Lịch Sử Về Sự Hiện Diện Của Người Việt Nam Tại Pháp
Kính thưa quý vị.
Bài viết nầy đã được Hội Văn Hóa và Nghệ Thuật Á Châu & Ban Tài Liệu Việt Ngữ cho đăng vào năm 2010. Mỗi lần thu thập được các tài liệu có liên quan đến chủ đề của bài viết thì chúng tôi bổ túc và biên soạn lại để phổ biến.
Và hôm nay chúng tôi xin hân hạnh được phổ biến thêm một lần nữa vì cũng có thêm được một số tài liệu liên quan đến đến chủ đề của bài viết nầy.
Xin trân trọng kính chào quý vị.
Ba-Lê ngày 21 tháng 6 năm 2023.
Nguyễn Vân Xuyên
**********************************
+ CÁC SÁCH, BÁ0, TÀI LIỆU và CƠ QUAN THAM KHẢO:
1). Việt Sử Toàn Thư. (Sử Gia Phạm Văn Sơn).
2). Việt Nam Sử Lược. (Học Giả, Sử Gia Trần Trọng Kim).
3). Tường Trình Về Đàng Trong 1645.
(Bản ngoại ngữ của Alexandre De Rhode & Hồng Nhuệ dịch).
4). Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ 17.
(Nguyễn Khắc Xuyên).
5). Các Websites : Nam Kỳ Lục Tỉnh, Chim Việt Cành Nam, Văn Nghệ Biển Khơi, DCVOnline.net …
6). Người Công Giáo Việt Nam tại Pháp 1975 – 2005.
(SH. Trần Công Lao).
7). Université Paris 7 Denis Diderot. (UFR Asie Orientale).
8). Cité Nationale de L’ Histoire de L’ Immigration.
9). Bulletin de L’ ANAI.
10). Le Paris Asie : 150 ans de présence Asiatique dans la Capitale.
(Pascal Blanchard + Eric Dero).
Trước tiên, xin phép được đề cập một cách tổng quát về sự hiện diện của người Âu châu (trong đó có người Pháp) đã có mặt tại Việt Nam qua các thời gian khác nhau như sau:
– Từ thời Hậu Lê, khởi đầu bằng Lê Thái Tổ (1428 – 1433) và lúc bấy giờ vào năm 1428 từ Chiêm Thành đã có người Tây Dương (tức là người Âu Châu) là Giám Mục Đốc Chính tên là GiaCôBa lén lút vào vùng biển thuộc lãnh thổ nước Việt Nam ta để vẽ bản đồ gửi về cho Đức Giáo Hoàng…
– Rồi đến năm 1533 lại có Giám Mục Ignatiô lén lút vào truyền giáo ở làng Ninh Cường huyện Nam Chân thuộc miền Bắc nước Việt Nam của chúng ta… Rồi kể từ đó thì có những nhà truyền giáo cũng như thương buôn lần lượt đến nước ta từ Bắc Hà cũng như Nam Hà mà sử sách còn gọi là Đàng Ngoài và Đàng Trong.
– Căn cứ theo các sử liệu còn ghi lại thì chúng ta có thể xác định rằng: ” Những người Âu Châu đầu tiên, trong đó có người Pháp, mà khởi thủy đa số là các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo rồi đến các thương buôn đã có mặt ở nước ta vào đầu thế kỷ 15 (tức là vào khoảng năm 1428), rồi đến thế kỷ 16, 17, 18 và cho đến giữa thế kỷ thế 19, vào năm 1858, người Pháp công khai tấn công và xâm lược đất nước Việt Nam…
Người viết xin xin được ghi nhận một số thời điểm tổng quát như sau:
– 1428: Giám Mục Đốc Chính GiaCôBa từ Chiêm Thành lén lút vào vùng biển Việt Nam.
– 1533: Giáo Sĩ Ignatiô (YNêKhu) đến Đàng Ngoài để giảng đạo.
– 1614: Giáo Sĩ Jean De La Croix đến Việt Nam.
– 1615: Giáo Sĩ Buzomi (người Ý) thuộc dòng Tên tới Đàng Ngoài.
– 1616: Giáo Sĩ André Fernandes (người Bồ Đào Nha) tới Việt Nam.
– 1617: Hai Giáo Sĩ Francisco De Pina và Francisco Barreto (cả hai đều là người Bồ Đào Nha) tới Đàng Trong của Việt Nam.
– 1618: Giáo Sĩ Cristoforo Borri (người Bồ Đào Nha) và Marquez (người Bồ Đào Nha lai Nhật Bổn) đến Việt Nam.
