Bản Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền
Vũ Hữu San
Sau hai năm ký mật ước dâng đất cho bắc triều, trước làn sóng căm phẩn của nhân dân trong và ngoài nước, Hà Nội đã buộc phải thông báo toàn bộ nôi dung hiệp ước biên giới Việt-Hoa. Nghị quyết đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Trong “Bản Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền” công bố trên báo Nhân Dân, ta thấy có 8 điều khoản. Ðiều khoản quan-trọng nhất là Ðiều khoản thứ 3, dùng liệt kê 61 điểm mốc chính. Vị-trí các điểm mốc này đã không được xác-định theo tiêu-chuẩn Quốc-tế bằng tọa-độ địa-dư (kinh-độ, vĩ-độ) mà là các cao điểm, đồi, núi… để ấn-định đường biên giới một cách mơ-hồ.
CSVN lại chỉ công bố bản hiệp ước mà không đưa bản đồ đính kèm để người dân không có căn cứ mà chỉ trích Đảng và Nhà Nước CSVN đã nhượng bao nhiêu đất biên giới cho Trung Cộng.
Xin mời Quý-Vị tìm hiểu sự thực qua toàn bộ “NGHỊ QUYẾT 36/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” sau đây:
HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT – HOA 1999
________________________________________
Ước Biên Giới Trên Ðất Liền Giữa Nước CHXHCN Việt Nam Và Nước Trung Hoa
* * * * *
QUỐC HỘI
NGHỊ QUYẾT 36/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước;
Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
QUYẾT NGHỊ:
1. Phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyết tâm cùng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc thành đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi, góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
3. Giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền triển khai sớm các việc làm cần thiết để ký kết Nghị định thư phân giới, cắm mốc và xác định bản đồ chi tiết; bố trí ngân sách thực hiện Hiệp ước; sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành liên quan tới quản lý đường biên giới; địa giới hành chính, sớm ổn định đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới; cùng các cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp ước và xử lý đúng đắn, kịp thời những vấn đề phát sinh.
Chính phủ tiến hành thủ tục đối ngoại về phê chuẩn Hiệp ước và thông báo, hướng dẫn các cơ quan hữu quan thi hành Hiệp ước này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Chủ tịch Quốc hội NÔNG ĐỨC MẠNH
* * * * *
HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀNƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là “hai Bên ký kết”);
Nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc;
Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi giữa hai nước;
Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình;
Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau và hiệp thương hữu nghị;
Đã quyết định ký kết Hiệp ước này và thỏa thuận các điều khoản sau:
Điều I. Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt – Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Điều II. Hai Bên ký kết đồng ý hướng đi của đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông như sau:
Giới điểm số 1 ở điểm có độ cao 1875 của núi Khoan La San (Thập Tầng Đại Sơn), điểm này cách điểm có độ cao 1439 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1691 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,70 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1208 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 1, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu sông Nậm Mo Phí và sông Nậm Sa Ho đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu sông Chỉnh Khang đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc – Đông Bắc chuyển Đông, qua các điểm có độ cao 1089, 1275, 1486 đến điểm có độ cao 1615, sau đó tiếp tục theo đường phân thủy kể trên, hướng chung là hướng Bắc chuyển Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1221 đến điểm có độ cao 1264, tiếp đó theo sống núi, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 1248, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông Bắc đến giới điểm số 2. Giới điểm này ở giữa sông Nậm Nạp (Tháp Nọa), cách điểm có độ cao 1369 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,70 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1367 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,87 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1256 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Đông – Đông Nam.
Từ giới điểm số 2, đường biên giới xuôi theo sông Nậm Nạp (Tháp Nọa), hướng Bắc chuyển Đông Bắc đến hợp lưu sông này với sông Tả Ló Phi Ma (Nam Mã), sau đó tiếp tục xuôi theo sông, hướng Bắc đến hợp lưu của nó với sông Đà (Lý Tiên), rồi xuôi sông Đà (Lý Tiên), hướng Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Là (Tiểu Hắc), tiếp đó ngược sông Nậm Là (Tiểu Hắc) đến giới điểm số 3. Giới điểm này ở hợp lưu sông Nậm Là (Tiểu Hắc) với suối Nậm Na Pi, cách điểm có độ cao 978 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,87 km về phía Tây – Tây Nam, cách điểm có độ cao 620 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1387 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 4,40 km về phía Đông – Đông Bắc.
