Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Luận văn niên khóa 2005-2006


Luận văn tiêu biểu của học sinh và sinh viên trong chương trình học bổng Nguyễn Thái Học.

Bài sô 1
Nguyễn Đăng Thạch
Trung học – 2006

Sinh ra và lớn lên ở thị xã nhỏ của một tỉnh nghèo miền Trung, tôi và nhiều bạn bè khác đều nuôi trong tâm trí mình bao ước vọng. Qua mỗi lứa tuổi, mỗi thời điểm, ước mơ của tôi có khác đi ít nhiều nhưng có điều chắc chắn là ước mơ nào cũng hướng đến chân trời mới rộng mở và tươi sáng hơn.

Trong hồi ức của tôi, con đường chạy ngang trước nhà vốn ngắn và hẹp, ngày nắng thì bụi mịt mù, ngày mưa lại càng tệ hại hơn – lầy lội, nhão nhoét rất khó đi.

Dạo ấy, ba tôi đi làm ăn xa, chỉ mình mẹ ở nhà đưa đón chúng tôi đi học. Nói chúng tôi vì tôi còn có một đứa em trai nữa. Cứ mỗi sáng, mẹ dậy sớm, dắt xe máy ra khỏi nhà, em tôi ngồi phía trước, tôi ngồi phía sau ôm chặt lấy mẹ. Mẹ chở tôi đến trường tiểu học còn em tôi đến trường mẫu giáo. Một ngày mùa đông, hơn sáu giờ mà trời vẫn còn tối, lại mưa tầm tã.

Đường trơn, vết xe ô tô cày xới, gồ ghề rất khó đi, tay lái mẹ loạng choạng thế nào khiến xe ngã nhào, cả ba mẹ con đều lấm lem bùn đất. Sợ tôi trễ học, mẹ không quay về nhà mà chở luôn đến trường. Ngồi trong lớp học, áo bẩn lại ướt nhưng gắn chịu, chỉ buồn vì mẹ tôi vất vả. Nếu có ba tôi ở nhà hoặc nếu con đường đến trường bằng phẳng hơn thì sẽ thuận lợi cho mẹ tôi biết bao.

Có lẽ từ lúc ấy, tôi bắt đầu mơ ước thành kỹ sư cầu đường. Tôi muốn được góp phần tu bổ, nâng cấp con đường gập ghềnh đầy ổ gà ổ voi và thiết kế những con đường mới ở nhiều nơi để các em nhỏ đến trường dễ dàng, những cụ già không phải bước thấp bước cao dò tìm lối đi. Không những thế, bộ mặt của quê hương sẽ quang đãng hơn nhiều nếu công trình giao thông được hoàn thiện. Xe cộ qua lại thuận lợi, kinh tế phát triển, ánh sáng văn minh sẽ tỏa đều; đáng quý hơn là con người sẽ có cơ hội đến gần nhau hơn. Vật chất ở đó, tinh thần cũng ở đó! Tuy nhiên ở độ tuổi mười sáu, mười bảy tôi đủ trí khôn để hiểu, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ nếu như thụ động ngồi chờ.

Chuyện cổ tích giữa đời thường phải được viết bằng mồ hôi chứ không phải bằng cây đũa thần. Bao nhiêu trang sách và bao nhiêu trang đời đã giúp tôi nhận thức điều đó. Tôi bắt đầu bằng việc học. Sự cần cù chăm chỉ sẽ giúp tôi từng bước đạt mục đích của mình. Nhiều lúc cái chứng viêm mũi mãn tính đã làm tôi mệt mỏi nhưng tôi nghĩ mình cần phải nỗ lực, điều đầu tiên phải chiến thắng bản thân!

Trước mắt tôi là hai năm học phổ thông, tôi cần học thật tốt để thi đỗ vào trường đại học giao thông vận tải. Tôi hình dung niềm vui và cũng là thử thách khi được tìm tòi, nghiên cứu một ngành nghề mà mình ưa thích để rồi ngày mai mình đem áp dụng vào thực tế. Mỗi ngày, qua các phương tiện truyền thông, tôi thấy những con đường, những cây cầu tuyệt đẹp ở nhiều nơi trên thế giới nó vừa là sản phẩm của công nghệ hiện đại vừa là sản phẩm tuyệt đẹp của trái tim con người. Tôi ước ao trên nhiều vùng đất của quê hương mình cũng có những công trình như thế – bắc qua không gian, thời gian và chạy về tương lai. Mạch máu có căng tràn thì cơ thể mới hồng hào.