– 1624: Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes (người Pháp) đến Đàng Trong của Việt Nam.
– 1625: Giáo Sĩ Cadière đến Việt Nam.
– 1626: Hai Giáo Sĩ Baldinotti và Giuliô tới Đàng Ngoài.
– 1629: Giáo Sĩ Gaspar d’ Amaral tới Đàng Ngoài.
– 1631: Hai Giáo Sĩ Cardin và Antonia De Fonte tới Đàng Ngoài.
– 1632: Giáo Sĩ Jêrónimo Majórica tới Đàng Ngoài.
– 1640: Giáo Sĩ De Mattos tới Đàng Trong
– 1646: Hai Giáo Sĩ Metello Saccano và Balthasar Caldera tới Đàng Ngoài.
– 1658: Giáo Sĩ Tissanier tới Đàng Ngoài.
– 1666: Thương buôn François Caran (người Pháp) tới Đàng Trong.
– 1678 : Thương buôn Boureau Deslandes (người Pháp) tới Đàng Ngoài.
– 1682: Hai Giám Mục Metalopolis và Lanneau tới Huế gặp Chúa Hiền
– 1684: Thương buôn Chapelier (người Pháp) tới Đàng Ngoài.
– 1686: Thương buôn Verret (người Pháp) đến vùng Côn-Lôn thuộc Đàng Trong.
– 1721: Hai thương buôn người Pháp tên là Renault và De La Baume đến Đàng Ngoài.
– 1737: Thương buôn Dumas (người Pháp) đến Đàng Ngoài.
– 1748: Thương buôn Dumont (người Pháp) đến Đàng Trong.
– 1749: Thương buôn Pierre Le Poivre (người Pháp) đến Đàng Ngoài.
– 1753: Thương buôn Prolais – Leroux (người Pháp) đến Côn – Lôn thuộc Đàng Trong.
– 1767: Giáo Sĩ Pierre Pigneaux tức Bá Đa Lộc đến Đàng Trong.
* Ghi Chú Đặc Biệt: Người có công đầu trong việc sáng chế CHỮ QUỐC NGỮ là LINH MỤC FRANCESCO DE PINA (1585 – 1625), một Giáo Sĩ Dòng Tên, người Bồ Đào Nha (Portuguese), đến Đàng Trong năm 1617, từ trần vì bị đắm thuyền ở Đà Nẵng năm 1625. Ông là người đầu tiên nói thạo và giảng đạo bằng tiếng Việt. Hợp tác với nhiều người và đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của một thanh niên Việt Nam có tên đạo là Phê-Rô… Và trong số các học viên học tiếng Việt với Linh Mục Francesco De Pina có một người về sau nổi tiếng tên là Alexandre De Rhodes (1593 – 1660). Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes đến Hội An năm 1624. Alexandre De Rhodes còn học tiếng Việt với nhiều người địa phương, trong đó có một thiếu niên Việt Nam 13 tuổi rất thông minh tên là Phan An và sau đó Phan An được Alexandre De Rhodes nhận làm con nuôi, cho theo đạo Thiên Chúa và trở thành Thầy Giảng Đạo tên Raphael Rhodes. Năm 1645 Alexandre De Rhodes bị trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài và ông đến Macao.
Về phía Phật Giáo, có một nhà sư tên là Nhan Lại (cũng có tên là Nhan Hồi) tại vùng Fréjus. Tại Fréjus, sau nầy, có một cái am và sau đó thành một cái chùa tên là Chùa Hồng Liên.
