Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Luận văn niên khóa 2006-2007


Luận văn tiêu biểu của học sinh và sinh viên trong chương trình học bổng Nguyễn Thái Học.

Bài sô 1
Đỗ Vũ Anh Thư

My family emigrated from Việt Nam when I was only three years old. Even though my brothers and I grew up in America, my parents made sure that we never forgot our heritage. Along with going to school during the weekdays, I attended Hùng Vương Vietnamese Language School every Saturday to learn the language of my ancestors. I was a student for nine years, and I still attend every Saturday as a teacher for the third grade.

Without Hùng Vương School, many Vietnamese-American children would have never been able to truly appreciate the beauty of their ancestors’ language and culture. I attend school every Saturday with contentment knowing that I am able to help the kids and take tremendous pride in the fact that they look to me as a role model. I also remain active in the Vietnamese community by volunteering for the Vietnamese Voluntary Foundation (VIVO), which seeks to help Vietnamese refugees who have newly entered America. During the last four years at VIVO, I have found great fulfillment in tutoring Vietnamese immigrant children. I also tried to spread awareness at my high school.

My school’s Vietnamese Club participated in local cultural assemblies and New Year’s festivals and parades each year. We also dressed in traditional Vietnamese outfits every New Year’s in order to promote our culture on campus. We also fundraised and donated money, as well as school supplies and toiletries, to the charity Project VietNam. By being involved with Hùng Vương School, VIVO, and other activities in the Vietnamese community, I believe that I will be able to reach out to young Vietnamese-Americans and convince them to nurture their exquisitely unique culture.

I have set high goals for myself in regards to being an active voice of the younger Vietnamese-American generation. I want to more heavily promote the Vietnamese culture to children and teenagers who do not realize how wonderful it is to understand and embrace their heritage. I think I, along with others my age, show courage by taking a stand within our oftentimes inactive generation. I want to prove to the elders who have lost faith in us that there are those of us who have not forgotten our heritage.

There are those of us who have tremendous drive and courage to persuade the rest of our peers. Additionally, by being involved in the Vietnamese community, I have made lasting friendships with people who share the same passions I do. I am very fortunate to have met people who not only take the same pride in their culture, but are great individuals as well. They are supportive, kind, funny, and intelligent. I think this more than proves that there are certainly worthy people in my generation who will be able to follow in the footsteps of our elders and be good role models for our juniors. I will never lose the passion to promote my culture and I will never rest in my fight to spread this passion to other Vietnamese-Americans.

Although my obstacles are nowhere as daunting as those faced by Nguyễn Thái Học, I think we share the same love and passion for our people and our culture. He was the youngest revolutionary leader in our country’s history, beginning his revolutionary career at just 25 years old. He was a young man who felt a great responsibility to his country to speak out and act against the French. I strongly hope to channel his sense of duty and love of country in the new “revolution” I feel that more than ever people my age are finally stepping out there to strengthen the voice of the Vietnamese community outside of Việt Nam. I am proud to be part of and strive to become a productive member of this development.


Bài sô 2
Phan Đình Ngọc Châu

Thế là em đã kết thúc năm học lớp 10 và chuẩn bị bước vào năm 11 với tâm trạng vừa phấn khởi vừa xen lẫn chút lo âu. Lớp 10 vừa qua em vẫn là học sinh giỏi ở trường Quốc Học, Huế.

Năm vừa qua, lớp em đã tham gia tích cực rất nhiều hoạt động như: trại chào mừng kỉ niệm 110 năm thành lập trường, trại 26/3, các hoạt động của Đoàn trường, văn nghệ, học sinh thanh lịch, cùng nhiều hoạt động thăm và giúp đỡ các trung tâm trẻ em nghèo, khuyết tật ở các phường Tây Lộc, Vỹ Dạ thuộc thành phố Huế.

Chúng em đã đóng góp nhiều đợt lạc quyên ủng hộ học sinh nghèo, đồng bào các vùng thiên tai bão lũ, đặc biệt năm qua có rất nhiều cơn bão lớn thổi vào miền Trung vốn đã khó khăn nghèo nàn. Qua một năm với những hoạt động xã hội như vậy, em đã học được cách sinh hoạt cộng đồng, quan tâm, thông cảm và ước muốn giúp đỡ nhiều hơn đến hoàn cảnh khó khăn của những người xung quanh.

Không chỉ có sinh hoạt ngoài giờ, ở lớp các thầy cô cũng giảng dạy cho chúng em những kiến thức hay, bổ ích. Ngoài việc học ở trường, trong khi các bạn còn mải miết ở những lớp học thêm thì em vẫn tự học ở nhà. Đôi lúc cũng căng thẳng và mệt mỏi nhưng em vẫn cảm thấy vui, vì đó chính là sự thể hiện tinh thần tự lực, tự nghiên cứu học hỏi để xây dựng bản thân.

Tinh thần tự lực tự chủ của anh hùng chí sĩ Nguyễn Thái Học đã giúp em tự tin với năng lực và bản lĩnh của mình. Không phải quỵ lụy hay luồn cúi, con người cần vươn lên bằng chính sức lực của mình, đó mới chính là thành công to lớn và trọn vẹn “không thành công thì cũng thành nhân”.

Với tinh thần ấy của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, em vẫn vững tin với sự lựa chọn của mình. Em mong muốn được trở thành một cô giáo dạy tiếng pháp hoặc làm trong lĩnh vực tiếng Pháp, em sẽ truyền thụ cho giới trẻ nền văn minh và văn hóa của các quốc gia trên thế giới, về một trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Nếu may mắn được trở thành một Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc, em sẽ giúp đỡ thật nhiều đến các trẻ em ở châu Phi châu lục nghèo nhất thế giới, nơi cuộc sống của người dân còn quá nhiều khó khăn bất cập, nơi còn nhiều trẻ em vẫn chưa được học hành.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa thôi, em sẽ trở lại trường để học môn chuyên Tiếng Pháp, và đầu tháng 9 sẽ bắt đầu một niên học mới như thường kỳ cùng với sự góp mặt của hình thức thi trắc nghiệm_một hình thức mới với chúng em, bước đầu chắc có nhiều bỡ ngỡ nhưng rồi chúng em cũng sẽ thích ứng để hòa nhập vào nền giáo dục chung của thế giới.

Với tấm lòng tri ơn và nguyện noi gương theo tinh thần Nguyễn Thái Học, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để đạt được những mong ước của mình, trở thành một con người tốt giúp ích cho xã hội. Em mong sao mọi học sinh trên toàn thế giới đều học hành thông minh tiến bộ, và toàn thể nhân loại được vui sống trong an lành và hạnh phúc.


Tôi Yêu Việt Nam
Phan Đình Ngọc Châu
Ngày 18 tháng 12 năm 2007

Đứng trước việc xâm lấn của Trung Cộng cháu rất lấy làm uất ức mà vì tài hèn sức mọn không làm được gì cho đất nước, cháu xin gửi lên đây bài thơ cháu mới viết để chia sẻ cùng quý vị và các anh chị em thanh niên, sinh viên Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

Từ những thuở hồng hoang lịch sử
Tổ Tiên ta tự chủ một phương
Nước Nam ta độc lập đường đường
Không khuất phục trước Bắc phương bạo ngược

Hai Bà Trưng vì thù nhà, nợ nước
Đuổi Tô Định chạy dài, dân chúng được bình yên
Bạch Đằng Giang còn in bóng Ngô Quyền
Dìm quân Nam Hán, bao chiến thuyền vương cọc nhọn

Ải Chi Lăng, Lê Đại Hành diệt Tống
Cũng nơi này, Lê Lợi chém Liễu Thăng
Mấy ngàn năm, lịch sử chỉ ra rằng:
Quân xâm lược luôn luôn thất bại

Nước Tàu kia qua bao triều đại
Dẫu ngang tàng như đế quốc Nguyên Mông
Vẫn bại vong trước khí thế Diên Hồng
Toàn dân ta quyết noi gương Trần Hưng Đạo

Rồi Nguyễn Trãi tuyên Bình Ngô Đại Cáo
Đến Quang Trung áo vải cờ đào
Đánh cho quân Thanh ngã xuống cầu phao
Tôn Sĩ Nghị chạy quên ấn tín.

Nước Nam ta bao đời văn hiến
Dẫu yêu chuộng hòa bình, vẫn tuyên chiến lũ xâm lăng
Người Việt ơi! Hãy nhất quyết với nhau rằng:
Giang sơn Đại Việt là bất khả phân!

Ôi! Hoàng Sa, Trường Sa
Quần đảo đẹp muôn phần
Của Việt Nam, là của Việt Nam mãi mãi
Ta nhất quyết đòi Trung Hoa trả lại!

Hãy nắm tay nhau
Hãy bảo toàn lãnh thổ
Ôi! tôi yêu nước tôi, yêu từng cành cây ngọn cỏ
Giang sơn mình tươi đẹp biết là bao


Bài sô 3
Lương Duy Phương

Là người đầu tiên trong gia đình họ hàng được đi học đại học, thật là một niềm vinh hạnh và tự hào cho chính bản thân và gia đình. Tôi may mắn được có cơ hội theo học một chương trình đại học từ năm 1998 đến năm 2002 tại Trường Đại học Đà Lạt, chuyên ngành Anh ngữ. Lúc bấy giờ, đối với những thanh niên mới lớn như chúng tôi hầu như không có một hoài bão hoặc định hướng nào cho việc học tập và cuộc sống tương lai, vì thế tôi thi vào đại học chuyên ngành Anh ngữ mà không biết là sau này mình sẽ làm gì cho bản thân và xã hội.

