Triều Đại TRƯNG VƯƠNG
Năm Canh Tí (40 s.c.ng.). (Hán, năm Kiến Vũ thứ 16).
Tháng 2, mùa xuân. Người con gái quận Giao Chỉ là Trưng Trắc khởi binh đánh đuổi thái thú Tô Định; tự lập làm vua.
Vương vốn họ Lạc, lại có một tên họ nữa là Trưng. Là con gái quan lạc tướng huyện Mi Linh, quận Giao Chỉ, và là vợ Thi Sách người huyện Chu Diên, bà là người rất hùng dũng.
Lúc bấy giờ thái thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà bèn cùng với em gái là Trưng Nhị dấy quân, đánh hãm chỗ châu lỵ. Tô Định phải chạy về Nam Hải. Quân Bà đi đến đâu, như gió lướt đến đấy. Các dân tộc man, lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Lấy lại và dẹp yên được 65 thành ở đất Lĩnh Nam.
Bà tự lập làm vua, đóng đô ở Mi Linh. Các thứ sử, thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi.
Khâm Định Việt Sử
___ ooOoo ___
Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa
“Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa vì ý chí tự do độc lập của dân tộc cổ Việt. Lý do nầy rất cao cả, chính đáng, và mạnh mẽ…”
Trần Gia Phụng
Trong lịch sử Việt Nam, nhiều sách trước đây đã cho rằng triều đại do Triệu Đà lập ra là một triều đại cổ Việt. Tuy nhiên, sử Trung Hoa cho biết rằng Triệu Đà là tùy tướng của Nhâm Ngao, và Nhâm Ngao là phiên tướng của nhà Tần.(1) Trước khi từ trần, Ngao khuyên Triệu Đà nhân cơ hội Hán Sở tranh hùng, nên dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở của quận Nam Hải, thành lập một nước độc lập với trung ương.(2) Triệu Đà liền chiếm Nam Hải và tự xưng vương tức Triệu Vũ Vương, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung năm 207 TCN (giáp ngọ).(3) Triệu Đà xua quân chiếm luôn các quận phía nam là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cử người sang cai trị các quận nầy năm 198 TCN (quý mão).
Sau đó, tại Trung Hoa, Lưu Bang lật đổ nhà Tần lên cầm quyền tức Hán Cao Tổ (trị vì 202-195 TCN), lập ra nhà Hán (202 TCN – 220). Năm canh ngọ (111 TCN), Hán Vũ Đế (Han Wu Ti, trị vì 140-87 TCN) sai Lộ Bác Đức (tước là Phục Ba tướng quân) đem quân đánh nhà Triệu, giết vua Triệu lúc bấy giờ là Triệu Dương Vương và thái phó Lữ Gia, chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ. Đáng chú ý là bộ Giao Chỉ là một tên chung để chỉ một vùng rộng lớn gồm chín quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ mà trong đó, theo Ngô Thời Sỹ, chỉ có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân,và Nhật Nam mới riêng hẳn là cổ Việt. (4) Phải chăng vì lầm lẫn giữa bộ Giao Chỉ và quận Giao Chỉ mà nhiều sử thuyết đã đưa Triệu Đà thành một triều đại của cổ Việt và cho rằng lãnh thổ cổ Việt là khu vực cai trị của Triệu Đà bao gồm cả vùng Quảng Châu (Trung Hoa) ngày nay?(5)
Sự kiện báo hiệu việc mở đầu công cuộc tranh đấu giành độc lập của nước cổ Việt thuộc địa bàn khu vực nước ta ngày nay là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 (canh tý). Trưng Trắc, người huyện Mê Linh (Phúc Yên ngày nay), cùng em là Trưng Nhị đánh đuổi thái thú Trung Hoa là Tô Định về nước, lấy được một số thành trì và tự xưng vương, đóng đô ở quê nhà là Mê Linh. Hai Bà Trưng đã được sử sách ghi lại là người địa phương Giao Châu đầu tiên lập chiến công chống lại chính quyền Trung Hoa, nói lên ý chí độc lập của người cổ Việt nhắm tạo dựng một quốc gia riêng biệt, thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa.
Năm 41 (tân sửu), Trung Hoa gởi Mã Viện sang Giao Châu. Mã Viện (14 TCN – 49) là một danh tướng nhà Hán, cũng được phong tước Phục Ba tướng quân, tiến đánh và dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43 (quý mão). Nước cổ Việt tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của người Trung Hoa. Về lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có những vấn đề cần được xác định lại:
1. Tên chồng bà Trưng Trắc: Theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư (phần “Ngoại kỷ”, quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt sử thông giám cương mục dựa vào đó chép lại (phần “Tiền biên”, quyển 2 tờ 10),(6) chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sau đây là lời của Toàn thư: “Tên huý là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên.(7)
Khi viết tên chồng bà Trưng là Thi Sách, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào tiểu truyện Hai Bà Trưng trong các sách Lĩnh Nam chích quái (Trích những chuyện quái ở đất Lĩnh Nam, thế kỷ 15), Việt điện u linh tập (Tập chuyện u linh ở Việt điện, thế kỷ 14) (8) và xa hơn nữa là bộ sử của Trung Hoa do Phạm Việp viết là Hậu Hán thư (Sách về đời Hậu Hán, viết vào thế kỷ thứ 5).(9) Ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa.
Trong phần chính văn bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp, có đoạn về Hai Bà Trưng như sau: “Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giải ứng, khấu lược Lĩnh ngoại lục thập dư thành, Trắc tự lập vi vương.” (nghĩa là: “Ở Giao Chỉ có người đàn bà tên là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Người man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đến hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở Lĩnh ngoại. Trắc tự xưng vương.”) (10) Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đã du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thuỷ kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: “…Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê…” (nghĩa là: …Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ…[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) (11)
Dựa vào tài liệu Thuỷ kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai Bà Trưng của Hậu Hán thư, thái tử Lý Hiền (12) đời nhà Đường, vào thế kỷ thư 8, đã chú thích rằng: “Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.” (nghĩa là: “Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng.”(13)
Cần lưu ý là sách chữ Nho ngày xưa viết không có chấm câu, nên người đọc có thể không biết câu văn dừng lại ở chỗ nào, và rất dễ lẫn lộn câu nầy qua câu khác. Trong chú thích cuả mình, thay vì viết tên “Thi” như Thuỷ kinh chú, thái tử Hiền đã viết thành “Thi Sách”.