Từ giới điểm số 3, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng Tây Bắc đến điểm có độ cao 1933, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu các suối Là Pơ, Là Si, á Hu, Nậm Sau, Nậm Khô Ma, Nậm Hà Xi, Nậm Hà Nê, Nậm Xí Lùng, Nậm Hạ, Nậm Nghe, Nậm Dền Tháng, Nậm Pảng đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu các sông Zhe Dong, Ha Luo Luo Ba, Da Tou Luo Ba, Mo Wu Luo Ba, Na Bang, Ge Jie, Da Luo, Nan Bu, Giao Beng Bang, Giao Cai Ping, Nan Nan, Jin Thui đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1690, 1975, 1902, 2121, 2254, 2316, 1831, 3074, 2635, 2199, 2133, 2002, 1800 đến điểm có độ cao 1519, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Đông đến chỏm núi không tên, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông đến giới điểm số 4. Giới điểm này ở giữa suối Nậm Lé (Cách Giới), cách điểm có độ cao 1451 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,05 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 845 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,90 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1318 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,62 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 4, đường biên giới xuôi theo suôn Nậm Lé (Cách Giới), hướng chung Đông Bắc chuyển Tây Bắc đến hợp lưu suối này với sông Nậm Na, sau đó xuôi sông Nậm Na, hướng Đông Nam chuyển Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Cúm (Đằng Điều), rồi ngược sông Nậm Cúm (Đằng Điều), hướng chung Đông Bắc đến đầu nguồn suối Phin Ho (Đằng Điều), rồi theo một khe nhỏ, hướng chung Đông – Đông Bắc đến giới điểm số 5. Giới điểm này ở điểm gặp nhau giữa khe kể trên với sống núi, cách điểm có độ cao 2283 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,62 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2392 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Nam – Đông Nam, cách điểm có độ cao 2361 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 5, đường biên giới theo sống núi, hướng Nam đến điểm có độ cao 2413, sau đó theo đường phân thủy giữa các suối Tả Pao Hồ, Thèn Thẻo Hồ, Oanh Hồ, Nậm Nùng, Nậm Lon trong lãnh thổ Việt Nam và các sông San Cha, Tai Zang Zhai, Man Jiang, Wu Tai, Shi Dong, Ping, Zhong Liang và Cha trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 2468, 3013, 2539, 2790 đến giới điểm số 6. Giới điểm này ở điểm có độ cao 2836, cách điểm có độ cao 2381 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 2531 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,00 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2510 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,05 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 6, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến một điểm gần yên ngựa phía Đông Bắc điểm có độ cao 2546 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo khe, hướng Đông Nam đến đầu nguồn suối Lũng Pô (Hồng Nham), rồi xuôi theo suối Lũng Pô (Hồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu suôn này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng Bắc đến giới điểm số 7. Giới điểm này ở giữa nhánh suối không tên nói trên, cách điểm có độ cao 614 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 595 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 463 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông.
Từ giới điểm số 7, đường biên giới rời suối, hướng Đông Bắc, đến điểm có độ cao 143, sau đó hướng Đông Bắc, cắt qua một khe rồi bắt vào sống núi, hướng Bắc, qua các điểm có độ cao 604, 710, 573, 620, 833, 939, 1201 đến điểm có độ cao 918, rồi theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1158, 1077, 997, 1407, 1399, 1370, 1344, 1281, 1371, 1423, 1599, 1528, 1552, 1372, 1523, 1303 đến điểm có độ cao 984, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng chung là hướng Nam đến giới điểm số 8. Giới điểm này ở hợp lưu sông Xanh (Qua Sách) với một nhánh phía Tây của nó, cách điểm có độ cao 1521 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,85 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1346 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,82 km về phía Nam – Tây Nam, cách điểm có độ cao 1596 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,27 km về phía Tây – Tây Bắc.