Cuối cùng thì tôi cũng đã tốt nghiệp đại học giống như bao sinh viên khác, và cũng thế, tôi cũng đã đi làm. Chính vì sau khi đi làm, có cơ hội va chạm với cuộc sống một cách thực tế hơn, tôi cảm thấy với vốn kiến thức tiếng Anh ít ỏi của mình thì hoạ may mới có thể giúp mình vượt qua được cái đói, chứ làm sao mà có thể giúp đỡ được người khác.

Với một tấm lòng mong muốn cống hiến sức lực và khả năng mình cho đất nước, cụ thể là cho những người nghèo khó, thế là tôi đã xin vào làm việc tại một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.

Được làm việc với trẻ em và với người nghèo, mình thấy hạnh phúc và phấn khởi vì dù ít hay nhiều cũng đã làm được một việc có ích cho đời. Tuy nhiên, tôi cũng không thoả lòng với công việc cho dù là nó rất có ý nghĩa, vì tôi nhận ra rằng công việc hiện tại của tôi không được chắc chắn, toàn bộ kinh phí cho việc hỗ trợ chăm sóc trẻ em mồ côi đều đến từ sự vận động quyên góp những người hảo tâm ở nước ngoài, và điều này tôi không thật sự thoải mái vì luôn cảm thấy mặc cảm thế nào đấy.

Tôi luôn muốn tự mình, bằng sức lực và năng lực có được để giúp đỡ phần nào khó khăn của những người đồng hương thiệt thòi. Sau nhiều thời gian suy xét, tôi nghĩ mình không thể giúp được dân mình bằng tiền bạc tài chính thì sẽ tìm cách giúp đỡ bằng cách khác, thế là tôi đã quyết định thi tiếp vào trường Đại học Luật Hà Nội, với mong muốn sau này có thể sử dụng những kiến thức ít ỏi về luật pháp để giúp đỡ bà con.

Vào năm 2004, sau kỳ thi tuyển đầu vào, tôi đã được tạo cơ hội để theo học tiếp chương trình cử nhân tại Đại học Luật Hà Nội. Đến giờ phút này, chương trình học đã gần khép lại. Nhìn lại quãng thời gian qua tôi cảm thấy vô cùng sung sướng vì mình đã đi gần hết một chương trình đại học với rất nhiều khó khăn thử thách. Có lúc thấy quá mệt mỏi, đôi khi tôi muốn bỏ cuộc, thế rồi những khó khăn dần dần đều được giải quyết, ước mơ trở thành luật sư lại nhen nhóm và cứ tiếp tục theo học.

Những khó khăn đó phần lớn là vấn đề thời gian và tài chính. Về thời gian, tôi phải đi học ban đêm vì ban ngày phải đi làm để kiếm sống. Cả ngày làm việc vất vả, đêm lại phải cắp sách đến trường khiến tinh thần và sức khoẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, vì thế đôi lúc có lần tôi muốn dừng việc học tập lại ở đây.

Nhưng khi nhìn lại, so với những tấm gương hào kiệt của nước nhà trước đây nhiều người trong số họ đều là những người trẻ tuổi: nào là một Trần Quốc Toản với “Phá cường địch, báo hoàng ân”; nào là một Triệu Thị Trinh 23 tuổi đã dấy binh chống lại giặc ngoại xâm; nào là một Quang Trung Nguyễn Huệ đánh Nam dẹp Bắc đuổi giặc Tàu; nào là một Nguyễn Thái Học thành lập và lãnh đạo một chính đảng để đánh Pháp; và nhiều tấm gương anh hùng khác mà tên tuổi của họ đã được sử vàng ghi lại để cho ngàn đời tri ân và học hỏi thì những khó nhọc hiện tại của mình có thấm vào đâu.

Thế là tôi lại tiếp tục cuộc hành trình, tôi lại tiếp tục đến trường. Những đam mê và khao khát phục vụ đã xoá tan sự mệt mỏi trong người. Đối với vấn đề tài chính, đây cũng là một nan đề lớn khiến tôi luôn phải sống trong trạng thái căng mình ra để chịu đựng. Mỗi lần đến hiệu sách, nhìn những cuốn sách luật pháp, cầm lên xem. Phần đầu tiên tôi giở ra xem là phần cuối cùng của quyển sách, xem thử giá của nó bao nhiêu và lại đặt nó trở lại vị trí cũ, vì sách vở hiện nay tuy rất phong phú nhưng giá cả thì lại rất đắt đỏ. Bên cạnh đó tiền học phí cũng không phải ít.

Tất cả những khó khăn thử thách đó đã giúp tôi rèn luyện một tinh thần chịu khó, vì điều này đúng với bản chất công việc mà sau này tôi sẽ làm để giúp đỡ bà con mình. Khao khát trở thành luật sư tuy rất khó khăn, nhưng đó là một khao khát cao đẹp. Tôi mong sao những kiến thức cộng với tấm lòng của mình có thể giúp đỡ được nhiều người đang gặp khó khăn trong lĩnh vực pháp lý khi cuộc sống đầy những tai ương, nhiễu nhương và phức tạp như hiện nay.

Người nghèo khi gặp vấn đề liên quan đến pháp luật thì thường thường phần thua thiệt đều thuộc về họ, vì không đủ tiền đến những văn phòng luật sư để được trợ giúp, còn công tác trợ giúp pháp lý của nhà nước thì chưa thể phủ hết được những người có nhu cầu. Vì thế, tôi luôn nỗ lực hết mình, vượt mọi khó khăn mong một ngày gần nhất có thể đem những kiến thức có được mang lại sự trợ giúp tối thiểu nhất cho bà con của nước mình.


Bài sô 4
Nguyễn Đăng Thạch
Trung học

Trong cuộc sống hẳn ai cũng luôn tìm cho mình một ước mơ, nhất là khi ta không bằng lòng với thực tại. Ước mơ như đôi cánh nâng tâm hồn ta lên để có thể vượt qua muôn ngàn sóng gió cuộc đời. Với tôi, ước mơ là cuộc sống, và không nhớ ước mơ đến tự bao giờ, có lẽ nó đồng hành cùng nhận thức, lúc tôi bắt đầu biết ngắm nhìn và nghĩ ngợi? Ước mơ không hề có tuổi, còn tôi mỗi ngày một lớn khôn, cả niềm hy vọng cũng thế.

Thuở còn bé, nhớ lại tôi không khỏi buồn cười. Tôi đã từng ước mơ những thứ giản đơn như thèm sở hữu một món đồ chơi, một quyển truyện tranh…; rồi những điều lớn lao – có một phép lạ, bay lên trời cao, nói chuyện cùng chị Hằng hay tay khẽ chạm những ông sao v.v.

Bây giờ thì khác, tôi hay nghĩ về một ngày mai đang chấp chới ở phiá trước. Hay đau ốm, có lúc tôi muốn trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mình và giúp đỡ mọi người. Nhưng rồi không hiểu sao tôi lại đau đáu về những con đường. Có lẽ bắt đầu từ kỉ niệm buồn khi tôi cùng mẹ và em trai trượt ngã, lem luốt bùn lầy ngay trên con lộ ngang qua nhà mình.

Rồi có lần xem tivi, trong chương trình “Người đương thời”, chuyện kể về bác nông dân ở miền núi, vợ ốm nặng phải nhờ người khiêng võng vòng vèo qua những cung đồi núi rừng rậm rạp để đến trạm y tế. Đi cả ngày đường, đến nơi thì người vợ đã chết. Từ đó bác quyết tâm làm một con đường, ròng rã ba tháng trời, chỉ bằng chiếc cuốc bàn con đường dần hiện ra và bác nông dân đã thành công. Việc làm của bác nông dân tưởng nhỏ bé nhưng ý nghĩa cuộc sống mở ra đầy tươi sáng. Con người bình dị hiểu thực trạng của mình, của làng xóm mình đã tìm cách cải tạo hoàn cảnh. Còn nữa ước muốn của người dân quê tôi mong nhà nước đầu tư thảm nhựa nhiều con đường thật tốt.

Mỗi năm, tôi thường về thăm quê nội, một nơi không xa quốc lộ là bao, vậy mà từ thuở còn là đứa bé nằm trên tay mẹ bây giờ đã thành một thanh niên mà lối về vẫn thế. Mùa mưa, đường bùn lầy nhão nhoét, ai đi qua cũng phải xắn quần xách dép lên bước dò dẫm, hai bàn chân bám chặt mặt đường để khỏi trượt ngã. Còn mấy bạn cùng trang lứa, mỗi sáng, trời mưa lạnh tê da, phải dậy thật sớm vượt hàng cây số đường lầy lội như thế đến trường cho kịp giờ.

