Luận văn niên khóa 2007-2008
Luận văn tiêu biểu của học sinh và sinh viên trong chương trình học bổng Nguyễn Thái Học.
Bài sô 1
Huỳnh Khánh Vy
Trung Học
Tinh thần trách nhiệm là một sự tự ý thức về bổn phận của mình, là sự thể hiện lương tâm và danh dự của mình đối với bản thân và cộng đồng, đất nước. Nó là sự cam kết tự nguyện với xã hội.
“Tổ quốc hưng vong, thất phu hữu trách“, đây là một chân lý đúng với tất cả mọi dân tộc, mọi thời đại. Đã là con người, là công dân của một quốc gia, ai ai cũng phải có trách nhiệm với đất nước của mình, phải biết sống và làm việc với tinh thần trách nhiệm và luôn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm.
Là công dân của một quốc gia, chúng ta phải chịu trách nhiệm với tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra chung quanh chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về chiến tranh và hoà bình, về sự thịnh vượng và suy vong của đất nước.
Trong bất kỳ một thời đại nào, một quốc gia nào, thái độ của mỗi một công dân cũng sẽ góp phần vào chiều hướng phát triển biến thiên của quốc gia đó. Một chính trị gia đã từng nói:”Dân nào chính phủ đó”. Có nghĩa là thái độ và sự quyết định của người dân làm nên quyết định và thái độ của chính phủ.
Điều đó minh định rằng, ý thức trách nhiệm của công dân cực kỳ quan trọng. Một công dân phải có trách nhiệm với xã hội mình đang sống và xã hội đó quay lại tác động lên chính mình. Giữa cá nhân và xã hội có quan hệ gắn bó phụ thuộc vào nhau. Muốn có một xã hội tốt đẹp, người công dân phải ý thức được cái quan hệ hỗ tương đó, và tích cực dự phần vào sự hoạch định để phát triển xã hội. Người công dân phải ý thức được bổn phận, vai trò của mình với cộng đồng xã hội để từ đó đóng góp tài năng và công sức của mình cho xã hội. Người dân có thể xoay chuyển xã hội nếu đồng lòng và quyết tâm.
Trong cuộc sống hằng ngày, trách nhiệm công dân với xã hội được thể hiện cụ thể bằng hành vi của mình như góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tuân thủ luật gao thông. Bảo vệ và đề cao những giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc và thuần phong mỹ tục. Dũng cảm bày tỏ quan điểm-chính kiến của mình với chính phủ trước những vấn nạn nảy sinh trong xã hội, thể hiện vai trò chủ nhân của đất nước.
Trong những tình huống khẩn cấp như đất nước bị đe doạ bởi nạn ngoại xâm hoặc quyền lợi quốc gia bị xâm hại, người công dân phải lên tiếng và bằng hành động cụ thể bày tỏ lòng yêu nước của mình. Bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và danh dự quốc gia, dân tộc.
Tinh thần trách nhiệm của công dân là điều kiện cần thiết và quyết định tương lai, vận mệnh của một dân tộc, một đất nước. Một quốc gia muốn vươn lên trở thành “Con Rồng”, Con Hổ” thì mọi người dân trong nước đó phải ý thức về tinh thần trách nhiệm của mình với quốc gia, dân tộc.
Nhật Bản và Hàn Quốc là điển hình của tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc.
Người dân ở hai xứ sở này bằng tinh thần trách nhiệm của mình đã vực dậy nền kinh tế sụp đổ sau chiến tranh tàn khốc. Đưa đất nước họ từ chỗ đổ nát trở thành cường quốc trên thế giới. Một điều đặc biệt đáng cho chúng ta ngưỡng mộ là những vị lãnh đạo của hai quốc gia này với tinh thần trách nhiệm, họ sẵn sàng nhận lỗi và từ chức nếu thất bại trong chính sách điều hành đất nước.
Đất nước và Dân tộc VN chúng ta có truyền thống hào hùng về lòng yêu nước thương nòi. Lịch sữ chúng ta đầy dẫy những tầm gương anh dũng. Từ các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay, các bậc anh hùng, anh thư nhiều kể không xiết. Vào đầu thế kỷ thứ XX, chính xác là năm 1930, người sinh viên anh hùng Nguyễn Thái Học đã anh dũng bước lên đoạn đầu đài của thực dân Pháp, lấy cái chết để đền ơn nước và làm cho kẻ thù khiếp sợ. Ông nêu một tấm gương sáng ngàn đời cho tuổi trẻ Việt Nam.
Bài sô 2
Phùng Dương
Trung Hoc – Santa Clara, California
As a Vietnamese immigrant, I had witness many struggles that my family have to overcome. Because of that, I had understood that education is the only way to pull my family out of disparity.
After joining Youth and Government, I had discovered my passion for law and the legal system in America. I had a chance to meet with the justices from the appellate court and many lawyers across California. They had inspired me follow my goals of becoming a lawyer and my dream of becoming a judge in the appellate court.
Having a brother who had trouble with the laws, I found it was difficult to find a Vietnamese lawyer. Being the only child that knows most about laws, I had been spoken for the behalf of my parents. I can’t bear to see my parents mumble English every time they went to search for a lawyer. Because of that, I become conscious about our vulnerability as a community toward the laws. I determine to become a lawyer to give the people like my parents the accessibility to the laws.
Even though, the U.S. is a diverse country but there are still some major issue of discrimination toward immigrant and minority. I strongly believe it was unfair to limit the access to the laws for the minority. I strongly believe as a democratic country every citizen should be protecting by the laws. My goal of becoming a well educated Vietnamese lawyer will help the community from the unjust and discrimination from the majority in America.
Likewise, I was inspired by many justices from different area in California. Because of classes that I take had been involved with law writing, it had helped me to reading many different cases in the appellate court. I had long to admire the justices style of writing and decision toward complicated cases. Since American people rarely see an Asian American to become a judge in the court of law. I dream to have an opportunity to run the justice position and serve the community more effectively. I want to be part of the first Vietnamese American to become a justice in an appellate court of California.
In brief, my goal and dream had been part of my educational and personal experience. I understood of being the second Vietnamese immigrant generation, I had the responsibility to improve the face of the Vietnamese community in America. By setting goal to become a lawyer, I could fight for the unjust and bring justice to the Vietnamese minority community. I believe that dream does come true as long as you put your heart and mind in it. And I’m definitely believed that I will become the next Vietnamese American justice in the California appellate court.
Bài sô 3
Đàm Thị Hồng Nhung
Đại Học Xã Hội Nhân Văn
Đường vào nghề báo
Ngay từ những ngày đầu tiên của năm nhất, sinh viên ngành báo chí ở trường tôi đều phải làm một bài luận trình bày những hiểu biết và lí do chọn nghề báo. Bài luận này tuy không tính điểm, nhưng ai cũng viết ít nhất hai mặt giấy khổ A4. Sau đó giảng viên đã tổng hợp lại và đọc lên cho cả lớp cùng chia sẻ (trừ những bài đề nghị giấu tên). Mới biết rằng không giống như những ngành học khác, mỗi sinh viên chọn nghề báo đã ấp ủ cả nỗi niềm riêng, có khi là cả cuộc đời của cha, mẹ mình trong đó…
Nghề báo là khát khao đem lại công bằng cho xã hội xuất phát từ nỗi oan ức của gia đình. Bố mẹ đã chịu án tù một cách oan ức, gia đình điêu đứng theo. Đó là hoàn cảnh của một bạn trai. Người này đã ấp ủ sẽ theo nghề báo, đứng về phía lẽ phải, về phía sự thật.
Nghề báo xuất phát từ một kỉ niệm thân thương của ông và cháu. Lúc nhỏ, ông thấy các em bé múa hát trên ti vi thì nói với cháu rằng: “cháu của ông mà được lên ti-vi nhỉ!”. Cô cháu gái hứa với ông sẽ có ngày lên ti-vi. Sau đó, người cháu theo bố mẹ đi làm ăn xa, vẫn nhớ mãi lời hứa ấy, càng mong có ngày được lên ti-vi cho ông ở xa được thấy mặt và tự hào về mình.
Ước mơ vào nghề báo bắt nguồn từ sự ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nhìn thấy báo. Một người ở miền quê nghèo thuộc tỉnh Phú Yên, một ngày đi bộ năm, sáu kilomet đường quốc lộ để tới trường. Có hôm đi nhờ xe tải trên đường, có hôm không có xe qua lại, đành phải đi bộ. Một lần, khi đang mỏi mệt, có một chiếc xe tải đi qua, cô bé vẫy xe nhưng chiếc xe lao đi, không dừng lại. Từ trên xe rơi xuống lòng đường một tập giấy. Cô bé học trò nghèo lại gần xem thì thấy chi chit những chữ là chữ. Cô đọc nội dung thì thấy có biết bao nhiêu chuyện người ta viết trong đó. Tờ báo đã hấp dẫn cô từ lúc đó. Cô giữ cẩn thận. Sau này biết đó được gọi là “báo”, cô ước mơ trở thành một phóng viên.
…
Nhưng không phải phụ huynh nào cũng đồng ý cho con mình theo nghề báo. Khát khao đấy, nhưng có người đã phải trải qua những lần đấu tranh tư tưởng, thuyết phục gia đình. Cha mẹ muốn con theo nghề nào đỡ vất vả, không ai muốn con mình suốt ngày rong ruổi bụi đường. Có bạn đã theo ý gia đình, học đại học Kinh tế được một năm, lại lén đi thi lại vào ngành báo chí. Đến khi đậu mới dám nói với bố mẹ.
Bắt đầu những ngày tác nghiệp
Nhiệt huyết của tuổi trẻ, của một người mới vào nghề nhiều khi đã gây ra những rắc rối. Sinh viên báo chí sẵn sàng dấn thân trong bất kì hoàn cảnh nào. Chưa có kinh nghiệm trong tác nghiệp, không ít người đã gặp nguy hiểm. Có người bị bọn xấu phát hiện, đập nát máy chụp ảnh, còn bị đuổi đánh.
Nhưng đó là những trải nghiệm trong nghề. Có lẽ ít có ngành nào, sinh viên lại có nhiều tâm tư, trăn trở như ngành báo. Nghề báo được xếp thứ năm trong những nghề nguy hiểm nhất cũng lại xếp thứ năm trong những nghề được người trẻ đam mê nhất trên thế giới. Ngay ở trường ĐH KHXHNV TP.HCM, tỷ lệ chọn của thí sinh đăng kí thi vào nghề báo là cao nhất trong hơn hai mươi ngành mà trường đào tạo, cũng là ngành có điểm đầu vào cao nhất nhì so với các khoa khác.
Đường vào nghề báo gian truân là như thế, nhưng những ai đi theo nghề báo đều là người có quyết tâm lớn.