Từ giới điểm số 8, đường biên giới xuôi sông Xanh (Qua Sách), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu sông này với sông Chảy, rồi ngược sông Chảy, hướng chung Đông Nam, đến giới điểm số 9. Giới điểm này ở hợp lưu sông Chảy với sông Xiao Bai, cách điểm có độ cao 1424 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1031 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1076 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 9, đường biên giới rời sông, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 741 đến điểm có độ cao 1326, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh của sông Chảy đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh của sông Xiao Bai đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1681, 1541, 1716, 2002, 1964, đỉnh núi không tên (Đại Nham Động) đến điểm có độ cao 1804, từ đó, theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 1623, sau đó theo đường phân thủy giữa suối Nàn Xỉn trong lãnh thổ Việt Nam và sông Xiao Bai trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1638 đến điểm có độ cao 1661, rồi theo khe, hướng Đông Bắc xuống giữa suối Hồ Pả, tiếp đó xuôi suối này đến hợp lưu suối này với một nhánh khác của nó, rồi rời suối bắt vào sống núi, rồi theo sống núi hướng Tây – Tây Bắc, qua điểm có độ cao 1259 đến giới điểm số 10. Giới điểm này ở một sống núi, cách điểm có độ cao 1461 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,25 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1692 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,90 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1393 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,10 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 10, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 948, sau đó theo sống núi, hướng Đông Bắc chuyển Đông, qua điểm có độ cao 1060 đến giới điểm số 11. Giới điểm này ở hợp lưu suối Đỏ (Nam Bắc) với một nhánh suối phía Tây Nam của nó (Qua Giai), cách điểm có độ cao 841 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,70 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 982 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 906 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,15 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 11, đường biên giới xuôi suối Đỏ (Nam Bắc) đến hợp lưu suối này với suối Nậm Cư (Nam Giang) , sau đó ngược suối Nậm Cư (Nam Giang) đến giới điểm số 12. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nậm Cư (Nam Giang) với một nhánh phía Tây Bắc của nó, cách điểm có độ cao 1151 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,80 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 986 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 858 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 12, đường biên giới rời suối, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 1071 đến điểm có độ cao 1732, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung là hướng Đông chuyển Bắc rồi Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1729, 2071, 1655, 1705, 1423 đến giới điểm số 13. Giới điểm này ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 993 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,55 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1044 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,15 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1060 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,70 km về phía Đông Nam.
Từ giới điểm số 13, đường biên giới tiếp tục theo đường phân thủy nói trên, hướng Đông đến điểm cách điểm có độ cao 1422 khoảng 70 m về phía Tây Nam, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đi đến một điểm nằm trên đường phân thủy và cách điểm có độ cao 1422 khoảng 90 m về phía Bắc – Đông Bắc khu vực có diện tích 7700 m2 giữa đường đỏ nêu trên và đường phân thủy thuộc Trung Quốc), từ đây đường biên giới tiếp tục theo đường phân thủy nói trên, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 1397, 1219, 657, 663 đến một chỏm núi không tên phía Đông Nam điểm có độ cao này, sau đó theo khe, hướng Bắc đến suối Nà La, rồi xuôi theo suối này hướng Đông Bắc đến giới điểm số 14. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà La với sông Lô (Pan Long), cách điểm có độ cao 922 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,20 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 183 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,50 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 187 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông.
Từ giới điểm số 14, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 428 đến yên ngựa giữa điểm có độ cao 1169 trong lãnh thổ Việt Nam và điểm có độ cao 1175 trong lãnh thổ Trung Quốc, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc chuyển Tây Bắc, qua các điểm có độ cao 1095, 1115, 1022, 1019, 1094, 1182, 1192, 1307, 1305, 1379 đến điểm có độ cao 1397, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc, qua các điểm có độ cao 1497, 1806, 1825, 1952, 1967, 2122, 2038 đến giới điểm số 15. Giới điểm này ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 1558 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,90 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 2209 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,55 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 2289 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,70 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 15, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua điểm có độ cao 2076, sau khi cắt qua một con suối đến một chỏm núi không tên, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua các điểm có độ cao 1887, 1672 đến điểm có độ cao 1450, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Nam chuyển Đông rồi hướng Bắc chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1438, 1334, 716, 1077 đến giới điểm số 16. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1592, cách điểm có độ cao 1079 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1026 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,25 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1521 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Tây – Tây Bắc.
Từ giới điểm số 16, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Bắc, qua các điểm có độ cao 1578, 1503, 1493, 1359, 1342, 1296 đến điểm có độ cao 606, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Bắc – Tây Bắc chuyển Đông Bắc đến giới điểm số 17. Giới điểm này ở giữa sông Miện (Babu), cách điểm có độ cao 654 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,30 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1383 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 4,10 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 882 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,70 km về phía Nam – Đông Nam.
