đế khởi xướng.

Duyên khởi như sau:

“… Về tập tục theo Hòa Thượng Đạo An, cầu siêu độ cho người chết,” vốn không phải là một tập tục của Phật Giáo, tập tục này chỉ bắt đầu ở Trung Hoa từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738 vua Đường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc ở mỗi quận phải xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Đó là chùa công do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các tiết lễ quốc gia. Cầu cho quốc thái dân an. Năm 755 An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn trong một năm chiến tranh. Số người chết, chiến sĩ của cả hai bên và dân thường nhiều vô kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn nước Tầu, thỉnh chư vị cao tăng, đại đức thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho các chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến. Đây rõ ràng mục đích chính của nó là chữa lành những vết thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên trong nghi thức này cũng dành cho tất cả các loại cô hồn đều được triệu thỉnh về tham dự. Đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Dân chúng Trung Hoa thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo. Từ đó lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục phổ biến lan sang cả các nước láng giềng như nước ta.

Theo tinh thần giáo pháp của Đức Thế Tôn, những nạn nhân của cuộc xâm lăng xấu số, tướng Tầu, lính Tầu, nhiều phen chết ở Việt Nam nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Phật Giáo Trung Hoa nên đứng ra tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, thì đồng bào Việt Nam sẽ đồng tâm cầu siêu cho tất cả trong tinh thần bao dung, không kỳ thị…

Với ban lãnh đạo Bắc Kinh, đây là cơ hội tốt nhất để chữa lành vết thương, đưa những niềm oan khuất này lên vùng ý thức dân tộc Đại Hán để nhận diện, để khóc thương, để cầu nguyện và chấp nhận sự thật… Chính nó là Cam Lộ Tình Thương của đạo Phật nhiệm mầu, cho các vong hồn phiêu linh và các loài quỷ đói nhiều thế kỷ được hưởng ân phước của Tổ Quốc Trung Hoa vĩ đại.

Trai đàn chay sẽ cung cấp thức ăn để phân phát cho hàng triệu triệu vong hồn tử sĩ. Chẩn là phân phát, tế là cứu giúp, tế độ những kẻ oan khiên kia ra khỏi cảnh ngộ ngặt nghèo, ngàn năm không ai đoái hoài. Các triều đại Trung Hoa làm ngơ, dân Trung Hoa phớt lờ, thành ra các vong linh lâm vào cảnh khốn cùng! Ôi! Có tin vui trong một ngàn năm tuyệt vọng!

Trai Đàn Chẩn Tế cũng là để hướng dẫn các hương linh sám hối, cho hương linh có cơ hội nghe Kinh để chuyển hóa mà vãng sinh cực lạc quốc, hoặc nếu có đầu thai làm người Trung Hoa trở lại, xin nguyện quyết không đi lính sang xâm lăng Việt Nam nữa. Sự có mặt của ngài Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào, ngài Thủ tướng, ngài Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, tới tham dự lễ trai đàn sẽ có ảnh hưởng rất lớn, một sự quan tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện, sẽ là một công lao lớn, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia. Một đất nước Trung Hoa luôn luôn đi theo giá trị tinh thần truyền thống trong công cuộc kiến quốc vĩ đại ở cái thế kỷ 21 nầy.

Nếu quý ngài muốn tổ chức một Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan cỡ quốc tế, xin lưu ý mời Đại lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, ngài có nhiều kinh nghiệm tổ chức trai đàn và cần mời các vị Tổng Thống Pháp, Mỹ, Nga… Coi như sứ điệp Hòa Bình của nhân loại.

Xin nhất tâm phụng thỉnh Chư tôn Hòa thượng Ðạo cao Ðức trọng, kể cả Phật Giáo Việt Nam và Phật giáo Trung quốc, đứng ra lãnh trách nhiệm Cầu Siêu Bạt Độ cho chư vong linh quân lính Trung Hoa tử trận tại chiến trường Việt Nam.

(Điều nầy nên liên lạc giữa hai bên để thành lập một “Ban tổ chức” quy mô giữa Phật giáo của hai quốc gia Việt Trung để thực hiện. Lãnh đạo nhà nước Trung Hoa hiện nay phải là phần chủ động.)

Linh vị quý vị có thể được viết bằng chữ Hán, nếu muốn có thể in trên nền giấy mầu đỏ cho đúng với truyền thống Trung Hoa.

Nội dung linh vị các vị tướng Tầu và binh sĩ hữu danh vô danh, dùng chữ Hán tạm phiên âm như sau:

Phụng vị quá khứ liệt vị tướng soái Trung Hoa… Ức triệu chư vong, thuộc Tổ tiên Dân tộc của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa…

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, ngót gần 4000 năm và hàng vạn chiến sĩ trận vong chết tại Gò Đống Đa, hàng triệu mạng chết trên Sông Bạch Đằng v.v… Hữu danh Vô vị, Hữu vị Vô danh, nhân lễ kỳ siêu bạt độ nầy mà Siêu sanh Cực Lạc quốc.

Chúng con đại diện cho dân tộc Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện diện nơi đây. Nguyện xin chuyển hóa…

ooOoo

Nếu được như vậy nhân dân Việt Nam sẽ hết lòng giúp đỡ các ông bằng mọi khả năng sẵn có.

Cũng xin lưu ý:

* Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn tìm hài cốt tổ tiên (xin liên lạc với người nổi tiếng về khoa ngoại cảm. Việt Nam hiện có nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng được Đảng Cộng Sản xác nhận như Nguyễn thị Phương, Vũ Thành Bát, Dương Mạnh Hùng, thiếu tướng Chu Văn Phát, họ có thể tìm những ngôi mộ cách đây mấy trăm năm, như mộ Huyền Trân Công Chúa đời Trần. Mộ tướng quân Hoàng Công Chất, từ đời chúa Trịnh cách đây gần 300 năm). Theo viện Khoa học Liên Hiệp và giới trí thức Hà Nội, thì các nhà ngoại cảm chỉ là người phiên dịch trung gian, giữa người chết và thân nhân người còn sống, mà họ đã đem đến cho hàng vạn gia đình có người thân mất tích trong các cuộc chiến tranh.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khi được phỏng vấn thì người cõi âm rất cần ở những tấm lòng của người thân. Và họ sợ bị người thân quên lãng.

Hàng triệu người Tầu chết trận ở Việt Nam đã bị lãng quên! Họ cô quạnh, hẩm hiu, nơi đất khách. Họ luôn trông chờ tình cảm của người thân nơi tổ quốc vĩ đại nghĩ về họ. Sáng ngày 2-4-2007, phái đoàn 7 nhà ngoại cảm cùng đi dự Lễ Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng giải oan, do HT Nhất Hạnh tại Quốc Tự Diệu Đế, THPG Thừa Thiên, Huế – Chiều ngày 3-4-2007 có Đại Chẩn Tế tâm linh cô hồn, họ đã phải bật khóc khi trông thấy nhiều hương linh lũ lượt vào tranh nhau ăn mày công đức nơi cửa Phật.

* Còn chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc muốn khai quật khu gò Đống Đa để đem hài cốt người Tầu hồi hương – giá nhân công rất rẻ. Xin liên lạc Bộ Lao Động, Bộ Thương Binh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

[24] Dẫn tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 7 tháng 11 năm 2006.

@Bài do tác giả gửi ngày 7 thang 8 năm 2010

Click to listen highlighted text!