Tôi cảm thương và mến phục họ. Bàng hoàng và xúc động hơn khi cách đây vài năm thôi, mười tám em học sinh ở trường Trung học cơ sở Nông Sơn thiệt mạng trong vụ chìm đò ở bến Cà Tang, huyện Quế Sơn – Quảng Nam. Dòng nước oan nghiệt đã cuốn trôi những mảnh đời bé nhỏ mang theo sách vở, cả tuổi thơ và niềm khát vọng ham hiểu biết, được nên người. Ai có thể cầm lòng khi nhìn thấy những chiếc dép, chiếc cặp vật vờ tấp vào bãi vắng! Bao giọt nước mắt đã nhỏ xuống, những tấm lòng nhân ái từ khắp mọi miền đất nước bừng dậy.

Và, chỉ một năm sau, một chiếc cầu kiên cố được bắc qua khúc sông ấy. Có lẽ trong giấc mơ của các em đã mất luôn lấp lánh hình ảnh một chiếc cầu! Giá như … Và tôi biết, có nhiều dòng chảy qua đôi bờ làng mạc mỗi ngày vẫn còn những chiếc đò mong manh chở bao em thơ đến trường nhặt chữ. Tuổi nhỏ hồn nhiên, các em đâu biết lắm khi sóng nước vô tình.

Phấn đấu học tập, trở thành một người có trình độ, có tri thức, được thiết kế và thi công những con đường, những cây cầu ở những nơi xa xôi ngăn sông cách núi là ước mơ cháy bỏng trong tôi! Nếu như mai đây trở thành một kỹ sư, có trình độ tri thức vững vàng, tôi sẽ ra sức thiết kế và thi công những con đường, nhiều cây cầu nối tất cả vùng miền xa xôi của đất nước tôi. Bao vùng quê sẽ trở nên gần gũi. Bao vùng sâu, vùng xa không còn ngăn cách nữa. Ở đâu cuộc sống cũng thấy dễ chịu. Lúc ấy, người thành phố không còn cái nhìn lạ lẫm về vùng quê; người nông thôn không còn ngơ ngác trước nhịp sống phố phường.

Giao thông thuận lợi tạo đà kinh tế phát triển; kinh tế phát triển thúc đẩy hoàn thiện giao thông … Tôi mải mê với ý nghĩ tốt đẹp ấy. Nhiều khi nhìn thấy những chiếc cầu đẹp trên khắp thế giới trong tạp chí ảnh tôi tưởng tượng giá như nó hiện hữu ngay tắp lự trên quê hương mình.

Đất nước còn khó khăn, từng một thời băng qua lửa đạn chiến tranh, rồi hằng năm phải hứng chịu bao trận cuồng phong bão tố vậy mà vẫn có kẻ vô lương tâm thiếu trách nhiệm “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”…! Sao họ có thể dửng dưng đến vậy? Hãy còn lắm khó khăn, ước mơ trong tôi càng cháy bỏng, càng lớn lên. Nơi tôi đang sống có dòng Trường Giang thơ mộng, một buổi chiều kia đạp xe về, tựa người vào vai cầu xây dở dang, lòng tôi mở ra đón gió, cảm nhận khoảnh khắc thật bình yên. Một ngày nào đó tôi sẽ góp phần nối nhịp cầu, kết bờ vui hạnh phúc cho người dân quê mình – tôi nhủ thầm như thế.

Không điều gì tự dưng mà có được. Tôi hiểu, từ ước mơ đến hiện thực là cả một “con đường” gian nan. Một câu danh ngôn tôi vẫn nhớ “Con đường đi đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Phải chiến đấu sự lười nhác và những phút yếu đuối của lòng mình để vươn lên trong học tập là điều tôi tâm niệm.

Câu nói nổi tiếng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học vẫn còn vang vọng càng thôi thúc tôi nung nấu thêm ý chí và nghị lực “không thành công cũng thành nhân”. Điều đáng quý của câu nói ấy ở chỗ “thành nhân” – chứ không phải “thành danh”. Chí sĩ đã sống và hành động vì lý tưởng đẹp đẽ, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc.

Khi dấn thân vào con đường tranh đấu hẳn chí sĩ đã hình dung bao gian khó ở phía trước nhưng vẫn không hề ngần ngại. Tuổi trẻ – tình yêu – hạnh phúc của thời thanh xuân góp vào đại cuộc những mong đất nước độc lập, tự do. Một con người đáng được tôn vinh theo đúng nghĩa của từ này đã “gieo mầm” tinh thần tranh đấu vì lẽ sống cao cả của bao người. Thái độ ngạo nghễ ngẩng cao đầu của chí sĩ lúc bước lên máy chém của kẻ thù là hình ảnh sáng ngời trong sử sách và tâm trí nhiều thế hệ. Hình ảnh ấy lấp lánh trên bước đường đi tới ước mơ của tôi.

Hành trình đến với ước mơ là hành trình chiến thắng bản thân và hoàn cảnh. Tôi như chú lính bắt đầu vào trận…


Bài sô 5
Ngô Quang Nam
Đại Học Bách Khoa

Em sinh ra và lớn lên tại vùng quê miền Trung đầy nắng và gió, nơi thường xuyên hứng chịu sự nổi giận của thiên nhiên. Nhưng cái nắng cái gió ấy vẫn không thể cản nổi người dân chịu thương chịu khó nơi đây vươn lên đối đầu với thử thách để làm thay da đổi thịt miền quê thân yêu này để khi nhắc đến miền Trung người ta không còn nghĩ đến vùng đất khô cằn mà sẽ nghĩ đến một vùng đất đang phát triển từng ngày với những khu công nghiệp, cảng biển, những dự án kinh tế … và những người trẻ tuổi như chúng em đang đứng trước cơ hội rất lớn để góp sức mình xây dựng miền Trung nói riêng cũng như đất nước nói chung.

Ước mơ thì mỗi người chúng ta ai cũng có và có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện nó. Em cũng vậy, em cũng có ước mơ của riêng mình là đem công sức góp phần xây dựng miền Trung ngày một giàu đẹp để có thể sánh mình cùng hai miền đất nước. Ước mơ của em xuất phát từ hình ảnh lam lũ của bố mẹ, những người một nắng hai sương để có tiền cho em đi học. Và em cũng biết rằng để có thể thực hiện được ước mơ của mình thì chỉ có cách duy nhất là học tập thật giỏi, nắm bắt khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất thì mới mong có cơ hội giúp đỡ quê nhà.

Chỉ còn hơn một năm nữa là em tốt nghiệp ra trường, em sắp là chủ nhân của tấm bằng kỹ sư mà em hằng mơ ước,khi đó em có thể cống hiến tài năng và tuổi trẻ của mình cho quê hương. Trong công cuộc hiện đại hóa ngày nay thì những người tuổi trẻ như chúng em chính là những người có cơ hội lớn nhất để nắm bắt tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến để mang lại lợi ích cho nước nhà.

Em rất may mắn khi được học ở một trường đại học tốt nhất nhì miền Nam và được học ngành mà em rất yêu thích, chính điều này cũng giúp em có điều kiện để học tập tốt hơn. Nhưng em biết chỉ học ở trường thôi là không đủ do đó em luôn cố gắng tìm kiếm kinh nghiệm từ những việc làm thêm ở bên ngoài trong suốt quá trình đi học đại học. Em nhận ra rằng những kinh nghiệm mà mình có được khi đi làm thêm sẽ giúp em rất nhiều sau này. Tuy chỉ là những công việc bán thời gian nhưng em cũng phần nào cảm nhận được những áp lực và em cũng đã quen dần với cách đối đầu và giải quyết những áp lực công việc.

Trong lòng em luôn luôn hướng về miền Trung, em rất mong sớm ngày về lại miền đất thân yêu này. Có một sự thật là miền Trung không thiếu những người tài nhưng tại sao miền Trung vẫn cứ phát triển rất chậm. Có thể các bạn không tin nhưng nếu có dịp tìm hiểu thì các bạn hãy đến trường đại học của tôi mà xem, một ngôi trường đào tạo kỹ thuật có chất lượng nhất nhì miền Nam thì những người học giỏi, dẫn đầu lớp thường là những người con đến từ miền Trung. Nhưng khi tốt nghiệp ra trường đa phần trong số họ đều chọn ở lại những thành phố lớn để lập nghiệp. Rất ít người trong số họ quay lại mảnh đất đã nuôi lớn mình để góp phần xây dựng nó ngày càng giàu đẹp hơn.

Có thể chúng ta đều nghĩ rằng ở nơi nào thì cũng thể góp phần xây dựng quê hương đất nước nhưng các bạn ơi tại sao chúng ta không đem sức lực của mình ra để góp phần xây dựng khúc ruột miền Trung của chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn. Xây dựng miền Trung cũng chính là xây dựng đất nước đấy các bạn ạ. Tôi nghĩ rằng về với miền Trung các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân mình, các bạn hãy cùng tôi góp chút sức nhỏ để xây dựng miền Trung thân yêu ngày càng giàu mạnh hơn đó không phải là xây dựng đất nước đó sao.

Em luôn cảm nhận được một dòng máu sôi sục đang chạy trong người mình. Một khao khát được thể hiện mình, được góp sức lực của mình để xây dựng quê nhà. Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng xảy ra như mình mong muốn.

Em đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống đã có lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng vẫn còn đó những tấm gương để em noi theo mà học tập. Và người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học là một trong những tấm gương sáng mà em rất ngưỡng mộ.