Từ giới điểm số 17, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông – Đông Bắc, đến điểm có độ cao 799, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 998, 1096, 1029, 1092, 1251 đến điểm có độ cao 1132, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 1628, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1647, 1596, 1687, 1799, 1761, 1796 đến giới điểm số 18. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1568, cách điểm có độ cao 1677 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1701 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,70 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1666 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,55 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 18, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông – Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1771, 1756, 1707, 1500, 1683, 1771, 1651, 1545, 1928, 1718 đến điểm có độ cao 1576, sau đó theo hướng Tây Bắc vượt qua hai khe, qua điểm có độ cao 1397, rồi bắt vào sống núi, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Tây Bắc chuyển Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1748 đến điểm có độ cao 1743, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông chuyển Bắc – Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1806, 1650, 1468, 1516, 1344, 1408 đến một chỏm núi không tên phía Tây Bắc của điểm có độ cao này, rồi theo sống núi, hướng Đông Bắc đến giới điểm số 19. Giới điểm này ở giữa sông Nho Quế (Pu Mei), cách điểm có độ cao 1477 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,60 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1464 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1337 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 19, đường biên giới xuôi sông Nho Quế (Pu Mei), hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam đến giới điểm số 20. Giới điểm này ở giữa sông Nho Quế (Pu Mei), cách điểm có độ cao 1062 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1080 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 5,20 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1443 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,85 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 20, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Bắc đến điểm có độ cao 801, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam khoảng 2400 in đến điểm có độ cao 1048, theo hướng Đông Nam cắt khe bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1122, 1170, 1175 đến điểm có độ cao 1641, sau đó theo sống núi, hướng Tây Bắc, cắt khe, rồi bắt vào sống núi hướng Bắc – Đông Bắc qua các điểm có độ cao 1651, 1538 đến giới điểm số 21. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1697, cách điểm có độ cao 1642 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,85 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1660 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1650 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,40 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 21, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông Nam đến điểm có độ cao 1591, sau đó theo sống núi hướng Nam – Đông Nam qua các điểm có độ cao 1726, 1681, 1699 đến điểm có độ cao 1694, tiếp đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1514, 1486 đến điểm có độ cao 1502, rồi theo sống núi, hướng Nam chuyển Đông Nam qua các điểm có độ cao 1420, 1373, 1365 đến một chỏm núi không tên phía Bắc – Tây Bắc điểm có độ cao 1383 trong lãnh thổ Việt Nam, từ đó đường biên giới theo đường thẳng hướng Đông – Đông Bắc đến một chỏm núi nhỏ, sau đó lại theo đường thẳng tiếp tục theo hướng này đến giới điểm số 22. Giới điểm này ở giữa con sông không tên (Yan Dong), cách điểm có độ cao 1255 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,45 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1336 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 956 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,22 km về phía Tây – Tây Nam.
Từ giới điểm số 22, đường biên giới xuôi theo sông không tên nói trên (Yan Dong), hướng Đông Bắc, sau đó rời sông, qua điểm có độ cao 888, bắt vào sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Nam – Tây Nam, qua điểm có độ cao 1091, một chỏm núi không tên phía Đông điểm có độ cao 1280 trong lãnh thổ Việt Nam, các điểm có độ cao 1288, 1282, 1320, 1212, 1218, 1098, 1408 đến điểm có độ cao 1403, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung là hướng Nam chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1423, 1378 đến điểm có độ cao 451, sau đó theo sống núi, hướng Đông đến giới điểm số 23. Giới điểm này ở giữa suối Cốc Pàng, cách điểm có độ cao 962 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,10 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 680 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,55 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 23, đường biên giới rời suối theo khe hướng Đông, rồi theo con đường mé Nam sống núi hoặc trên sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 914, 962, 901 đến điểm có độ cao 982, sau đó ngược sườn núi hướng Đông Bắc bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 819, 877 đến giới điểm số 24. Giới điểm này nằm ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 783 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,53 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1418 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,15 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 779 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Đông Nam.
Từ giới điểm số 24, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Bắc – Tây Bắc chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1212, 1506, 1489, 1461 đến điểm có độ cao 921, sau đó theo hướng Đông – Đông Nam cắt suối Khui Giồng, rồi bắt vào sống núi, sau đó theo sống núi hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1265, 1191, 1301 đến giới điểm số 25. Giới điểm này ở giữa sông Gậm (Bai Nan), cách điểm có độ cao 798 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 755 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 936 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,45 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 25, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 908, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 1196, chỏm núi không tên ở phía Bắc – Tây Bắc điểm có độ cao 1377 trong lãnh thổ Việt Nam, các điểm có độ cao 1254, 1297, 1274, 1262, 994, 1149, chỏm núi không tên ở phía Đông điểm có độ cao 1302 trong lãnh thổ Việt Nam, các điểm có độ cao 1013, 1165, 829 đến giới điểm số 26. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1028, cách điểm có độ cao 1272 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,50 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,65 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 893 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,35 km về phía Tây – Tây Bắc.
