Ai đi? Ai ở? Ai về?
“Đi khắp thế gian không ai bằng mẹ!”. Đi cùng trời cuối đất không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
Mẹ là quê hương hay quê hương là mẹ?- Câu nói trên môi là Đất Mẹ hay quê Mẹ. Đó là nơi chôn nhau cắt rốn từ thuở chào đời, chẳng có ai muốn lìa xa cuống rốn ấy cả!
Tuy nhiên, biết bao nhiêu người trên quả đất này đã có những quyết định nghiệt ngã, đứt ruột gan đành phải lìa bỏ quê hương dù biết rằng một đi không trở lại.
Ai Đi?
Từ xa xưa đến nay, đã có biết bao nhiêu cuộc ra đi trong lịch sử loài người, khắp nơi trên địa cầu, từ bắc xuống nam, từ nam lên bắc từ đông sang tây và các chiều ngược lại, Sự di biến động của hằng triệu triệu người khắp các châu lục, với nhiều nguyên nhân từ thiên tai mang đến (như bịnh dịch, hạn hán, nghèo đói…). và lắm khi do con người mang đến cho đồng loại của mình (như đàn áp chính trị, diệt chủng, truy sát về sắc tộc, tôn giáo và khác biệt chính kiến…).
Ngày 11 tháng 4 năm 2023, Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ khi đến thủ đô Bắc Ireland đã phát biểu trước sự chào đón của chủ nhà như sau: “Tôi thực sự hạnh phúc và vui mừng khi trở lại đất mẹ của mình, nơi này là đất tổ của tôi.- (Joe Biden).
Câu nói hân hoan của vị Tổng thống Hoa Kỳ nhắc chúng ta nhớ lại giòng lịch sử; khởi nguồn lập nên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và cội nguồn di dân từ Châu Âu là tổ tiên của những người Mỹ hiện nay.
Tử 1626-1636, Ireland, Bắc Ireland… là quần đảo trong khối Liên Hiệp Anh. Họ là nguồn gốc Iris mà tiếng Việt gọi là Ái Nhĩ Lan. Họ đã bị đàn áp, kỳ thị vì lý do tôn giáo (đạo Tin Lành). Họ tách ra từ Ky Tô Giáo để lập ra đạo Cơ Đốc. Không sống nổi với sự áp bức, nên họ quyết định rời bỏ quê hương, vượt đại dương từ Châu Âu đến Bắc Mỹ, mà biểu tượng là con tàu MayFlower. Vì đói khát, bịnh tật và bảo tố nên chỉ có 2/3 trong số họ còn sống sót sau quyết định ra đi.
Chính những người Ái Nhĩ Lan này đã lập nên Mỹ Quốc với 13 tiểu bang đầu tiên mà lễ hội lớn nhất là lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Tính đến nay trong số 46 vị tổng thống Hoa Kỳ thì gần phân nữa là người gốc Ái Nhĩ Lan.
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Vì lý do chiến tranh nên đa số các quốc gia Châu Âu đều có sự xáo trộn, vì an ninh đời sống, họ đã chạy sang các nơi khác, từ Âu sang Mỹ và Trung Á.
Tại vùng Đông Nam Á:- Khi hiệp định đình chiến Geneve ký ngày 20-7-1954, Cuộc ra di từ phương Bắc xuống phương Nam, với hơn một triệu người Việt Nam từ phía trên vĩ tuyến 17. Họ ồ ạt lìa bỏ ruộng vườn, tài sản, mồ mã cha ông bao đời để di cư xuống miền Nam Việt Nam. Họ ra đi vì bất đồng chính kiến hay nói một cách dân giã là họ không chấp nhận sống với chế độ cộng sản.
Từ giữa thế kỷ 20, ở một châu lục khác trên địa cầu, đó là Châu Phi (gồm South Africa, North Africa, East Africa, Middle Africa, phong trào Appathei phâu biệt chủng tộc và diệt chủng xãy ra do người da trắng cầm quyền (chủ nô) với người bản địa (nô lệ). Trước áp bức bất công nghiệt ngã, đời sống xếp hàng gia súc, lớp đi tù, lớp bị giết, lớp bị bóc lột, trấn áp dã man… nên một làn sóng ra đi người Phi Châu tràn ngập, chạy lánh nạn tỏa đi qua các nước châu Âu, châu Mỹ. Họ chạy đến quê hương của những người chủ đã từng bóc lột họ trên quê hương của họ.