Bài sô 4
Lê Hoàng Mai
Đại Học Ngoại Thương
Envy vs. Rivalry
The differences between envy and rivalry have been long discussed which so far seems to be going on and on. In fact, there is such a fine line between the two emotions, once you find out that is a characteristic of rivalry and a second later, it appears to change into one of envy’s features.
First, let’s think over the following self-dialogue.
Envy says, “Why can you have all that? Why cannot I? Not a chance such a man like me is to stand succumbing to you?” Rivalry said, “Why can you have all that? What must and should I do to catch up with you?
Envy says, “All the things belonging to me are beyond your reach. You do not deserve them and will never be able to achieve them. Give up dreams!” Rivalry says, “You and I, each has our own strengths, I will have to learn from you; on the contrary, it is fair to say that you will also need to get something out of me.”
Envy may be defined as an emotion that occurs when a person feels their lack of someone’s quality, talent, achievement, social status, knowledge or possession. In a word, it is somehow equal to the feeling of “being afraid of inferiority”. Envy originates from a sense of low self-esteem which results from an upward social comparison threatening a person’s self image. That is not to say envy is accompanied by cowardice, complex and disrespect of oneself.
An envious individual always places a question mark in everything that their “rival” achieves; therefore, he tries to prove that the other’s successes are not rooted in genuine capabilities. His ultimate target is to harass “the rival”, to get on the rival’s nerves without awareness of the fact that his action derives from his own “sense of failure and the fear of failure.”
Differently, the birth and the growth of rivalry contain little negative signs. Rivalry derives from self-respect and desires of healthy competition. When a person feels envious of someone else\’s superiority, he will wonder for himself why he has been enviously thinking like that and what consequences are likely to be if he keep bearing in his mind such comparisons. Then he tries to reverse his train of thoughts, attempts to figure out determination and efforts needed to be made so as to keep abreast with “the rival”. In such a way, rivalry, or so-called positive envy, is seen as a vital driving force behind the movement towards self-improvement, whose endurability, on a larger scale of an organization or a society, will be the foundation for development.
Although the two seem to have an intimate linkage, it cannot be denied that envy is one of the most powerful and also the worst human emotions for its ability to control the whole person, to make them, their rivals and even their organization fall prey.
The envier appears to be always rendered unhappy with the obsession of a must to speak evil of “the rival”, to humiliate them in front of others or even to take revenge of them for “all the things he/she is better than them”. No longer is the envier’s mind and time devoted to their business. For his own sake, he is putting his own head in the noose. A foreseeable consequence is that his talents and abilities are gradually being corroded. From the viewpoint of the organization that he is a part of, say a company, that is a tremendous waste as the company is paying a great deal for nothing but envy and hostility.
Moreover, envy is considered to be a universal and most unfortunate aspect of human nature because not only is the envious person rendered unhappy by his envy, but he also wishes to inflict misfortune on others. The most popular and mildest type of expressing envy is spreading rumours to ruin the other’s prestige. The very first evil influence that such an action can have on an organization is its undermining the foundation of solidarity. The envier is neither respectful of the other’s opinions nor willing to cooperate with his “rival”. That is not to mention his continuous efforts to topple the other in order to “pull the thorn out of his eye”. Meanwhile, for the sake of a company in particular, or an organization in general, solidarity is the very fundamental factor leading to development as the company is itself a group of shared benefits. The lack of solidarity means the company’s shortage of resources on its way to success.
Yet, when the envier is blinded with envy, he can even do absolutely more terrible things which will result in serious losses to not only “the rivals” but also the whole company. For example, a rather common matter happening in working places is a thorough reorganization following a new manager recently appointed. Usually, we can witness a variety of changes taking place in key positions and important departments, even though the whole system has worked smoothly and effectively before. People seem to all arrive at a conspicuous conclusion about reasons for such reorganization: The new manager wishes to crush the old system and operate a new apparatus simply to prove that he can outperform his predecessor, that his successes will not base on what have been previously worked out and that his vision is much broader. Even if the new system consists of all talents, it will still take those new faces so long a time to adapt to everything, then to achieve what the shattered old one used to manage. Thus, the company is being exposed to even a lot more serious wastes. In some cases, say an unnecessary system reorganization due to envy in marketing department, it is the company’s sales and image that will be the first to be affected, let alone a much higher risk of losses and deteriorations.
In short, envy is one of the most potent causes of unhappiness as well as one of the fastest ways leading to failure and damage. Thus, if I were living in a working environment filled with envy, it will admittedly now and then either disappoint or bother me. However, it is “the pain caused by the good fortune of others” (Aristotle), and as “food fortunes of others” last forever, envy becomes an indispensable ingredient in the soup of life. Thus, all that we can do is to utilize it, to determine and reduce the amount of it so as to make the soup more and more delicious.
I strongly believe that envy between person and person is originated from their lack of understanding each other accompanied by a lack of communication. Providing that I am just an outsider, surely I can talk to the other two sides, which means I have a better understanding of the two. Therefore, the very first and, I assume, the only things that I can do are bridging people and so alleviating envy.
Firstly, it is personal talks to people. Sometimes, I need to tell them honestly and straightforwardly about their weaknesses, their waste of time and efforts on envy. Based on the positive contributions to their own benefits which are also the shared benefits of the whole companies, the final goal is to make each person fully aware of their benefits facing the likelihood of being ruined if they continue fostering their envy. Sometimes, what I need to say is just several favourable comments on the envier’s certain qualities to help them realize they have their own values, their own strengths which are worth boasting about. Those simple compliments are what I am confident will help to ease the stress.
Secondly, chances for the “two opposite sides” to sit together and share opinions are also a necessity.
Bridging people, in my opinion, is not a kind of impossible task. Based on their common likes or characteristics, I can find out where, when and how to arrange an opportunity of getting people closer and closer, for instance, a shopping trip for female colleagues or a party at a pub for male ones. Only after they know more about each other will they be in the position to think in a more positive way about a healthy competition rather a continuous chain of nasty tricks.
After all, envy and rivalry are indispensable materials for the human nature to take shape. Nonetheless, whether envy itself overcomes the rough roads of negative thoughts and transforms into the positive emotion of rivalry or not is totally up to each individual.
Bài sô 5
Nguyễn Đăng Thạch
Đại Học Kiến Trúc
Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Khi tôi bắt đầu đi học, ba mẹ mua cho những quyển sách “Tiên học lễ”; trong đó kể những mẩu chuyện rất hay về lòng hiếu thảo, tình cảm với cha mẹ, công ơn thầy cô, nghĩa anh em tình bè bạn. Còn như cuốn “Quốc văn giáo khoa thư” cho lớp đồng ấu, lớp sơ đẳng răn dạy những bài học làm người, bổn phận công dân đối với gia tộc, học đường, bản thân và xã hội. Ba mẹ tôi cũng nói: Làm người phải có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Hồi đó tôi chưa thật hiểu nhưng nhờ đọc sách, suy ngẫm việc đời và ngày mỗi lớn khôn thêm để tôi kịp nhận ra ý nghĩa của từng chữ mang những giá trị nhân văn rất sâu sắc.
Nhân: Hạt giống, lòng thương người. Người nào thật lòng thương người khác thì có thể làm tròn bổn phận mình trong xã hội. Vì vậy nhân không những chỉ đức tính riêng mà còn chỉ chung cho mọi đức tính, thành thử câu nói “người có nhân” cũng đồng nghĩa với người có mọi đức tính hoàn toàn. Nhân còn có thể hiểu là “toàn đức”.
Trong Đại Việt Sử Lược có chép: Trần Nhân Tôn là một vị vua khí khái và nhân đức. Khi giặc Nguyên Mông xâm lấn bờ cõi nước ta; đối diện với phong ba bão táp, ông vững vàng lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểm nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để tấm đến tình hình thương vong của quân dân. Khi giặc Mông Cổ với khí thế hung hãn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế tạm rút chạy về Vạn Kiếp. Nhân Tôn nghe tin Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho mời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:
– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân tình tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân.
Hưng Đạo Vương tâu rằng:
– Lời bệ hạ thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi hãy hàng…
Vua Trần Nhân Tôn là vị vua chí nhân chí đức, nên sau khi đất nước sạch bóng quân thù, non sông ngàn thuở vững âu vàng ông nhường ngôi cho con Anh Tôn, khoác áo nâu sồng lên núi Yên Tử tu hành, mở ra dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam.
Lễ: Cách bày tỏ kính ý, ôn hòa, nghiêm cẩn. Người giữ lễ đức tính khiêm nhu, nhún nhường, nghe nhiều hơn nói. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Ngày xưa trong quan hệ vua – tôi mà biết giữ lễ thì chính sự kỷ cương, phép nước vững bền; thầy – trò giữ nền đạo đức; quan hệ cha – con giữ nếp nhà hòa hiếu; vợ – chồng tương kính như tân (kính trọng như khách)…
Ngô Chuân là một trong Ngũ phụng tề phi của đất Quảng. Sau khi vào Đình thí ông đỗ Phó bảng, vua ban áo mão vinh quy. Về làng, nơi đầu tiên ông phải đến là chạy một mạch diện kiến tôn sư – người thầy cũ của mình ở làng Cẩm Sa, Điện Nam, Điện Bàn. Câu chuyện Ngô Chuân trọng lễ với bậc tôn sư đến nay người đời vẫn còn nhắc.
Nghĩa: Theo đường lối phải, đạo chính, việc nên làm. Nghĩa là phần “ta phải làm” bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là mệnh lệnh tối cao. Trong xã hội mọi người đều có những việc phải làm, làm vì nhiệm vụ, bởi điều ấy đáng phải làm về phương diện luân lý. Nếu làm nhiệm vụ vì lý do khác, không vì luân lý thì hành vi ta không hợp nghĩa dẫu ta có làm tròn bổn phận. Đối với nhà nho “Nghĩa” và “Lợi” là hai từ hoàn toàn đối lập nhau. Khổng Tử nói: Quân tử biết rõ về nghĩa; tiểu nhân biết rõ về lợi. Đấy là điều nho gia gọi là phân biệt “nghĩa và lợi”. Sự phân biệt này rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Quang Khải vốn có hiềm thù. Mặc dù trước lúc lâm chung cha có dặn: “Lấy được nước để báo thù”, nhưng vì đại cuộc và lúc bấy giờ vận mệnh nước nhà ngàn cân treo sợi tóc nên Trần Quốc Tuấn không bao giờ thực hiện mệnh lệnh của cha. Một ngày kia Chiêu Minh Trần Quang Khải đích thân đến thăm ông, thế là Chiêu Minh đã tạo được một cơ hội thật tốt để anh em thắt chặt tình hòa hiếu, phá tan mối hiềm nghi. Ông tự tay đi pha trà và hai người đàm đạo đến tận chiều. Bấy giờ ngày hè nóng nực, tính Quốc Tuấn thích xông tắm nên ông muốn rủ Quang Khải tắm luôn. Rồi tự tay ông cởi áo Quang Khải ra, múc nước thơm dội lên kỳ cọ như người anh tắm cho em. Câu chuyện này trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng: “Từ đấy hai người vui chơi với nhau, tình thân càng mặn”. Vì đại nghĩa gạt mối thù riêng mà các đại thần nhà Trần đã đồng tâm hiệp lực ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông mở nền thái bình thịnh vượng.