D). TỪ SAU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN CHO ĐẾN ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN:
+ 1919: Các ông Trần Văn Chỉ, Diệp Văn Kỳ (con của ông Diệp Văn Cương), Lê Công Phước (lần thứ 2), Trần Trinh Quy, cũng là Huy (tức là Công Tử Bạc Liêu hay là Hắc Công Tử), Nguyễn Duy Tiên (tức là Ba Tiên, Công Tử Bến Tre, con trai của ông Phủ Kiểng Nguyễn Duy Hinh), và…
+ 1920: Các ông Nguyễn An Ninh (lần thứ 2), Đặng Văn Thu, Phan Khắc Sửu, và…
+ 1921: Các ông Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thượng Khoa, Nguyễn Hữu Thọ, bà Henriette Bùi Quang Chiêu (con gái của ông Bùi Quang Chiêu), và…
+ 1922: Vua Khải Định, Thái Tử Vĩnh Thụy (tức Vua Bảo Đại sau nầy), các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Như Lâm, Nguyễn Duy Quang (con trai của ông Phủ Kiểng Nguyễn Duy Hinh và ông Nguyễn Duy Quang là Đại Sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp sau cùng cho đến này 30.4.1975), Võ Văn Vân (quê ở Thủ Dầu Một, sau nầy là chủ nhân nhà thuốc Võ Văn Vân ở Việt Nam), Văn Võ Vân (quê ở Bến Tre, chủ nhân hãng Xà Bông Võ Văn ở Bến Tre sau nầy), Hoàng Thân Vĩnh Cẩn, và…
+ 1923: Các ông Nguyễn Thế Rục, Hoàng Văn Bích, và…
+ 1924: Các ông Bùi Quang Giụ, Vi Văn Lê (con trai của Tổng Đốc Vi Văn Định), Vũ Liên, Nguyễn La Chánh, Lý Bình Huê Phan Văn Chánh, và…
+ 1926: Cô Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu sau nầy), các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Ân, Bùi Công Trừng, Nguyễn Thế Thạch, Đặng Đình Thọ, Huỳnh Văn Phương, Hồ Hữu Tường, và…
+ 1927: Các ông Ngô Đình Thục, Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh), và…
+ 1930: Các ông Ngô Đình Nhu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phạm Duy Khiêm, và…
Điểm đặc biệt cần ghi chú là giữa 2 trận Thế Chiến 1 và 2, ngoài những số người do chính phủ bảo hộ tại Việt Nam gửi đi Pháp để bù đắp cho sự thiếu hụt công nhân trong các ngành nghề tại Pháp vào khoảng hơn 20.000 người, thì chính phủ bảo hộ Việt Nam còn cho khoảng hơn 1500 du học sinh xuất ngoại du học tự túc, phần đông là các con của những người giàu có và những người làm công chức cho Pháp… trong đó có các ông Nguyễn Hữu Giải, Hồ Văn Kỳ Trân (con trai của ông Hồ Biểu Chánh), bà Liễu Thị Cẩm Hường (con gái của ông bà bá hộ Liễu Văn Ngạc ở Tổng Bình Hưng, huyện Bến Cát tỉnh Thủ Dầu Một), và… Riêng ông Nguyễn Hữu Giải, là con trai của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, là một người học rất giỏi, đỗ đạt cao, nhưng bị chết một cách bất ngờ, đáng nghi ngờ trước ngày hồi hương về Việt Nam.
+ 1931: Gánh hát Huỳnh Kỳ của Lê Công Phước sang Pháp trình diễn có Lê Công Phước (lần thứ 3) cùng một số nghệ sĩ như Bảy Nhiêu, Năm Phỉ, Năm Châu, Phùng Há và một số người thuộc nhân viên của đoàn hát.
+ 1935: Các ông Trần Văn Thân, Đinh Văn Cam, Nguyễn Văn Tốt (cả 3 ông là người ở Tổng Bình Hưng, huyện Bến Cát tỉnh Thủ Dầu Một và ông Nguyễn Văn Tốt là thân phụ sau nầy của người viết bài nầy), ông Ngô Đình Luyện, và…
+ 1937: Ông Lê Văn Thới (sau nầy là Giáo Sư Lê Văn Thới, Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn), và…
+ 1940: Ông Lê Bá Đảng (sau nầy là một Họa Sĩ), và…
E). THỜI KỲ ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN (1939 -1945):
Số người Việt Nam bị đưa sang Pháp (trong diện bị cưỡng bách) trong trận Đệ Nhị Thế Chiến là 19.272 người, những người nầy đi trên 15 chuyến tàu khởi hành từ các cảng Sài Gòn, Hải Phòng và Đà Nẵng. Chuyến tàu thứ nhất rời Bến Sáu Kho, Hải Phòng ngày 20 tháng 10 năm 1939 và chuyến tàu cuối cùng cũng từ Hải Phòng vào ngày 6 tháng 6 năm 1940.
Khi đến Marseille, họ được tập hợp thành các đơn vị gọi là ” Cơ ” (mỗi Cơ là 250 người). Và cứ 10 Cơ là thành một “Đạo”, đặt dưới quyền chỉ huy của người Pháp. Có tất cả 74 Cơ nhưng rút gọn thành 5 Đạo tại các vùng Lodève, Bergerac, Sorgue, Toulouse, Marseille và làm việc trong các xưởng chế tạo thuốc súng hay các vật liệu xây cất, hoặc làm việc (công nhân) tại các nhà ga xe lửa hay các sân bay.