Đến 1959-1960, một làn sóng ra đi ồ ạt bằng đường biển từ Nam Mỹ lên bắc Mỹ của người tỵ nạn Cuba. Hầu hết họ đến tiểu bang Florida nơi gần Cuba nhất với 45km đường biển. Họ ra đi vì không thể sống nổi dước chế độ độc tài của Fidel Castro (theo chủ nghĩa Cộng sản).
Nếu nói nước Mỹ là vùng đất an toàn, thịnh vượng với 4 cạnh chữ nhựt 日 nằm ngang (nam giáp Mexico, bắc giáp Canada). Thật tế nhị do thiên nhiên sắp đặt hay sao? Bờ Đông của nước Mỹ là Đại Tây Dương, gần nhất là Cuba, thì trên bờ Đông này, người tỵ nạn Cuba lại định cư đông nhất là tiểu bang Florida.
Chiều ngược lại; bờ Tây nước Mỹ là Thái Bình Dươn- tiểu bang California, bên kia đại dương là Việt Nam. Thì tại California là nơi người tỵ nạn Việt Nam nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2011, tại Bắc Phi, Tổng thống Ben Ali của Tunisia bị đảo chánh, tình hình xã hội bất ổn, xáo trộn chính trị dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nên một làn sóng người từ Tunisia và các nước lân cận như Lybia, Kurzytan…Liban vượt qua lãnh thổ Turkey, tràn vào Châu Âu (kể cả vượt qua biển Manche) đến Anh, Pháp, Đức Tây Ban Nha, Bỉ… họ đi liên tục hơn 12 năm qua và chết vô số trên biển, cho đến nay vẫn còn là thời sự hằng ngày trên các mặt báo châu Âu và tin tức thế giới. Họ bất chấp tất cả hiểm nguy để tìm cách đến những nơi an bình, thịnh vượng vì những lý do như bất ổn kinh tế, bất công xã hội, bất ổn chính trị tại quê hương của họ.
Về khía cạnh tôn giáo: người Anh Cát Lợi theo Anh giáo, thờ lạy Thượng Đế và Chúa Trời, nhưng lại bách hại sách nhiễu người Ái Nhĩ Lan (cũng thờ lạy Thượng Đế và tôn vinh đức Chúa Trời) !?
Quay về Châu Á, nhất là Đông Nam Á, Thái Lan và Myamma là hai quốc gia theo Phật Giáo, và tuyệt đại đa số tôn sùng đạo Phật nhất thế giới. Và hai quốc gia này đứng đầu trong xáo trộn chính trị nhất (biểu tình, đảo chánh, đàn áp) quân đội hai nước này luôn nắm chính quyền kể cả quốc hội. Đặc biệt tại Myamma, chính quyền dân cử hợp hiến của bà Aung San Suu Kyi bị quân đội đảo chánh ngày 1-2-2021, bắt đầu một chiến dịch đàn áp dân Myammar chống đối họ. Quân đội tàn sát người dân thường, truy sát từng làng, bắt cả đàn bà, trẻ con. Như một chính sách từ xưa của chính quyền Myanmar là tiêu diệt người Rohingya cư ngu trên lãnh thổ Myanmar. Tộc người Rohingya là ai? từ đâu đến? Nguyên họ là người Ấn và Arya thuộc Bangladesh từ Đông Ấn. Họ theo đạo Hồi và di cư đến Myanmar định cư từ đời trước. Mặc dù định cư tại Myanmar, nhưng họ không được thừa nhận như một công dân Myanmar, ngược lại họ bị khủng bố tàn sát hằng ngày, hằng giờ từ năm này đến năm khác mặc dù sống trong đất nước lấy Phật Giáo làm quốc giáo ?!
Những người Rohingya bị kỳ thị, bị hảm hiếp, bị tàn sát và tiêu diệt; ngay cả trường học cũng bị phi cơ của chính quyền ném bom nhiều lần, nhiều nơi.
Mặc dù nạn diệt chủng của chính quyền Myanmar đã bị quốc tế lên án, Liên Hiệp Quốc nhiều lần tẩy chay, loại bỏ nhà cầm quyền quân sự này ra khỏi luật pháp quốc tế hưng những bách hại vẫn tiếp diễn xãy ra hằng ngày một cách dã man cho cả người Rohingya và dân đối lập Myanmar. Nên họ ồ ạt ra đi, chạy tứ tán bằng đủ mọi cách, bỏ mạng trên rừng, trên biển không biết bao nhiêu mà kể.