Tôi hy vọng đất nước mình sẽ làm được nhiều điều kỳ dịu. Giao thông đô thị và nhất là giao thông nông thôn sẽ không còn nhiều cách biệt. Tất nhiên tôi biết được sẽ rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với thực tế. Một đất nước ở vùng nhiệt đới năm nào cũng gặp bão lũ, đời sống của nhân dân còn nghèo và tệ tham nhũng tràn lan. Những con đường loang lổ, những mố cầu trơ ra… đâu phải chỉ vì nước cuốn mà còn vì sự tính toán cho riêng mình của ai đó. Sống chết mặc bay… Những kẻ đang làm nghèo đất nước nhiều năm qua bị báo chí phanh phui đưa ra trước công luận. Phải có những con đường và những cây cầu ngang tầm thế kỷ làm nên diện mạo mới cho đất nước ta trong xu thế hội nhập đang diễn ra từng ngày.Những người tuổi trẻ hôm nay cần “vẽ chân dung” mình đậm nét trong mỗi bước đi lên. Tôi đang nuôi chồi xanh hy vọng.

Tôi có hoang tưởng lắm không? Người ta thường nói cuộc sống sẽ có ý nghĩa khi con người biết ước mơ. Tôi tin, không chỉ riêng mình mà rất nhiều bạn cũng đang ước mơ như thế. Một cánh én không làm nên mùa xuân nhưng nhiều cánh én sẽ làm mùa xuân luôn tồn tại.

Nhà tôi nằm ở đường Tiểu La. Muốn đến trường phải băng qua con đường mang tên chí sĩ Nguyễn Thái Học – Người anh hùng sống vì lý tưởng cao đẹp và ước mơ mãnh liệt; dám đem tuổi xuân và xương máu của mình để đánh đuổi giặc Pháp. Dẫu đại cuộc không thành nhưng người chí sĩ cũng kịp thắp lên ngọn lửa soi đường cho tuổi trẻ Việt Nam – một giai đoạn đầy khó khăn và tối tăm của đất nước. Câu nói của người chí sĩ ký thác trước khi bước lên đoạn đầu đài: “Không thành công cũng thành nhân” gợi cho chúng tôi nhiều suy nghĩ rất sâu sắc.

Tôi đang phấn đấu để “thành nhân” trước khi vươn tới đích của đời mình.


Bài sô 2
Charles Chau Nguyen
University of Houston

Hero

He steps up to the line as he looks across the net. His opponents are standing here ready, looking and waiting for the delivery. It is going to be a hard one and the opponent knows it. The ball is tossed and the racquet head is moving heavily to bash that yellow ball. The ball is hit. Here comes the delivery.

The quick opponent moves toward it and tries to swing. My coach moves in
towards the net, like a cat ready to catch a mouse. The opponent?s teammate moves eagerly, around the net, waiting for his partner to hit the return. The ball skids off the line and goes through the air at 127 miles per hour. The opponent does not even get the ball back. A clean ace hit out wide.

That is my coach Remi Osho, who is my hero. He is not like the greats like Agassi, Sampras, Lendl, or Laver, but he was a professional tennis player once. He is also a second father for me to look up to. He teaches me thing on and off the tennis courts. The lessons that he teaches me are his own experiences, trying to inspire me, and lessons of life I can use.

He has a lot of experience. There are times that I feel like I will never learn
enough from him. Every time I play against him, there are always new tricks that he pulls out of the bag. At times, I do not know where he is going with his selected shots. Even if he cannot run well, he finds some way to make up for it. I hit a drop shot forcing him to hit an easy shot, but he uses his experience to hit a drop shot right back and then I end up hitting the easy shot for him to put away. He has also been through the ups and downs on and off court, so he tells me things that I should and should not do when the situation comes. Therefore, he leads me in the right direction that I need to go.