Mỗi ngày, mỗi người được lãnh 15 Francs để tiêu vặt, còn tiền lương thì bị giữ lại, khi nào trở về lại Việt Nam thì mới được lãnh số tiền lương nầy… Ngoài ra, họ còn được phát, mỗi người 1 áo tơi, 1 bộ quần áo nỉ dày, 1 bộ quần áo để đi chơi, 1 bộ quần áo xanh để làm việc, 2 áo len, 2 áo lót, 2 quần sọt ngắn và 3 đôi vớ len.
Tháng 6 năm 1940, Pháp đầu hàng Đức phải ký Hiệp Định Đình Chiến (Armistice), thì có 4426 người Việt Nam được xuống tàu trở về Việt Nam. Nhưng chẳng may, đường biển bị Hải Quân Anh Quốc ngăn chận và phong tỏa cho nên họ bị đưa tới đảo Madagascar, đảo Réunion và vùng Nam Phi mà không về được quê nhà Việt Nam.
Những người còn lại tại Pháp, trong khi chờ đợi hồi hương nhưng cuối cùng cũng không được trở về lại Việt Nam mà Bộ Thuộc Địa và sở MIO của Pháp đã ký giao kèo với các tư nhân hoặc với các chủ hàng để gửi họ đi làm công nhân về nhiều thứ việc làm trên khắp nước Pháp, kể cả việc làm cho Đức và đặc biệt có một số lớn được gửi đến vùng Camargue để khai thác việc trồng lúa và một số được đưa đi làm công việc xây dựng các công sự phòng thủ dọc bờ biển Địa Trung Hải.
Đầu tháng 1 năm 1950, sau nhiều đợt xuống tàu hồi hương về Việt Nam, số 19.272 người Việt Nam được đưa sang Pháp trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến còn lại hơn 3000 người tại Pháp và tất cả họ đều chính thức làm đơn xin ở lại Pháp.
Và trong năm 1943, có một ông Linh Mục Công Giáo tên là Cao Văn Luận đến Pháp và ở lại Pháp trong một thời gian và sinh hoạt với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Pháp trong thời gian nầy.
F). TỪ SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN CHO ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954:
Trong thời kỳ nầy, ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, một số người Pháp (công chức hay binh lính trong Quân Đội Viễn Chinh Pháp) có vợ, con Việt Nam (các con lai 2 dòng máu) đã mang gia đình về Pháp, do đó có được những người Việt Nam sang Pháp trong diện nầy. Đồng thời, những gia đình Việt Nam giàu có hoặc có quyền thế cũng luôn luôn tìm cách cho con cái hoặc người thân thuộc trong gia đình sang Pháp để du học hoặc sinh sống để trốn lính, trốn chiến tranh đang xảy ra tại Việt Nam.
Tại Pháp, riêng đối với Công Giáo, từ năm 1946, người ta ghi nhận tại Paris đã có thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam (Fédération Catholique Vietnamienne). Theo nhân chứng là Linh Mục Cao Văn Luận cho biết rằng: “Hai người dẫn khởi hoạt động với chức vụ Chủ Tịch và Tổng Thư Ký của tổ chức nầy là các ông Trần Hữu Phương và Trương Công Cừu (sau nầy có một thời gian làm Bộ Trưởng Ngoại Giao trong thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm)”. Tổ chức nầy gồm có các bộ phận thợ thuyền, phụ nữ, sinh viên… đặt dưới sự trợ giúp tinh thần của một Tổng Tuyên Úy Việt Nam và có trụ sở ở số 36 bis, boulevard Raspail, quận 7 Paris (mua năm 1946 nhờ Đức Cha Henri Chapponli giúp đỡ). Cha Tuyên Úy đầu tiên là Cha Trần Văn Hiến Minh.
Đồng thời ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, nơi có đông người Việt Nam cư ngụ và vào thời điểm nầy, cũng bắt đầu có các hội Công Giáo Việt Nam thành hình. Thế rồi với danh nghĩa trung tâm lâm thời, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris mời gọi tập họp 30 đại biểu giáo dân các vùng Paris, Lyon,Grenoble, La Roche Sur Foron, Arles, Tarascon, Bergerac, Sorgues, Mazargues, Toulouse… về họp đại hội tại khu Saint Cyprien ở Toulouse trong 2 ngày 31.03 và 01.04.1946 để chính thức thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và đại hội mời đích danh các vị linh mục có tên sau đây làm Tuyên Úy cho các vùng như sau đây:
– Vùng Mazargues và Tarascon: Linh Mục (LM) Trần Văn Thiện.
– Vùng Paris, Privas, Grenoble, Moulin, Villeurbanne: LM. Cao Văn Luận.