Cách viết của thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược,(14) qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách nầy đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy không phải do các tác giả Việt tự ý viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của thái tử Hiền bên Trung Hoa.
Người phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ thứ 18, dưới đời nhà Thanh (Trung Hoa).(15) Khi so sánh chú thích của thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thuỷ của Thuỷ kinh chú, Huệ Đống viết như sau: “Cứu Triệu Nhất Thanh [16] viết “Sách thê” do ngôn thú thê. Phạm sử tác: “Giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê” mậu hỉ. Án Thuỷ kinh chú ngôn “tương Thi”, ngôn “Trắc Thi”, minh chỉ danh Thi.” (nghĩa là: “Xét Triệu Nhất Thanh nói: “sách thê” còn có nghĩa là “cưới vợ”; các sử học Phạm chép “Gả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách” là sai. Xem Thuỷ kinh chú thấy nói “tương Thi”, rồi nói “Trắc Thi”, chỉ rõ ràng tên ông đó là Thi.”(17)
Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: “…Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. ” (nghĩa là: “Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.”). Trong câu nầy, nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Như Huệ Đống đã viết, đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. “… Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê…” (…[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ. Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.
2. Lý do cuộc khởi nghĩa: Theo Toàn thư, thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: “ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu…”(18)
Như trên đã trích dẫn, theo Lịch Đạo Nguyên trong sách Thủy Kinh Chú thì: “… Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê…” (…[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) như vậy có nghĩa là ông Thi còn sống khi Bà Trưng nổi lên. Vậy lý do khởi nghĩa vì thù chồng mà Toàn thư viết không đứng vững.
Một tài liệu khác đã giải thích vì sao chồng Bà Trưng bị khai tử trong khi ông vẫn còn sống và cùng vợ khởi nghĩa. Đó là quyển The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh] của tác giả Keith Weller Taylor. Trong sách nầy, tác giả Taylor cho rằng do thành kiến trọng nam, các nhà viết sử người Việt của những thế kỷ sau thời Hai Bà Trưng không thể chấp nhận chuyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành vua trong khi ông chồng vẫn còn sống, nên họ đã viết rằng Tô Định đã giết chồng Bà Trưng. Trong khi đó, cũng theo Taylor, những tài liệu Trung Hoa cho thấy rõ rằng ông Thi đã theo Bà Trưng khởi nghĩa. (19)
Về lý do thứ nhất, Bà Trưng khởi nghĩa vì bị luật pháp ràng buộc, khi chú thích Hậu Hán thư của Phạm Việp, cũng trong đoạn viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thái tử Hiền đã viết vào thế kỷ thứ 8:”…Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản…” (…Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên [bà] Trắc tức giận làm phản…). (20)
Chữ “pháp” mà thái tử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là “luật lệ”, mà chữ “pháp” ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị, cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai trị của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 TCN – 220), làm mất tự do của người cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Định. Về pháp luật, trong một đoạn nói về việc cai trị của Mã Viện sau khi dẹp Hai Bà Trưng, Hậu Hán thư (quyển 54, tr. 747) chép: “Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự.” (Luật dân Việt và luật nhà Hán khác nhau đến trên mười điều).(21) Có lẽ Hậu Hán thư viết nhẹ nhàng là chỉ có mười điều, nhưng nếu là mười điều căn bản tối quan trọng của tổ chức xã hội thì cũng đủ trở thành gông cùm trói buộc những người cổ Việt đang sống tự do theo phong tục tập quán của mình.
Như vậy, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa vì ý chí tự do độc lập của dân tộc cổ Việt. Lý do nầy rất cao cả, chính đáng, và mạnh mẽ. Phải chăng khi nghĩ rằng việc bị pháp luật ràng buộc không đủ mạnh, nên các sử gia chính thống ngày trước phải thêm chuyện thù chồng để việc nổi dậy thêm phần ý nghĩa. Nói cho cùng, chuyện thù chồng chỉ là chuyện cá nhân của mỗi người, chứ không phải là đại nghĩa của đất nước; huống gì ở đây chồng bà Trắc còn sống và cả hai cùng nổi dậy. Cũng chính vì thêm việc thù chồng, nên các tác giả của các bộ sử trên đây biên chép kết quả cuộc khởi nghĩa không rõ ràng.
Cần chú ý, lúc đó Mã Viện đã về hưu trí, nhưng vua nhà Hán phải mời Mã Viện ra cầm quân trở lại để bình định cổ Việt, đủ thấy sức kháng cự của Hai Bà Trưng rất mạnh mẽ làm cho nhà Hán phải lo ngại gởi một danh tướng đi đánh dẹp.