Trí: Hiểu rõ sự lý, thông minh sáng suốt. Trí soi xét, quang minh chính đại. Không vì danh lợi mà lóa mắt, đánh mất lương tri. Trí còn có khả năng tự biết, phân biệt chính tà. Bậc đại trí nhãn quan thường rộng và xét việc gì cũng đặt ích nước lợi dân lên hàng đầu.
Năm 938, trời đang tiết mưa dầm gió bấc. Đoàn quân Ngô Quyền hàng hàng lớp lớp vượt đèo Ba Dội tiến ra Bắc. Giữa lúc quân Nam Hán đang ngấp nghé bờ cõi thì đầu tên phản bội Kiều Công Tiễn bị bêu ngoài thành Đại La. Kế sách trừ nội phản, diệt ngoại xâm của Ngô Quyền mới thực thi được nửa chặng đường.
Vào thành, Ngô Quyền hợp các tướng tá, bàn rằng: Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, từ xa đến, binh lính mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn bị giết, không người làm nội ứng đã hồn tan lạc vía. Quân ta sức đương mạnh, chống với quân mỏi mệt, tất phá được.
Song chúng có lợi ở chiến thuyền, nếu ta không phòng trước thì chuyện thắng thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của chúng nhân lúc nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, thì bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả.
Trí phán đoán của Ngô Quyền sau này được sử gia Lê Văn Hưu ngợi ca: “Mưu trí giỏi mà đánh cũng giỏi”. Chỉ một trận địa cọc cửa sông Bạch Đằng, nhử địch vào lúc thủy triều lên và khi nước rút Ngô Quyền ra lệnh quay thuyền đánh thốc, quân Nam Hán bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tín: Tin, niềm tin. Tin là chấp nhận một điều gì đó đúng sự thật. Con người sống trên đời cần phải biết giữ chữ tín. Tín là một cử chỉ cao đẹp để ta vươn tới. Trong thái độ ứng xử cũng như trong việc chọn lựa con đường đi cho cuộc đời mình, cần phân biệt thiện ác, thưởng phạt công minh, nhận xét đúng sai. Người đời thường vọng thờ cho người đàn ông bằng chữ Trung Tín. Như vậy Tín cũng rất cần thiết trong mọi hành động – là đức thứ năm của người quân tử trong nho học.
Đại Việt Sử Lược ghi: Trước đây, khi Tô Hiến Thành nằm trên giường bệnh, chỉ có quan Tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Còn quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá, vì bận nhiều công việc nên không có thời gian rảnh rỗi để thăm nom Tô Hiến thành được. Khi bệnh tình đã đến hồi nguy kịch, bà Đỗ Thái hậu mới hỏi Tô Hiến Thành:
– Nếu có mệnh hệ nào thì ai thay ông được?
Hiến Thành đáp:
– Người mà bình nhật thần chỉ biết có Trung Tá thôi.
Thái hậu nói:
– Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang cho ông, ông không nói tới là làm sao?
Hiến Thành đáp:
– Bệ hạ hỏi ai có thể thay thế cho thần nên thần mới nói đến Trung Tá, còn nếu bệ hạ hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thì phi Tán Đường ra thì còn ai nữa.
Việc Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi đem hết lòng trung thành và khéo xử trí khi nước nhà binh biến tuy có lúc bị gió lay, sóng dập mà ông vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng; đúng là bậc đại trí. Tiếc thay, sau khi ông qua đời Đỗ Thái hậu không nghe lời ông mà cử người khác là một tổn thất cho triều Lý thời đó vậy.
Ta thường nghe câu: Ai lòng nào mà chẳng nở. Ví như một hôm ta thấy đứa trẻ rơi xuống giếng mà bị chết, lòng ta rung niềm thương xót. Do đó ai không có lòng thương xót không phải là người; không có lòng hỗ thẹn không phải là người; không có lòng từ nhượng không phải là người; không có lòng phải trái không phải là người. Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng hổ thẹn là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng phải trái là đầu mối của trí. Đức Khổng nói bốn đầu mối (tứ đoan) liền lạc như tứ chi của con người vậy.
Đạo nho là một đạo bình thường giản dị, thuận lẽ tự nhiên của tạo hóa và hợp với tính tình của con người. Người mà thấm nhuần nho học thì nết na, ứng xử có phép tắc, luôn vì mọi người,tính cộng đồng cao và giàu lòng nhân ái. Tuy nhiên, ngày nay con người tư duy kinh tế đa dạng hơn, khoa học kỹ thuật tân kỳ hơn đã vô tình làm thay đổi toàn diện nhịp sống. Người người bon chen quay cuồng, công việc bộn bề tất bật, vì thế Khổng giáo tự suy vi và không còn thích hợp trong xã hội hiện đại. Khổng giáo phai tàn còn do nhu cầu kinh tế thúc bách nên con người phải làm ăn xa, nông dân phải rời lũy tre làng kéo lên thành phố kiếm sống, vào xưởng máy làm việc; đàn bà con gái phải bỏ buồng khuê góc bếp bước ra ngoài mưu sinh… Còn những người trẻ tuổi, lao theo nhịp sống sôi động, nhiều lúc có suy nghĩ thực dụng, quên đi chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, ta vẫn có niềm tin vào cuộc đời, người tốt hiện hữu ở quanh ta.
Chuẩn mực đạo lý Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín luôn có giá trị trong đời sống. Vả lại bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn rạng ngời, khiến cho ta mơ ước về một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa người với người, giữa công dân với Tổ quốc.
Tiên học lễ nên bước suy nghĩ đầu tiên và đến giờ tôi vẫn ghi nhớ là bài học làm người Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Những điều ấy đã hun đúc trong tôi mạch nguồn quê hương, tình tự dân tộc và những lẽ sống ở đời.
Bài sô 6
Trần Quốc Nam
Đại học Y Dược
Tinh Thần Trách Nhiệm
Mỗi người khi cất tiếng khóc chào đời cho tới lúc tuổi trưởng thành ,đó là một quá trình hình thành nhân cách sống,trong đó ai cũng phải có nhiệm vụ gầy dựng nên cho mình những đức tính nhân bản cần thiết.
Qúa trình hình thành này mang đến cho chúng ta những năng lực tiềm ẩn về tinh thần,những tài ba và những bản ngã siêu việt.Tất cả những thứ ấy tạo cho chúng ta một sức sống mới, gây cho cá nhân chúng ta những hậu thuận tinh thần và đào thải những gì là khuyếm khuyết vô ích cho đời sống, một trong những đức tính đó là tinh thần trách nhiệm.
Vậy thì tinh thần trách nhiệm là gì ? Nếu chúng ta tách chữ “ TRÁCH NHIỆM ” ra để tìm hiểu cho rõ nghiã, ta thấy đó là ý thức về những việc phải làm, là điều phải nói,là luật lệ phải tuân theo,là bổn phận phải chu toàn …Vậy chúng ta hiểu tinh thần trách nhiệm là mỗi khi cấp trên,cha mẹ hay những người lãnh đạo giao phó cho ta việc gì, bất kỳ nó lớn hay bé, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, tâm lực ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, làm cho thành công. Khi làm xong một bổn phận được giao mà lương tâm không cảm thấy day dứt , hối hận nữa đó là tinh thần trách nhiệm.
Khi bàn về tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với xã hội, đây là một khía cạnh rộng và bao gồm nhiều thành phần ở trong cộng đoàn cùng đồng trách nhiệm. Như chúng ta đã biết cuộc sống là tổng hoà các mối quan hệ. Chúng ta không thể sống cô độc trong một đại gia đình nhân loại !
Khi sống chung với người khác, với xã hội tức là chúng ta có các mối giao thảo, liên hệ tương tác lẫn nhau, do vậy điều tất yếu phải tạo lập nên những bậc thang giá trị, những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ấy, hay nói đúng hơn là chúng ta có trách nhiệm lẫn nhau để cùng tồn tại, mưu sinh và thăng tiến.
Trong một gia đình cha mẹ phải có trách nhiệm đối với con cái, thương yêu lo lắng, chăm sóc cho con mình những thứ cần trong khả năng có thể được… thì đổi lại lại con cái cũng có bổn phận là vâng lời cha mẹ, thảo hiếu kính trọng các bậc sinh thành nhưng trong những điều hợp với lương tâm và chuẩn mực đạo đức xã hội quy định.
Phần nào tương tự như thế trách nhiệm của công dân đối với xã hội là phải tích cực xây dựng, duy trì và bảo tồn những thang giá trị mà cộng đoàn xã hội quy định. Xét về mặt vật chất luôn ý thức rằng cải của cộng đồng xã hội là của chung, của cộng đoàn xã hội cũng chính là cái của mình, là cái mà mình đã có phần đóng góp chung tay xây dựng nên. Mỗi khi sử dụng cơ sở vật chất đó phải có ý thức bảo vệ như chính của riêng cá nhân gia đình mình. Cũng vậy, về mặt đời sống tinh thân các điều hay lẽ phải, các quan niệm, triết lí đối nhân xử thế mà các bậc cha ông đi trước lối lại, khuyên dạy như là… kính trên nhường dưới, chia cơm sẽ áo, lá lành đùm lá rách, yêu thương tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn xảy đến. Các điều đó mình phải có bổn phận duy trì, tạo điều kiện tốt nhất làm trổ sinh hơn nữa những khuôn vàng thước ngọc ấy …
Cũng thế, trong đời sống điều rất đổi khẩn thiết là phải luôn tạo cho mình một cái tâm trong sáng để đủ sức nhận diện và loại trừ những tệ nạn, thói hư tật xấu như gian xảo, lọc lừa, tham ô của chung của những con người cấp trên đã thoái hoá biến chất , mục đích của họ là nhằm vinh thân phì gia, sống trên mồ hôi nước mắt của người công dân chân chính, thích hưởng thụ không chịu làm việc …chẳng hạn như công cuộc chống tham nhũng mà chúng ta đang thực hiện…
Nếu mỗi người dân không hối lộ, kiên quyết chống đối với nạn tham nhũng, những kẻ quấy nhiễu đó làm sao dám lộng quyền. Phải chăng cũng chưa nhận biết hay chưa nói lên sự thật chưa thực hiện đúng mức quyền công dân của mình là thực hiện quyền được nói, quyền được tố giác…, cho nên mới để tệ nạn sinh ra tệ nạn, những kẻ tha hoá càng lũng đoạn kỉ cương phép nước… xét về lỗi một cách khách quan thì trong khi người khác hư hỏng chúng ta có phần chịu lỗi.