– Vùng Carcassonne và Toulouse: LM. Nguyễn Ngọc Quang.
– Vùng Agen và Albi: LM. Hoàng Mạnh Hiền.
– Vùng Bergerac và Bordeaux: LM. Đinh Văn Hưởng.
Và từ năm 1946, có sự hiện diện tại Pháp của một số người Việt Nam như sau:
+ 1946: Ông Trương Văn Quýnh, ông bà Nguyễn Duy Tài, và…
+ 1947: Bà Dương Quỳnh Hoa, các ông Hà Văn Trí ( quê ở Thủ Dầu Một ), ông Trần Kinh Luân (quê ở Tây Ninh), cô Nguyễn Thị Tuyết Mai (con gái của ông bà Nguyễn Duy Tài sinh ra tại Pháp vào năm 1947 nầy), và…
+ 1948: Các ông Dương Ngọc Lắm, Đỗ Cao Minh, Nguyễn Minh Châu, Trần Văn Trị, Bùi Hữu Nhơn, Vũ Quốc Thúc, Phan Văn Tạo, Lâm Văn Phát, Nguyễn Khánh, Cao Hảo Hớn, Trương Như Tảng, Nguyễn Trường Xuân (tức nhạc sĩ Nam Phong sau nầy ở Việt Nam,) và…
+ 1949: Các ông Đỗ Cao Trí, Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Thiệu, Tôn Thất Đính, Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Chuân, Trần Văn Hổ, Lê Huy Luận, Âu Trường Thanh, Trần Bích Lan, Lê Quang Thuận, Nguyễn Xuân Thu, Trần Bích Lan (tức thi sĩ Nguyên Sa sau nầy), và…
+ 1950: Các ông Ngô Đình Diệm (lần thứ 1), Lê Trung Trực, Lê Mộng Nguyên (Giáo Sư, Nhạc Sĩ, tác giả nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối.)
+ 1951: Các ông Ngô Đình Thục (lần thứ 2), Võ Văn Hải, Trần Văn Tuyên, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Trọng Thi (Kỹ Sư Informatiques rất nổi tiếng sau nầy tại Pháp và Hoa Kỳ), và…
+ 1952: Các ông Dương Văn Minh, Linh Quang Viên, Vương Văn Đông, Phạm Xuân Chiểu, gia đình ông Thủ Tướng Trần Văn Hữu, và…
+ 1953: Các ông Ngô Đình Diệm (lần thứ 2), Nguyễn Hồng Đài, Bồ Đại Kỳ, Đặng Cao Thăng, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Trương Quang Ân, Tôn Thất Thiện, Bùi Kiến Thành (con trai của bác sĩ Bùi Kiến Tín), Cao Văn Luận (lần thứ 2), Lê Trạch Lựu (nhạc sĩ, tác giả nhạc phẩm Em Tôi), và…
G). TỪ SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954 CHO ĐẾN BIẾN CỐ 30.4.1975:
Từ sau Hiệp Định Genève 1954 và người Pháp chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, những người Việt Nam có liên hệ với Pháp gặp rất nhiều khó khăn, nên một số đông những người Việt Nam có quốc tịch Pháp, hoặc lai Pháp hay lấy chồng Pháp đã gấp rút lên đường đi sang Pháp.
Phần lớn khi đến Pháp họ được chính quyền Pháp cho định cư tại vùng Eure và Seine Maritime. Đặc biệt ở Noyant, một địa điểm nằm trên đường Moulin đi Montluçon thuộc vùng Allier, chính quyền Pháp đã biến khu nhà thợ mỏ (Coron) do người Ba Lan sử dụng từ năm 1921 mà nay đã bỏ hoang từ lâu, thành ra “Làng Việt Nam” để đón những người Việt Nam đến từ Việt Nam: Từ những gia đình đầu tiên đến Noyant vào sáng ngày 29 tháng 10 năm 1955 cho đến cuối năm ấy, người ta ghi nhận là 700 người (trong đó có gia đình ông bà Guyot Georges cùng 3 con và hiện nay gia đình ông bà Guyot Georges đang sinh sống tại thành phố Bondoufle thuộc vùng 91).