3. Kết quả cuộc khởi nghĩa: Theo Hậu Hán thư, khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc. (theo Cương mục, Lãng Bạc là vùng hồ Tây, Hà Nội ngày nay) Bà Trưng cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân bà Trưng bị tan rã. (theo Cương mục, Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay). Hậu Hán thư còn viết tiếp Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng giêng năm 43.(22)
Trong Việt sử lược, tác giả khuyết danh đã viết: “Năm thứ 19 [niên hiệu Kiến Vũ nhà Hán tức năm 43] Trưng Trắc càng nguy khốn, bị Mã Viện giết.”(23) Tác giả Lê Tắc (24) trong An Nam chí lược cũng viết như thế: “Năm Kiến Vũ thứ 19, Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị và đánh luôn cả dư đảng, bọn Đô Dương. Đến huyện Cư Phong, bọn nầy đầu hàng.”(25) Lê Tắc gọi Hai Bà Trưng là “yêu tặc” vì lúc đó ông đầu hàng quân Nguyên, nên ông đứng trên quan điểm của người Trung Hoa viết về vị nữ anh hùng dân tộc Việt. Tuy nhiên, khi viết chính sử vào thế kỷ thứ 15, Ngô Sĩ Liên dừng lại ở chỗ Hai Bà Trưng thua chạy, chứ không đề cập đến cái chết của Hai Bà. Sau đây là lời của Toàn thư: “Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cẩm Khê. Quân chúng cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Quốc thống lại mất.”(26)
Toàn thư không đề cập đến cái chết của Hai Bà Trưng, nên trong Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sỹ cũng viết: “…Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cẩm Khê. Quân lính cũng nghĩ vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy…Xét quân Hai Bà Trưng thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu…”(27)
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết:”…Được ba năm, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh. Vua [chỉ Trưng Trắc] thấy quân Hán đông, tự xét không thể địch nổi, mới lui giữ Cẩm Khê. Quân đều tan vỡ. Vua cùng quân Hán đánh nhau, thế cùng phải chết. Nước bị mất…”(28) Như thế, Phan Huy Chú đã viết rõ ra rằng Trưng Trắc bị thua, bỏ chạy vào Cẩm Khê, và từ trần mà tránh nói vì sao bà từ trần.
Qua đến Cương mục, các tác giả sách nầy cho rằng Hai Bà “thất trận chết”. Sách Cương mục viết: “Trưng Vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán; quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết.”(29)
Ngang đây, xuất hiện bộ sử thi Đại Nam Quốc sử diễn ca [Sử nước Đại Nam diễn ra lời ca] dưới thời vua Tự Đức.(30) Các tác giả sách nầy đã thi vị hóa cái chết của Hai Bà Trưng:
” Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông.”(31)
Trí tưởng tượng của các thi sĩ trên được tác giả Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng tô điểm thêm trong bài “Thân thế và sự nghiệp của hai bà Trưng” trên báo Tri Tân, số 38 ra ngày 11-3-1942, trang 219. Nguyễn Tường Phượng viết: “…Chị em Trưng Vương thất thế phải gieo mình xuống cửa sông Hát giang mà tự tận…”
Hình ảnh gieo mình xuống sông Hát có vẻ vừa hào hùng, vừa lãng mạn dễ trở thành đề tài cho thi ca nhạc kịch, và dễ được lan truyền trong trí tưởng tượng của quần chúng hơn là hình ảnh thân gái hy sinh nơi chiến trường, bị bắt chặt đầu một cách rùng rợn rồi gởi về Trung Hoa.
Với tinh thần của một người ngoại cuộc, theo những tài liệu phát hiện được, tác giả Keith Weller Taylor viết thẳng thừng rằng: “Mã Viện tiến đến Mê Linh, và vào cuối năm [42] đã bắt được Trưng Trắc cùng em là Nhị; vào tháng giêng năm sau, đầu của hai chị em được gởi về triều đình nhà Hán ở Lạc Dương” (32)
Có thể các sử gia người Việt ngày trước muốn tránh né một sự thật đau lòng và không mấy vẻ vang cho dân tộc Việt, nên tránh né không viết chuyện Mã Viện chém đầu Hai Bà Trưng gởi về dâng lên triều đình Trung Hoa, rồi đến các văn nhân đã thi vị hóa bằng cách mô tả Hai Bà đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát.(33)
Tuy nhiên việc Hai Bà Trưng bị chết một cách thảm thương như vậy đâu có làm giảm oai linh của người nữ anh hùng dân tộc chúng ta. Điều đó càng chứng tỏ Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tính mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta. Chẳng những trong lịch sử Việt Nam, mà cả trong lịch sử thế giới Hai Bà Trưng được ghi nhận là trường hợp người phụ nữ đầu tiên nổi lên sớm nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim đông tây không thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.
Khi đọc đoạn sử về Hai Bà Trưng, vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) đã ngự phê: ” Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm dư! “(34)
CHÚ THÍCH :
1. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, dụ chỉ tr. 9, bản dịch ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội 1957, tr. 61). (Viết tắt: Cương mục). Các nhân vật nầy còn xuất hiện trong bộ tiểu thuyết dã sử Hán Sở tranh hùng của Trung Hoa. Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn dưới triều Tự Đức, xong năm 1881 (tân tỵ), gồm hai phần: Tiền biên (5 quyển) bắt đầu từ thời Hồng Bàng đến Thập nhị sứ quân, và Chính biên (47 quyển) từ Đinh Tiên Hoàng (trị vì 970-979) đến Lê Chiêu Thống (trị vì 1787-1788).
Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 63.
2. Theo lời “chua” của quốc sử quán triều Nguyễn trong Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 64, Phiên Ngung ngày xưa thuộc quận Nam Hải, ngày nay là đất Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.
3. Ngô Thời Sỹ Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, Sài Gòn, Văn Sử tái bản, San Jose 1991, tr. 25, 34. Thật ra, chỉ có Giao Chỉ và Cửu Nhân là hai quận của cổ Việt, còn Nhật Nam lúc đó là đất Chiêm Thành. Cũng theo Ngô Thời Sỹ vì Triệu Đà sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt nên khi Nam Việt bị nhà Hán sáp nhập vào Trung Hoa, nước cổ Việt cũng bị họa lây. Do đó, theo Ngô Thời Sỹ, Triệu Đà chẳng những không có công gì với cổ Việt mà còn thủ họa cho cổ Việt nữa. (sđd. tr.34)
4. Gần giống như tỉnh bang Quebec với thành phố Quebec, nước Mexico với thành phố Mexico.
5. Tên Giao Chỉ có từ xưa, người Trung Hoa dùng để chỉ vùng đất về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt (Toàn thư, bản dịch, sđd. tr. 131.). Đến đời nhà Tần, Giao Chỉ là Tượng quận (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 59). Đầu đời nhà Hán, Hán triều tách Tượng Quận làm 3 thành Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam (Cương mục, bản dịch, sđd tr. 59). Triệu Đà sáp nhập ba quận nầy vào nước Nam Việt năm 198 TCN. (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 64.)