Nguyễn Thái Học một con người mà chí hướng cách mạng đã đến từ rất sớm, người thanh niên trẻ tuổi này đã ôm ấp một cuộc cách tân để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho toàn dân tộc. Nơi đó sẽ không còn cảnh người bóc lột người, mọi người hoàn toàn tự do, dân chủ. Trong hoàn cảnh nước ta đang bị thực dân xâm lược, dân ta bị bọn chúng dùng chính sách ngu dân làm mê muội thì những tư tưởng mà người anh hùng Nguyễn Thái Học nghĩ ra lúc đó về một xã hội dân chủ, người dân được hoàn toàn có quyền bầu ra những người mà mình tin tưởng để nắm quyền đã mở ra cho nhân dân ta một vận hội mới.

Người thanh niên ấy đã không ngần ngại viết thư lên toàn quyền Đông Dương để nói lên chính tiếng nói của dân tộc mình và khi nhận ra không thể giành lại độc lập từ việc cứ thỏa hiệp với bọn thực dân người anh hùng của chúng ta đã quyết định phải khởi nghĩa vũ trang mới mong có cơ hội thành công. Và em thích nhất ở người anh hùng này là dù biết trước khó khăn, có thể sẽ phải hi sinh nhưng vẫn không vì thế mà chùn bước.Câu nói nổi tiếng của anh vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí những người dân Việt Nam chúng ta: ”không thành công thì cũng thành nhân”. Và người anh hùng này đã “thành nhân” . Tấm gương của anh sẽ còn sống mãi trong lòng người dân chúng ta.

Em luôn lấy vị anh hùng trẻ tuổi Nguyễn Thái Học làm tấm gương cho tinh thần trách nhiệm của mình. Chúng em còn trẻ vẫn còn phải phấn đấu rất nhiều, mai này dù làm gì ở đâu thì cái quý nhất là phải luôn luôn hướng về quê hương, phải có trách nhiệm của mình đối với dân tộc. Nếu mỗi người trẻ tuổi như chúng em đều có tinh thần trách nhiệm như người anh hùng chúng ta thì em tin rằng đất nước Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Vâng mỗi người trong chúng ta không ai có quyền quên mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên, chính nơi ấy đã nuôi dưỡng những ước mơ, nuôi lớn ta thành tài.

Tất cả chúng em đều ghi nhớ những gì mà người anh hùng trẻ tuổi Nguyễn Thái Học đã làm cho đất nước và chúng em những người trẻ tuổi của thế hệ sau này, thế hệ đã không còn phải hứng chịu cảnh nhà tan cửa nát vì chiến tranh phải có trách nhiệm xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp.

Trách nhiệm xây dựng đất nước ngày nay cũng giống như là trách nhiệm đối với dân tộc mà người anh hùng Nguyễn Thái Học đã thể hiện ở thời của mình. Người nào có tinh thần dân tộc càng cao thì càng có ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước vì thế tinh thần dân tộc của người sinh viên Nguyễn Thái Học hơn tám mười năm về trước vẫn còn giá trị đối với tuổi trẻ của chúng em ngày nay.

Tất cả nhân dân Việt Nam đều biết ơn và ghi nhớ công lao của người anh hùng Nguyễn Thái Học. Chúng em nguyện học tập, ghi nhớ và gìn giữ những giá trị mà người anh hùng này để lại.
Tuổi trẻ mỗi thời đều có những nhiệm vụ riêng đối với đất nước mà không một ai có quyền quên. Tuổi trẻ thời nay cũng vậy, xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển là một mệnh lệnh, một nhiệm vụ mà tất cả những người trẻ tuổi chúng ta phải cùng nhau chung tay thực hiện để xứng đáng với những hi sinh to lớn của cha anh ta. Và em cũng vậy em cũng luôn khao khát được thể hiện mình, em biết rằng cơ hội của mình đã đến và em phải biết nắm bắt nó.

Dù sẽ có những khó khăn nhưng em biết không có gì có thể ngăn cản được ước muốn thể hiện mình,khao khát được góp sức để đưa đất nước ngày càng phát triển. Thật vui sướng và hạnh phúc biết bao khi trong thời gian không xa Việt Nam sẽ trở thành con rồng châu Á và cũng thật hạnh phúc hơn nữa khi thành quả của cả đất nước lại có sự góp phần nhỏ bé của mình.

Em biết đó không chỉ là ước mơ của mình em mà còn là ước mơ của tất cả thế hệ trẻ Việt Nam. Những con người luôn tràn đầy nhuyệt huyết đem tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho đất nước. Vậy thì tại sao chúng ta không biến ước mơ thành sự thật, hãy bắt đầu từ hôm nay, từ những công việc nhỏ nhất để sẵn sàng cho những thử thách mới trong môi trường mới nơi mà thành công chỉ đến với những người có hành trang thật vững chắc.


Bài sô 6
Xinh Thị Trúc Mai

Là đứa con trong 1 gia đình nghèo khó nên từ nhỏ em luôn ấp ủ 1 ước mơ bình dị :”Em ước mình được học thật giỏi để sau này khi lớn lên em có được 1 công việc thật tốt để giúp gia đình em thoát khỏi cuộc sống khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn…”

Mỗi ngày khi lớn hơn ước mơ của em ngày càng sâu đậm khi nhìn những người bạn cùng xóm không được gia đình cho đi học tiếp tục phải vào đời rất sớm với những công việc nặng nhọc, nhìn những khuôn mặt còn thơ ngây nhưng chai sạm của họ em biết mình phải cố gắng hòan thành trách nhiệm học tập thật tốt vì ba mẹ em rất quan tâm đến tương lai của chúng em.

Ngày từng ngày khi đến lớp em cảm nhận từng số điểm học tập của mình chính là kết quả của những đồng tiền chắt chiu của ba,của mẹ…Đến lớp 5,hình ảnh người thầy dạy bồi dưỡng văn em ngày ngày đến lớp bằng chiếc xe cup 67 cà tàng khiến ước mơ của em phần nào định hướng rõ ràng hơn…Em ước mình trở thành 1 người cô giáo…

Thầy em với khuôn mặt khắc khổ ,giọng thầy khàn khàn nhưng truyền cảm, lời văn thầy trau truốt mang đậm tính nhân văn…điều quan trọng là bọn học sinh chúng em cảm nhận được cái tâm của thầy đối với học trò, thầy cần mẫn quan tâm đến những học trò nghèo chúng em như một người cha, hình ảnh của thầy trên truyền hình khi nhận giải giáo viên giỏi cấp thành phố khiến em thật sự xúc động…

Từ đó em càng yêu môn văn hơn và ước mơ sau này mình là 1 nhà giáo dạy môn văn như thầy hướng học trò đến những điều chân, thiện, mỹ trong cuộc sống…Từ ngày học thầy em biết ước mơ về một hạnh phúc là như thế nào,để có một cuộc sống tốt đẹp không phải là một cuộc sống giàu sang mà quan trọng là về tinh thần…

Ước mơ thứ hai của em, một ước mơ nhỏ nhoi hơn…em ước mình có thể đậu vào trường:” Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”, em ước mình có thể khóat lên chiếc áo thanh niên tình nguyện mùa hè xanh tiếp bước cùng anh chị đến những vùng sâu xa để xóa mù chữ cho trẻ em nghèo…Em ước đến một ngày mình có thể bước vào giảng đường học những bài học đầu tiên về phương pháp và đạo đức của một người thầy giáo…

Em biết ước mơ của mình gọi là bình dị nhưng để đến được đích thật sự không phải là điều dễ dàng nhất là trong hòan cảnh khó khăn của gia đình em hiện tại…Điều thuận lợi của em là ba mẹ em luôn quan tâm đến học tập của con cái nhưng sự khó khăn về tài chính luôn khiến gia đình luôn buồn phiền,mỗi khi đến đợt đóng học phí của 2 chị em em là ba mẹ phải chạy ngược chạy xuôi để mượn nợ,rất nhiều lần chúng em phải nợ học phí của nhà trường…

Đọc về tiểu sử tấm gương anh hùng Nguyễn Thái Học, em ấn tượng sâu đậm về câu nói nổi tiếng của ông : “Không thành công cũng thành nhân”. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ nhất một tinh thần kiên cường, bất khuất , không bao giờ khuất phục trước thất bại,xem nhẹ thất bại, trọng về nhân nghĩa, đạo lí của đời người. Điều này khiến em học tập được rất nhiều từ câu nói của ông. Hòan cảnh của em tuy khó khăn nhưng so với thời kỳ chiến tranh ông sống thì không thể so sánh được, vậy mà ông không từ bỏ lí tưởng của mình …chính vì thế em cũng không thể từ bỏ ước mơ của mình được…

Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng võ lực lật đổ chính quyền trong phong trào chống Pháp. Ông là người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng và là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Công việc bất thành, ông bị người Pháp bắt và xử tử năm 1930 tại Yên Bái cùng các đồng chí. Lí tưởng của ông đều quan trọng là đền nợ nước. Chiều ngày 16-06-1930 mười ba tử tù được rời hỏa lò Hà Nội chuyển lên Yên Bái. Nguyễn Thái Học vừa đi vừa nói:

“Chúng em đi trả nợ nước đây. Các anh em còn sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa, nhiều nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công! Thôi kính chào các anh ở lại.