+ 1955: Gia đình ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm, các ông Lê Văn Viễn (thường được gọi là Bảy Viễn), Nguyễn Văn Hinh (lần thứ 2), Lai Văn Sang, Lai Hữu Tài, gia đình ông bà Nguyễn Ước Lễ (cựu Tổng Đốc Sơn Tây, Bắc Việt Nam), bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (sau nầy là bà Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, vợ của Bác Sĩ Lê Quang Thuận), và…
+ 1956: Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc người Pháp phải rời khỏi miền Nam Việt Nam, toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam vào tháng 7 năm 1956, số người Việt Nam đến Làng Việt Nam ở Noyant lại càng đông hơn nữa. Đa số những người đến đều khai là Công Giáo chỉ một số ít là Phật Giáo và đạo Gia Tiên.
Tổng số người Việt Nam ở làng Noyant vào thời điểm cuối năm 1965 là khoảng 3000 người, kể từ đợt đầu tiên vào năm 1955, kế tiếp 1956 và những năm sau đó cho đến cuối năm 1965. Và đến ngày 01 tháng 06 năm 1966 thì trung tâm Noyant đóng cửa hẳn và không nhận nữa những người Việt Nam có liên hệ với Pháp được xem trên danh nghĩa hồi hương trở về Pháp.
Ở Noyant có một linh mục người Pháp tên là Benay ngay từ năm 1955 và thỉnh thoảng có một linh mục Việt Nam là linh mục Trần Thanh Giản (mà đa số những người Việt Nam thường gọi một cách thân thiện là Cha Giản) từ Paris đến thăm các bổn đạo Công Giáo Việt Nam ở các vùng Cannes, Nice, Toulon, Marseille và cũng có ghé thăm Làng Việt Nam tại Noyant.
Bắt đầu từ năm 1962, Làng Việt Nam Noyant có cha Nguyễn Văn Long về làm Tuyên Úy. Ngoài Noyant ra, còn vài trung tâm tiếp đón người Việt Nam khác như ở Sainte Livrade, Bias (Lot et Garonne), Le Vigeant (Vienne), và Saint Laurent d’Ars (Gironde). Ba trung tâm sau vào năm 1962 đã giải tán người Việt Nam, nhường chỗ cho người Harkis.
Tại Sainte Livrade, từ năm 1956 có một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris đến làm Tuyên Úy, đó là Cha Jean – Marie Viry (thường được gọi là Cố Vị), trước đây ông làm Tuyên Úy cho quân đội Pháp ở Việt Nam, ông vừ từ Việt Nam về Pháp, ông đến làm Tuyên Úy giúp cho gần 2000 giáo hữu Việt Nam tại Sainte Livrade và Bias.
Từ sau tháng 11 năm 1963, sau cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung nền Đệ Nhất Cộng Hòa và nhất là sau Cuộc Chỉnh Lý vào năm 1964 của Tướng Nguyễn Khánh… trong thời gian nầy đã diễn ra làn sóng sinh viên miền Nam Việt Nam qua Pháp du học rất đông (đây là con cái của những người giàu có, những vị tướng tá, công chức cao cấp của chính quyền miền Nam Việt Nam thời bấy giờ).
Theo nghiên cứu của ông Jean Hugues: “Từ năm 1963 đến 1970, những sinh viên Việt Nam du học tại Pháp, sau khi đỗ đạt thì 80% đã ở lại Pháp không trở về lại Việt Nam, phần đông là giới Y – Khoa.” Ông Hugues còn cho biết thêm, tại Pháp lúc bấy giờ, khi ra trường ngành Y Khoa, cứ 15 bác sĩ ra trường thường có một bác sĩ là người Việt Nam… Thật đúng là VẺ VANG DÂN VIỆT (dân Việt của Miền Nam Việt Nam tức là VIỆT NAM CỘNG HÒA với lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ thân yêu… ).
*****************************************************************************
+ Phần Ghi Chú Đặc Biệt:
CÁC SỰ KIỆN và CÁC NHÂN VẬT ĐƯỢC GHI NHẬN CÓ NHIỀU DẤU ẤN ĐẶC BIỆT:
1). Ông PHAN AN là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến nước Pháp vào năm 1649. (Đã trình bày ở phần trước).
2). Phái Đoàn của HOÀNG TỬ CẢNH:
Tuân lệnh Vua Cha, Hoàng Tử Cảnh vào cuối năm 1784 (tức tháng 11 năm Giáp Thìn), đã cùng Bá Đa Lộc (tức Pigneau De Béhaine) và 2 cận thận người Việt Nam là Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm và một số người Việt Nam khác trong phái đoàn lên đường sang Pháp.
Tới tháng 2 xuân Ất Tỵ (1785), họ tới Pondichéry, một thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ và dừng lại đây một thời gian vì khi đó ở Pháp đang xảy ra những biến cố chính trị bất ổn.