Chúng ta cũng thử dừng lại soi xét bản thân mình ít phút, cũng là một công dân, nhưng thực sự nhiều khi chúng ta chưa có thực thi nghĩa vụ công dân đúng mức, chẳng hạn như đi ra đường tham giao giao thông thì vẫn đường ta ta chạy, đèn báo hiệu màu đỏ khi chẳng thấy cảnh sát là tha hồ chạy, khi kẹt xe thì chỉ biết chửi thầm, trách móc chứ có biết nhường lối cho người khác đi đâu…như vậy muốn chỉnh sửa, phê bình người khác thì ta cũng phải chỉnh chu mình trước.
Tinh thần trách nhiệm của mỗi người công dân có phải là một trong những điều kiện cần, không thể thiếu, để giúp phát triển đất nước thành một cường quốc ? tại sao ? Có thể nói được rằng tinh thần trách nhiệm của mỗi người công dân là linh hồn, là nền móng vững chắc nhất là điều kiện cần, không thể thiếu, để giúp phát triển đất nước thành một cường quốc.
Để minh chứng cho điều này chúng ta cùng nhau thử phân tích tác hại của hạng người vô trách nhiệm sống trong cộng đồng thì thấy rằng tinh thần trách nhiệm cấn thiết thế nào cho việc phồn thịnh của quốc gia…
Thật thế người vô trách nhiệm đó là dạng người mỗi khi làm bất kỳ việc gì, hễ có thất bại thì đổ thừa cho không biết bao nhiêu là nguyên nhân khác ngoài mình, trừ ra mình. Tại xã hội, tại hoàn cảnh, tại mạng số, tại vận thời…toàn là tại ngoại cảnh đã làm cho mình hư hỏng thua kém. Đó là những kẻ bao giờ cũng ỷ lại vào kẻ khác để định đoạt cuộc đời cho mình, bất cứ hành động hay tư tưởng nào cũng phục tùng, mô phỏng theo kẻ khác.
Họ trốn tránh trách nhiệm. Bất kỳ là việc gì sự gì, họ làm kẻ theo sau kẻ khác. Ở trong gia đình thì có cha mẹ, có anh chị em thay thế mà tư tưởng và chỉ huy hành động giúp cho mình. Khi lớn lên, có hội đảng, có nghiệp đoàn, có tôn giáo, luân lý, sách vở thay thế mà tư tưởng và chỉ huy hành động cho. Họ không cần phải suy nghĩ lấy một mình nữa. Họ là phần tử vô trách nhiệm trong những lúc gia đình gặp thử thách khốn khó…họ là nhưng người mà trong lúc giang sơn gặp ngoại xâm sẵn sàng ôm gót quân thù, nịnh hót ve vãn ngoại bang để được an thân…
Người vô trách nhiệm là người vô tâm là hạng ngừoi thật đáng sợ ! Hay chúng ta thử hình dung trong một gia đình mà từ cha mẹ, đến con cái, cháu chắt điều là những người vô trách nhiệm thì gia đình có giàu có, đầm ấm, và hạnh phúc được hay không ? chắc chắn là không thể có được ở đó một tổ ấm đầy yêu thương mà đó chỉ là nơi sớm tối vang lên tiếng than ngắn thở dài, tiếng chửa rũa lẫn nhau…gia đình đó trước sau gì cũng tan nát sụp đỗ, đó là không phải là thiên đường trần gian mà chính là hoả ngục tại thế !
Qua đó chúng ta cũng có thể kết luận rằng nếu trong một quốc gia mà gồm toàn là những công dân vô trách nhiệm, những người vô tâm thì quốc gia đó không thể hùng cường được, quốc gia đó chỉ mãi là nước nhược tiểu !
Bởi thế xây dựng, đào tạo con người, một thế hệ tương lai có nhân nghĩa, một xã hội mà mỗi công dân mang tinh thần trách nhiệm là việc cần thiết cấp bách. Nhờ đó công dân mới biết đâu là nghĩa vụ phải làm, điều phải giữ, đâu là điều hay lẽ phải, đâu là nhục đâu là vinh…
Tư tưỏng và cuộc đời của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học vẫn không lỗi thời, việc ông làm, lời ông nói còn sức lan toả và đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập. Chết mà danh lưu truyền cho hậu thế thì ta nên chết. Sống mà chuốc lấy ô danh thì thà chết còn hơn.
Dẫu cuộc đời đôi khi không thành đạt như ước mơ của chúng ta …nhưng nhà yêu nước ấy đã nhắn nhũ chúng ta, ” Không thành công thì thành nhân.” Chúng ta hãy trở thành những con người có tinh thần trách nhiệm. Đó cũng chính là chúng ta đang chung tay góp phần dựng xây xã hội ngày một tốt đẹp, giàu mạnh hơn.
Bài sô 7
Hồ Thị Cúc
Đại học Y Dược
Tin tức gây chú ý, sửng sốt nhất trong khoản thời gian cuối tháng 9 đầu tháng 10- năm 2008. Đó là vấn đề sữa của Trung Quốc nhiễm chất độc Melamine. Nếu chúng ta cầm bất kỳ tờ báo nào trên tay, hay nhấp chuột vào một tờ báo mạng nào hầu như các bài viết, bài bình luận của các tác giả điều hướng ngòi bút của họ vào vấn đề “nóng ” này .
Chỉ trong vòng chưa đầy 48 tiếng đồng hồ mà rất nhiều nước lớn nhỏ, giàu nghèo từ Âu sang Á tới Phi – Mỹ điều đồng loạt lên tiếng cảnh báo về mối nguy hại và cấm nhập cảng loại sữa này…chẳng những thế còn cấm luôn các sản phẩm mang nhản hiệu sữa sản xuất tại nước đông dân số nhất hành tinh.
Bản thân em là một sinh viên xuất thân từ thôn quê, được may mắn trúng tuyển và học tập trong chuyên nghành Dược mà mình hằng yêu thích…Bởi thế đứng trước một sự kiện gây chấn động về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy hại rất nhiều cho sức khoẻ, tính mạng của con người nhất là thế hệ trẻ thơ ! Đây cũng là lúc mà em cảm thấy vấn đề trách nhiệm học tập hiện nay và lương tâm nghề nghiệp trong tương lai đối với mình càng bị đánh động hơn bao giờ hết… !
Có thể nói đây đang là giai đoạn khó khăn,đầy thách thức của lương tri nhân loại nói chung và của Việt Nam chúng ta nói riêng… Nói như nhà bác học Albert Eistein rằng : ” Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống,đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, mà tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị. ” Vấn đề sữa nhiễm chất độc trên phải chăng cũng là câu hỏi lớn về lương tri và trách nhiệm. Là một sinh viên nghành Dược theo ý tưởng mà nhà bác học đã đề nghị…cố gắng để trở nên một con người có giá trị, nhưng để trở nên một con người có giá trị lúc này đối với em là phải làm gì. Theo em đó chính là cố gắng vươn lên sống có trách nhiệm với chính mình, sống học tập rèn luyện nhân cách đúng với tiếng nói của lương tâm mách bảo.
Để có thể trở nên một Dược sĩ tốt đích thực trong tương lai…vừa có tâm vừa có tầm hầu có thể mang lại hạnh phúc cho mình và niềm vui cho cộng đồng hay không… trước hết xuất phát điểm từng ngày sống và học tập hôm nay…đứng trước giai đoạn mà vàng thau, trắng đen lẫn lộn, bản thân cá nhân em đơn độc lẽ loi không thể thay đổi tình thế, cải tạo tình hình, khắc phục khó khăn ngay tức khắc được.
Nếu chính bản thân mình không phải là một cá thể tốt trước hay nói đúng hơn chính mỗi cá nhân phải thay đổi mình trước đã, để trở nên một sinh viên tốt lúc này em quyết tâm học tập thật tốt, học tập một cách nghiêm túc, kiến thức kết qủa phải là thực chất của mình… vì nếu hôm nay mình học tập hời hợt hay học tập thiếu nghiêm túc học không ra học, học tập không hết mình thì mai ngày kết quả sẽ những trái đắng, những toa thuốc mình kê cho người bệnh sử dụng sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng sức khoẻ của họ và con cái họ.
Những giọt mồi hôi sau những giờ học, những bài kiểm tra căng thẳng ở trường, những khoảng thời gian chông đèn kiếm tìm, nghiên cứu công thức hoá dược hôm nay của mình mặc dầu nhiều lúc mệt mõi…nhưng hoa trái ngày mai hy vọng mình gặt hái được là những nhưng nụ cười tươi vui của biết bao bà mẹ có con thơ mang nhiều căn bệnh nan y được thoát may khỏi cơn bạo bệnh…
Vấn đề sữa nhiểm chất độc hại là bề nỗi của một tảng băng chìm…đó lỗ hỏng quá lớn về đạo đức, căn nguyên của nó là lương tri đã bị hoen ố trước khi những ki lô gam sữa được tung ra thị trường .
Có người nói rằng, chiến thắng chính bản thân mình là cuộc chiến khó khăn nhất. Quả đúng như vậy bởi mỗi con người chúng ta điều tồn tại song song giưa cái thiện và cái ác, luôn luôn giằng co chiến đấu một bên là việc tốt cần phải làm thì chúng ta nhiều khi không thích làm…còn cái xấu, cái không tốt thì bản năng con người thương dễ bề chiều theo. Bởi thế theo em mình cần phải đi từ những việc nhỏ nhặt nhất ..sống một giây phút đẹp, dệt nên nhiều giây phút đẹp, nhiều phút đẹp thành một giờ tốt, nhiều giờ tốt sẽ tạo cho em có một ngày sống có ý nghĩa. Đúng như người xưa vẫn thường răn dạy tu thân – tề gia- trị quốc – bình thiên hạ. Hay nói một cách khác đi, chúng ta không nên sống nhiều trong mơ ước vì mơ ước là điều chưa có hay có quá ít trong tầm tay mỗi chúng ta…
Chúng ta không nên quá say sưa ngắm nhìn những vì sao sáng trên bầu trời, trong khi môi trường,mặt đất chúng ta đang sống còn có nhiều điều chưa hiểu biết và chưa giải quyết được …
Tương lai ngày mai có tưoi sáng hơn hay không, môi trường sống ngày mai có tốt hơn hôm nay hay không. An toàn thực phẩm của người dân sư dụng có khả quan hơn hôm nay hay ngày mai có còn hiện tượng sữa nhiễm chất độc Melamine.