My coach is always trying to inspire me. He knows at times that I do not enjoy playing in the junior events, so he puts me in the Men’s Open events to tell me that I have a long learning road to go. In knowing what is in the Men’s Open division I practice harder with more intensity. He also inspires me by telling me that, “You are able to beat anybody and no one has the ability to beat you, but you have to get the brain to work right before you can win those huge matches?” Which is a good way of telling me that I have to work on the mental game, instead of saying flat out that your mental game is terrible.

Another way my coach inspire me is that the way he plays is just amazing. I think about the way that he plays is great, but he only reached the 130’s rank in the world. In this way, I can train myself harder and hopefully surpass his level.

Last and not least, my coach teaches me things that I can use off the court. In tennis, you have to be patient and wait for the shot that you want to win the point. Not only does he tell me that, but he also says that in the outside world the same concept can be used. For example, he says that when you want to rush something to be done and not look for the right moment to do it, you might end up with some consequence that you did not look at ahead of time.

Now, you are going to be stuck with it instead of waiting for the right moment where everything can come and run smoothly. Another life lesson that he taught me is that the anger that I have must be controlled, so that I do not waste energy excessively for something I did wrong in the past. He told me, if it happens, then it happened already and you cannot do
anything to change the past. Therefore, why do you need to throw your racquet, thus risking a chance of cracking your racquet, or wasting your energy getting mad?  Instead, you could just walk to the other side and figure what you did wrong and fix it the next time it happens? He also said that I could use this concept outside of tennis, especially in the business world.

Experience, inspiration, and lessons can all be learned from my coach Remi Osho, when I am around him. The way he takes care of me makes him my second father, and all of these qualities are what makes him my hero.


Bài sô 3
Đinh Văn Quyền
Đại Học Khoa Học

Mỗi người đều có ước mơ riêng .Kẻ muốn làm bác sỹ để phục vụ bệnh nhân ở bệnh viện ,kẻ khác lại muốn trở thành ca sỹ để đem tiếng hát đến cho mọi người …Riêng em , em lại có ướ mơ trở thành một giáo viên dạy văn trong tương lai . Và điều đó đang dần dần tiến đến con đường mà em đang mong ước bấy lâu nay.

Em được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nàn , lạc hậu , kinh tế chậm phát triển ,một miền được bao bọc 17 ngọn đồi , một vùng quê người ta thường gọi là ” chó ăn đá , gà ăn sỏi. “

Nơi đây ,người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ngày ngày họ phải “bán mặt cho đất , bán lưng cho trời “, thế mà nhiều lúc cũng không đủ ăn vì thời tiết không mấy ủng hộ. Hầu hết người dân ở đây là những gia đình đông con. Một số gia đình bắt con cái của họ phải bỏ học sớm để vào rừng đốn củi, đốt than , hái chè …

Riêng em cũng xuất thân trong một gia đình nghèo nàn, gia đình đông con. Lúc còn nhỏ, em nghĩ rằng , em cũng không thể học hết lớp 12 huống gì là Đại học. Ấy thế mà thời gian thắm thoắt trôi qua. Hiện nay em đang học năm thứ 3 Trường Đại Học Khoa Học – Huế. Trong thời gian đó ,em không thể kể hết được những vất vả của bố mẹ em nơi đây được.

Khi bước chân tới trường nhâp học, em nghĩ răng : Liễu bố mẹ em có thể vượt qua được gánh nặng này không ? Nhìn vào nỗi vất vả của bố mẹ em như thế, em phải cố găng học hơn nữa và đi làm thêm ngoài giờ. Công viêc chủ yếu là đi dạy thêm vì cũng không có việc gì ngoài công việc ấy. Được cái này thì mất cái nọ. Nó cũng làm mất rất nhiều thời gian học tập của em , nhưng cũng chẳng biết làm sao cả, đành chịu khó vậy. Dù khó khăn mọi bề nhưng không bao giờ em nản chí, luôn cố găng học tập và rèn luyện đạo đức để sau này trở thành một người hữư ích cho xã hội.