6. Khi Lộ Bác Đức đem quân đánh Nam Việt năm 111 TCN, chính quyền họ Triệu ở Phiên Ngung chống lại quân nhà Hán, trong khi chính quyền ở quận Giao Chỉ đem sổ đinh ra nạp xin hàng. Do vậy nhà Hán gọi chung đất Nam Việt là Giao Chỉ bộ mặc dầu trong chín quận kể trên, chỉ có hai quận thuộc cổ Việt, sáu quận thuộc Quảng Châu (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 79) Năm 203, nhà Đông Hán đổi Giao Chỉ bộ thành Giao Châu, ngang hàng với các châu khác bên TrungHoa (Cương mục bản dịch, sđd. tr. 96). Năm 264, nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu gồm Nam Hải, Thương Ngô, Út Lâm, đóng châu lỵ ở Phiên Ngung (Quảng Châu); Giao Châu gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, đóng châu lỵ ở Long Biên (Thăng Long, Hà Nội) (Cương mục, bản dịch sđd. tr. 105)
7. Về bộ Đại Việt sử ký toàn thư, viết tắt là Toàn thư, và bộ Việt sử thông giám cương mục, viết tắt là Cương mục, xin xem bài 1.
8. Toàn thư, bản dịch của Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 156.
9. Về các bộ sách nầy, xin xem bài 1.
Nhà Hán (202 TCN – 220) ở Trung Hoa được chia thành hai giai đoạn: Tiền Hán hay Tây Hán (202 TCN – 25) và Hậu Hán hay Đông Hán (25-220). Giữa Tiền Hán và Hậu Hán, từ năm 9 đến năm 23 là giai đoạn do Vương Mãng cầm quyền. Khi Lưu Tú (Hán Quang Võ) tái lập được nhà Hậu Hán, ông dời đô về Lạc Dương, phía bắc tỉnh Hồ Nam.
10. Phạm Việp, Hậu Hán thư, quyển 54, trong bộ Nhị thập ngũ sử, tr. 747, cột 3. Nguyễn Phương, Việt Nam thời khai sinh, Phòng Nghiên cứu Sử, Viện Đại học Huế, 1965, tr. 174, trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa.
11. Lịch Đạo Nguyên, Thuỷ kinh chú, quyển 37, tờ 62a. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm, và dịch nghĩa, sđd. tr. 179. Về tên tác giả Thủy kinh chú, sử gia Nguyễn Phương phiên âm là Lệ Đào Nguyên, tác giả Đào Duy Anh phiên âm là Lệ Đạo Nguyên, nay theo phiên thiết của Từ hải xin phiên âm là Lịch Đạo Nguyên.
12. Thái tử Lý Hiền, con vua Đường Cao Tông (trị vì 649-683). Sau khi vua Đường Cao Tông từ trần, Lư Lăng Vương lên ngôi tức Đường Trung Tông (trị vì 683-710). Ngay từ 683, bà Võ hậu chuyên quyền, rồi tự mình lên làm vua tức Võ Tắc Thiên (trị vì 690-705). Võ hậu đày các hoàng thân nhà Đường đi xa. Thái tử Hiền nằm trong số nầy. Chính trong thời gian bị lưu đày, ông đã chú thích bộ Hậu Hán thư.
13. Nguyễn Phương, trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sđd. tr. 178.
14. Việt sử lược: về sách nầy, xin xem bài 1. Về phần chồng bà Trưng, Việt sử lược viết: “Trưng Trắc lấy chồng người huyện Châu Diên là Thi Sách.”(Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính, Nxb. TpHCM, 1993, tr. 39.) Đặc biệt, sách Việt sử lược hầu như không được nhắc đến trong nền sử học Việt Nam trước thế kỷ 19, kể cả các sách của học giả Dương Quảng Hàm cũng không đề cập đến.
15. Huệ Đống (Hui Dong, 1697-1758): học giả Trung Hoa đời nhà Thanh, sống qua các đời vua Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long, người huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, tự là Định Vũ, hiệu là Tùng Ngân, con trai thứ của Sĩ Kỳ. Ông chuyên nghiên cứu về kinh sử, đặc biệt nổi tiếng qua các bộ sách Dịch Hán học (Học thuật Kinh Dịch đời Hán), Thượng thư khảo (Khảo cứu về quyển Thượng thư tức Kinh thư), Hậu Hán thư bổ chú (Chú thích thêm về bộ Hậu Hán thư). [Theo Nguyễn Tiến Văn, Toronto.]
16. Triệu Nhất Thanh (Zhao Yiqing, 1709-1764), trẻ hơn Huệ Đống 12 tuổi, cũng trải qua ba triều vua Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long. Ngoài các văn tập để lại, ông còn có các công trình biên khảo về Tam Quốc, và sông ngòi Trung Hoa, nhất là sông ngòi tỉnh Trực Lệ (Hà Bắc, phía bắc Trung Hoa). [Theo Trần Huy Bích, Orange County, điện thư ngày 4-12-2001]
17. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sđd. tr. 179. Theo sử gia Nguyễn Phương, ông đọc được lời của Huệ Đống ở phần “Phụ lục” quyển 54 của Hậu Hán thư trong bản in của Nghệ Văn Ấn Thư Quán, Hương Cảng, 1952.
18. Toàn thư, bản dịch sđd. tr. 156.
19.Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh], University of California Press, 1983, tt. 38-39.) Có thể cũng vì lý do nầy mà hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh cùng khởi nghĩa năm 248, nhưng vì Triệu Thị Trinh là phụ nữ lại lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, nên Toàn thư cũng như Cương mục hoàn toàn không viết về Triệu Quốc Đạt, xem như không có nhân vật nầy.
20. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 176.
21. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 137.