Từ giới điểm số 26, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 662, rồi theo đường thẳng hướng Đông khoảng 500m đến một chỏm núi không tên, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc chuyển Đông – Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 934, 951 đến điểm có độ cao 834, tiếp đó theo khe hướng Đông – Đông Bắc, cắt suối Na Thin, rồi theo sống núi qua điểm có độ cao 824 đến điểm có độ cao 1049, sau đó theo sống núi và khe, hướng Đông Nam, cắt một sống núi nhỏ, rồi xuôi theo khe hướng Đông đến giới điểm số 27. Giới điểm này ở giữa suối Nà Rì, cách điểm có độ cao 772 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1334 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,65 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 848 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Đông Nam.
Từ giới điểm số 27, đường biên giới rời suối, ngược khe lên sống núi, hướng Đông – Đông Bắc đến điểm có độ cao 706, sau đó theo sống núi, hướng Bắc chuyển Đông – Đông Nam, qua các điểm có độ cao 807, 591, 513, 381 đến điểm có độ cao 371, sau đó theo sống núi, hướng Đông đến giữa suối Pai Ngăm (Ping Mèng), rồi ngược suối này về hướng Bắc khoảng 200 m, rời suối theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua các điểm có độ cao 591, 722, 818, 706, 890 đến giới điểm số 28. Giới điểm này ở điểm có độ cao 917, cách điểm có độ cao 668 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,55 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 943 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,75 km về phía Nam – Đông Nam, cách điểm có độ cao 955 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,90 km về phía Đông – Đông Bắc.
Từ giới điểm số 28, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 790, 803, 601, 524, 934, chỏm núi không tên ở phía Nam điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc, các điểm có độ cao 871, 964, chỏm núi không tên phía Nam điểm có độ cao 855 trong lãnh thổ Trung Quốc, các điểm có độ cao 978, 949 đến điểm có độ cao 829, sau đó theo sườn núi, hướng Đông đến giới điểm số 29. Giới điểm này ở điểm có độ cao 890, cách điểm có độ cao 1007 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,50 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1060 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1047 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 29, đường biên giới theo sườn núi phía Nam điểm có độ cao 1073 trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng Đông đến điểm có độ cao 1077, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1104, 1115, 1073, 942, 832, 1068, 1066, 1066, 1030, 1028, 982, 1021, 826, 911 đến giới điểm số 30. Giới điểm này ở một con đường nhỏ, cách điểm có độ cao 770 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Tây, cách điểm có độ cao 764 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 888 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 30, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Bắc, cắt qua một suối không tên đến điểm có độ cao 715, rồi theo mé Nam và mé Đông một con đường của Trung Quốc, hướng Đông chuyển Bắc – Đông Bắc, cắt qua một con đường từ Việt Nam sang Trung Quốc, rồi theo dốc núi mé Tây Nam điểm có độ cao 903 trong lãnh thổ Trung Quốc bắt vào sống núi, hướng Đông Nam đến giới điểm số 31. Giới điểm này ở điểm có độ cao 670, cách điểm có độ cao 770 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 823 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,60 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 976 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 31, đường biên giới đi theo sống núi, hướng chung Đông Nam qua điểm có độ cao 955 đến điểm có độ cao 710, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua điểm có độ cao 940 đến điểm có độ cao 780, rồi theo sống núi, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 780 đến điểm có độ cao 625, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông đến giới điểm số 32. Giới điểm này ở giữa sông Bắc Vọng (Ba Bang), cách điểm có độ cao 792 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,35 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 808 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,85 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 822 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 32, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 890, 667, 906, 691, 854, 884, 701, 884, 783, 619, 856, 591, 907, 651, 580, 785, 925, 950 đến giới điểm số 33. Giới điểm này ở giữa sông Quây Sơn (Nan Tan), cách điểm có độ cao 922 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,65 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 965 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông – Đông Nam.