Trên đường đi Nguyễn Thái Học vui vẽ không lo sợ trước máy chém đang chờ. Anh vẫn ngâm bài thơ Pháp văn nói lên lòng yêu nước, chết cho Tổ quốc đó là số phận đẹp đẽ nhất…

Mourir pour sa patrie
C’est le sort le plus beau
Le plus digne d’envie…

Chết cho tổ quốc,
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng.

Trong hòan cảnh chiến tranh khắc nghiệt, để trả nợ nước Nguyễn Thái Học tham gia họat động cách mạng, giữ vững lập trường hy sinh vì Tổ quốc. Còn em dù hòan cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn được sống trong một nền độc lập, vì thế em không có quyền từ bỏ ước mơ của mình. Nền độc lập này, sự tự do hôm nay chính là nhờ những tấm gương như anh hùng Nguyễn Thái Học, học tập theo tấm gương của ông, giữ vững ước mơ của mình chính là 1 phần đền trả ơn nghĩa của Tổ quốc…


Bài sô 7
Nguyễn Thị Hoài Thu
ĐH Sư Phạm

Có nơi đâu trên đất nước này mà không cần đến bàn tay, khối óc của con người ? Có thành quả nào con người đạt được mà không từng ước mơ? Những ước mơ được sinh ra từ những điều bình dị nhất và sẽ được nuôi lớn bằng chính những điều bình dị ấy.
Điều đó quả đúng! Trong lòng tôi hiện giờ đang ấp ủ một giấc mơ. Tôi nghĩ về nó suốt và tôi học tập, tôi làm việc đều hướng về nó. Ước mơ của tôi đơn giản bắt nguồn từ cái mặc cảm giàu nghèo và lòng thương cảm. Càng lớn, đi nhiều nơi, giúp đỡ nhiều người khó khăn càng mở rộng tầm mắt để thấy rằng so với những nơi khác, quê mình còn nghèo quá.

Mới hôm trước đài truyền hình cả nước chiếu đoạn phim về ngôi trường cấp hai đang xuống cấp trầm trọng ở xã mình thì hôm qua, người ta tiễn bà mình đi xa trên con đường quê đất bụi mù mịt. Trong cái nắng gắt của những ngày đầu thu (ở cái xứ sở của chúng tôi, mùa thu không dịu ngọt mà bao giờ cũng khét cái nắng hè), tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm thuở ấu thơ sống với gia đình, ngày ngày vô tư đến trường trên con đường làng ấy…

Càng nghĩ lại càng thấy buồn, hổ thẹn. Mười mấy năm qua đất nước chuyển mình mạnh mẽ, bao công trình mới được xây dựng, vậy mà bộ mặt quê hương vẫn chẳng đổi thay là bao. Những người dân quê tôi bao mùa vẫn một nắng hai sương với cây lúa, chắt chiu từng hạt gạo nuôi con ăn học. Cuộc đời của bà, của ba tôi đã đi qua chưa một ngày thảnh thơi, chưa một ngày thôi lo toan, tính toán; cả sự ra đi vĩnh viễn của người thân giữa ngày mùa bận rộn thấm đẫm mùi cần lao.

Tương lai, hạnh phúc và nụ cười chỉ còn biết trông chờ vào những người còn sống!… Bất công chăng khi trên cùng một đất nước có nơi rất phồn thịnh, lại có nơi làng xóm quanh năm nghèo xác xơ; khi trên cùng một hành tinh có những ông chủ và những người làm thuê? Chưa thể nào có công bằng khi con người còn bất bình đẳng về tri thức và trình độ.

Quê tôi nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu khi chúng ta biết đồng tâm phát huy hết tiềm năng của mình và tranh thủ mọi cơ hội. Đấy chẳng những tin tưởng cả vào thế hệ trẻ mà cũng còn tùy thuộc vào ngành giáo dục… đó sao?

Một hệ thống giáo dục toàn diện và tiến bộ sẽ là vườn ươm lý tưởng cho sự phát triển những mầm xanh của đất nước. Trong xu thế hội nhập, vai trò truyền thống Tôn sư trọng đạo không hề mất mà lại càng trở nên bức thiết hơn lúc nào hết. Là người ươm mầm, họ mang đến cho các em ánh sáng của những khát khao tốt đẹp và nguồn dinh dưỡng tri thức bất tận. Chính sự giàu có tri thức sẽ làm nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước mai này.
Sứ mệnh cao cả cùng niềm vinh quang cháy bỏng dịu dàng chắp cánh ước mơ tôi. Đôi mắt tôi đăm đắm những chân trời cao rộng đầy tươi sáng. Dẫu thế, tôi biết rằng tất thảy những điều cao cả mà người thầy phải làm vừa là niềm vinh quang, vừa là trách nhiệm rất nặng nề.

Hành trang để tôi thành người thầy giáo tốt phải được chuẩn bị kỹ càng ngay từ bây giờ trên giảng đường sư phạm này. Tôi cố gắng học thật tốt chuyên ngành tiếng Anh của mình, kèm theo đó là tìm tòi, nghiên cứu phương pháp giảng dạy tiên tiến trong và ngoài nước. Là sinh viên sư phạm, chưa được trang bị dồi dào về nghiệp vụ và tài liệu trong thư viện nhà trường cũng còn hạn chế, nhưng tôi luôn cố gắng tận dụng nguồn từ bạn bè và những người quen trong ngành.

Tôi học hỏi từ họ và tích lũy kinh nghiệm những tháng ngày đi dạy kèm. Tôi tâm niệm, một người thầy tốt trước tiên phải là một người học tốt (vì dạy là học hai lần) và cũng là người biết cách giúp đỡ các học trò của mình tự bước đi trên con đường đã lựa chọn…

Ở cái làng quê nhỏ nghèo của tôi, được học cái chữ đã là quý. Và vì những thiếu sót nào đó thời tôi còn nhỏ không được truyền thụ đúng đắn về lý thuyết và thực tiễn, cũng như cách đặt ra mục tiêu nghiêm túc cho bản thân; ngay cả môn âm nhạc và mỹ thuật với chúng tôi ngày ấy chỉ là môn phụ…

Tôi thường thấy tiếc nuối những điều mình chưa làm được. Tôi đã mất nhiều thời gian khi hiểu ra tầm quan trọng của chúng và hối hả thực hiện. Tôi dấn sâu vào thử nghiệm; tôi lấy chính tôi để đặt câu hỏi và biến niềm tiếc nuối của mình thành động lực cho những tìm tòi, khám phá.
Phải rồi, tôi đang đi những bước đầu tiên, chập chững vào một thế giới mới, mỗi ngày tôi càng củng cố niềm tin hơn những bước đi và sự lựa chọn của mình. Đó sẽ là con đường đưa tôi đến đích.

Tôi luôn tâm niệm, bên cạnh tri thức, các em học sinh cần được sống đầy ắp tình yêu với những con người bình dị xung quanh và yêu xóm làng quê mình. Thành công của các em sau này hay mọi tình cảm lớn lao hơn chính vì nó mà các em cống hiến cuộc đời mình cũng xuất phát từ tình cảm ấy. Ắt hẳn tôi phải kiên tâm lắm mới đợi được cái ngày mà hạt giống mình gieo trồng đơm hoa kết trái.

Nhưng tôi sẽ vững tin. Làng quê nghèo và hình ảnh vô tư của các em (hay của chính tôi ngày còn bé) sẽ cùng tôi đi hết chặng đường. Càng yêu người bao nhiêu, tôi sẽ càng yêu nghề bấy nhiêu.

Đứng trước những khó khăn sự nghiệp trồng người, chắc chắn tôi phải chuẩn bị cho mình một tâm thế kiên định; sẵn sàng cho những thách thức mới trong nghề nghiệp. Cùng với sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác của xã hội, yêu cầu đối với người thầy đang từng ngày đổi thay.

Hơn thế, ở một đất nước mà chiến tranh đã kiềm hãm trong thời gian khá dài, kèm theo những tiêu cực trong ngành giáo dục bấy lâu nay, thì mỗi người thầy phải là một chiến sĩ tự vượt thắng chính mình và không khoan nhượng với cái xấu. Cũng từ thách thức thời kỳ hội nhập, những người làm giáo dục tương lai như chúng tôi cần quyết đoán cho thương hiệu giáo dục Việt Nam.

Có thể rồi tôi sẽ gặp một vài lần thất bại hoặc những nỗ lực của tôi chưa đem lại kết quả như mong đợi, nhưng tuyệt đối nó không là “ước mơ suông”. Những điều lớn lao mà con người đạt được phần nhiều là nhờ biết lựa chọn con đường phù hợp và dám dấn thân hành động vì mục tiêu lý tưởng. Không ngại khó, không sợ thất bại, phải chăng đó chính là tinh thần của những người từng nuôi giấc mộng lớn.

Chính cuộc đời tận tụy biết cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc – hành động của người anh hùng Nguyễn Thái Học dũng cảm bước lên đoạn đầu đài càng minh định cho chân lý ấy. Cuộc đời Nguyễn Thái Học đã kinh qua nhiều giai đoạn cam go thử thách và có lẽ ông cũng chưa thật mãn nguyện mục đích của mình, nhưng những nỗ lực của ông sẽ không bao giờ uổng phí.