22. Hậu Hán thư, quyển 54, tr. 747. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 183.
23. Việt sử lược, bản dịch sđd. tr. 40.
24. Lê Tắc (hay Lê Trắc ) tự Cảnh Cao, vốn họ Nguyễn, được người cậu tên Lê Phụng nuôi nên đổi qua họ Lê, người Ái Châu (Thanh Hóa), làm tham mưu cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện. Trần Kiện là con của Trần Quốc Khang (anh cùng mẹ khác cha của vua Trần Thái Tông), làm trấn thủ Nghệ An, đã đầu hàng Toa Đô khi Toa Đô tấn công Nghệ An vào đầu năm 1285. Toa Đô cho người giải Trần Kiện về Tàu. Khi ngang qua Lạng Sơn, dân binh đổ ra tấn công, Trần Kiện bị chết, Lê Tắc cướp được xác chủ, đem an táng, rồi bỏ trốn sang Trung-Hoa. Ở Trung-Hoa, Lê Tắc viết bộ An Nam chí lược.
25. (TrầnTrọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb. Tân Việt, in lần thứ 7, Sài Gòn, 1964, tr. 141. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Nxb. Bộ Giáo Dục, Sài Gòn 1960, in lần thứ 7, tr. 241, phần chú thích).
26. Nguyễn Phương, sđd. tr. 183. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa. Nguyên câu do Nguyễn Phương phiên âm là: “ Thập cửu niên, Mã Viện trảm Trưng Nhị yêu tặc, kích kỳ dư đảng Đô Dương đằng, chí Cư Phong huyện hàng chi.” [Trong câu phiên âm nầy, phần thứ nhì: đáng lẽ chữ “nhị” không viết hoa (“Mã Viện trảm Trưng nhị yêu tặc” ), và dịch là: “Mã Viện giết Trưng, hai yêu tặc.”]
27. Toàn thư, bản dịch sđd. tr. 156.
28. Ngô Thời Sỹ, sđd. 40.
29. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1992, tập 1, tr. 187. Phan Huy Chú (1782-1840) là con của Phan Huy Ích (1750-1822), cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng biết nhiều, nhưng rớt hai khoa thi hương năm 1807, 1819 vào đầu đời nhà Nguyễn và chỉ được xếp hạng tú tài. Năm 1821, ông được bổ nhiệm làm Hàn lâm viện biên tu. Cũng trong năm nầy, ông trình bộ Lịch triều hiến chương loại chí, được xem là bộ bách khoa toàn thư về văn hóa nước ta. Về sau làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, hiệp trấn Quảng Nam, đã từng đi sứ sang Trung Hoa năm 1830, và đi sứ sang Batavia cuối năm 1833. (Dưới đời nhà Nguyễn (1802-1945), Thừa Thiên là nơi đặt kinh đô, nên tổ chức hành chánh đặc biệt. Phủ thừa là người đứng đầu phủ Thừa Thiên.)
30. Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 84.
31. Đại Nam quốc sử diễn ca: Lịch sử Đại Nam được viết bằng thơ là quyển thơ do một tác giả khuyết danh người Bắc Ninh khởi thảo và nạp về triều đình nhà Nguyễn năm 1857. Năm 1859, do sự đề cử của Phan Thanh Giản, Lê Ngô Cát sửa lại và viết thêm đến lúc Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa. Phạm Xuân Quế nhuận sắc lại. Năm 1873, Phạm Đình Toái theo bản của Lê Ngô Cát viết lại, bốn phần còn một; Phan Đình Thực và các danh sĩ thời đó nhuận sắc, rồi Phạm Đình Toái khắc in ở Nghệ An.(Dương Quảng Hàm, sđd. tr. 272.) Ngày nay, người ta xem hai ông Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là đồng tác giả quyển thơ nầy.
32. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc sử diễn ca, Nxb. Trường Thi, Sài Gòn 1956, tr. 75.
33. Keith Weller Taylor, sđd. tr. 40.
Sông Hát là chi lưu của sông Đáy, chạy dọc theo tỉnh Hà Đông.
34. Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 84.
___ ooOoo ___
Trưng Trac and Trung Nhi
Tuyet A. Tran & Chu V. Nguyen
“The historical vignettes presented on these pages are intended to honour the courageous spirit of the Trung sisters whose inspiration continues to flourish in the hearts and minds of the 20th century Vietnamese people…”
F o r e w o r d
The historical vignettes presented on these pages are intended to honour the courageous spirit of the Trung sisters whose inspiration continues to flourish in the hearts and minds of the 20th century Vietnamese people. Our brief extrapolation is by no means, a complete historiography but, rather highlighting fundamental characters and resilient courage that underline our heritage. Our ancestors had fought against all odds and died in defense of human rights, dignity and independence. These tenets are not only universal but, also timeless. We believe that by understanding the past, we can help assure that future generations are not held captive by time dissociation and detachment to the concept of self-determination. We wish the viewer(s) an inspiring journey back in time to meet these magnificent warriors.
During the 1,000 years under Chinese control, the Vietnamese people engaged in a continual struggle against their ruler. In 3 BC, a large amount of Chinese mandarins invaded Nam Viet, taking over land and farms previously owned by Vietnamese people. The Chinese also made demands to the Viet people in the form of high tributary payments. They monopolized the production of salt and iron for their personal gains. They also forced assimilation of its culture throughout the population.
The struggles were often led by various members of the Vietnamese aristocracy.
The skirmishes between the Chinese authority and Vietnamese people occurred mainly in the outer Tonking provinces. One of these uprisings in 39 AD was led by two women, Trung Trac and Trung Nhi. In 36 AD, Su Ting (To Dinh) replaced Tich Quang as governor of Giao Chi was significantly dishonest and greedy. In “Dong Quan Han Ky”, the author wrote: “His eyes widened at the sight of money.” These Hans demanded bribes, levied unreasonable taxation on salt and handicraft products. They also taxed the local people for fishing from the rivers. They oppressed the Vietnamese people, their children and families. Both the peasant and Au Lac gentry classes deeply resented the colonialist government.
