Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”


Quốc ngữ quyết định sự tồn tại của dân tộc.

Chữ Nôm của người Việt Nam có từ thời cổ và suốt thời kỳ bị người Hán đô hộ mãi đến năm 938. Tuy cả ngàn năm bị đô hộ, trên các văn bản hành chánh công quyền vẫn dùng chữ Hán nhưng trong sinh hoạt đời thường người Việt vẫn nói tiếng Việt và dùng chữ Nôm.

Đến đời Hậu Lê trên 300 năm, chữ Nôm được phát huy với sự ra đời những áng văn thơ chữ Nôm nở rộ, dẫn đầu là vua Lê Thánh Tôn với dòng thơ chữ Nôm tuyệt tác.

Nhà Tây Sơn – thời gian nắm quyền ngắn ngủi với chinh chiến triền miên, vua Quang Trung với đại chiến công đánh đuổi 20 vạn quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Tuy nhiên với một vị vua chuyên về võ nghiệp để cứu nước, vua Quang Trung đã cùng với danh thần Nguyễn Thiếp đã lập nên viện Sùng Chính (Viện Hàn lâm ngôn ngữ) – để phát huy chữ Nôm như một quốc ngữ độc lập của Việt Nam, tách biệt rạch ròi với chữ Hán để nói lên chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc.

Vào đầu thế kỷ XIX (19) – theo bước chân bành trướng chiếm hữu thuộc địa của quân Pháp, các linh mục dòng tên Thiên Chúa Giáo đã đến Việt Nam để truyền giáo và đồng thời cũng biến tiếng nói của ba miền Việt Nam thành chữ quốc ngữ. Hệ thống hoá trên bảng chữ cái của phương tây và chuyển đổi thành Việt ngữ cho đến nay, càng ngày Việt ngữ được phát huy, phong phú hơn và thơ ca, âm nhạc, văn chương, ca dao v.v… được chắp cánh vì chữ việt chuyển tải được hầu hết tất cả cảm nghĩ của người Việt khắp đất nước và cũng tiến gần hơn với các ngôn ngữ khác của thế giới. Từ đó, trong các văn kiện hành chính quốc gia được cập nhật và thi hành thống nhất trong cơ chế công quyền.

“Tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà nhà cần phải học…”

Thế nhưng gần đây khi có một số nhà khoa bảng tại Việt Nam đề nghị: thay đổi bảng chữ cái nguyên thủy của tiếng Việt thay thế chữ bằng ký tự, phát âm tiếng Việt ngọng nghịu trúc trắc làm cho các phát âm khó khăn và làm tối nghĩa đi của tiếng Việt. Thậm chí cho in sách giáo khoa dành cho bậc tiểu học cách học “tiếng Việt mới” của họ. Là người Việt, chúng ta nghĩ gì ?.

Nước Champa (Chàm) không còn trên bản đồ thế giới kể cả tiếng nói của người Champa cũng lụi tàn đến nay cũng chỉ dùng Việt ngữ. Tất cả 54 sắc tộc thiểu số ở Việt Nam (tuy cũng có riêng tiếng nói của mỗi sắc tộc) nhưng tổng thể về văn kiện hành chánh và giao tiếp điều xử dụng Việt ngữ làm ngôn ngữ chính.

Cuộc chiến 1979 – Đặng Tiểu Bình lấy cớ bảo vệ người Hoa ở Việt Nam nói tiếng Hán để tấn công vào 6 tỉnh của Việt Nam để “Dạy cho Việt Nam một bài học”.

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nước Nga của Putin xua quân xâm lược Ukraine lấy cớ tiêu diệt tân phát xít và bảo vệ người Nga trên đất Ukraine. Nước Ukraine từ thế kỷ 16 dưới thời Peter đại đế đã bị sáp nhập vào Nga thuộc Sa Hoàng và trong hai thời I, II đại chiến thế giới, Ukraine là quốc gia nạn nhân của các lân bang lớn nhỏ xâu xé, xâm chiếm và chia cắt liên tục nhưng may mắn thay nước Ukraine lại xuất hiện Taras ShevchenKo (1814 – 1861) một cậu bé mồ côi 13 tuổi khi đã là nông nô của bọn chủ nô phong kiến và Taras ShevchenKo trở thành đại thi hào, họa sĩ, viện sĩ, hàn lâm ngôn ngữ, chiến sĩ đấu tranh, tái sinh ngôn ngữ Ukraine và xác lập ngôn ngữ, tao thế đứng chính thống cho người dân Ukraine. Những trường ca phục quốc Ukraine của Taras ShevchenKo đã phủ nhận lập luận xâm lăng của Putin rằng: “Ukraine là của nước Nga cũng nói tiếng Nga”. Tinh thần của Taras ShevchenKo và ngôn ngữ Ukraine đã thổi bùng lên dòng máu yêu nước của toàn dân Ukraine, vùng lên đấu tranh giữ nước mà gần một năm qua trước sự xâm lược Ukraine của Nga. Chúng ta thấy, phải chăng ngôn ngữ Ukraine đã được tái sinh và phát huy từ Taras ShevchenKo và nó đã trở thành vũ khí giữ nước bất khuất của người dân Ukraine hôm nay!

Thành viên NTHF – Hồ Tùng

Nguồn: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”
(Phạm Quỳnh)


Click to listen highlighted text!