Được biết đến Chương Trình Học Bỗng Nguyễn Thái Học là niềm vinh dự đối em. Và nếu em được Học bỗng của chương trình, thì nơi đây là nguồn động viên lớn đối với em và gia đình em. Khó khăn trước mắt là hai năm nữa ở trường Đại học và xa hơn nữa là sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp thì sao đây ? Có phải ước mơ cũng chỉ là ước mơ ? Vấn đề việc làm là vấn đề bức xúc đối với xã hội Việt nam , một xã hội mà ” thầy nhiều hơn thợ”. Phần lớn là các sinh viên khi ra trường thất nghiệp, một số làm trái nghề với những gì họ học. Đối với em, em tiên đoán sau khi ra trường có lẽ cũng hơi khó khăn vì đi dạy hay xin làm một việc gì cũng liên quan đến kinh tế (money). Em nói vậy có lẽ ban chương trình hiểu rõ.

Qua những lời chân thành nhất mà em muốn gửi cho Ban chương Trình Học Bỗng Nguyễn Thái Học được biết . Em kính xin Ban Chương trình Học Bỗng Nguyên Thái Học tạo mọi điêu kiện giúp đỡ em, để em tiến bước trên con đường học vấn. Em hứa, em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện tư cách đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội và xứng đáng là con – cháu Anh Hùng Nguyễn Thái Học .


Bài sô 4
Luận văn Học bổng Nguyễn Thái Học niên khóa 2006
Lê Văn Hùng, Đại Học Sư Phạm

Em còn nhớ,có một nhà bác học Mỹ đã nói rằng: “người không sinh ra người,đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục” câu khẳng định này nhằm nói lên tầm quan trọng thật to lớn đối với giáo dục và nền giáo dục mà mỗi con người sinh ra được cơ may đến trường học tập và rèn luyện trưởng thành trong đó.

Uớc mơ là điều mỗi chúng ta hiện nay chưa có hay có mà đang còn quá ít ỏi, là điều chưa tới là điều chưa nằm trong tầm tay mỗi chúng ta, thế nhưng ở đâu có ước mơ thì ở đó có khơi mần của sáng tạo, có nỗ lực để vươn tới. Cũng vì nhờ có ước mơ nhỏ bé khiêm tốn là trở thành một giáo viên, trở thành người được mạnh danh là nghề trồng người, là kỹ sư của tâm hồn và vui mừng biết mấy khi mình sẽ được ra trường và giảng dạy trong một trường có tiếng đào tạo tốt trong xã hội.

Chính vì lẽ đó nghành sư phạm hiện không phải là nghề gặt hái ra nhiều tiền trong thời kì mở cữa thị trường như hôm nay, nhưng em đã chọn nghề nhà giáo và bây giờ mặc dù chưa thành công mỹ mãn, chưa bước tới đích điểm tốt nghiệp đối niên khóa đào tạo nhưng phần nào đó em đang từ ngày tháng dần bước tới để trờ thành người giáo viên giảng dạy môn Tin học và nhiệt tâm hướng dẫn đào đào tạo cho xã hội nhiều học sinh có tâm huyết và có kiến thức thực sự để phục vụ hữu hiệu cho xã hội và đời sống.

Hướng đến tương lai của nghề giáo viên cũng chính là lúc bản thân phải tự đặt ra nhiều vấn nạn thách thức hiện đã và đang và sẽ đối diện với chính mình từng ngày mà hiện thời chưa có được một đáp số chung nhất !

Với một cơ chế thị trường đang tác động và ảnh hưởng sâu rộng và lan tới mọi tận cùng ngõ ngách của đời sống. Tất cả đều hối hã…đều gấp rút đều sống theo một nhịp chạy của thời gian công việc, của nhu cầu tiêu thụ và hưởng thụ. Xem ra mọi điều đang được định đoạt và lấy làm chuẩn mực qua lăng kính của đồng tiền… đạo đức đang có chiều hướng đi xuống …vì thế nó cũng tác động mạnh mẽ,sâu sắc vào chính ngay mỗi một người giáo viên khi ra trường.