King Hung Vuong came from Me Linh (present time, Ha Tay Vinh Phu provinces). Years later, one of his descendants was named prefect of Me Linh. Although he worked for the Hans, he continued to maintain his personal affection for his country people. It was due to his patriotism that he gained the love and trust of the populace. His wife, Man Thien was equally committed to the same affection and purpose towards the people. They had two daughters, Trung Trac and Trung Nhi. These young women grew up witnessing the cruel Chinese treatment of the Vietnamese people. Their compassion for the people fueled their deep-seated hatred of the Chinese. They spent their time studying the art of warfare, weaponry and fighting skills.
Chu Dien, located next to the town of Me Linh (presently, Dan Phuong of Ha Tay and Tu Liem zone of Hanoi suburb) was a large, populated and wealthy province. The military chief of Chu Dien was a chivalrous and indomitable man. His son, Thi Sach was also greatly interested in military sciences and weaponry. He spent a great deal of effort in mastering the art of warfare. His goals were to rise up against the Chinese.
The two military leaders of Chu Dien and Me Linh were close friends. They often visited with each other. Their discussions frequently involved the miserable state of the Viet people who suffered under the cruelties of To Dinh and Han officers as well as their soldiers. They planned and plotted to fight against the Chinese. They vowed to drive the aggressors out of Nam Viet.
Thi Sach, although youthful was often permitted to attend the military planning meetings with the Me Linh chief and other leaders from the neighboring areas. He aspired to avenge his country by using his acquired war waging skills. He recruited other young men and women patriots to join his insurrection against the Chinese.
During one of his visits with his father to the headquarter of the Me Linh military chief, Thi Sach met the Trung sisters. Shortly thereafter, he befriended one of the sisters, Trung Trac. As time passed, the sentiment between Thi Sach and Trung Trac developed into a romantic interest which resulted in a marriage. The united couple from two military families gave hope to the villagers.
The nature of exploitation and forced assimilation of Vietnamese people by the Hans became increasingly ruthless. Thi Sach and his wife, Trung Trac violently opposed and protested against these Chinese practices. Their resistance so enfuriated the Chinese that Su Ting ordered the execution of Thi Sach as a warning to other Vietnamese rebels. This cruel act had provoked the Vietnamese people instead. The local population and military leaders jointly declared war on the Hans.
On 2.6.40 AD, Trung Trac stood in full military regalia to address the 30,000 soldiers gathered at the Hat estuary. She set her personal tragedy aside by not wearing the traditional mourning attire. She vowed revenge on behalf of her people and husband. She formidably declared to her soldiers these memorable words:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệm xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lệnh này
Foremost, I will avenge my country,
Second, I will restore the Hung lineage,
Third, I will avenge the death of my husband,
Lastly, I vow that these goals will be accomplished.
Trung Trac (source: Thien Nam Ngu Luc, 17th century)
Trung Trac and her sister, Trung Nhi, rallied their troops to fight against the Chinese. Within months, the Trung sisters armed with military skills and passion for independence had regained control of 65 citadels, including Luy Lau citadel where they defeated To Dinh and his soldiers. They kept the Chinese military power out of Nam Viet for two years. The Trung sisters reigned as queens to the country. The short-lived liberation received wide support from the nobility and peasants throughout Nam Viet. By 43 AD, the Chinese had amassed large battalions of soldiers to retaliate against the Trung queens which resulted in the Chinese re-occupation of Nam Viet. The Trung sisters committed suicide in the Hat River (Hat Giang) rather than surrendering to their conqueror.
During the 43 AD Chinese incursion to Nam Viet, a warrior friend of the Trung sisters was Phung Thi Chinh, a pregnant noblewoman from Son Tay province, was in charge of protecting the central flank of Nam Viet. She led her troops against the indomitable Chinese general, Ma Yuan (Ma Vien). She delivered her child at the battlefront. She carried her newborn while “brandishing her sword to open an escape route in the ranks of the enemy”. When she discovered that the Trung sisters had committed suicide. She too, ended her life and that of her baby.
Nam Viet’s short-lived independence was followed by the Chinese cruel punishment of inflicting harsh physical tortures, psychological and cultural oppression of the Vietnamese people. Ma Yuan oversaw the operation that destroyed Vietnamese estates, executed hundreds of noblemen, humiliated many, and exiled the remaining members of the aristocracy to South China. They proceeded to set up garrisons at numerous strategic points throughout Nam Viet to guard against potential uprisings. Nam Viet was divided into three prefectures with fifty-six districts, controlled by the Chinese. The Chinese resumed their program of forcing the Vietnamese to absorb their culture. The Hans destroyed a great deal of Vietnamese history by altering texts and revising literature to suit their image. They forced the Vietnamese intellectuals to conform to their philosophical and cultural practices.
It’s an important reminder that there were numerous rebellious outbreaks occurring during those dark and brutal years of Chinese occupation. These violent rebellions were more often led by women warriors. Throughout history, Vietnamese women have been vigorously involved in Vietnamese military and political affairs.
For centuries, the Vietnamese people glorified the Trung sisters through literature and monuments. There were many heroic legends about the Trung sisters which inspired the Vietnamese people for centuries in their resistance of foreign domination.
There were numerous pagodas built to memorialize the Trung sisters and their legacy. The two most famous pagodas were the Hai Ba, in Hanoi, and the Hat Mon in Son Tay province. The Government of Viet Nam has proclaimed them national warriors. To date, Vietnamese women and men continue to honor these heroines on Hai Ba Trung day in March. It has been known that soldiers in battles would carry pictures of the Trung sisters as a source of inspiration to fight for freedom. Trung Trac’s words were deeply embedded in their souls.