Từ giới điểm số 33, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 612 đến điểm có độ cao 624, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 521, 725, 845, 825, 755, 726, 516, 735, 902, 764, 573, 693, 627 đến giới điểm số 34. Giới điểm này ở điểm có độ cao 505, cách điểm có độ cao 791 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,60 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 632 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,80 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 655 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 34, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 878 đến điểm có độ cao 850, sau đó theo sống núi hướng chung là Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 837, 758, 712, 492, 695, 449 đến điểm có độ cao 624, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng chung Đông – Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 731, 737, 805, 866, 752, 605, 815 đến giới điểm số 35. Giới điểm này ở cách điểm có độ cao 709 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,90 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 782 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 794 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 35, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giữa sông Quây Sơn, sau đó xuôi sông này, hướng chung Đông Nam đến giới điểm số 36. Giới điểm này ở giữa sông Quây Sơn, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 589 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Tây, cách điểm có độ cao 613 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 36, đường biên giới rời sông theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 597, 653, 560, 367, 629, 717, 685, 746 đến giới điểm số 37. Giới điểm này ở điểm có độ cao 620, cách điểm có độ cao 665 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 640 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 592 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,90 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 37, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây – Tây Nam, qua điểm có độ cao 336 đến một chỏm núi không tên, sau đó theo sống núi, hướng Đông Nam đến một yên ngựa, rồi theo khe, hướng Tây Nam đến đầu một con suối không tên, sau đó xuôi theo suối đó, hướng Tây Nam, rồi rời suối, theo hướng Tây Nam qua điểm có độ cao 348 đến một yên ngựa, tiếp đó theo hướng Tây qua một lũng nhỏ đến giới điểm số 88. Giới điểm này cách điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông – Đông Nam, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,35 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 630 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 38, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 635, 656, cắt suối Luộc, qua điểm có độ cao 627 đến chỏm núi không tên ở phía Tây Bắc điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Trung Quốc, sau đó hướng Nam – Đông Nam, qua điểm có độ cao 412 bắt vào sống núi, hướng chung là hướng Nam, qua các điểm có độ cao 727, 745, 664, 487, 615, 473, 586 đến giới điểm số 39. Giới điểm này ở giữa đường mòn, cách điểm có độ cao 682 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 612 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Tây – Tây Bắc.
Từ giới điểm số 39, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 303 đến điểm có độ cao 558, sau đó theo sống núi, hướng chung là Tây Nam, qua các điểm có độ cao 591, 521 đến giữa một con suối không tên, rồi xuôi theo suối này, hướng Tây Nam đến hợp lưu của nó với một con suối khác, tiếp đó rời suối bắt vào sống núi, hướng chung Tây Bắc chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 602, 657, 698, 565 đến giới điểm số 40. Giới điểm này ở giữa sông Bắc Vọng (Ba Wang), cách điểm có độ cao 689 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,05 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 529 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,06 km về phía Đông – Đông Nam, cách điểm có độ cao 512 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc.
Từ giới điểm số 40, đường biên giới xuôi sông Bắc Vọng (Ba Wang), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu của nó với sông Bằng Giang, sau đó ngược sông Bằng Giang, hướng chung Tây Bắc đến giới điểm số 41. Giới điểm này ở giữa sông Bằng Giang, cách điểm có độ cao 345 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông – Đông Nam, cách điểm có độ cao 202 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Nam – Tây Nam, cách điểm có độ cao 469 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,35 km về phía Bắc – Đông Bắc.
Từ giới điểm số 41, đường biên giới rời sông, hướng Tây đến điểm có độ cao 153, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 332, 463, 404, 544, 303 đến điểm có độ cao 501, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng Đông chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 255, 259, đến điểm có độ cao 472, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 600, 552, 550, 530, 323, 514 đến một chỏm núi không tên ở phía Đông Nam điểm có độ cao 597 trong lãnh thổ Việt Nam, lại theo sống núi hướng Tây Nam, cắt khe, rồi theo sườn núi mé Đông Nam điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam, hướng chung là hướng Tây đến điểm có độ cao 628, từ đây đường biên giới theo sống núi hướng Nam, qua các điểm có độ cao 613, 559 đến một điểm ở sống núi, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam đến giới điểm số 42. Giới điểm này ở điểm có độ cao 417, cách điểm có độ cao 586 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 494 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 556 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,85 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 42, đường biên giới theo hướng Đông Bắc đến một chỏm núi không tên, sau đó theo đường thẳng hướng Đông đến một chỏm núi không tên khác, từ đó đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 567, 506, 517, 534, 563 đến điểm có độ cao 542, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 570, sau đó lại theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Nam, qua điểm có độ cao 704 đến giới điểm số 43. Giới điểm này ở giữa một con suối không tên, cách điểm có độ cao 565 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,80 km về phía Đông – Đông Nam, cách điểm có độ cao 583 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,87 km về phía Tây – Tây Nam.