Ngày mai còn có những viên thuốc không đảm bảo chất lượng,những dược phẩm giả hiệu bán tràn lan ngoại thị trường hay không, chính là phụ thuộc về những con người có tâm hôm nay. Chúng ta đã, đang xây dựng một xã hội phát triển về kinh tế dẫu ít dẫu nhiều thành quả của công cuộc cải cách phát triển này đang lại những kết quả nhất định. Nhưng phát triển không chỉ là cho người khác ăn, cho người khác mặc, cũng không chỉ là phát cày phát cuốc, đào những cái giếng, khởi những con mương…nhưng phát triển chính là phải nhắm đến thăng tiến con người một cách toàn diện, Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, làm cho họ ý thức về quyền lợi, bổn phận và làm cho họ ngày một sống xứng đáng là Con Người hơn.
Đại hoạ của con người, nhân loại ngày nay không chỉ là đói khát, nghèo nàn về vật chất,những căn bệnh thế kỉ… nhưng đại hoạ còn nguy hại khủng khiếp, sẽ khóc liệt hơn chính là con người đánh mất cảm thức về hành vi phạm lỗi của mỗi mình…lương tri không còn phải cắm rứt,dày vò khi mình phạm một tội ác, khi mình chỉ mưu tìm lợi lộc cá nhân mà quyên đi quyền lợi của tập thể hay thấm chí là những hành vi của mình làm tổn hại đến cho cộng đồng nhân loại.
Mổi giai đoạn, mỗi thời đại điều có cái thuận lợi và khó khăn nhất định của nó. Em nghĩ rằng chúng ta ” thà thắp lên ngọn lửa trong đêm đen còn hơn là ngồi nguyền rũa bóng tối ” và con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan khó khăn là hãy cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày để vững vàng đi xuyên qua nó. Chúng ta ” hãy dám nuôi dưỡng và khát khao những ước mơ vì đó là động lực giúp bạn đạt được mục đích của mình. “
Cuộc sống là sống chung và sống vì…chúng ta không thể là một óc đảo lẻ loi trong một xã hội được…một cộng động, một tập thể muốn vững mạnh phải xây dựng và đặt trên nền móng của mỗi cá nhân tốt. Gia đình muốn hoà thuận êm ấm, hạnh phúc thì mỗi thành viên phải biết nhường nhịn, cảm thông và chân thành yêu thương nhau.
Bởi lẽ đó người chiến sỹ yêu nước Nguyễn Thái Học đã khẳng định cho mình một phương châm sống là phải luôn biết tự lực tự chủ, tự tin với năng lực và bản lĩnh của mình. Không phải buông xuôi bỏ cuộc trước khó khăn hay luồn cúi, xu nịnh để được cái lợi lộc về cho bản thân, mà con người cần biết vươn lên bằng chính khối óc và năng lực của mình. Đó chính là thành công đúng nghĩa nhất “Không thành công thì cũng thành nhân.” tinh thần ấy của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, vẫn mãi luôn là ngọn hải đăng cho mọi thế hệ trẻ học sinh,sinh viên học đòi.
Bài sô 8
Đậu Thi Hoa
Đại Học Kinh Tế
Ganh tỵ và Ganh đua
Nhà hiền triết Khổng Tử bên Trung Quốc đã nói : ” Vị Nhân Nan ” có nghĩa là làm người khó. Lời nói này ngàn xưa cho đến nay luôn được coi là khuôn vàng thước ngọc.
Đã làm người tự nhiên vấn đề đạo đức đã khép chặt vào đời sống ,không thể vì một lí do này hay lí do kia mà con người có thể đặt cho mình một giới hạn về đạo đức cả. Thực vậy một con người sống mà thiếu căn bản đạo đức thì trở thành mất gốc,sống kiếp người thừa thải không có ý nghĩa. Một trong những nết xấu đó là tính ganh tỵ và ganh đua
Trước hết lòng ganh tỵ nổi lên trong ta là vì sao ? vì khi một người ý thức được rằng mình không có được những gì mà người khác có. Chẳng hạn như chúng ta ganh ghét một người nào đó ? nhiều khi người đó không dính dáng gì đến ta cả. Nhưng vì ganh tỵ với họ mà người đó phải chịu khiển trách và do vậy mà họ phải gánh chịu những bức xúc, áp lực vì sự không vừa ý, hay bực bội của chúng ta gây ra bởi vì lòng ích kỷ về lợi ích cá nhân hay lòng tham lam của mình.
Đúng vậy lòng ganh tỵ như là chứng bệnh di truyền, ăn vào máu của con người. Chẳng hạn như trong lớp học thấy có người học giỏi hơn; trong công ty thấy có người vượt trội về năng lực chuyên môn; trong tranh luận, toạ đàm thấy có người tỏ ra thông hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều khi nghe người ta nói lưu loát mạch lạc, thì ta cũng tỏ ra khó chịu.
Thường là trong công việc,cứ khi bắt đầu có chút quyền lợi thì cũng nẩy sinh thái độ hơn thua, đụng chạm quyền lợi với người này người khác. Hay khi nhìn vào bè bạn ta, người láng giềng ta mà thấy họ hơn chúng ta một chút về tri thức, học vị, nhan sắc hay có nhiều bè bạn tốt hơn là chúng ta điên tiết lên, chúng ta tìm đủ mọi cách để nói xấu đủ điều nhằm để hạ danh dự của họ. Đời sống vật chất cũng thế.
Người ta thành công trong cuộc đời, người ta làm lụng vất vả,buôn bán chân chính,đúng luật lệ thì người ta được hưởng lợi lộc là chuyện đương nhiên. Ấy thế mà khi chúng ta nhìn vào những người ấy chúng ta lại lườm, lại nguýt họ vì họ có dư giả tiền bạc hay sống sung túc sang trọng hơn chúng ta…còn trong ganh đua thì sao ?
Ganh đua xét theo nghĩa rộng và khía cạnh tích cực thì đó là thói tốt của những người ham muốn thành đạt. Năng động, không ngừng ganh đua để đạt đến những đỉnh cao hơn rõ ràng là những thói quen tích cực của những ai thành đạt.
Chúng ta không chỉ phải ganh đua với người mà còn phải ganh đua để tự vượt lên chính bản thân mình. Chính vì suy nghĩ này mà thói quen năng động và ganh đua có thể bị hiểu sai và ứng dụng vì những mục đích không hoàn toàn lành mạnh để trở thành những tật xấu ẩn mặt đằng sau một thói quen tích cực., chăng hạn như tại Thế vận hội Seoul 1988 vì tham vọng muốn trở thành người nhanh nhất hành tinh của vận động viên chạy nước rút có tên là Ben Johnson, người Canada, đã đẩy anh này vào với thảm họa khi anh đã xác định một mục tiêu không đúng cho mình. Trong thâm tâm, Ben Johnson muốn đạt được danh hiệu người nhanh nhất hành tinh chỉ vì ganh tỵ với Carl Lewis, vận động viên Mỹ đã luôn vượt qua Ben trong thời gian đó. Có Lewis, Ben Johnson luôn chỉ là hạng hai trong mắt mọi người. Mục tiêu thực sự mà Ben nhắm đến vào lúc này là chạy nhanh hơn Carl Lewis chứ không hẳn đã là chiếc huy chương vàng 100 mét đầy danh giá. Vì lòng ganh đua không thật tích cực mà Ben Johnson đã sử dụng chất kích thích để đạt được mục tiêu thực không xứng đáng của mình và anh đã phải trả giá cho hành động ganh đua kiểu này.
Như vậy qua xem xét các ví dụ trên chúng ta có thể nói ganh tỵ là so sánh hơn thiệt giữa mình với người, và khó chịu khi thấy người ta hơn mình. Còn ganh đua là cạnh tranh công bằng, lành mạnh, không tỵ hiềm, đố kỵ.
Trong một tổ chức hay công ty, nếu đa số nhân viên là những người ganh tỵ và đố kỵ thì tương lai của tổ chức hoặc công ty đó sẽ ra sao ? Nếu làm việc trong môi trường như vậy thì cảm tưởng bạn thế nào? và bạn sẽ làm gì ? Nếu chúng ta làm việc trong một công ty với đa số nhân viên là những người ganh tỵ và đố kỵ thì tổ chức hay công ty đó trước sau gì cũng phải thua lỗ,suy sụp ít mang lại kết quả cho công ty. Còn đối với một tổ chức thì sẽ bị phân tán, chia bè phái và có nguy cơ đi đến giải tán.
Tức nhiên không hoàn toàn là thất bại và suy vong cho tổ chức hay công ty có những người ganh tỵ và đố kỵ như thế nếu ở trong công ty hay tổ chức đó có một ban lãnh đạo sáng suốt, có sự khôn ngoan và sự nhiệt tâm của người lãnh đạo thực sự. Nếu chẳng may em phải làm việc trong một môi trường như vậy, cảm tưởng của em là bước đầu sẽ cảm thấy khó khăn nhưng không vì thế mà em sẽ không buông xuôi chán nản. Vì chúng ta điều biết là con người thì không ai hoàn hảo được cả, trong đó mình cũng có những khuyết điểm và có ưu điểm và ngược lại người khác cũng như vậy.
Trước hết em phải biết tôn trọng nhân phẩm của mỗi cá nhân, uyển chuyển, linh động, lắng nghe sáng kiến mọi người, rồi mới suy nghĩ lượng giá vấn đề. Luôn luôn biết chấp nhận đối thoại tìm hiểu từng người, biết quên bỏ những lầm lỗi của kẻ khác, lắng nghe bạn bè khuyên bảo, mà nhất là biết nghe ngay cả kẻ thù luôn chỉ trích mình.
Trong khi chia sẻ trách nhiệm với anh chị phải biết nói ít, mà làm nhiều, luôn luôn trọng kỷ luật , nêu gương sáng trong mọi lãnh vực, khiêm tốn lúc thành mình được thành công, chia sẻ niềm vui với anh chị em, kiên trì và nhẫn nại, nhất lầ không bao giờ thất vọng và tỏ ra thất vọng.
Sẵn sàng hy sinh tất cả vì sứ mệnh chung, can đảm nhận trách nhiệm khi biết mình có sự lỗi. Tránh mọi cử chỉ, lời nói có thể làm tổn thương tình anh em. Tình nguyện nhận điều khó cho mình, để cái dễ, thuận lợi cho cộng cho người khác. Chỉ nên tìm phục vụ, quên mình vì đại cuộc, vì việc lớn . Giữ vững lập trường, thấy ai hơn mình thì vui mừng.