Ngày 15-8-2021- Mỹ rút chạy đột ngột; bỏ lại Afganistan cho quân Taliban. Xảy ra một làn sóng nhiều người dân Afganistan tháo chạy đến các nước đạo Hồi như Pakistan, Takistan, Azarbiyan, Tazatan… Họ ra đi vì sợ Taliban khủng bố; vì trước đây hoặc cộng tác với chính quyền cũ hoặc cộng tác với Mỹ nhất là không sống nổi với sự hà khắc, mất tự do và quyền làm người (nhất là nữ giới) dưới sự độc tài tàn ác của Taliban.
Một cuộc ra đi vĩ đại trong thời gian ngắn nhất nhưng số người đông đảo nhất từ cổ chí kim, đó là cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine (24-2-2022). Lấy lý do tiêu diệt phát xít và bảo vệ người nói tiếng Nga, Vladimir Putin của Nga đã xua quân tấn công vào Ukraine, một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trên 15 triệu người Ukraine đã bỏ nước ra đi lánh nạn sang các nước lân cận như Balan, Lithiana, Anh, Pháp, Moldova…kể cả đến Mỹ. Họ tạm lánh nạn đến nước khác để bảo toàn mạng sống và mong chờ hết chiến tranh sẽ trở lại quê hương Ukraine.
Trong lúc hằng triệu người rời bỏ quê hương thì cũng có hằng trăm ngàn người Ukraine đã định cư ở nước ngoài đã quay về để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Một điều thật trớ trêu! Nga xâm lăng Ukraine; người Ukraine lo sợ bỏ nước ra đi đã đành, nhưng ngược lại tại nước Nga: dân Nga cũng bằng mọi cách, mọi ngã đường trốn chạy khỏi lãnh thổ Nga, lớp nhà giàu, lớp trí thức tinh hoa, giới trẻ tài năng, quân nhân cũng vượt biên giới để vào các nước phương tây, kể cá đến châu Á, Hàn Quốc nữa.
Tại sao người Nga cũng phải ra đi ?- Họ trốn chạy vì sợ chiến tranh qua lại giữa hai nước (nhà giàu sợ bất ổn xã hội) Họ bỏ chạy vì sợ bị bắt lính, họ chạy vì chống đối Putin xâm lược Ukraine (giới tinh hoa), quân nhân đào ngũ vì sợ chết…
Nếu như trong cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine có những người Ukraine ở nước ngoài quay về quê hương để chiến đấu và hy sinh cho đất mẹ Ukraine, nó gợi cho ta nhớ lại thời chiến tranh lạnh (1986-1989). Khi liên bang Sô Viết hăm dọa đưa quân vào trấn áp phong trào nổi đậy của Ba Lan chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Một câu nói nổi tiếng, cất lên một cách đanh thép của một tu sĩ đứng đầu giáo hội công giáo toàn cầu lúc bấy giờ là Đức Giáo Hoàng John Paul II: “Nếu Nga đưa quân vào Ba Lan, tôi sẽ cởi áo Giáo Hoàng để trở về chiến đấu cho quê hương tôi”. Thế mới thấm được, hai tiếng quê hương thiêng liêng đến chừng nào !
Thời sự nóng bỏng hiện nay đã có từ trước nhiều thập niên là làn sóng ra đi từ các nước Nam Mỹ với hằng triệu người đổ xô như đi hành hương về đất thánh (Hoa Kỳ), tạo nên một cuộc khủng hoảng di dân mà Hoa Kỳ đang hứng chịu. Họ xuất phát từ các quốc gia Nam Mỹ như Benezuala, Colombia, Costa Rica, Haiti, El Salvador, Cuba, Chile.. và cả Á Châu như Trung Quốc, Việt Nam, Hongkong cũng có trong đạo quân ra đi này!
Đoàn người ra đi mang nhiều quốc tịch, được các tổ chức đường dây di dân lậu hoặc buôn người quốc tế lập danh sách thu tiền với vai trò du lịch, Nếu từ châu Á, họ sẽ bay di du lịch lòng vòng (có phí ăn ở di chuyển) từ Á sang Nam Mỹ du lịch và bằng mọi phương tiện lúc đi xe, khi đi thuyền, lúc lội bộ qua rừng, sa mạc, họ cũng chết khá nhiều vì bị cướp bóc, thời tiết khắc nghiệt đói khát. Tuy nhiên lộ trình di dân tương đối an toàn hơn và số lượng đông đảo hơn. Họ vượt các rào cản biên giới, hoặc băng tắt đường rừng, thậm chí chui đường hầm vào đất Mỹ. Cùng bọn ma túy đến Mexico họ kết hợp với người bản xứ tiến thẳng vào biên giới Mỹ. Đường biên giới khá dài, lội qua một dòng sông cạn vào lãnh thổ Mỹ. Những người này đa phần là di dân kinh tế và biết rằng tương lai sẽ về quê hương.