Foreword & Translation of Loi Ba Trung Trac: Tuyet A. Tran
References: Lich su Viet Nam, Trials and Tribulations of a Nation & The Birth of Viet Nam
___ ooOoo ___
The Trung Sisters, The Undaunted Courage
Andrea Janel Kirk
Jan 27, 2003
“Trung Trac crowned herself queen of the now independent Vietnam and set up her court in Me Linh. The Chinese allowed the audacity of the upstart sisters to prevail for a while. However, three years later the wrath of the Chinese army rained upon them with iron fists…”
On February 6, 40 A.D., Trung Trac stood before her troops in full military regalia. She rallied 30,000 soldiers that had gathered at the Hat estuary, and set aside her personal grief. She vowed to gain revenge on behalf of her people and her murdered husband. Later, in the privacy of their home, Trung Trac addressed her younger sister. “It is your duty to gather more to our cause. You are skilled in words and persuasion- and you must persuade others to join us in our rebellion.” Trung Nhi took this mandate to heart.
Within a year the Trung sisters had recruited more than 60,000 additional troops. They began their onslaught against the Chinese oppressors. In a series of ferocious battles they regained 65 provinces. Their victory definitively ended 150 years of Han domination.
Trung Trac crowned herself queen of the now independent Vietnam and set up her court in Me Linh. The Chinese allowed the audacity of the upstart sisters to prevail for a while. However, three years later the wrath of the Chinese army rained upon them with iron fists.
General Ma Vien, a man of vast military experience and brilliant stratagem, led the expedition against Vietnam and the Trungs. The first major battle occurred at Lang Bac and the Trung sisters suffered defeat. They withdrew to Cam Khe to muster their forces and attend their wounded. They were unable to hold their position and gain retreated, this time to Hat Giang. They set up another defense line and Trung Trac ordered Lady Cao Nhu to fool the Chinese army by leading them to the Hat Giang River and then turning to attack. The Trung sisters led their own troops from ambush to surround Ma Vien and his troops. Outnumbered, Ma Vien withdrew to Tay Ho.
Ma Vien received backup from Luu Long, the second Chinese commander. They led the Chinese troops to a headlong collision with the Trung defense line. On the banks of the river the Viet troops fought valiantly, but the might of the Han dynasty proved to be overwhelming.
The Trung army was decimated and scattered to the four winds. Rather than accept the shame of defeat and risk capture the two sisters flung themselves into the river. Many of their fellow leaders followed their example.
There are several things that the undaunted courage of the Trung sisters teaches us: 1. Do what you are called to do because it is your destiny.
2. Give quarter when it is necessary to do so. Show mercy when you have the opportunity to exercise grace. 3. Do not be afraid to embrace uncertainty.
___ ooOoo ___
Miếu thờ Trưng Vương trên đất Hồ Nam
Nguyễn Vinh Phúc
Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 – Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43. Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua)
Trên đất Trung Quốc mà lại có đền thờ Bà Trưng ? Lạ, nhưng có thật. Vì nguồn thông tin này do hai nho sỹ Việt Nam từng đi sứ sang Trung Quốc, từng nhìn thấy ngôi đền và ghi chép lại trong thơ văn của họ. Đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm.
Nguyễn Thực (1554 – 1637) người làng Vân Điềm (tên nôm là làng Đóm), nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đỗ tiến sĩ nhị giáp khoa thi đình đầu tiên của nhà Lê Trung hưng mở tại Thăng Long (năm 1595).
Nguyễn Thực là vị quan thanh liêm, chính trực, được người đương thời trọng vọng. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có làm một số thơ, nhưng sau đó bị thất lạc.
Tới thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng vương. Đó là bài Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh):
Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy
Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ
Uất thông đông hậu thùy thiên cán
Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi
Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích
Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ
Phong cương tự cổ phân trung ngoại
Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi
Dịch:
Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt
Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ
Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um
Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ
Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương
Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng
Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài
Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày
Tác giả viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Về tứ thì đây là bài thơ đẹp một cách hồn hậu. Có thể, khi đó là cuối mùa đông nhưng gió xuân đã thổi nên tùng bách vẫn xanh um, mà một bông hoa mai trắng đã nở chào mùa xuân mới đang tới.
Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 – Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43.
Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua).
Còn dấu cũ Trưng Vương, hẳn là dùng để chỉ ngôi đền đã được dựng lên để thờ vị nữ anh hùng của dân Việt. Nói rằng đó là ngôi đền thờ bà Trưng vì còn một chứng cứ nữa. Đó là điều mà hai thế kỷ sau Ngô Thì Nhậm có dịp nhắc lại khi ông đi sứ.
Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) quê ở Tả Thanh Oai (tên nôm là làng Tó) nay thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1793, ông có đi sứ nhà Thanh, có sáng tác tập Hoàng Hoa đồ phả – một tập thơ có cả những bức vẽ. Trong tập đó có một bài nhan đề Phân Mao lĩnh (Núi Phân Mao):
Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao
Hoàng Mao dịch lộ nhậnPhân Mao
Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh
Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao
Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ
Uy đà quế đố lạc sơn sào
Phong lai giải uấn tay nam lợi
Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao
Nghĩa là:
Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt
Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao
(Ranh giới của Trung Hoa là do) Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn (1)
Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch (về phía nam)
Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ
Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi
Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng
Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2)
Ngô Thì Nhậm có lời chú thích rằng: “Núi Phân Mao ở địa giới Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam, có cỏ mao rẽ hai ngả Nam Bắc, trên đường đi có biển đề Phân Mao lĩnh”.
Như vậy thì núi này là chỗ ranh giới hai nước Sở, Việt. Như đã nêu ở trên, Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam và Việt là khu vực hai tỉnh Lưỡng Quảng ngày nay. Và vậy là, theo bài thơ này, tại Hồ Nam có đền thờ bà Trưng Trắc.
Không rõ về sự kiện này thì Ngô Thì Nhậm rút từ tư liệu nào? Chính sử Việt Nam và Trung Quốc không có ghi chép gì về sự kiện đó. Có thể đó chỉ là truyền thuyết ? Nhưng cơ sở để hình thành truyền thuyết này thì có thể giải thích được.
Các sách chính sử có ghi là sau khi Mã Viện hoàn thành công việc xâm lăng đã bắt trên 300 cừ suý (có thể hiểu là “tướng lĩnh cừ khôi”) người Việt đưa về Trung Quốc, an trí tại Linh Lăng. Linh Lăng chính là phần đất phía Nam tỉnh Hồ Nam.