Từ giới điểm số 43, đường biên giới xuôi theo suối không tên về hướng Đông Nam khoảng 500 mét, sau đó rời suối này theo hướng Đông, cắt qua một sống núi nhỏ đến khe, chuyển hướng Nam – Đông Nam xuống giữa con suối nói trên, tiếp đó xuôi theo suối này, hướng Nam, đến hợp lưu của suối này với một nhánh suối khác, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 632, 637 đến giới điểm số 44. Giới điểm này ở giữa đường phòng hỏa, cách điểm có độ cao 666 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,50 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 943 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,56 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 710 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,30 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 44, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước (trong đó đoạn nào theo đường phòng hỏa thì theo trung tuyến của đường phòng hỏa) qua các điểm có độ cao 637, 383 đến điểm có độ cao 324, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng Nam – Tây Nam đến giữa nhánh phía Tây suôn Khuổi Lạn, sau đó xuôi theo suối này, hướng Nam đến giới điểm số 45. Giới điểm này ở giữa suối Khuổi Lạn, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,90 km về phía Đông – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 323 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,42 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 322 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Tây – Tây Nam.
Từ giới điểm số 45, đường biên giới rời suối bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông – Đông Nam đến điểm có độ cao 245, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam, đến giữa sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), tiếp đó ngược sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), hướng chung Tây Nam đến giới điểm số 46. Giới điểm này ở giữa sông Kỳ Cùng bình Nhi), cách điểm có độ cao 185 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,22 km về phía Nam – Tây Nam, cách điểm có độ cao 270 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,45 km về phía Tây – Tây Bắc.
Từ giới điểm số 46, đường biên giới rời sông, hướng Nam, bắt vào sống núi đến điểm có độ cao 269, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Đông Nam, tiếp đó theo hướng Nam, qua các điểm có độ cao 303, 304, 321, 284 đến giới điểm số 47. Giới điểm này ở ngã ba suối, cách điểm có độ cao 329 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,85 km về phía Nam – Đông Nam, cách điểm có độ cao 313 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,65 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 251 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 47, đường biên giới rời suôn bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Nam, qua mé Tây Nam điểm có độ cao 255 trong lãnh thổ Trung Quốc, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Nam qua các điểm có độ cao 281, 357 đến điểm có độ cao 344, sau khi cắt một suối không tên, ngược dốc bắt vào sống núi, rồi theo sống núi qua điểm có độ cao 428 đến điểm có độ cao 409, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam đến điểm có độ cao 613, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 48. Giới điểm này ở điểm có độ cao 718, cách điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,44 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 832 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,50 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 836 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 48, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 852, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 695, rồi lại theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 702, 411, cắt một con đường, qua điểm có độ cao 581 đến giới điểm số 49. Giới điểm này ở điểm có độ cao 549, cách điểm có độ cao 436 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 511 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 557 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 49, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung là Nam – Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 359, 364, 406 đến giới điểm số 50. Giới điểm này ở điểm có độ cao 610, cách điểm có độ cao 618 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây – Tây Nam, cách điểm có độ cao 395 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 730 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 50, đường biên giới theo sống núi, hướng Bắc – Đông Bắc đến một chỏm núi không tên ở phía Tây điểm có độ cao 634 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 758 đến điểm có độ cao 742, rồi theo sống núi, hướng chung Đông – Đông Nam qua các điểm có độ cao 540, 497, 381 đến giới điểm số 51. Giới điểm này ở giữa suối Khuổi Đẩy, cách điểm có độ cao 388 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,60 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 411 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,60 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 386 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam – Đông Nam.
Từ giới điểm số 51, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 451, 427 đến điểm có độ cao 475, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 499, 506, 511, 475, 477, 483, 486 đến điểm có độ cao 438, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 52. Giới điểm này ở điểm có độ cao 392, cách điểm có độ cao 389 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 356 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 408 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,70 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 52, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Nam rồi Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 396, 402, 351, 361, 494, 476, 387, 432, 444, 389, 488, 480, 347 đến giới điểm số 53. Giới điểm này ở điểm có độ cao 248, cách điểm có độ cao 813 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 331 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam – Tây Nam, cách điểm có độ cao 328 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Đông – Đông Nam.