Tới tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), phái đoàn nầy đã theo chiến thuyền Aréthuse nhắm hướng đến thẳng Pháp…
Phái đoàn Hoàng Tử Cảnh đến Paris vào tháng 2 năm Đinh Mùi (1787). Triều đình Pháp dùng Vương Lễ đối đãi với Hoàng Tử Cảnh.
Ngày 5 tháng 5 năm 1787, Hoàng Tử Cảnh vào triều kiến ở điện Versailles và khá được sủng ái vì vẻ bề ngoài khôi ngô tuấn tú (lúc bấy giờ Hoàng Tử Cảnh được 7 tuổi).
Ở Paris, Bá Đa Lộc đã thuê người hầu chải tóc cho Hoàng Hậu Marie Antoinette tên là Léonard đích thân trực tiếp đến sửa tóc và trang điểm cho Hoàng Tử Cảnh và Leonard đã bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn len đỏ thắt múi do chính Léonard vẽ kiểu. Bá Đa Lộc còn yêu cầu mang cho Hoàng Tử Cảnh một bộ y phục kiểu Pháp pha Á Đông, bỏ áo dài quần lụa và rồi thuê một họa sĩ tên là Maupérin vẽ chân dung Hoàng Tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt lên một cái mu, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh vẽ nầy được trưng bày ở Viện Hàn Lâm Hội Họa và Điêu Khắc của Pháp năm 1791, sau đó Hội Truyền Giáo Nước Ngoài ở Paris lưu giữ.
Được biết rằng ngày 28 tháng 11 năm 1787, Bá Đa Lộc (được xem như thay mặt cho Hoàng Tử Cảnh qua sự ủy thác của Nguyễn Ánh) và Bá Tước De Montmorin, ngoại trưởng của chính phủ Pháp, ký Hiệp Ước Versailles: “Đổi lấy viện trợ quân sự của Pháp để chống lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhường cho Pháp Tourane, Poulo Condor và cho Pháp giữ độc quyền thương mại”. Lúc đầu, De Montmorin không muốn Pháp giúp nhưng Bá Đa Lộc đã thuyết phục rằng nước Nam giàu tài nguyên, nếu Pháp không chiếm đoạt, sẽ có các nước khác như Anh hay Bồ Đào Nha sẽ nhảy vào tranh lấy cho nên Pháp đã ưng thuận theo Hiệp Ước Versailles và Vua Louis 16 đã ban riêng cho Bá Đa Lộc một số tiền khá lớn.
Tháng 12 năm 1787, phái đoàn Hoàng Tử Cảnh lên đường trở về Việt Nam, Bá Tước De Montmorin, ngoại trưởng Pháp gửi Bá Tước De Conway theo phái đoàn để lo toan việc hỗ trợ của Pháp như đã hứa theo Hiệp Ước Versailles.
Tháng 5 năm 1788, phái đoàn về đến Pondichéry, Bá Tước De Conway, có lẽ vì ghen với địa vị của Bá Đa Lộc, không chịu hợp tác và giúp đỡ như lời căn dặn của Bá Tước De Montmorin. Bá Đa Lộc rất tức giận, sẵn đã có tiền của Vua Louis 16 ban cho, liền xuất ra chiêu mộ binh sĩ và trang bị chiến thuyền Méduse đưa về nước Nam.
Ngày 15 tháng 6 năm 1789 (năm Kỷ Dậu), phái đoàn lại khởi hành về nước trên tàu Méduse.
Ngày 24 tháng 6 năm 1789, phái đoàn về tới Nam Kỳ.
Những người Việt Nam trong phái đoàn Hoàng Tử Cảnh, ngoài 2 ông Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm là các quan của triều đình, còn có các ông Trần Văn Học, Lê Đức Hạnh, bà Đặng Thị Sen và một số người khác nữa.
+ BÁ ĐA LỘC: Ông có tên là Pigneau De Béhaine, sinh năm 1741 tại Origny en Thiérache vùng Aisne của nước Pháp. Hoàn tất việc học ở Paris và sau đó vào Chủng Viện Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (Société Des Missions Étrangères). Nhà truyền giáo trẻ tuổi nầy rời Lorient (Pháp) năm 1765 và đến vùng đất Hà Tiên (Việt Nam) vào năm 1767, được bổ nhiệm vào Chủng Viện ở đây và trở thành Cha Cả vào năm 1769. Bá Đa Lộc gặp Nguyễn Ánh vào năm 1775 và đã liên tục, có khi trực tiếp, có khi gián tiếp làm việc với Nguyễn Ánh trong vòng 24 năm.