Phải biết Hy vọng trong lúc thất vọng nhất. Tránh cách thức cùng nhau đàm tiếu chỉ trích cấp trên như vậy là làm nhụt nhuệ khí anh em, tạo chia rẽ giữa các nhân viên và mở đường cho họ bình phẩm phương pháp, bưới móc khuyết điểm của nhau, và có lẽ không gì bằng luôn biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương thành thực, sẵn sàng hy sinh cho nhau và cho tập thể.
Nếu khi chúng ta đối xử với nhau bằng con tim tràn đầy tình nhân ái, thì nhất định chúng ta bớt phải sử dụng hạ sách là đố kỵ, bới móc nói xấu nhau nhất là tránh được dùng “vũ lực” với nhau.
Chính vì vì làm người không phải là dễ, càng không phải dễ khi sống và làm việc trong môi trường toàn là những người chỉ biết đố kỵ, ganh tỵ lẫn nhau…nên không phải không có lí khi mà các thế hệ trẻ mai sau của dân tộc Việt luôn luôn ngưỡng mộ, kính trọng và khâm phục nhà yêu nước Nguyễn Thái Học.
Cuộc đời sự nghiệp của nhà chí sĩ này đã để lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Nhưng có lẽ điều không thể thiếu mà Nguyễn Thái Học nói với chúng ta rằng hãy làm người đúng nghĩa, hãy sống cho ra người trước khi gánh trên vai mình những trọng trách khác, hãy Thành Nhân trước khi Thành công. Nếu mỗi người công dân ý thức và thấm nhuần được ước vọng chiến lược này của ông thì đất nước dân tộc Việt Nam sẽ là một giàu mạnh và hưng thịnh không thua kém bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Bài sô 9
Trần Gia Ly
Đại Học – Arlington, Texas
Tired of being tired
When I was young, I wanted to be a canner. Now, when I grow up, all I want is just to be me.
I still remember my childhood story about a boy with his dream to become a canner. While all of his classmates enthusiastically discussed their dreams to become a policeman, a doctor, an astronaut, or all the fantastic jobs in the world; the boy just quietly said, “I want to be a canner”. The words have stuck in my mind ever since. At that time, I decided that I want to be a canner.
I started to work my ways to become a canner, and I kept my life to the principle that I would be able to do everything I put my mind to, and to live up to other people’ expectations for me.
I was born in a working class family; thus, poverty was also a great motivation for me to work hard in life, not only to better myself, but also to take care of my beloved family. I was well-brought up so far many thanks to them; therefore, I always remind me not to disappoint my family. This principle was well-proved through my time at school. I buried my head and got involved in community services and spent much time working with people, especially the children.
In any classes I finished, I usually got good recommendations from teachers. Teachers are fond of diligent and well-behaved students; I’m always the one who participates a lot in class and meet every deadline. To name a few, I graduated high school with outstanding results and finished my first year at college in the honor list. I got a scholarship to Cambridge, England and was able to fulfill my dream to visit Big Ben and London Eye. I then earned a full scholarship to Georgia College and State University in America. I became well-respected among my peers. I’m polite and kind to friends, so they didn’t dislike me, but they weren’t close to me either. Therefore, I ended up not having many close friends.
Most of the time, people see me as a nodding machine, as I didn’t usually turn down any people’s requests for help, and I hardly say no to anything. I guess I try a lot to please people because I’m afraid of disappointing them.
At work, I performed really well. I seemed to be always on the run; engaged and focused much more than my colleagues. I tried to show the boss that I’m a can-do type person. Neither did I misbehave and lose my temper in front of people. I always try to hide my anger, even when I’m really angry; still I keep a face as if nothing really happen. I don’t want people to think bad about me. Sometimes, these thoughts make me feel like a burden. However at that time, I didn’t really care that much about what I feel, I just try to make my family proud of me, and people can think highly of me; so I kept on working hard – the more the better, the better the best.
Sometimes I’m not happy. Sometimes I’m tired of trying to live up to people’s expectations. It’s hard to remember the last time I have had fun with friends. Because I am always squeezed for time, I’ve limited time for entertainment and to hang out with friends. I maybe loud in class discussions but out of class, I used to have invisible distances with friends.
We don’t have many common things to share with each other, and they didn’t find any fun in a walking sack of “keep studying and studying” like me. While they are crazily fond of movies, hot news about actors and actresses; I have no idea of the name of the actors, actresses or any popular music bands.
All my life was involved in working and self-achieving. I hardly enjoyed the party and when everyone was cheering, I was just really silent. Sometimes I feel really jealous of their flexible and enjoyable life, while mine is all about school and work. I found myself really awkward to begin a conversation. I’m always afraid that they may find me boring. Several times I feel the conversation was left unanswered in the middle because we have no idea what to talk about next. This experience makes me feel unconfident; thus, I opt for being silent. It is just that I don’t fit in the term of “entertainment”.
Up until then, the whole point of my life is just to live up to others’ expectation, try to be the person they want me to be. I never tell others how blank and plain I feel about me, because this will mean that I’m a failure. This is impossible because a canner isn’t supposed to have any failure. So, I always try to hide this deepest and utmost wish to have funs with friends and also to have a true friend to count on.
The turning point of my life is when I went to college, and I met Nhu, who later has become my best friend. She was the first one who didn’t see me like the way others do, and she can notice the blank and tired look deep in my eyes.
My life was looking up since I made friends with her. I got a friend, a wonderful one that I feel grateful for life to let me know her. We trust each other and share our joys and sorrows. She’s taught me how to value myself and how to believe in myself. She helps me to overcome the shadow of my life, and listen to my heart and how to be who I am, not who people think I am. I’m always afraid about what people think about me, but she showed me that people loved you because of who you are. She comes to my rescue and helps me to be more honest to the real person inside me. This is a dramatic change in my life.
I’m tired of living double faced just to fulfill other’s expectations; now all I want is just to be me. I feel much relief now when I can know clearly that who am I and where I am. I find peace when thinking of my life ahead without a shadow that used to haunt me. Never have I had a great desire to open my heart and talk to people. I wished I had been more opened, but “too late than never”, I’m still young and I believe now that I can always change myself and start to make my life better. I dreamt once to become a nurse.
Chances are that I’m diligent, smart and I love to work with people. Being a nurse can definitely give me chances to be involved in community and help sick people. However, the difficulty is that in this whole new world- America, as an international student, being fluent in daily English conversation is still a hard obstacle that I need to overcome, let alone scientific terms in nursing path which I haven’t been in the least familiar with. Also, as a Vietnamese, with small figure, it’ll be unquestionably hard for me compared with the other American students, especially when this job requires much of great endurance.
Difficult and competitive as it may be, but I believe in a saying that “when the going gets tough, the tough gets going”, so if I keep trying and trying; it will have a way for me to get on. Still, it’s a long way but I’m coming there. Now, I believe in my heart’s calling. Some people may discourage me about this tough career, but people can think whatever they want to, I have a goal and I do it. Life will be good when you know where you are and which direction are you heading to, then the rest of the thing is just to try and work your way to it.
My plans and targets are clear. Being chosen for the Nguyen Thai Hoc scholarship would be a great encouragement for me. Surely, it will not only support me in financial matters, but most important, the examiners are reading my thoughts, and I may have another supporter that listens to my feelings.
I dedicated this essay to my best friend who always stands by me. If she ever reads these lines, just so she knows, I love her so much.
Bài sô 10
Hoàng Thị Tam Kỳ
Đại Học Kinh Tế
Cái chết của dòng sông Bàn Thạch
Đã rất lâu rồi, xóm mà tôi ở được gọi bằng một cái tên rất “Hán” đó là ”Bàn Thạch Thôn”, nơi có con sông Bàn Thạch chảy qua.
Theo lời Ba tôi kể lại cho chúng tôi nghe, sông Bàn Thạch là một con sông rất đẹp. Sông chia làm hai nhánh, giữa hai nhánh sông là một cồn đá, chiều dài hơn 1km, khoảng giữa rộng nhất khoảng 200m, hai đầu hẹp dần. Người ta gọi cồn này là “Cồn Thị”, vì ở đó có những cây thị rất lớn, cao 20m, vòng gốc 10 người ôm.
Theo lời ba tôi kể lại, Cồn Thị là một cồn đá, hai đầu cồn đá này là hai bãi sình, ở đó là một rừng cây “rán”, một loại dương xỉ lớn.Trong rừng dương xỉ có rất nhiều chim, chim Áo đà (vì nó có bộ lông màu đà giống áo nhà sư-mõ trắng rất đẹp), chim vành khuyên, chim mía, và rất nhiều cò. Những con cò đậu vắt vẽo trên lùm cây bần, cây đước. Chúng sống và làm tổ ở đó.
Vào buổi chiều, khi đèn đường bật lên, bầy cò về đậu đầy trên các lùm cây, cất tiếng kêu trầm đục buồn buồn.
Sông Bàn Thạch sâu và thơ mộng lắm theo lời ba kể. Dưới sông đầy cá, cá bơi lội tung tăng đùa giỡn trong làng nước trong xanh. Cá nhiều đến nỗi từ trên cầu nhìn xuống chân cầu, cá tập trung thành từng bầy nhung nhúc, cá Hồng, cá Hanh, cá Tràng, cá Nâu, cá Dìa, cá Gáy, cá Thác lác, cá Căn…nhất là cá Căn, nó rất dạn dĩ. Có con tinh nghịch trườn cả lên bờ, nằm phơi mình trên bờ cát như muốn phô bày bộ cánh rằn tuyệt đẹp của nó, rồi vẫy một cái nó lại biễn nhanh vào làn nước mát.
Đó là thời kỳ thịnh vượng của những năm 1970. Lúc đó sông rất nhiều cá, biển cũng lắm tôm cua, người cũng ít hơn bây giờ, nên không ai nghĩ đến chuyện săn bắt chúng một cách ráo riết bằng những phương tiện độc ác như bây giờ.
Thực phẩm lúc đó ê hề, cá chỉ là một thú tiêu khiển của những ai nhàn tản hay đơn giản chỉ muốn thay đổi khẩu vị một chút. Những ngày mùa hè, ba tôi đã bơi lội vẫy vùng cùng các bạn trên dòng sông này. Bến sông tấp nập ghe thuyền. Thuyền buôn, thuyền chở khách từ Tam Hoà,Tam Quang lên, có cả tàu của hải quân Việt Nam Cộng hoà. Trên bến sông là một chợ cá. Chính quyền địa phương của VNCH làm một bến cá kiên cố và rộng rãi cho tàu thuyền nêu đậu.
Vào những ngày tháng Giêng, người ta cầu an cho xóm làng và những chiếc thuyền dán bằng giấy sặc sỡ với cờ xí đủ màu, được thả xuống dòng sông trên đó có xôi, bánh, gà, chuối và cả những mơ mộng của lũ trẻ đứng trên bến, trên cầu, nhìn theo những chiếc thuyền đó ra khơi, trong lòng dấy lên một chút mơ mộng hãi hồ.