Còn lời nhắc nhủ bất hủ: “Không thành công cũng thành nhân” chính là niềm cỗ vũ lớn lao cho hết thảy những ai sống có hoài bão và ước mơ, dám hy sinh vì nghĩa lớn của cuộc sống. Con người vĩ đại đó ra đi chắc sẽ an lòng khi đã hướng trọn đời mình vì hạnh phúc của dân tộc chứ không phải cho riêng mình. Vậy, học tập gương sáng Nguyễn Thái Học trước hết là học thái độ dám nghĩ, dám làm. Tôi đã từng nuôi ước mơ và đang cố gắng biến nó dần dần thành hiện thực.

Tôi biết khó khăn trước mắt sẽ còn rất nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng. Chính cách sống cao đẹp của người anh hùng Nguyễn Thái Học là một trong những tấm gương để tôi học tập.


Bài sô 8
Minh Vy

MỖI NGƯỜI,AI CŨNG ĐỊNH SẴN CHO MÌNH MỘT MỤC ĐÍCH ĐỂ VƯƠN TỚI TRONG CUỘC SỐNG.RIÊNG TÔI,MỤC ĐÍCH CỦA TÔI LÀ TRỞ THÀNH MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH. LÀ MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH,TÔI CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG ƯỚC MƠ TÔI HẰNG ẤP Ủ BẤY LÂU NAY.

TRƯỚC HẾT,TÔI ĐÃ YÊU THÍCH NGÀNH NÀY TỪ KHI CÒN NHỎ.NHÀ TÔI Ở SÁT VEN SÔNG TIỀN VÀ GẦN MỘT BẾN ĐÒ DU LỊCH.NGÀY NÀO,CŨNG CÓ VÀI CHIẾC THUYỀN DU LỊCH CHẠY NGANG QUA NHÀ TÔI.NHỮNG CHIẾC THUYỀN ĐÓ CHỞ NHỮNG KHÁCH DU LỊCH TỪ NHIỀU NƠI TRÊN THẾ GIỚI DẾN THĂM CÁC CỒN CẢNH Ở QUÊ TÔI:CỒN TỨ LINH:LONG,LÂN,QUY,PHỤNG.

MỖI KHI NGHE TIẾNG LOA CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH VANG TRÊN SÔNG NƯỚC TIỀN GIANG,TRONG TÔI LẠI HIỆN LÊN ƯỚC MƠ RẰNG MỘT NGÀY NÀO ĐÓ MÌNH SẼ DẪN ĐOÀN DU KHÁCH ĐI THAM QUAN NHỮNG MIỀN ĐẤT XINH ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG MÌNH.

TIẾP ĐẾN,QUA DU LỊCH,KIẾN THỨC CỦA TÔI NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ MANG,PHÁT TRIỂN.TỤC NGỮ VIỆT NAM CÓ CÂU:”ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG,HỌC MỘT SÀNG KHÔN”.ĐƯỢC ĐI NHIỀU NƠI,TÔI SẼ HIỂU TƯỜNG TẪN VỀ ĐẤT NƯỚC,VĂN HOÁ, PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ CON NGƯỜI Ở NHŨNG NƠI TÔI ĐẶT CHÂN ĐẾN.DO VẬY,SỰ GẮN BÓ VÀ TÌNH CẢM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG,TỒ QUỐC CÀNG TRỞ NÊN SÂU ĐẬM HƠN.
NGOÀI RA,CÔNG VIỆC CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH CÓ THỂ GIÚP TÔI ĐI KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC,GIAO TIẾP VÀ KẾT BẠN VỚI MỌI NGƯỜI.”NHỮNG NGƯỜI BẠN Ở XA LÀM NÊN KINH TUYẾN VÀ VĨ ĐỘ”.CÓ THÊM NHIỀU BẠN MỚI TRONG NHỮNG CHUYẾN CÔNG TÁC SẼ LÀM TÔI CẢM THẤY HỨNG THÚ HƠN TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG.
SAU CÙNG,ƯỚC MƠ CỦA TÔI LÀ GIỚI THIỆU VIỆT NAM ĐẾN THẾ GIỚI.VÌ VẬY,TÔI ĐÃ CHỌN NGÀNH NGHỀ NÀY.

TÔI LÀ NGƯỜI MAY MẮN KHI ĐƯỢC SINH RA Ở VIỆT NAM-MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ NHIÊÙ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ VÀ XINH ĐẸP.CHỈ NÓI ĐẾN QUẢNG NINH-VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG MỎ THAN,ĐÃ CÓ NHIỀU DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÁNG ĐỂ TA CHIÊM NGƯỠNG:CHÙA YÊN TỬ CỔ KÍNH,BÃI BIỂN TUẦN CHÂU ĐẸP CHẲNG KÉM GÌ BÃI BIỂN BALI Ở INDONESIA,ĐẶC BIỆT LÀ VỊNH HẠ LONG VỚI NHỮNG VÁCH ĐÁ THIÊN TẠO SỪNG SỮNG TRÊN MẶT NƯỚC ĐANG ĐƯỢC UNESCO XEM XÉT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG KỲ QUAN MỚI CỦA THẾ GIỚI.TÔI CẢM THẤY THẬT TỰ HÀO KHI LÀ MỘT NGƯỜI CON CỦA QUÊ HƯƠNG NÀY,VÀ TÔI MONG SAO MÌNH CÓ THỂ ĐEM NHỮNG GÌ XINH NHẤT,ĐẸP NHẤT CỦA ĐẤT NƯỚC MÌNH ĐẾN VỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI.ĐƯỢC LÀM TRONG NGÀNH DU LỊCH,TÔI CÓ THỂ BIẾN ƯỚC MƠ ĐÓ THÀNH SỰ THẬT.TRONG KHI HƯỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH ĐI THAM QUAN NHỮNG DANH LAM THẮNG CẢNH CÙNG NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẤT NƯỚC,TÔI SẼ CÓ DỊP NÓI CHO HỌ RÕ VỀ NÉT ĐẸP VĂN HOÁ LÂU ĐỜI VÀ NHỮNG TRANG SỬ HÀO HÙNG CỦA DÂN TỘC MÌNH.BÊN CẠNH ĐÓ,TÔI CŨNG CÓ THỂ ĐEM HÌNH ẢNH CỦA MỘT VIỆT NAM HOÀ BÌNH VÀ ĐANG TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN GIỚI THIỆU VỚI MỌI NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI.THEO TÔI BIẾT,TRONG MỘT VÀI NĂM TỚI,KHI KÊNH ĐÀO KRA ITAMUK Ở THÁI LAN XÂY XONG,VIỆT NAM MÀ CỤ THỂ LÀ PHÚ QUỐC SẼ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM GIAO THƯƠNG GIỮA CÁC NƯỚC ÂU MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á.LÚC ĐÓ,LƯỢNG DU KHÁCH ĐỔ VÀO VIỆT NAM SẼ GIA TĂNG ĐÁNG KỂ.TÔI NGHĨ THÔNG QUA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH,TÔI CÓ THỂ GÓP PHẦN NÀO ĐÓ CHO ĐẤT NƯỚC TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI.

TUY NHIÊN,KHI THỰC HIỆN MỤC ĐÍCH VÀ ƯỚC MƠ CỦA MÌNH,KHÔNG PHẢI MỌI CHUYỆN ĐỀU SUÔN SẺ.MÔN ANH VĂN LÀ MỘT MÔN HỌC ĐÒI HỎI NHIỀU KIẾN THỨC,MÀ MUỐN CÓ KIẾN THỨC THÌ PHẢI HỌC TẬP THẬT NHIỀU QUA SÁCH BÁO,THẦY CÔ VÀ Ở CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ,NHƯNG VÌ GIA CẢNH KHÓ KHĂN NÊN ĐÂY LÀ MỘT VẤN ĐỀ GÂY CHO TÔI NHIỀU TRỞ NGẠI TRONG VIỆC MUỐN ĐI HỌC THÊM HAY MUA SÁCH BÁO.HIỆN TẠI,TÔI RẤT MONG MUỐN THEO HỌC LỚP TOEFL IBT NHƯNG SỐ TIỀN PHẢI TRẢ CHO VIỆC HỌC NÀY QUÁ ĐẮT:NĂM TRIỆU MẤY CHO MỘT KHOÁ SÁU THÁNG DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DẠY.MỨC THU NHẬP ÍT ỎI CỦA BỐ KHÔNG THỂ GIÚP TÔI THỰC HIỆN ƯỚC MONG NHỎ BÉ NÀY.VÌ VẬY,TÔI CÀNG CỐ GẮNG HỌC TẬP VÀ NĂNG ĐỘNG TÌM CƠ HỘI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐỂ TRAO DỒI KHẢ NĂNG NGHE NÓI.TIẾNG ANH CÓ GIỎI THÌ TÔI MỚI CÓ THỂ VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI MÀ MÌNH ĐÃ CHỌN.