Có người đã nói rằng: Muốn cho ai cái gì thì trước hết mình phải có chính cái đó trước. Nngoài kiến thức về chuyên môn, người giáo viên tốt phải là trước hết là một con người công dân tốt, giáo viên là khuôn mẫu để các thế hệ học sinh noi gương, bắt chước trong khi mình cũng là một con người “Nhân vô thập toàn” vì vậy điều tối cần và cũng là khó khăn không nhỏ là mình phải là một con người, một giáo viên có kiến thức, nghiệp vụ sư phạm hợp lý khoa học và nhân bản thực sự.

Trong môi trường giáo dục mà bản thân được đến công tác cũng có thể có nhưng thiếu thốn có những bất đồng về quan điểm sống, phương cách giảng dạy giữa những thế hệ giáo viên bởi rào cản tuổi đời trong nghành nghề mà mình phải tự kiếm tìm để có đáp số dung hòa, vấn đề cũng không kém phần quan trọng khác nữa là: Giữa đồng tiền và kiến thức, mình phải sống và hành động cân bằng giữa tiếng lương tâm nghề nghiệp và thương mại hóa giáo dục. Không có tiền thì không sống và tồn tại được. Nhưng chỉ chú tâm đến kinh tế hơn thiệt thì vô tình mình đã biến vấn đề giáo dục thành món hàng trao đổi mua bán đổi chác, khi ấy nó không còn là nghề trồng người đúng nghĩa nữa.

Tương lai trước mắt là có cơ hội và thách đố, có thuận lợi và khó khăn mà hoàn cảnh không một ai giống nhau cả trước bàn cờ cuộc đời, nhưng cũng là lúc mà câu nói của một danh nhân răn dạy người hậu thế vang lên để chúng ta suy ngẫm: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”

Tấm gương và nhân cách sống của Nguyễn Thái Học cũng hiện đang còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay và mai sau. Nói đến Nguyễn Thái Học hay nói đến VNQDĐ là chúng ta nhớ đến câu nói và phương châm hành động nỗi tiếng của họ là: “Không thành công thì thành nhân” và cũng nhớ đến phong trào cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng, đây là một tổ chức tiêu biểu của khuynh hướng cách mạng dân chủ ở Việt Nam trong nhưng năm 20, với bộ phận hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc Dân Đảng là nhóm: Nam Đồng Thư Xã… do nhà giáo Phạm Tuấn Tài và Phạm Tuấn Lâm thành lập.

Nam Đồng Thư Xã chuyên in ấn những sách báo yêu nước như gương thành bại..gương thiếu nhi… sau đó nhóm này mau chóng phát triển thu hút nhiều thành phần trí thức tham gia trong số đó có Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thái Học là một anh hùng yêu nước,yêu tự do độc lập cho dân tộc, không muốn nhìn thấy cảnh đồng bào dân tộc mình sống dưới ách đô hộ của thực dân xâm lược…nhưng chỉ tiếc là tổ chức của VNQDĐ chưa thành công.

Mặc dù chưa thành công nhưng những thành phần lãnh đạo và nhất là Nguyễn Thái Học đã để lại cho dân tộc những trang sử hào hùng những đức tính tốt đẹp với ý chí kiên cường, bất khuất không ngại mọi gian khổ, đau thương để xây dựng và kiến tạo cho đồng bào của mình cuộc sống ấm no hạnh phục và tự do.

Con người và tinh thần đó của Nguyễn Thái Học là bài học là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ biết vươn lên sống học tập cho dù còn nhiều gian khổ thách thức. Nhưng mỗi khi chúng ta biết định hướng, biết nhắm mục đích vươn tới thì chúng ta nhất định vươn tới đích trong cuộc sống nhiều cảm bẫy. Tấm gương anh hùng dân tộc đó dạy ta biết trau dồi đạo đức, kiến thức và ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống, không chỉ riêng cho cá nhân mình, nhưng còn cho mọi người khác, cho cộng đồng và xã hội, để chúng ta chung tay dựng xây xã hội ngày một ấm no, giàu mạnh và hạnh phúc hơn.

Click to listen highlighted text!