Nhưng đó chỉ là ký ức của ba tôi.
Giờ đây trước mặt tôi là một dòng sông chết. Nước sông đen ngòm, hôi thối và đặc quánh. Dòng sông cạn vì rác mà người dân chung quanh đó đổ xuống, nhiều đến nỗi làm nghẽn cả dòng. Còn đôi bờ thì ngày càng thu hẹp lại.
Trên dòng sông đó lềnh bềnh những xác chết súc vật, ngập ngụa phân người, lền bềnh những túi nilon đủ mọi thứ rác. Từ giường chiếu, mùng mền cũ, bao xi măng, bao đựng gạo, vỏ trái cây, rau sống, áo quần cũ và cả băng vệ sinh phụ nữ lọai ”siêu mỏng”. Mặt nước sông phủ một lớp rêu xanh, dập dềnh xác súc vật trong làn nước đặc quánh dầu mỡ người ta xã ra từ những chiếc ghe cá và từ khắp nơi gần đó. Bây giờ cá đã chết, chim đã bay xa.
Cồn Thị bây giờ không còn cây Thị nào vì người ta đã đốn đi hết rồi.
Xóm Bàn Thạch là một xóm rất nghèo, toàn là người lao động làm thuê, buôn bán nhỏ. Vì nghèo nên họ phải sống trong những căn nhà nhỏ chật chội. Cả nhà mấy thế hệ phải chung sống trong đó. Ngày xưa ”Tứ đại đồng đường” là một cái phúc nhưng bây giờ trở thành cái họa.
Chung sống trong một không gian chật chội, con người khó có thể tránh được sự va chạm, cho nên “Bàn Thạch thôn” hay xảy ra những việc gấu ó nhau giữa chồng vợ, cha mẹ, anh em, và cũng vì nghèo quá nên không có tiền xây những công trình phụ như buồng tắm, cầu tiêu. Các cô gái, chàng trai, ông già bà lão đều tắm ở giếng công cộng.
Nhưng tệ nhất là việc đi cầu.
Những cô cậu thanh niên thì bỏ ra 500 đến 1000 đồng để vào nhà vệ sinh tuy không được sạch sẽ nhưng kín đáo. Còn các em nhỏ, những người già và có cả những người mới 40-50 tuổi, cái tuổi chưa phải già lắm nhưng để tiết kiệm 500-1000 đồng mua dầu gội đầu họ đành liều mạng kiếm một chỗ nào đó trên bờ sông để xã cái thứ ô uế trong người.
Họ ngồi làm cái việc không thể không làm đó giữa thanh thiên bạch nhật, bên đường đi, người đi trên cầu nhìn thấy hết nhưng mặc kệ…lâu dần thành quen, không còn xấu hổ nữa.
“Xấu hổ” là một bản tính rất người và chỉ có con người mới có nhưng nếu sự xấu hổ không còn thì đó là sự đáng tiếc và nguy hiểm.
Mỗi lần đi ngang qua đó tôi thấy vô cùng xấu hổ khi phải bất đắc dĩ chứng kiến cái cảnh đau lòng này. Những du khách từ phương Tây đến đây, trên đường đi tắm biển cũng ngang qua đó, họ nghĩ gì về dân tộc chúng tôi. Họ có nghĩ chúng tôi mọi rợ không? Không, dân tộc chúng tôi có 4000 năm văn hiến, có một nền văn minh và một nền văn hoá ứng xữ tốt đẹp, nhưng bây giờ vì hoàn cảnh mà phải như vậy. Đất nước chúng tôi đang tiến lên hay đang đi lùi đây? Câu hỏi này cần được trả lời nghiêm chỉnh và đầy trách nhiệm.
Bây giờ trên bờ Nam của Cồn Thị, đã mọc lên khu vui chơi giải trí, ăn uống rất đẹp. Khu giải trí này có một cái tên rất tiểu thuyết, ”Bạch Vân”, tức là mây trắng. Một ý niệm thanh cao thoát tục. Nhưng những người khách đến ngoạn cảnh, tiệc tùng ở đây nghĩ gì khi nhìn ra hai bên, chỉ cách vài chục mét, những người đàn bà, đàn ông, trẻ con đang trần mông hướng về phía họ để đi cầu. Làm sao họ ăn uống cho ngon miệng được, và những lời tình tự của đôi trai gái đang âu yếm nhau làm sao thốt lên được trước cái cảnh trần trụi dơ dáy đến thế.
Chẳng lẽ người Việt Nam đã quen rồi và trở nên vô cảm.
Trách nhiệm này thuộc về ai? một dòng sông chết, một môi trường ô nhiễm.Trước hết trách nhiệm thuộc về người dân xóm tôi, sau nữa là Thành phố Tam Kỳ, và cuối cùng trách nhiệm quan trọng này thuộc về chính quyền. Những người lãnh đạo và cai trị đất nước này phải có câu trả lời cho vấn đề đã tồn tại hơn 30 năm nay.
Tháng 7 năm 2007, Ba tôi nhận được giấy mời của Uỷ ban phường Hoà Hương, mời họp dân để thông báo chương trình di dời, xây dựng bờ kè cho sông Bàn Thạch, đường Bạch Đằng, dọc bờ sông. Đây là một dự án nên làm, đáng ra đã làm từ lâu, vấn đề là làm như thế nào để mọi người dân đều được hưởng lợi.
Ba tôi rất vui vì đây là điều ông mơ ước, trông đợi từ lâu. Nhưng mãi đến bây giờ dự án vẫn còn trên giấy. Chính cái dự án này lại gây rắc rối cho nhiều gia đình. Họ muốn sửa chữa nhà cửa cũng không được vì nhà của họ nằm trong dự án quy hoạch, trong đó có gia đình tôi.
Tinh thần trách nhiệm là động lực để phát triển xây dựng bảo vệ đất nước. Nhưng ở Việt Nam bây giờ không ai có trách nhiệm cả. Ở các nước đã phát triển, quyền lợi và trách nhiệm luôn luôn đi đôi với nhau, như hình với bóng. Ở nước tôi thì khác, tất cả đều muốn quyền lợi nhưng lại sợ trách nhiệm. Từ đó, tôi đâm ra sợ hãi một điều, là tương lai Việt Nam cũng sẽ giống như số phận con sông Bàn Thạch quê tôi.
Bài sô 11
Trần Hữu Hiếu
Đại học Bách Khoa
Tình Yêu Thương
Trở về quê thăm gia đình vào một ngày cuối tháng 9-2008 . Đã có biết bao nhiêu khó khăn đến với quê hương em trong một năm trở lại đây khiến cho quê hương trở nên tiêu điều. Những đợt rét đậm cuối năm 2007 và trận mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua đã để lại cho quê hương em những thiệt hại về người và của cải. Nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tổ chức cá nhân, người dân quê em đang cố gắng khắc phục khó khăn để cải thiện cuộc sống. Trong lúc những vùng bị lũ gặp khó khăn thì sự có mặt và kịp thời giúp đỡ của các tổ chức thực sự đã chia sẻ những nỗi đau mất mát của người dân. Những việc làm của các tổ chức từ thiện cũng như của đồng bào cả nước đã làm em nhớ đến câu ca dao tục ngữ của dân tộc ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Em nghĩ tất cả những việc làm tốt, giúp ích cho xã hội và đất nước đều rất đáng được trân trọng và trên hết là Tình Yêu Thương mà mỗi người gửi gấm qua hành động của mình. Trong bài luận này em xin được viết về tình yêu thương.
Trong cuộc sống bận rộn và gấp gáp ngày nay, đã bao giờ chúng ta “sống chậm “ lại, tĩnh lặng tâm hồn để suy nghĩ rằng tại sao chúng ta cần có và từ thủa khai sinh đến nay tình yêu thương vẫn luôn ngự trị trong trái tim mỗi chúng ta?
Trên hết đó chính là bản chất của mỗi con người. “Nhân chi sơ, tính bản thiện“ Bất cứ ai sinh ra đều là người tốt, đều mang trong mình trái tim nhân hậu, yêu thương cuộc sống, yêu thương đồng loại. Trái tim ấy cùng với nhịp đập của mình luôn biết đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ và xót thương trước những số phận bất hạnh. Bé Phùng Thiện Nhân bị mẹ đẻ bỏ rơi khi mới được mấy ngày tuổi và bị côn trùng cắn trọng thương, được các mẹ nuôi nấng , cứu chữa, các tổ chức và cá nhân giúp đỡ, em đã có điều kiện sang Mỹ chữa trị và giờ đây em đã khoẻ mạnh, bắt đầu đi học mầm non.
Đằng sau sự vô tâm của người mẹ kia thì đã có biết bao nhiêu tấm lòng cao cả đã cưu mang, cứu sống một sinh linh bé nhỏ. “ Chú lính chì dũng cảm “ Thiện Nhân là bằng chứng sống của tình yêu thương và nghị lực phi thường. Tình yêu cuộc sống chính là sức sống bản năng mãnh liệt. Tình yêu thương của những tấm lòng nhân ái trong cuộc đời này là sức mạnh để đưa mọi người đến gần nhau hơn, cùng nhau chung tay cứu sống một kiếp người. Tình yêu thương làm cho cuộc sống mỗi con người tốt đẹp hơn. Khi chúng ta cho đi tình yêu thương cũng có nghĩa chúng ta đã nhận về mình tình yêu thương của người khác. “Hạnh phúc có nghĩa là cho đi “ .
Tình yêu thương của đồng bào cứu sống biết bao con người, biết bao số phận bất hạnh .Và khi chúng ta biết cảm thông chia sẻ, biết yêu thương, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp, chúng ta được sống trong niềm hạnh phúc.
Tình yêu thương là một giá trị đạo đức tốt đẹp mà mỗi con người đều hướng đến. Tình yêu thương và sự cảm thông đã xoa dịu bao nỗi đau, mất mát.Tình yêu thương có mặt ở khắp mọi nơi. Từ miền núi xa xôi với những người mẹ anh hùng, với những bác thương binh, với những cụ già neo đơn hay những gia đình khó khăn bất hạnh đang được xã hội quan tâm giúp đỡ, đến những vùng bị lũ lụt có hàng triệu trái tim hướng về- đau nỗi đau chung của cả đất nước.
Hàng năm, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là công cuộc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Những cuộc vận động vì người nghèo, vì đồng bào lũ lụt… vẫn đang diễn ra trên khắp đất nước. Những người con đất Việt xa quê hương vẫn một lòng hướng về quê hương đóng góp vào sự phát triển quê hương. Tất cả đều xuất phát từ tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. Và xa hơn nữa, đó là tình cảm mà các dân tộc trên thế giới dành cho đồng loại của mình.