Bá Đa Lộc qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 1799 tại Bình Định, linh cửu được đưa về Sài Gòn và được an táng trong khu vực Chí Hòa và chính Nguyễn Ánh đã chủ tọa Lễ An Táng cho Bá Đa Lộc theo Nghi Thức Hoàng Tộc và khu vực mộ địa của Bá Đa Lộc sau nầy được xây dựng thành lăng mà người Việt Nam gọi là Lăng Cha Cả. Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam, Lăng Cha Cả tọa lạc tại Ngã Tư Bảy Hiền của thủ đô Sài Gòn.
+ PHẠM VĂN NHÂN: là dòng dõi thế gia, đã theo phò Nguyễn Ánh, ra trận lập công to, làm quan đến chức Chưởng Cơ Thần Sách cai quản tướng sĩ đến 5 đồn.
+ NGUYỄN VĂN LIÊM: theo phò Nguyễn Ánh, làm quan đến chức Thuộc Nội Cai Cơ trông coi thị vệ ở Long Diên.
+ TRẦN VĂN HỌC: sinh năm 1750 tại huyện Bình Dương thuộc Gia Định Thành. Thuở nhỏ, ông theo học đạo Thiên Chúa với giáo sĩ Bá Đa Lộc và năm 1782, ông được Bá Đa Lộc giới thiệu với Nguyễn Ánh.
Nhận thấy ông Học là người có học cho nên Nguyễn Ánh đề cử cho tháp tùng theo phái đoàn Hoàng Tử Cảnh với tư cách một thành viên chính thức đặc trách về Lịch Sử và Địa Lý.
Năm 1790, ông Học là người Việt Nam đầu tiên tự tay đo đạc, lập bản đồ quy hoạch thành Gia Định, trù liệu mở các con đường trong thành. Ông Học cũng là người vẽ bản đồ của thành phố Mỹ Tho năm 1792.
Năm 1821, Vua Minh Mạng sai ông Học vẽ bản đồ quy hoạch lại các trấn thuộc Gia Định Thành, đường sá cho giáp tới biên giới Chân Lập và năm 1823 thì ông Học qua đời.
+ LÊ ĐỨC HẠNH: sinh năm 1764 tại huyện Bình Dương thuộc Gia Định Thành, ông là em vợ của ông Trần Văn Học, cũng theo học đạo Thiên Chúa với Bá Đa Lộc và được giới thiệu với Nguyễn Ánh cùng thời với ông Trần Văn Học.
Ông Lê Đức Hạnh có tướng mạo cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai và đặc biệt rất khéo tay trong việc may mặc quần áo và hớt tóc, chải tóc, trang điểm sắc đẹp… Ông Hạnh được đề cử theo phái đoàn Hoàng Tử Cảnh và có trách nhiệm lo việc quần áo, trang điểm và chải tóc cho Hoàng Tử Cảnh.
Trong thời gian phái đoàn Hoàng Tử Cảnh ở Pháp, ông Hạnh lo việc quần áo và trang điểm cho Hoàng Tử Cảnh cho nên ông Hạnh đã gặp được ông Léonard cũng được mời đặc biệt lo quần áo và trang điểm cho Hoàng Tử Cảnh. Nhận thấy Ông Hạnh có tướng mạo đẹp và khéo tay, ông Léonard muốn giữ ông Hạnh ở lại Pháp và nhận làm con nuôi… và đã được Bá Đa Lộc chấp thuận. Sau khi nhận ông Hạnh làm con, đọc và phát âm tên ông Hạnh xong thì ông Léonard đặt cho ông Hạnh một cái tên và họ theo tiếng Pháp như sau: LEDUC Henri (phỏng theo tên, họ LE DUC HANH).
Và theo lời ông Trần Văn Học kể lại sau nầy rằng: (ông Hạnh ở lại Pháp và sau đó liên lạc với gia đình ông bà Trần Văn Học): Ông Lê Đức Hạnh mà sau nầy là LEDUC HENRI, ở lại Pháp, có vợ người Pháp và cũng có con, cháu nối tiếp sau nầy theo dòng họ LEDUC.
+ LỜI BÀN RIÊNG của NGƯỜI VIẾT: Hiện nay, tại Pháp có dòng họ LEDUC, như vậy, có thể có những người Pháp thuộc dòng họ LEDUC chính thống của người Pháp. Và cũng có thể có những người thuộc dòng họ LEDUC xuất phát từ người Việt Nam mang tên gốc Lê Đức Hạnh mà tên Pháp là LEDUC HENRI đã được ông Léonard đặt cho… Có thể lắm thay !!!