Đổi Tên Biển Có Thể Giúp Tiến Hành Lại Các Cuộc Đàm Phán
Joshua Lipes – RFA, 21.06.2011
Lược dịch: Bs. Nguyễn Hy Vọng – NTHF
Một số các nhà phê bình chỉ trích rằng cái tên “biển Nam Trung Hoa” , South China sea, gợi ý rằng Trung Hoa có chủ quyền trên biển đó.
“Có thể đó là cái mà chúng ta phải bắt đầu làm là đổi cái tên ấy đi.
Hãy gọi nó là Biển Hoà bình hay biển Thân thiện” [sic], tôi nghĩ rằng sau đó chúng ta có thể bắt đầu tái thương lượng”.
Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban điều hành An ninh và Chính trị của ASEAN nói như vậy.
Một giới chức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đưa ý kiến là nếu đổi cái tên South China Sea đi, thì có thể giúp cho khởi động lại các cuộc đàm phán, ngỏ hầu giải quyết những tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Hoa và 5 nước ASEAN khác.
Các nước Brunei, Malaysia, Phillipines và Việt Nam đều có tuyên bố nhiều đòi hỏi về chủ quyền trên các khu vực khác nhau của biển này, trên các đảo và quần đảo của nó, kể cả hai quần đảo Paracel và Spratly đang bị tranh giành gắt gao.
Nhiều nước gọi cái biển giàu tài nguyên đó bằng những tên khác nhau theo ngôn ngữ riêng của họ.
Việt Nam, nơi mà các công dân Việt Nam đang biểu tình lẻ tẻ từ vài tuần qua về những biến động trên biển mà họ bảo là gây ra bởi những hành động của Trung Hoa, thì các giới chức trong chính phủ của họ gọi vùng biển ấy là biển Đông.
Tại Phillipines thì giới chức chính quyền Manila gọi biển ấy là biển Tây Philippines, trong khi Bắc Kinh chỉ gọi giản dị là biển Nam.
Ông còn phát biểu tại Hội nghị an ninh hàng hải tại Washington rằng:
“Các nước Đông Nam Á từng ngại thương thuyết với Trung Hoa bởi vì Bắc Kinh cứ đòi hỏi gần như toàn thể cả vùng biển ấy là của mình”. [sic]
“Vấn đề là về phía Trung Hoa, cái gì cũng là của Trung Hoa, [sic] mà hễ ai đòi hỏi quyền sở hữu xen vào thì Trung hoa lại bảo phải thương thuyết riêng với họ nghĩa là đòi phải thương thuyết “song phương” mà thôi” [sic]
rồi ông đưa ra ý kiến đổi tên Nam Hải đi, như là một giải pháp mào đầu cho bất cứ cuộc đàm phán nào.
Ông đề nghị lấy một tên mới mà không có mang một ẩn ý nào là của Trung Hoa, may ra các bên liên hệ cảm thấy có nhiều lợi thế hơn khi đưa những đòi hỏi của họ lên bàn đàm phán với Bắc Kinh.
Kiến nghị Online
Một kiến nghị Online đang được tổ chức Nguyễn thái Học Foundation ở California vận động kể từ tháng 11 năm 2010 (1) để đổi tên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) thành ra tên Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) đã và đang được sự ủng hộ mạnh của dân các nước Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền trên biển này vì họ đang biểu lộ sự quan ngại rằng Trung Hoa ngày càng lấn lướt thêm.
Cuộc vận động cho kiến nghị đổi tên này có sự hưởng ứng trên Facebook là một trang mạng thông tin xã hội, hiện đang tuyên bố là đã có gần 44 ngàn người ký tên và ủng hộ sự vận động đổi tên biển.
Kiến nghị nhấn mạnh là chính Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận vùng này và cái tên Đông Nam Á và rằng các quốc gia bao quanh biển đó có một bờ biển chung tổng cọng là 130 ngàn kilomét (81 ngàn 250 miles) trong khi bờ biển Trung Hoa tiếp giáp chỉ có 2800 kilomét (1750 miles).
Kiến nghị ấy viết rằng: “Không có biển nào là của riêng cho một quốc gia nào”. (2)
“Biển Đông Nam Á là một tài sàn chung của loài người và nó đã được cọng đồng quốc tế , qua hàng bao nhiêu thế kỷ dùng làm con đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhì của thế giới loài người”
Kiến nghị này đã được gởi đến Hội Địa lý quốc gia của 10 nước, gởi đến ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc, đến cơ sở Tài liệu Bản đồ các biển của Liên hiệp quốc, và cũng gởi đến các nguyên thủ và thủ tướng của 11 quốc gia Đông nam Á.
Những đòi hỏi chủ quyền:
Năm ngoái, Washington đã công bố rằng nước Mỹ muốn ủng hộ những nước nhỏ nào ở Á châu đang cảm thấy bị Trung Hoa đe dọa khi mà Trung hoa nhấn mạnh chủ quyền không chối cãi trên hai quần đảo Spratly và Paracel.
Washington đặc biệt quan ngại về việc Trung Hoa cứ mãi có tham vọng lấn lướt về hàng hải làm cho có thể châm ngòi những xung đột trong vùng ấy cùng là làm hại cho con đường hàng hải quốc tế rộn rịp nhất tại đó.
Thủ tướng Ôn gia bảo có bảo đảm với ASEAN là Trung Hoa quyết hoàn chỉnh một sơ ước thỏa thuận để điều hành những đòi hỏi chủ quyển xen lấn và xen lẫn vào nhau trên các đảo ấy.
Bản tuyên bố về cách hành xử trên biển ấy, gọi tắt là DOC, được ký kết năm 2002 bởi các nhà ngoại giao của các quốc gia liên hệ , như là một bước đầu cho sự cam kết hành xử giữa Trung Hoa và 11 thành viên ASEAN, nhưng thỏa ước ấy vẫn còn nằm ỳ ra đó, đợi các bên thi hành vì Trung Hoa vẫn không chấp nhận một điều khoản chủ chốt trong số những điều khoản hướng dẫn do ASEAN đề nghị ra để bổ túc thêm cho thỏa ước.
Đó là:
Bốn đòi hỏi sau này của Asean, theo các giới chức liên hệ thì Trung Hoa chống lại một đoạn trong cái điều khoản “để cho 4 nước ASEAN là Brunei, Malaysia, Phillipines và Viet Nam được tư vấn tham khảo qua lại giữa họ với nhau trước khi họp với Trung Hoa.
China nhần mạnh rằng vấn đề Spratly không liên can chung gì với các nước đó, dù là riêng rẽ hay như là một khối chung.
Cả 4 nước ấy đều có đòi hỏi riêng biệt và khác nhau về từng phần của Spratly, trong khi Trung Hoa thì tuyên bố toàn thể chủ quyền trên quần đảo đó và trên những vùng biển quanh đó, cả những đảo nằm dưới cái đường lưỡi bò chữ U của họ vẽ ra mà cho là bản đồ chính thức, thậm chí đến cả những đảo nằm trong biển cực nam Natusa Sea của Indonesia.
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), cũng như quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), phía nam của Hoàng Sal, được cả Trung Hoa và Viêt Nam tranh giành chủ quyền.
Năm 1976 (3), Trung Hoa đã đánh và xâm chiếm những đảo ấy của Việt nam.
22.06.2011
Nguồn: Name Change Could Foster Talks – RFA
Chú thích của Ban Báo Chí NTHF
(1) Đúng ra, cuộc vận động chính thức khởi sự ngày 10 tháng 5 năm 2010.
(2) Để rõ ràng hơn, ngày 15.06.2011, câu trên đã được sửa lại như sau:
“Freedom of navigation on the sea is not restricted to a specific country.”
Tiếng Việt:
“Tự do hàng hải trên biển này không giành riêng cho một quốc gia nào cả.”
(3) Đúng ra, năm 1956, Trung Hoa chiếm một phần Hoàng Sa, Paracel Islands, năm 1974 chiếm nốt phần còn lại. Năm 1988 Trung Hoa chiếm một số đảo của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, Spratly Islands.
23.06.2011