Cuộc ra đi dài nhất trong lịch sử nhân loại (gần 1/2 thế kỷ). Nước Việt Nam qua nhiều triều đại; chưa từng thấy có một thể chế hay chế độ nào mà người dân lại bỏ nước ra di ồ ạt như dưới chế độ cộng sản Việt Nam.
Kể từ ngày 30-4-1975, khi cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước và chiến tranh chấm dứt, ngay thời khắc “hòa bình” đó; hằng triệu người Việt bằng mọi giá trốn ra khỏi đất nước quê hương mình, nhiều nhất là đi bằng đường biển. Từ đây từ điển thế giới có thêm một từ ngữ mới là “thuyền nhân”. Lại có hằng đoàn người vượt đường bộ sang Lào, Kampuchia đến Thái Lan, họ được gọi là “bộ nhân”. Cả 2 thành phầu bộ nhân và thuyền nhân tỏa đi lánh nạn tại các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Hongkong, Macao… kể cả Nhật Bản. Số thuyền nhân đến bến bờ tự do được 60%, số còn lại bỏ thây trong lòng đại dương với nhiều nguyên nhân từ cướp biển, sóng gió, đói, khát… Song song với “thuyền nhân” thì “bộ nhân” chỉ được 40% thành công, số còn lại bỏ xác trên đường vượt thoát bị Pol Pot của Khmer Đỏ giết chết, hoặc bị đói khát, hoặc bị bom mìn hoặc bị cướp bóc hãm hiếp. Đấy là nói về hướng Nam của cuộc vượt thoát ra đi. Ở chiều ngược lại từ Nam lên Bắc, ngày 17-12-1979- chiến tranh Việt Trung nổ ra ở 6 tỉnh miền Bắc, Trung Cộng đã xua cả triệu quân xâm lăng Việt Nam, tàn sát dân tình, san bằng 6 tình miền Bắc. Một số lớn người Việt gốc Hoa ùn ùn kéo nhau vượt biên giới qua Trung Quốc, kèm theo đó là chính sách bài người Hoa của CSVN đã đẩy hằng trăm ngàn người ra biển Đông, chạy ngược về hướng Đông Bắc. Cũng lúc đó sự thù nghịch của 2 chính quyền cộng sản Việt-Trung. Người ra đi không có điều kiện trở thành “thuyền nhân”, họ đã từ Việt Nam vượt biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc. Họ di chuyển bằng đủ mọi phương tiện, xuyên qua lãnh địa Trung Quốc và ngược lên phía Băc để đến các trại tỵ nạn Macao, Hongkong. Tuyến đường này tương đối an toàn hơn, với 95% thành công đến bến tự do. Hongkong là nhượng địa Anh Quốc, Macao là nhượng địa của Bồ Đào Nha, nên chế độ tỵ nạn tốt hơn các nơi khác. Cuộc ra đi này kéo dai suốt 15 năm kéo theo dân tỵ nạn đa số là người miền Bắc (trên vĩ tuyến 17).
Đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, xuất hiện một làn sóng ra đi mới, với một từ ngữ mới, sau “thuyền nhân” và “bộ nhân”, bây giờ là “phi nhân” (bay). Họ là ai? là hằng ngàn con lai được Mỹ tiếp đón và những người Việt có quốc tịch nước ngoài trước đây như Pháp, Ấn, Đức… Họ được thân nhân (ở Úc, Canada, Pháp, Mỹ) bảo lãnh đoàn tụ theo diện ODP (di dân có trật tự). Tiếp theo là chương trình HO (dành cho cựu sĩ quan, quân cán chính VNCH) được thả về từ tù cải tạo và đủ điều kiện để định cư ở Mỹ. Tiếp theo là diện người Việt kết hôn với người nước ngoài. Tóm lại, nhóm “phi nhân” là may mắn nhất vì họ đi bằng đường hàng không. Suốt trong thập niên này, thuyền nhân vẫn tiếp tục hành trình vượt thoát ra khỏi nước (khắp mọi nơi). Cùng trong thời gian này; lại một làn sóng “ra đi” khác (được chính quyền phát động từ trước năm 1980), xuất khẩu lao động, lao động hợp tác: “tác nhân” ?,
Ban đầu họ đưa đến làm việc tại các nước trong khối cộng sản, nhưng cuối thập niên 80, khối cộng sản tan rã, nhà nước thay đổi chính sách, vận chuyển sang các nước tư bản như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, các nước Trung Đông… Chúng ta đã gặp được Tứ nhân: “Thuyền Nhân, Bộ Nhân, Phí Nhân, Tác Nhân”
Bây giờ chúng ta sẽ gặp một làn song đi ra khỏi nước mới mà xưa nay chưa từng có: Họ là ai? “Hôn Nhân”. Họ là những cô gái từ nông thôn tới thành thị, từ Nam Trung Bắc; vì muốn đổi đời cuộc sống, hoặc muốn có một tương lai sáng sủa bên ngoài Việt Nam. Các cô gái đã chấp nhận kết hôn với các người bên ngoài không từng quên biết, không yêu thương, thậm chí họ cởi truồng xếp hàng cho người ta lựa chọn (sờ mó, xem xét) để được chọn làm vợ cho người già bịnh tật đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Trung Cộng, Hongkong..) với giá rẻ mạt.
Những cô gái này không biết mình ra đi có ngày quay về không? họ cũng mù tịt về tương lai. Đến xứ lạ họ không những thành người đầy tớ giúp việc, bị ngược đãi, làm vợ cho cả gia đình chồng (nô lệ tình dục) mà lắm trường hợp bị bỏ xác nơi xứ người. Kết quả gia đình thân nhân của họ chỉ nhận về một hủ tro cốt.
Ngày 23-10-2019 tại hạt Essex thị xã Grays nước Anh đã phát hiện 39 (31 nam, 8 nữ) thi thể người Việt chết ngạt trong thùng xe (container). Họ đi bằng các phương tiện, đường thủy, đường bộ từ Việt Nam sang Châu Âu, đến Bỉ và vào lãnh thổ Vương Quốc Anh. Ngày 29-6-2023 tại ngoại ô thành phố San Antonio phát hiện 51 người chết trong thùng xe container. Từ điển lại có từ ngữ mói là “Thùng Nhân”.
Đã hơn một thập niên- qua các đường dây đưa người từ Việt Nam (các tỉnh bắc Trung Phần: Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa…) là nơi nhiều nhà lầu và xe hơi nhất Việt Nam. Các đường dây thu mỗi đầu người tử 25 ngàn đô la hay nhiều hơn, để đưa đàn ông xâm nhập vào Châu Âu (Bỉ, Pháp, Anh) vào các trại lều ở trong rừng sau đó xâm nhập biên giới dần đần đi trồng cần sa, nên họ được gọi là người “Rơm”; còn phụ nữ được nhập lậu phân phối để phục vụ các tiệm massage hay trong các nhà chứa (nhà thổ).
Làn sóng ra đi từ Việt Nam lại tiếp tục diễn qua một dạng thức khác an toàn hơn, và ít tốn kém hơn: họ được sắp xếp vào các đoàn viên chức cấp cao của chính phủ đi công tác đến các nước và nhân cơ hội trốn ở lại.
Cũng có những tour đi du lịch, du khách Việt Nam đã bỏ trốn hằng trăm người ở Hàn Quốc. Những người này được gọi là “vĩ Nhân” (có đuôi), họ “bám đuôi” theo các đoàn chính thức và “cắt đuôi” bỏ trốn.
Theo Hoa Kỳ (thời TT Trump) gọi là bảo lảnh dây chuyền. Chỉ cần một người cắm neo được ở nước ngoài, sau đó kéo theo một đuôi dài, bảo lảnh thời gian sau đó cho một chuổi dài thân nhân. Cứ nhìn hàng ngày, dòng người trước lảnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn để xin visa chiếu khan, dòng người ra đi bất tận có tên “vĩ nhân”.
Thật khó tin và mỉa mai. Ở một chiều ngược lại. 7 “Nhân” nói trên lại xuất hiện một đoàn ra đi mới rất đặc biệt và nổi trội hơn hết! Họ là ai?- Là những người đã từng lên án, thóa mạ, diệt, mạt không tiếc lời với những đoàn người bỏ nước ra đi trước đây hoặc là họ đã thu lợi từ những đoàn người ra đi trước đây. Tài sản họ có được ngày nay, được tích sản qua nhiều dịch vụ (bán bãi, hối lộ, buôn người, chạy án, tạm tha, bôi trơn thủ tục…). Họ là cán bộ cao cấp của chính quyền (đại cán, đại biểu quốc hội, bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương… là những “đại gia”, “thiếu gia”, chủ tịch đại tập đoàn, công ty giao dịch xuyên quốc gia, tổng giám đốc, giám đốc. Họ là giai cấp thượng tầng quý tộc, tư bản đỏ, các “thái tử đảng”. Họ tự hào là “bên thắng cuộc”; vinh danh chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx, nhưng họ lại cho con cái du học ở các nước tư bản, tự do (Anh, Úc, Mỹ Canada…). Những con em du học sinh này như một dạng “mỏ neo” hay một đầu cầu. Họ học xong không quay về nước mà tìm mọi cách ở lại. Cha mẹ, người thân của họ sẽ chuyển tiền (rửa tiền) ra nước ngoài mua nhà (bằng cash) dù trong nước họ có biệt phủ nguy nga, hoặc nhiều biệt thự, cơ ngơi rộng lớn. Họ chuyển tiền cho con cái họ mua nhà ở các nước tư bản, tạo cửa hàng kinh doanh, bằng chứng là một làng biệt thự hạng sang của người Việt ở Hungtinton beach ở California. Trong số mỗi người đã có sẵn vài quốc tịch ở các nước tư bản tự do, kể cả tài khoản ở ngân hàng nước ngoài… và đến một ngày, họ và gia đình sẽ bay qua định cư đến các nước này.
Họ là ai? Tại sao họ tìm cách ra đi? Họ là những người đã nghỉ hưu, đã thôi việc, hoặc đương chức đương quyền, ngay cả những người ăn nên làm ra, họ cũng tìm mọi cách để đào thoát (đường bộ) qua các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore… rồi lần lượt xin quy chế tỵ nạn Mặt khác cũng có một số lớn trong tầng lớp này nhân dịp đi công cán ở nước ngoài, rồi đào thoát mất tăm (đang bị tầm nã…) Cũng có không ít trong số họ bị bắt ở nước ngoài và vị dẫn độ về Việt Nam. Tầng lớp “ra đi” mới này có tên là “Đại Nhân” vì hầu hết là đại cán, đại gia, đại tập đoàn và có luôn … đại bàng. Thật trớ trêu và mỉa mai?! ngày xưa chính họ đã nguyền rủa, lên án những lớp người ra đi trước, nay đến lượt ho ra đi. Tại sao vậy?
Ra đi? trở lại thế kỷ 20 (từ 1975). Mặc dù đã được tin thân nhân của mình đã mất tích, không đến được bến bờ tự do. Trớ trêu thay! những người thân trong gia đình lại tiếp tục âm mưu tổ chức ra đi bằng thuyền bất chấp mọi hiểm nguy, ngay cả mất mạng!. Tại sao họ ra đi? vì sao phải ra đi? Họ can đảm ư? Trên các vùng sa mạc nóng cháy, hay trên vùng rừng hoang hiểm trở, rải rác xương người phơi trắng cả một hẻm núi hàng chục năm nhưng làn sóng người di dân từ Nam Mỹ vẫn tràn ngập ngày một nhiều hơn gấp bội phần. Từ thập niên 1960 đến nay, người Cuba liên tục bỏ nước ra đi, chết trên biển, bị đuổi trở lại Cuba, họ vẫn tiếp tục ra đi… Tại sao họ lại đi? Các nước Châu Âu suốt nhiều năm qua đã tràn ngập người tỵ nạn, hình ảnh cac thuyền chở người tỵ nạn đắm chìm và xác người tấp vào các bờ biển hằng ngày (ngay cả biển Manche giữa Anh và Pháp). Hiện nay dòng người tỵ nạn này vẫn tiếp tục ra đi chưa có hồi kết!
Những người Bắc Triều Tiên, chạy sang Trung Cộng, đến Việt Nam để tìm đường đến Hàn Quốc. Nếu bị bắt hoặc bị trục xuất về lại Bắc Triểu Tiên thì số phận của họ như đã kết thúc, thế mà họ vẫn đi.
Tại Việt Nam, cô chị lớn lấy chồng Đài Loan, bị ngược đãi bị bắt làm nô lệ tình dục, lén tìm cách nhắn tin về nhà, kể hết hoàn cảnh khốn khổ hiện tại của mình. Thế mà thời gian sau, cô em kế lại kết hôn với một người Đài Loan khác để sang xứ Đài. Cô em không sợ rơi vào hoàn cảnh tương tự sao? Tấm gương trước mắt của người chị ruột còn đó sao cô em vẫn đi?
Hiện nay (4/2023) có một số người Nga đang bị giữ tại Việt Nam vì họ xin tỵ nạn chính trị. Tại sao người Nga cũng ra đi?
Ai Ở Lại?
Việt Nam có câu “Chỗ ướt Mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”, miêu tả thật sinh động tình mẫu tử thiêng liêng. Miếng ăn mẹ nhịn dành cho con, sự hy sinh ấy nói lên mẹ tức là quê hương – Mẹ Việt Nam – thiên tai, loạn ly đau khổ bao ngàn năm, Mẹ chịu đựng oằn lưng, cho đàn con khôn lớn, Mẹ ở lại gạt nước mắt, nhìn đàn con ra đi tứ tán, tìm nơi an lành định cư (chỗ ráo). Mẹ ở lại chịu trăm đắng nghìn cay. Mẹ bán máu nuôi con, Mẹ cầm chủ quyền đất đai, mẹ cầm thế sổ đỏ nhà, mẹ vay nóng (xã hội đen), để cho con được xuất khẩu lao động, để cho con đóng tiền vượt biên (và ngay lúc này chắc tại Việt Nam vẫn đang có hằng trăm ngàn người đang mơ ước được định cư ở nước ngoài, con số này không ít và vẫn không dừng lại)…
Trái lại có những người con của Mẹ Quê Hương cỏn trẻ tuổi, họ có điều kiện định cư ở các nước tư bản tự do nhưng họ đã không đi !?- Hoặc họ đang ở trong vòng tù ngục, được các nước tự do can thiệp với nhà cầm quyền sở tại để được ra tù và đi ra nước ngoài định cư, nhưng họ từ chối, nhất quyết ở lại quê hương (là ở tù)?
Lại cũng có người đang mang thai, nuôi con dại, lại cất lên tiếng nói tự do (bằng hành động) dù biết là sẽ bị tù đày.
Người đi đã hiểm nguy sinh mạng nhưng người ở lại cũng chịu rất nhiều tai họa, bị tra tấn, bị khủng bố, bị cô lập, bị tù đày, hoặc bị giết. Thế sao họ không ra đi? Điều gì đã khiến họ ở lại quê hương?
Trước cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra (24-2-2022) tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã được tổng thống Mỹ Joe Biden mời sang Mỹ định cư lánh nạn. TT Zelensky đã trả lời dứt khoát rằng “…Tôi cần vũ khí để chiến đấu, tôi không cần máy bay, taxi để lánh nạn…”. Cùng với vị tổng thống can trường của mình, 3/4 tổng số dân Ukraine đã ở lại quê mẹ Ukraine để chiến đấu và có thể để chết, để bị thương, bị xử tử, bị hảm hiếp… bị bắt cầm tù, hoặc bị đói khát. Họ là những ai mà can trường như vậy? Vì sao họ không đi lánh nạn chiến tranh? Lý do gì khiến họ ở lại?
Ai Về?
Trong động vật có loài cá hồi (salmon), tiếng Việt gọi đích danh đặt tên xác đáng nhất Cá Hồi, vì loài cá này đi ra bốn phương, nhưng đến một ngày cùng nhau bơi ngược về nơi sinh quán, dù phải vượt qua một hành trình dài rất dài. Chúng về với cội nguồn nơi sinh sản rồi chết !?- Nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều lý giải nhưng đến nay chưa có sự chính xác nào, tại sao cá hồi quay vể?
Trong tinh thần quay về của con người cũng vậy, họ là những người ở nước ngoài: nơi an bình, hạnh phúc (các nước tư bản tự do)?!. Nhưng họ đã từ bỏ gia đình hạnh phúc, quyền lợi, tài sản, chức vụ. Họ đã quay về với quê hương, để tranh đấu dù biết trước là hiểm nguy.
Trong cuộc đổ bộ vịnh Con Heo (Cuba), rất nhiều người Cuba đã tỵ nạn ở Mỹ đã quay về Cuba (hầu hết họ bị giết). Tại Việt Nam, cũng có nhiều người Việt, đã định cư ở các nước tự do dân chủ. Sau 30-4-1975, họ lần lượt quay về bằng nhiều phương tiện, cả hợp pháp và </p>bất hợp pháp (máy bay, đường bộ, đường thủy) tương tự như lúc họ ra đi, thậm chí có người ước nguyện gửi tro cốt về Việt Nam để táng nữa khi qua đời. Phần lớn họ bị bắt và bị giết. Tuy vậy làn sóng quay về này hiện vẫn tiếp tục.
Luật sư Nalvang người lãnh đạo đối lập Nga, bị đầu độc suýt mất mạng, được chính phủ Đức chửa trị bình phục. Dù được can ngăn, ông Nalvang vẫn quyết tâm quay về Nga (dù biết nguy hiểm). Kết quả ông bị bắt ở phi trường khi vừa đặt chân đến quê nhà. Hiện cả thế giới lên tiếng về sức khỏe và tính mạng của ông trong nhà tù. Tại sao ông Nalvang quay về Nga?
Lại cũng có những người Việt Nam, sau những năm tháng định cư an bình ở nước ngoài, họ lại lục tục chuẩn bị (đã) về lại Việt Nam (nơi mà trước đây họ từng mơ ước bỏ ra đi)?
Trong xã hội loài người thỉ rất đa dạng và phong phú với nhiều dạng thức và màu sắc khác nhau:có người về vì trách nhiệm liên hệ máu mủ ruột thịt… có người về vì những lý do chính đáng, nhưng cũng có người “xênh xang áo gấm về làng” để hưởng lạc, để khoe khoang, nhờ vào sự chênh lệch giá biểu của đồng tiền. Như thế chúng ta có vài kết luận tổng quát như sau: Ai đi? Ngày xưa (và ngay bây giờ) họ ra đi để tìm sự sống, tương lai của đời người. Vậy họ ở lại? vì muốn sống với quê hương đất mẹ, hoặc ở lại sống để đấu tranh cho quê hương cho Quê Mẹ. Và cũng có những người trở về để chiến đấu bảo tồn đất Mẹ, tranh đấu cho quê mẹ được tự do an bình. Cũng có người quay về trong tuổi xế chiều bịnh tật, để được chết bên mộ phần người thân trên tổ quốc mình!
Nếu nói Ai Về? Chúng ta không thể không nhắc đến một cuộc quay về vĩ đại, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Sau 2000 năm mất nước, người dân Israel tan tác chạy đi khắp phương trời. Ngay cả trong đệ nhị thế chiến Aldoph Hitler đã giết chết 6 triệu người Israel trong các trại hơi ngạt (Holocost). Thế nhưng sau 2 ngàn năm người Israel đã từ 4 phương 8 hướng ồ ạt cùng nhau “trở về đất hứa”- Exodus, tái lập quốc gia Israel, tuyên bố độc lập năm 1948.
Chắc chúng ta cũng chưa quên, vào ngày 30-4-1975 bao nhiêu người Việt ào ạt chạy ra biển đến tạm cư tại đảo Guam. Tại đây dòng người Việt lại đấu tranh (đốt trại) đòi quay về lại Việt Nam. Trên con tàu Thương Tín, họ đã được quay về quê hương. Tuy nhiên khi vừa cập bến Việt Nam, tất cả họ đã bị đưa vào nhà tù trong nhiều năm. Sau khi ra tù họ lại lập hồ sơ xin đi định cư (Canada, Mỹ, Úc, Pháp…).
Trong loài động vật, có loài chim thiên di, tức là “con chim trốn tuyết”. Từng đàn con bay về phương Nam tránh khí hậu nghiệt ngã ở bắc cực (vào mùa đông). Cũng có những đàn thú phải bỏ rừng di cư từng đàn, tìm môi trường sống mới vì lý do khí hậu nghiệt ngã hoặc lắm khi bị các loài thú mạnh hơn truy diệt… với nhiều nguyên nhân. Song song với con người cũng không có gì khác, vì nhiều lý do với những nguyên nhân ngoài sự chịu đựng của con người. Di cư vì lý do tôn giáo, diệt chủng, lý do chính trị, kể cả di dân kinh tế…Những dòng dịch chuyển di cư trên thế giới chưa có hồi kết. Trong các chuyển biến trên địa cầu, có một điều ghi nhận để so sánh giữa các loài động vật, loài vật cũng tàn sát nhau để mà sinh tồn, cũng có động vật cùng loài ăn thịt nhau (cá sấu ăn cá sấu, rắn nuốt chửng rắn…) Ngược lại cũng có nhiều trường hợp chó mẹ nuôi mèo con, gà mẹ nuôi vịt con. Riêng về con người là sinh vật cao quý và vượt trội nhất, và đặc biệt nhất: Cùng nhau đoàn kết tiêu diệt kẻ thù; xong lại giết đồng loại; tiếp đến lại truy sát đồng đội, anh em… đôi khi chỉ vài tấc đất.
Nên xưa nay Ai đi ?- Ai ở ? Ai về ? vẫn còn nối dài vô tận.
Vũ Cao Châu @ 4/2023