VÀ CHÍNH VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN THÁI HỌC ĐÃ CỦNG CỐ THÊM TINH THẦN CHO TÔI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TRỞ NGẠI TRÊN.QUA NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA ÔNG TRONG VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG,TÔI NHẬN THẤY Ở NGƯỜI SINH VIÊN TRẺ TUỔI ẤY MỘT BẦU NHIỆT HUYẾT,LÒNG YÊU NƯỚC SÂU SẮC,MỘT Ý CHÍ VÀ MỘT HOÀI BÃO LỚN LAO.TÔI RẤT TÂM ĐẮC MỘT CÂU NÓI CỦA NGUYỄN THÁI HỌC:”KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG THÀNH NHÂN”.ĐÂY LÀ CÂU NÓI XUẤT PHÁT TỪ CHÍNH TẤM LÒNG DŨNG CẢM,KIÊN CƯỜNG CỦA ÔNG DÙ BIẾT MÌNH SẮP BỊ QUÂN PHÁP XỬ TỬ.CHÍNH TINH THẦN BẤT KHUẤT ẤY ĐÃ TIẾP THÊM CHO TÔI SÚC MẠNH ĐỂ TÔI CÓ THỂ TIẾP TỤC THEO ĐUỔI VÀ THỰC HIỆN MỤC ĐÍCH,ƯỚC MƠ CỦA MÌNH MỘT CÁCH THÀNH CÔNG.


Bài sô 9
Lê Văn Hưng

Chắc có lẽ ai trong mỗi chúng ta, đã hơn một lần biết và nhắc đến nhãn hiệu của dòng xe ô tô nỗi tiếng của Hàn Quốc ” Hyundai ” nhưng cũng ít ai quan tâm rằng để có được một tập đoàn kinh tế hùng cường, giàu mạnh được xếp thứ hạng trên thế giới như bây giờ thì người sáng lập ra tập đoàn ông Chung Ju Yung đã trải qua biết bao nẽo đường đầy chông gai và thử thách ! Câu nói mà vị cố chủ tịch khả kính tập đoàn này để lại làm cho em không bao giờ quyên được ” Không bao giờ là thất bại ! Tất cả là thử thách …Không có đường thì tìn đường,tìm không thấy thì làm đường mà đi …”

Ngoái nhìn lại khoảng thời gian phía sau 3 năm mình đã vượt qua,câu nói đó càng tăng thêm sự thuyết phục…Hôm nay đã bước vào năm học thứ mới trên giảng đường đại học sư phạm, chỉ còn một năm nữa thôi là mình có thể ra trường, trở thành giáo viên như mình hằng ấp ủ, ước mơ đang từ từ ló dạng …! đúng thật trong cuộc sống nhiều hoàn cảnh khó khăn dễ làm cho chúng ta dao động, nghi ngại và buông xuôi bỏ cuộc…năm thứ ba sắp kết thúc học kì một, đây cũng là lúc mà mình phải đối diện với thực tại không dễ như trong sách vở, trong những mô hình giáo dục lí tưởng.

Với những tháng nghĩ hè, chung tay với một số anh chị em sinh viên khác tổ chức lớp học tình thương, bổ dưỡng kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm khiêm tốn mà mình thu nhặt được từ giảng đường, cùng thắp lên trong các em niềm hy vọng và dồn cho các em chút nghị lực dám vươn lên khó khăn để học tập.

Nhìn những khuôn mặt thân thương của các em trong cộng đồng không ngại cái không khí của ngày hè nóng nực, khô cháy nhưng vẫn cắp sách đến với mình để học tập, để hỏi bài tập chưa tìm ra lời giải…sao mà mình thấy hình bóng của mình nhiều đến như thể.

Mỗi ngày được gặp các em là thêm một niềm vui bởi từ những ánh mắt thơ ngây,hồn nhiên tội nghiệp ấy lại làm cho mình quyên đi những mệt nhọc và tìm thấy hạnh phúc thật sự ! đúng như nhà văn Ernest -Hemingway đã viết : ” Hạnh phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt,hạnh phúc mang ra san sẽ mới trổ hoa .”

Các lớp học những tuần đầu đông học sinh,các em hồ hỡi cắp sách đến lớp thật sớm…để nghe các cô giáo, thấy giáo sinh viên kể chuyện, hát vui trong sinh hoạt tập thể trong lớp.,ngoài trời…rồi những tuần tiếp sau,nhất là những tuần sắp nghĩ học hè,sắp bước vào năm học mới của nhà trường quy định thì thấy một số không nhỏ các em thưa đến dần…và rồi từ vắng học hẳn…mình suy nghĩ chẳng hiểu bởi nguyên do từ đâu!? và đi đến quyết định tìm hiểu cho rõ thêm…đến từng gia đình, gặp gở trao đổi tâm tư và biết có nhiều em đã quyết định bỏ học văn hoá chuẩn bị cho hành trình vào miền nam, lên các thành phố lớn để kiếm việc làm nuôi thân,phụ giúp phần nào kinh tế cho gia đình, nhất là đỡ đi gánh quá nặng,bớt đi một ” miệng ăn ” cho gia đình bố mẹ đông em.

Có nhiều em tâm sự thú thật em rất muốn được học thêm, được duy trì việc học tập nhưng học làm sao nổi mỗi khi đi học về lại bị bố mẹ, anh chị em la rầy,trách mắng! không khí trong gia đình nông thôn nghèo đói nhiều khi chẳng phải là tổ ấm yêu thương để các em tựa nương ! áp lực vô hình bao bộc tuổi thơ vô tội của các em đến từ nhiều phía …trong khi sức chịu đựng của các còn nhiều giới hạn …những tiếng thở dài ngao ngán, những lời đay nghiếm con cái…học lên cao để rồi làm gì ? con gái học làm gì cho nhiều lớp ?

Biết bao nhiêu người học xong đại học,trung học,cao đẳng vẫn chưa kiếm được việc mà làm,vẫn đang còn ” ngồi đó ” …! Nhiều em nghĩ tuỷ thân vì bố mẹ,anh chị em, cộng đồng xóm làng thiếu sự cảm thông, so sánh với những em cùng trang lứa đã chấp nhận bỏ học đi làm thuê giúp việc nhà…đã có chút tiền dư giả hơn bản thân mình…! Nhận biết,suy gẫm những nguyên do chính dẫn đến các em bỏ học…một thực tại không có gì là sáng sũa, những bi cảnh đáng thương đã và đang diễn ra… mà mình nghĩ với khả năng của một vài người nhiệt huyết khó lòng mà xoay chuyển tình hình… !

Mình cũng đã cố gắng dùng thu thập, in ra những trang sách nhỏ về những gương điển hình của những con người bình dị,nghèo khổ đã vươn lên từ số không, từ hai bàn tay trắng, từ những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất nhưng với ý chí mạnh mẽ, nghị lực phi thương những con người ấyđã nỗ lực vượt khó để làm nên tất cả …!

Với những lời giải thích để mong sao các em cố gắng vươn lên, ý thức cho các bậc làm cha mẹ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm đối với con cái…mặc dầu đôi lúc mình cảm thấy bi quan vì thiện ý của mình quá nhỏ bé lắm so với một bài toán và thực tại đầy khó khăn như hôm nay và ngay khi mình chập chững bước chân vào nghề giáo viên với sứ mạng thiêng liêng cao cả của nghề được gọi là ” trồng người ” giao phó cho mình …!

Nghĩ đến viển cảnh ngày mai của thế các em học nghèo từ những vùng thôn quê đói khổ, thua thiệt nhiều phần sức mình cũng có quá nhiều hạn chế …nhưng mình vững tin rằng ở đời này đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã viết “Không có bước đường cùng, mà chỉ có những ranh giới, điều quan trọng nhất là con người biết cách vượt qua những ranh giới đó “.

Lối đi của bản thân mình xem chững đã có được đôi nét chấm phá ,rõ ràng và hy vọng đang ở phía tương lai với tấm bằng giáo viên, nhưng nghĩ suy về nẽo đi, hành trang của các em, các thế hệ học sinh vùng miền quê thật xa vời…nhưng như cố chủ tịch tập đoàn Huyndai rằng…không có đường,không tìm thấy đường hãy đắp lấy đường mà đi và dẫn lối cho nhiều thế hệ cùng đi theo…như biển cả mênh mông,như cát giữa sa mạc…nhưng chúng ta thà thắp lên một đốm lữa trong đêm đen còn hơn là ngồi đó để nguyền rũa bóng tối !

Tương lai trước mắt là có cơ hội và thách đố ! có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn ! câu nói của người xưa vẫn đang nói với ta : ” Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”

Tấm gương của Nguyễn Thái Học còn giá trị đối với chúng ta hôm nay . Chúng ta nhớ đến câu nói và phương châm hành động là : “Không thành công thì cũng thành nhân “, mỗi chúng ta hãy là những Hạt nhân của đức tính nhân bản, hạt nhân của lòng bác ái bao dung. Hạt nhân của niềm hy vọng sống khoẻ, sống có lí tưởng cho thế hệ tiếp theo noi theo…và mang lại hạnh phúc cho chính mình, cộng đoàn mình sống để chúng ta luôn ý thức được rằng. “

Hạnh phúc không đến do làm những gì ta thích nhưng do thích những gì ta phải làm ” Wilfred A. Peterson.


Bài sô 10
Trần Quốc Nam

Con sinh ra và lớn lên vốn xuất thân từ vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, bố mẹ điều là những con người nông dân bình dị nhưng đã rất mực thương yêu và chăm lo, cố gắng tạo mọi điều kiện về môi trường học tập để con học và thi vào học trường danh tiếng của thành phố Huế- PTTH Quốc Học Huế .