Từ giới điểm số 53, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 401, 398, 409, 498, 509, 425, 456, 404, 475, 502, 721, 704, 939, 1282 đến điểm có độ cao 1358, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Nam chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 851, 542 đến giới điểm số 54. Giới điểm này cách điểm có độ cao 632 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 473 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 545 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 54, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông – Đông Nam, qua các điểm có độ cao 370, 344, 366, 337 đến điểm có độ cao 435, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 401, 440, 351, 438, 470, 612, 640, 651, 534, 525 đến giới điểm số 55. Giới điểm này ở điểm có độ cao 523, cách điểm có độ cao 551 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 480 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 528 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,14 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 55, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông – Đông Nam, qua các điểm có độ cao 506, 577, 670 đến điểm có độ cao 788, từ đó theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 870, 825, 894, 855, 736, 706, 1029 đến giới điểm số 56. Giới điểm này ở điểm có độ cao 705, cách điểm có độ cao 863 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 861 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc – Đông Bắc, cách điểm có độ cao 913 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây – Tây Nam.
Từ giới điểm số 56, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 652, 975, 875, 835, 1150, 1082 đến giới điểm số 57. Giới điểm này ở điểm có độ cao 882, cách điểm có độ cao 638 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1265 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,95 km về phía Nam – Tây Nam, cách điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây – Tây Nam.
Từ giới điểm số 57, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến điểm tiếp nối với một khe, rồi theo khe, hướng Nam – Đông Nam, đến giữa suối Tài Vằn, sau đó xuôi suối này và hạ lưu của nó là suối Nà Sa đến giới điểm số 58. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà Sa với một nhánh sông nằm ở phía Đông, cách điểm có độ cao 423 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 447 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 320 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 58, đường biên giới ngược nhánh sông phía Đông nói trên đến ngã ba sông Đồng Mô, rồi ngược sông Đồng Mô, Bỉ Lao, Cao Lạn đến giới điểm số 59. Giới điểm này ở hợp lưu hai con suối Cao Lạn và Phai Lầu, cách điểm có độ cao 1052 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 600 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,57 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 602 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 59, đường biên giới ngược suối Cao Lạn hướng Đông Nam, sau đó rời suối đi theo đường thẳng hướng Đông – Đông Nam đến một chỏm núi không tên phía Bắc điểm có độ cao 960 trong lãnh thổ Việt Nam, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 60. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1100, cách điểm có độ cao 1156 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc – Tây Bắc, cách điểm có độ cao 683 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,65 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1094 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 60, đường biên giới theo sống núi nhỏ hướng Đông Bắc, xuống khe, rồi theo khe hướng chung là hướng Đông Bắc chuyển Đông – Đông Nam, đến một nhánh thượng lưu sông Ka Long, sau đó xuôi theo sông này, hướng Đông – Đông Bắc, đến giới điểm số 61. Giới điểm này ở hợp lưu sông Ka Long với một sông khác (Bắc Luân), cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 224 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Nam – Tây Nam.
Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ của các đoạn biên giới theo sông suối trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đã được quy thuộc theo đường đỏ.
Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.
Điều III. Hai Bên ký kết đồng ý vị trí chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ do ba nước thỏa thuận xác định.
Điều IV. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại Điều II của Hiệp ước này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước.
Điều V. Hai Bên ký kết đồng ý, trừ khi đã được Hiệp ước này quy định rõ ràng, đường biên giới Việt – Trung nói tại Điều II, đối với những đoạn lấy sông suối làm biên giới thì ở những đoạn sông suối tầu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông suối tầu thuyền đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tầu thuyền đi lại. Vị trí chính xác trung tuyến của dòng chảy, của dòng chảy chính hoặc của trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể khi phân giới, cắm mốc.
Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tầu thuyền đi lại là độ sâu của luồng tầu thuyền đi lại, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tầu thuyền đi lại để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tầu thuyền đi lại là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tầu thuyền đi lại.
Bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới Việt – Trung đã được xác định trên thực địa cũng như sự quy thuộc của các cồn, bãi, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác. Những cồn, bãi mới xuất hiện trên sông suối biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được phân định theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Nếu các cồn, bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa thì hai Bên ký kết sẽ bàn bạc xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.
Điều VI.
1. Hai Bên ký kết quyết định thành lập ủy ban Liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dưới đây gọi là ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc) và giao cho ủy ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt – Trung như đã nêu trong Điều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy hoặc dòng chảy chính, trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới, cùng nhau cắm mốc giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên.
2. Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước nói tại khoản 1 Điều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này.
3. ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết.
Điều VII. Sau khi Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước và bản đồ chi tiết đính kèm có hiệu lực, hai Bên ký kết sẽ ký kết Hiệp ước hoặc Hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước để thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991.
Điều VIII. Hiệp ước này được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sớm được trao đổi tại Bắc Kinh.
Hiệp ước này được ký tại Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1999 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
Đại diện toàn quyền
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam