Di Sản Nguyễn Thái Học
I. NHÂN VẬT
Trong khi đi tìm di sản và phát huy tinh thần Nguyễn Thái Học, chúng tôi đã nghĩ đến những nhân vật có liên quan đến cuộc đời ông. Qua những đóng góp và vai trò của mỗi người trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có thể khẳng định là họ đã cùng nhau thai nghén, hun đúc nên Tinh Thần Nguyễn Thái Học. Chính những con người ấy đã đi tiên phong trong việc khai mở một hình thái đấu tranh mới cho tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Thật vậy, qua hình ảnh người sinh viên quê làng Thổ Tang, trách nhiệm đối với quốc dân và viễn kiến dân chủ hóa Đông Dương của họ vẫn còn giá trị, được nối tiếp và truyền tụng mãi cho đến ngày nay. Vì thế, nếu phát huy Tinh Thần Nguyễn Thái Học, mà quên đi, không nhắc đến những con người ấy thì thật là một thiếu sót lớn. Và đây là mục đích của những trang kế tiếp.
Ngoài ra, khi thực hiện phần này, chúng tôi cũng hy vọng rằng, hậu duệ, thân nhân, hoặc những ai biết được ít nhiều về các nhân vật kia, hãy giúp chúng tôi trong việc tìm kiếm di sản của những con người đã chu toàn bổn phận đối với quốc dân trong giai đoạn lịch sử đó.
Xin bấm vào DANH MỤC để biết tên những người đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.
Xin chân thành cảm tạ mọi sự hỗ trợ của qúy vị.
Trân trọng,
Nguyễn Thái Học Foundation
Ngày 24 tháng 12 năm 2005
nthf@nguyenthaihocfoundations.org
II. LĂNG MỘ
Lăng mộ lãnh tụ Nguyễn Thái Học và các anh hùng VNQDĐ
“Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng, chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh, phải phấn đấu thay Anh, để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.” Nguyễn Thị Giang, Yên Bái, 17.06.1930.
Ngày nay, khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tọa lạc trong Công Viên Yên Hòa thuộc tỉnh Yên Bái (Yên Báy).
Tỉnh lỵ nằm dọc theo sông Hồng, phiá Tây Bắc của Hà Nội, và cách thành phố này 150 Km. Công viên rộng khoảng 30 mẫu ta, nằm trên đại lộ Nguyễn Thái Học, con đường chính của Yên Bái. Vị trí công viên Yên Hòa được đặt tại “Nhà Máy Xay” cũ, nơi đã đặt máy chém, gần sát khám đường của Tỉnh lỵ.
Phía sau là một dòng sông. Giữa dòng có núi, trên núi có nhiều miếu và đền. Tượng Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ hướng về phía Đông Nam. Các pho tượng trông rất giống và hữu thần, nhất là tượng Xứ Nhu. Sau tượng Xứ Nhu là tượng của một binh sĩ VNQDĐ.
Cổng có hàng chữ di ngôn của Nguyễn Thái Học: “KHÔNG THÀNH CÔNG CŨNG THÀNH NHÂN”, được chống đỡ bằng 17 trụ cột xây bằng xi-măng cốt sắt, hình bán nguyệt. Mỗi trụ cột tượng trưng cho một vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ Quốc tại Yên Báy. Một khối đá hình thang đối diện với phần mộ có khắc câu : “CHẾT VÌ TỔ QUỐC CHẾT VINH QUANG”. Khối đá đen này là nơi an vị hài cốt của 17 liệt sĩ.
Sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930, mười ba vị anh hùng bước lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, nơi 4 vị khác đã bị hành hình trước đó mấy tháng (8.03.1930). Cạnh đó là một bia đá đồ sộ khắc tên 17 vị anh hùng vị quốc vong thân:
1-Nguyễn Thái Học. 2-Phó Đức Chính. 3-Bùi Tư Toàn. 4-Nguyễn An. 5-Đào Văn Nhít. 6-Bùi Văn Chuẩn. 7-Hà Văn Lạo. 8-Ngô Văn Du. 9-Nguyễn Đức Thịnh. 10-Nguyễn Văn Tiềm. 11-Đỗ Văn Tư (Sứ). 12-Bùi Văn Cửu. 13-Nguyễn Như Liên. 14-Nguyễn Văn Thinh. 15-Nguyễn Thanh Thuyết. 16-Ngô Hải Hoàng. 17-Nguyễn Hát Thuần.
III. TÀI LIỆU
Thư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ Nghị Viện Pháp
Thư của Nguyễn Thái Học gửi Toàn quyền Đông Dương
“Nguyễn Thái Học (1902-1930)” của Nhượng Tống
“Nguyễn Thái Học (19-2-1930)” của Nhượng Tống, thể loại PDF
Chữ ký và Di ảnh của Nguyễn Thái Học
IV. BIÊN KHẢO
Nguyễn Thái Học là nhà cách mạng đầu tiên có tư tưởng Dân chủ hóa Đông Dương vào đầu thế kỷ 20. Lúc ấy ông mới 25 tuổi. Lòng yêu nước nồng nàn của người sinh viên quán làng Thổ Tang và của những người đồng hành cùng ông, thể hiện qua tinh thần trách nhiệm đối với quốc dân và viễn kiến xây dựng một thể chế dân chủ vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, đã trở thành bản thiên anh hùng ca lưu truyền muôn thuở. Trong bất kỳ không gian và thời gian nào, Tinh Thần Nguyễn Thái Học cũng luôn được trân trọng, ngưỡng mộ, phát huy, và truyền tụng một cách tự nhiên. Tinh thần ấy xứng đáng là kim chỉ nam cho tuổi trẻ của mọi thế hệ, nối gót ông góp phần mang lại hòa bình, thịnh vượng cho Việt Nam và Đông Nam Á.
Sau đây NTHF xin giới thiệu các bài viết của một số tác giả về người sinh viên Nguyễn Thái Học.
NGUYỄN THÁI HỌC và Sách Lược Dân Chủ Hóa Đông Dương
Nguyễn Đại Việt
Tuy nhiên, vào những thập niên của đầu thế kỷ 20, ắt hẳn người ta sẽ không hân hoan khi khám phá ra rằng, trong một căn nhà nhỏ ở Hà Nội, một sinh viên Việt Nam 25 tuổi đã bí mật vạch ra sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương có cùng mục đích cơ bản với sách lược của thế giới hiện đang cổ súy; đó là việc đem lại dân chủ, thịnh vượng, và hoà bình cho người dân của ba nước thuộc địa Việt Nam, Lào và Cambodia…
NGUYỄN THÁI HỌC – Vị Lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Một Trí Thức Yêu Nước Bất khuất
Phạm Việt Khanh – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng, Nguyễn Thái Học thực sự là một trong những người tiêu biểu nhất thuộc lớp trí thức Tây học sớm dấn thân, xả thân cứu nước trong nửa đầu thế kỷ XX. Tấm gương hy sinh dũng cảm của ông trở thành một nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ thanh niên trí thức yêu nước…
Thời Niên Thiếu Của Nguyễn Thái Học
Hoàng Xuân Ba
Năm 1906, Thái Học học chữ Hán nơi trường một cụ Tú. Năm 1913, vào trường tiểu học phủ Vĩnh Tường, từ lớp 5 đến lớp nhì. Khi lên lớp nhất đổi sang trường tiểu học Việt Trì…
Nguyễn Thái Học và Một Con Đường Yêu Nước
Lê Tuấn Huy
Những điều kiện khách quan và chủ quan thời đó đã khiến con đường yêu nước của Nguyễn Thái Học trở thành con đường không hiệu quả. Nhưng thất bại lịch sử đó không thể bác bỏ tính trường tồn của con đường này một khi các thể chế chính trị trên thế giới vẫn vận động theo đường hướng đó…
Yên Bái 17.6.2007
Phó Đức Nam
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ…
Bia Yên Bái
Nguyễn Hữu
Đầu năm 2008, một cơ duyên đưa đường dẫn lối khiến tôi có dịp đến viếng người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông tại Yên Bái…
Kỷ niệm ngày Yên Bái 17.06.2008
NTHF
Tổng hợp một số tài liệu nhân kỷ niệm ngày Yên Bái 2008
Nam Đồng Thư Xã – Tiền thân của VNQDĐ
Nhượng Tống, từ NTHF
Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân
Trần-Gia-Phụng
Tấm gương anh hùng bất khuất của 13 liệt sĩ Yên Bái bất diệt!
Trác Tuấn
Liệt sĩ Nguyễn Thị Giang (1909-1930)
Lãng Nhân
Chí sĩ Yên Bái và giai đoạn lưu đày
Nhã Trân – RFA
Tưởng niệm ngày hy sinh của các liệt sĩ yêu nước (NTHF: 17.06.2009), biên tập viên Nhã Trân trình bày về số phận của nhiều thành viên khác của Việt Nam Quốc Dân Đảng sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ở Yên Bái hồi đầu thế kỷ 20. Audio: Phần âm thanh
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Lê Thương
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái và Hôm Nay
Nguyễn Quốc Huy
Nguyễn Thái Học biểu tượng của khí phách anh hùng và lòng yêu Tổ Quốc
Nguyễn Ngọc Bảo
Mối tình đêm trước khởi nghĩa
Nguyễn Tham Thiện Kế
Nguyễn Thái Học và hai khuynh hướng phát triển quốc gia
Tân Phong – minhduc7.blogspot.com