Trung Quốc bị động đất , Myanmar bị lũ lụt , Liên Hiệp Quốc cùng các nước chia sẻ những mất mát mà thiên tai gây ra. Em tin rằng tình yêu thương tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới. Em tin tình yêu thương sẽ làm thế giới tốt đẹp hơn, thế giới sẽ không còn chiến tranh, áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tình yêu thương trong cuộc sống còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được hít thở, được sống trong tình yêu thương của ba mẹ, của gia đình và xã hội. Trước hết chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ và những người đã nuôi nấng ta nên người. Chúng ta được sống , được lao động và tận hưởng niềm vui sống là một hạnh phúc lớn lao không gì thay thế đuợc, chúng ta phải biết nâng niu trân trọng và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nếu mỗi chúng ta biết yêu thương chính bản thân mình, không ngừng cố gắng để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. Chúng ta biết yêu thiên nhiên thiên nhiên, biết yêu hoà bình, yêu tự do, yêu thương tất cả mọi người quanh ta thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao? Em nghĩ rằng trách nhiệm của mỗi chúng ta trong cuộc sống này là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, và tình yêu thương chính là con đường ngắn nhất đưa mọi người đến gần nhau hơn, đưa thế giới này tốt đẹp hơn.
Tình yêu thương ở trong mỗi trái tim của chúng ta. Chúng ta biết cảm thông với những số phận bất hạnh, biết xót xa trước những mất mát, những nỗi đau của đồng bào. Có ai không cảm thấy xót xa khi những người dân quê mình đang phải chống trọi với mưa lũ? Ai không xót xa khi thấy những em bé không cha không mẹ lang thang kiếm sống qua ngày? Chỉ cần sự cảm thông chia sẻ cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người đang gặp khó khăn.
Em luôn có niềm tin rằng tình yêu thương của chúng ta là vô hạn và dường như có sợi dây vô hình tiếp thêm sức mạnh cho những số phận bất hạnh nếu mỗi chúng ta biết cảm thông chia sẻ với họ dù chỉ là trong suy nghĩ.
Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương của mình với cuộc sống, với tất cả mọi người. Mỗi trận mưa lũ qua đi gây ra bao thiệt hại về người và của cải. Đất nước ta lại chung tay vì đồng bào gặp khó khăn. Cả nước cùng đau nỗi đau mất mát và đùm bọc giúp đỡ lần nhau để vượt qua khó khăn thử thách.
Từng ngày, từng giờ vẫn có những con người đang hoạt động tình nguyện, đem của cải và công sức của mình chia sẻ với mọi người, mang ánh sáng đến cho người khiếm thị, mang nụ cười đến với trẻ thơ và mang cả những bữa ăn no đến với người nghèo đói. Những tổ chức như Nguyễn Thái Học Foundation cũng đang âm thầm giúp những học sinh, sinh viên như chúng em, để chúng em có thêm điều kiện học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Tình yêu thương đã mang đến cho em niềm tin để em cố gắng trở thành người có ích cho xã hội. Em luôn mong sao tất cả mọi người trên thế gian này có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, được sống trong hoà bình với tình yêu thương của tất cả mọi người.
Sinh ra tại một vùng quê nghèo làm nông nghiêp, em thấu hiểu sự vất vả của người dân cày. Em luôn canh cánh trong lòng một niềm day dứt. Em ước sao quê hương em cũng như bao nhiêu vùng quê nghèo khác có cơ hội thay đổi cuộc sống. Người dân có đủ cơm ăn, áo mặc và trẻ em được đến trường. Những ngày tháng đi đến từng nhà để vận động nhân dân cho con em mình đi học đã để lại trong em rất nhiều cảm xúc. Em thương ba mẹ em, thương dân làng em nhiều lắm. Vất vả một đời để nuôi con ăn học, bị ốm đau bệnh tật mà không đủ tiền chữa. Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Em thương những đứa trẻ ngây thơ không có điều kiện học hành phải chăn trâu , thả bò và mò cua bắt ốc kiếm sống. Trong sâu thẳm trái tim, em luôn hướng về quê hương.
Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên, là nơi em được sống trong tình yêu thương chân thành của mọi người. Em ước mơ mình sẽ góp phần vào sự phát triển của quê hương, để quê hương em được ấm no và hạnh phúc. Em tin vào bản thân và tin vào công bằng của cuộc sống. Em tin tình yêu thương của tất cả mọi người trên thế gian này sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em viết bài luận này trong một lần về thăm quê hương với bao nỗi đau xót trước những mất mát cả quê hương. Bài luận có thể lủng củng như chính tâm trạng rối bời của em lúc này. Nhưng trên hết em muốn gửi gắm tấm lòng và niềm mong ước của mình đối với quê hương, với đất nước và với cuộc sống. Em thầm cảm ơn hết thảy mọi người, cảm ơn Nguyễn Thái Học Foundation đã cho em có thêm niềm tin vào cuộc sống. Bản thân em luôn cố gắng hết mình để trở thành người có năng lực, góp phần vào sự phát triển quê hương đất nước. Em mong sao bằng tình yêu thương của mỗi con người sẽ khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Em xin cảm ơn Nguyễn Thái Học Foundation. Kính chúc các cô chú, anh chị, các quý hảo tâm sức khoẻ, hạnh phúc. Em mong nhận được hồi âm từ Nguyễn Thái Học Foundation, chia sẻ cùng những băn khoăn, trăn trở của em với quê hương, đất nước.
Hà nội, 10.10.2008
Bài sô 12
Đoàn Thị Diễm My
Đại học Khoa Học
Thực tế trong xã hội phong kiến quan niệm sống của con người thường được đánh giá theo chuẩn mực nhất định “Tam cương Ngũ thường”. Ở đây, chúng ta phải thử tìm hiểu xem vấn đề thường bao gồm lĩnh vực nào? Xuyên suốt chiều dài lịch sử trên cơ sở đánh giá trị con người qua tu dưỡng rèn luyện nhận ra người quân tử và kẻ tiểu nhân. Vậy tìm hiểu về tứ nguyên đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Nhân là con người bao gồm lòng vị tha. theo đạo lý tôn trọng quyền lợi của loài người, mà không được xâm phạm sinh mang và thân thể sự tự do của con người, trong chữ nhân bao hàm là con người có những điều mình phải làm.
Lễ là cách đối đãi trong quan hệ xã hội trên dưới, trước sau cách bày tỏ lòng mình cung kính theo phép tắt đối xử đúng vai trò địa vị của mình đồng thời có nghĩa chừng mực, trong phạm vi cho phép. Trong cuộc sống thường ngày lấy Lễ để đối đãi với nhau sống có lòng nhân hậu.
Nghĩa là chính đạo, theo đường lối lẽ phải không vì cường quyền, xu nịnh thấyviệc bất bình, bất chính ra tay can thiệp. phân biệt chính tà; đồng thời nghĩa còn là bổn phận của mình phải làm thật tốt và đó là trách nhiệm đối với pháp luật.
Trí là sự thông minh, khôn ngoan hiểu rõ sự ý nghĩa của cuộc đời đòi hỏi tài năng của mình phải tinh thông, suy tìm vấn đề, học tập đạt đến nước cuối cùng. Phân biệt đúng sai, có tài thao lược.(Tài trí đức hạnh con người).
Tín là tin thực, không giả dối, con người sống luôn trung thực, tâm hồn trong sáng, không vọng ngữ, sống với bản chất trung thực, tin tưởng vào mỗi con người trong cuộc sống. Biểu hiện lòng tin tưởng vào thế giới tự nhiên theo quy luật.
Phải chăng tổng hợp của vấn đề con người đó là tài trí và đức hạnh. Trong đời thường có thể có sự khác biệt nhưng quan trọng chính là đức hạnh là nguồn sống là nơi ươm mầm cho hạnh phúc.
ĐIểm qua các nhân vật thời đại như em biết thì Anh Hùng Nguyễn Thái Học chính là conngười hội tụ các yếu tố trên. Từ thanh niên yêu bằng con đường cải cách để đến với vũ trang bạo động. Anh đã tổ chức khởi nghĩa vũ trang mặc dù biết rằng cán cân lực lượng ta và địch không cân sức. Nhưng anh đã nêu cao ý nghĩa tự do. Không chịu áp bứcnô lệ nêu cao bổn phận con người trong nước bị thực dân đô hộ – “Hãy Sống Xứng Đáng làm Người.”
Bài sô 13
Đoàn Thị Họa My
Lớp 11, THPT Nguyễn Huệ
Nguyễn Thái Học nhà Cách Mạng Việt Nam
Nguyễn Thái Học người Thanh niên yêu nước nơi hội tụ tinh hoa của dòng tư tưởng ” Phật Lão Trang\”, từ những đề nghị cải cách đến chủ trương dùng võ lực lật đổ chính quyền. Câu nói nổi tiếng của người ” Không thành công cũng thành nhân”. Thành nhân, trong nhà yêu nước đó là lòng yêu thương con người biết cảm thông nỗi đau con người trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi cùng khổ con người nô lệ tấm lòng nhân ái, vị tha. Không bằng lòng với hiện tại đi tìm hạnh phúc cho cả một dân tộc bằng suy nghĩ con người với con người ông đã đưa ra những cải cách đối với Varrenne.
Nhưng những tâm huyết của Nguyễn Thái Học chỉ nhận được là lời hứa suông không thể chấp nhận được.
Lòng nhân không cảm hóa được kẻ thù mà chỉ bằng con đuờng hành động vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp, ông tổ chức thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Với tính tình cương trực và dũng khí Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng phát triển rất nhanh. Quan trọng nhất đó là kết nạp được các tầng lớp trong xã hội như trí thức, giáo viên, nông dân…nhằm lật đổ chính quyền thực dân Pháp và thành lập chế độ cộng hòa dân chủ độc lập.
Trước tình thế hàng ngũ có nhiều phản bội và thực dân áp bức gay gắt. Nguyễn Thái Học quyết định tiến hành khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Yên Bái đã đi vào lịch sử. Nguyễn Thái Học con người NHÂN, TRÍ, DŨNG, vẫn mặc nhiên chấp nhận những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhưng con người nhà chí sĩ yêu nước vẫn tự hào đánh thực dân, giải phóng đời nô lệ để có thể ngẩng cao đầu đi vào lịch sử cho hôm nay và cả mai sau.
Là người học sinh qua tấm gương hy sinh anh dũng và cao cả của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học em cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức của con người, trước hết phải biết sống, sống trung thực,thẳng thắn, sống vì dân tộc mình cho đồng bào và gia đình mình, bằng tình thương yêu biết cảm thông và chia sẻ những nỗi đau thương, mất mát trước cảnh cùng khổ của nhân dân. Em cố gắng học tập và là theo tấm gương đạo đức của Nguyễn Thái Học.
04.06.2008