Lúc đang học cấp 2 được bố mẹ gửi gắm trong nhà các Sơ ở thành phố Huế,hơn một lần có đau ốm, bệnh tật của cơ thể…những lúc như vậy con thực sự nhớ mẹ lắm ! vì vừa đau ốm mệt mỏi ,lại nằm một chổ vừa nghĩ về mẹ và rất muốn được chính bàn tay và hơi ấm tình thương của mẹ chăm sóc…nhưng vì khoảng cách xa xôi để bù lại con lại được chính các bà Sơ thương yêu, chăm sóc thật tận tình và chu đáo lắm ! nhất là các Sơ có chuyên nghành về y dược.

Dẫu không có tình máu mũ,ruột thịt ,họ hàng thân thuộc nhưng các Sơ đã chu tất và săn sóc cho con thật nhiêù…từ những ly nước sôi, nhưng bát cháo, những liều thuốc uống làm sao cho đúng giờ,đúng cách…! như thế con mới phần nào hiểu được ” Lương y như từ mẫu “.

Rồi với thời gian con được an lành học tập dưới mái trường có chất lượng cao quốc học, những lần tham quan dạ ngoại do lớp tổ chức hay chính những lần cá nhân con có dịp vào thăm các bệnh nhân khác trong môi trường bệnh viện,con mới phần nào thấy hết được rằng mình còn may mắn lắm so với người khác…

Chứ còn trong cuộc đời, xã hội này có biết bao nhiêu người hoàn cảnh đau thương, tang tóc lại thêm cảnh đau ốm bệnh tật dài ngắn nữa ! mỗi buổi sáng sớm nhiều bệnh nhân, đi theo là những người nhà kéo nhau đến bệnh viện để được chờ đợi làm thủ tục nhâp viện, khám bệnh, chấn đoán, xét nghiệm…những ngươì những gia đình may mắn và có cơ hội tốt thì được khám bệnh và thủ tục thật nhanh, số không ít cứ thế chờ đợi … ! vì không gian phòng đợi, phòng khám đâu được nhiều…cứ thế họ chọn hành lang làm nơi ngã thân, chờ đợi đến phiên thứ mình, trông thấy họ con cũng chạnh lòng thương cảm …!

Con thấy được rằng tình thương yêu không chỉ có phụ thuộc khối lượng công việc chúng ta đã và đang làm được nhiều như thế nào… nhưng là chính từ cái tâm, từ cường độ tình yêu thương, sư cảm thông mà chúng ta gưỉ tặng trong mỗi cử chỉ hành động mà chúng ta trao ban cho người khác … ! ước mở trở thành một bác sĩ đa khoa đã hình thành và lớn mạnh trong con từ đó… và nay đang thành hiện thực.

Con muốn có điều kiện học tập,học thật giỏi để mai đây trở thành một bác sỉ giỏi tự kiếm sống không phụ thuộc vào bố mẹ, tiếp đến là mình có điều kiện cống hiến, nâng đỡ cho những người bệnh tật đói khổ nhất là những người nông dân từ các vùng sâu vùng xa bằng chính chuyên nghành của mình…!

Con cũng nghĩ rằng để xây dựng một xã hội hay môi trường mình sống một cá nhân khó lòng thể thực hiện được ! bởi một cánh én không làm nên một mùa xuân…mà phải hợp lực của nhiều con người và nhiều khối óc !

Cha ông chúng ta ngày xưa cũng đã răn dạy …một cây làm chăng nên non,ba cây chụm lại thành hòn núi cao…Một người có tâm nguyện và làm theo chuyên nghành của mình thì xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên! trong xã hội còn nhiều khó khăn, thách đố như hôm nay chúng ta phải tự trau dồi cho mình một hành trang kiến trức sâu rộng và đức hạnh công tâm, nhân bản để có thể gánh vác những sứ mạng mà xã hội chuyển giao lại…

Một giọt nước ngọt hoà tan vào biển cả thì khó lòng biển hết mặn ngay được…nhưng nêú chúng ta mỗi người hãy chỉ là một giọt nước ngọt dám chấp nhận hoà vào biển đại dương mỗi ngày thì chắc chắn biển ngày càng bớt mặn hơn rất nhiều… ! như nhà cách mạng lừng danh Nguyễn Thái Học đã để lại tấm gương cho đời và thế hệ trẻ trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược, đô hộ và bốc lột nhân dân Viêtnam chúng ta, bao tang tóc đã diển ra lúc ấy cho chính những người anh chị em đồng bào mình…

Xuất phát từ tình thương yêu nòi giống Việt ,nhà cách mạng Nguyên Thái Học đã phác họa sách lược Dân Chủ Hóa toàn cõi Đông Dương. Lúc ấy ông mới 25 tuổi, là một trong những lãnh tụ cách mạng của Việt Nam có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ, tự do và tiến bộ của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông là người thành lập, chỉ huy và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền cho đất nước và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp…tuy cuộc cách mạng này bị thất bại nhưng chính ông là người đã khơi dậy và truyền lòng yêu nước cho thế hệ sau tinh thân quật cường, độc lập dân tộc…mặc dầu không thành công, bị đàn áp bắt bớ nhưng tấm gương của nhà cách mạng này đã hun đúc lên bao nhân cách và ý chí của biết bao thế hệ cha anh tiếp sau đấu tranh để dành lại hoà bình cho đất nước.

Tiếp sau cuộc cách mạng đó, bao nhiêu người an hùng dân tộc khác cũng đã anh dũng ngã xuống để đòi cho được độc lập tự do, dành lấy cho dân tộc nòi giống mình cuộc sống đúng với nhân vị con người và nhân phẩn đúng nghĩa.

Cuộc đời con người dù ít hay nhiều bao giờ cũng sẽ có ngọt ngào và cay đắng, có gặp gỡ và chia ly, có đau khổ và hạnh phúc…và muốn có được niềm hạnh phúc đích thực mỗi con người điều phải chung tay dựng xây vì em còn nhớ có bậc vĩ nhân đã nói rằng : ” Hạnh phúc vốn có từ hoạt động . Nó là dòng suối chảy chứ không phải là ao tù nước động… “

Cuối bài viết này, con thành kính chúc Qúy Ban Giám Khảo được dồi dào sức khỏe, vui vẽ ngày nghĩ cuối tuần hạnh phúc trong công việc, con xin chân thành cảm ơn Quý Ban sẽ cố gắng đọc những dòng này của con
Kính chào Quý Ban GK va con cũng rất mong tin hồi âm.


Bài sô 11
Hồ Diệu Hồng
Sinh viên năm thứ nhất, Houston, Texas

“Seek out your roots and you will find your life” – Anonymous

Growing up in America and spending most of my life here. I never really knew my roots and the place I am supposed to call my homeland. Unlike my friends, who were born and raised in the United States, I knew I was born in another country, a country filled with the blood and tears of its people.

My father fought against the Communists in the Vietnam war and when the war ended, they imprisoned him for several years as punishment. Years later, the American government granted him permission to reside in America, allowing him to escape the hostility he was facing due to opposition to the Communists during the war.

At the age of four, I left Vietnam and the first four years of my life behind me. Because I left at such a young age, my memories of beautiful country of Vietnam are very vague. I only know about Vietnam through the pictures I have and the stories that are told to me by my family.

As a child of immigrant parents, I was raised with discipline and have always been expected to do best in everything that I do. I knew my parents have sacrificed immensely, leaving all the things they knew and loved and arriving in a foreign country that they knew nothing about. Yet they did this for siblings and I so that we would be presented with the opportunities they were never given.

Although I was very young at the time, I knew it was hard for my parents those first couple of years. My dad worked in multiple jobs, from fast food restaurants to cleaning other people’s houses, in order to put food on the table. My mom worked tirelessly to take care of siblings and me. Even though they were exhausted, my parents never once complained because they new their hard work would one pay off.

Thirteen years later and my parents’ blood and sweat did pay off. My brother is attending pharmacy school, my sister is attending Rice University, and I will be graduating high school in this spring. My father no longer has to work multiple jobs, but is now working for a company that allows him to have weekends and holidays off. It’s astonishing how thirteen years can bring about such changes, and as I look back I’m amazed to see that the reason I am where I am today is because of my parents.

I know that the best way to repay my parents is to take advantage of any of opportunities that are presented to me and never take anything for granted.

Knowing this, I hope to continue my education at a four years college, in which I will be majoring in Biology. Following this I plan to enter medical school in hope of becoming a doctor. After graduating from medical school, I plan to work in the hospital for a few years to stabilize my life economically.

Once I am ready, I intend to return to Vietnam with my brother, who would be a pharmacist by that time, and my sister, who would be a doctor by then, and open up a practice to treat the underprivileged people there free of charge.

Although it has been thirteen years since I have been back to Vietnam, it is still nonetheless a part of my past because this was the place I was born and where I gained my earliest childhood memories. I hope that by a clinic in Vietnam, I am able to provided medical services to those who are unable to afford it. I also hope that by going back to Vietnam and helping the people there, I will able to find that part of my life that seems to have been buried behind when I left thirteen years ago.

Click to listen highlighted text!