Số ba trăm cừ suý đó, tất phải là các thủ lĩnh nghĩa quân, tướng lĩnh của Hai Bà và các lạc hầu, lạc tướng, đã kiên quyết chống lại quân Mã Viện. Những người dân Việt yêu nước này, tuy bị đầy ải xa quê hương nhưng vẫn hướng về đất Tổ, lập “miếu Bà Trắc” để tưởng nhớ thủ lĩnh của mình, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt.
Những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa kháng chiến ngày đó tất cũng được lưu truyền trong cộng đồng đó, nhưng rồi trải qua bao đời, chuyện bị “khúc xạ”, trở thành truyền thuyết Hai Bà Trưng đánh Mã Viện trên đất Hồ Nam.
Miếu Bà Trắc ở bên hồ Động Đình đúng là biểu tượng hiên ngang bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng, dù bị tách khỏi quê hương. Còn về cột đồng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Thực thì có thể hiểu là Mã Viện sau khi an trí các cừ suý Việt ở Linh Lăng thuộc Hồ Nam, Ngũ Lĩnh thì cho dựng một (hoặc nhiều) cột đồng để tự biểu dương chiến công. Nhưng các cừ suý Việt đã xây ngay đền thờ Hai Bà ở chỗ có cột đồng nọ để khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình.
Dù sao, “Miếu thờ Trưng Vương” ở đất Hồ Nam là có thật.
Báo hanoimoi.com.vn
______________
(1) Hành Sơn: tên dãy núi trùng điệp trên địa bàn huyện Hành Dương.
(2) Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỳ Dương, huyện cực Nam của tỉnh Hồ Nam.
___ ooOoo ___
Các nữ tướng dưới cờ Hai Bà Trưng
Đỗ Thị Hảo – Mai Thị Ngọc Chúc
Ngọc Phượng Công Chúa, Khâu Ni Công Chúa, Bà Chúa Bầu, Đệ Bát Vị Đông Cung Công Chúa, Bát Nạn Công Chúa, Ngọc Quang Công Chúa, Thiều Hoa Công Chúa, Phật Nguyệt Công Chúa.
NGỌC PHƯỢNG CÔNG CHÚA (Nàng Ả CHẠ)
Xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay, trong những ngày hội làng thường có trò chơi đặc sắc: đó là trò hú đáo ở thôn Lũng Ngoại và trò kéo co ở thôn Hòa Loan. Ném đá là trai gái lấy đá ném vào một cái cọc nhọn cách mười bước chân rộng, cứ ném trúng cọc là được. Còn kéo co là trai gái thi nhau kéo co bằng một chiếc dây song. Đây không phải là trò chơi thông thường mà có ý nghĩa kỷ niệm một Nữ Thần của làng.
Hồi đó vợ chồng ông bà Lê Hoàn và Nguyễn Thị Kim sinh được hai người con gái xinh đẹp, đặt tên là Ả Chàng và Ả Chạ. Ả Chàng lớn lên bị quân cai trị Tàu bắt về làm tiểu thiếp, buồn bực mà chết. Ông bà Lê Hoàn thương con, ít lâu cũng chết. Nàng Ả Chạ được cậu nuôi cho đến khi khôn lớn, lấy tên là Lê Ngọc Trinh.
Lê Ngọc Trinh thương sót cha mẹ và chị, nên quyết chí trả thù. Nàng được người cậu bày vẽ, giúp đỡ, xóm làng tin yêu, nên lập được một toán quân nhỏ để chống nhau với giặc Hán. Toán quân sau đó kéo về qui phục dưới trướng hai bà Trưng, đánh thắng nhiều trận. Bà Trưng lên ngôi, phong cho Ngọc Trinh làm đại tướng quân, lại cho hiệu là Ngọc Phượng Công Chúa.
Nhưng bọn Hán lại kéo sang. Tên chủ tướng Mã Viện quyết diệt quân ta, sai phó soái Lưu Long mở trận bất ngờ, vây chặt trại Đàm Luân, nơi mà Công Chúa Ngọc Phượng quản lĩnh. Nàng không hề sợ hãi, xông vào giao chiến, tả xung hữu đột suốt cả ngày trời. Giặc bị giết nhiều nhưng chúng cứ ào ào liều mạng. Lê Ngọc Trinh đánh mãi đến nổi mẻ cả thanh gươm, rồi lỡ tay, gươm rớt xuống đất. Nàng lập tức cởi ngay dải yếm, bọc đá ở đầu, tung múa bốn phía. Dải yếm vùn vụt vây tỏa trên dưới dọc ngang làm cho giặc kinh hải, chạy dạt cả ra. Tên chủ tướng Mã Viện thấy vậy nổi nóng, thúc quân sấn vào. Ngọc Trinh cố cầm cự được lúc lâu, dải yếm bị đứt, đá văng ra. Nàng đành phóng ngựa lui về Đầm Sen mà hóa. Nhân dân kinh phục uy vũ, thờ nàng làm thần, hàng năm cúng tế. Sau trận ấy, dải yếm của nàng bay về địa phận Hòa Loan, nên Hòa Loan có tục kéo co. Còn hòn đá bọc trong dải yếm văng xuống thôn Lũng Ngoại. Vì vậy trò hú đáo được tổ chức ở đây.
KHÂU NI CÔNG CHÚA (NÀNG A)
Nàng A là người họ Quách, quê ở vùng này ngày nay là ngã ba Bạch Hạc. Đến mười sáu tuổi thì ba mẹ mất cả, làng xóm bị giặc Hán giày xéo. Nàng bỏ nhà ra đi, vào một ngôi chùa ẩn náo, tu hành.
Bề ngoài là đi tu, nhưng bề trong nàng A rắp tâm rèn luyện để có thể ra làm việc nghĩa. Nhìn cảnh đất nước bị giặc thù giày xéo, nàng không thể nào yên tâm. Nhưng muốn hành động phải có tài có đức, thu phục được lòng dân.
Ở trong chùa, nàng A học thuốc để chữa bệnh, luyện tập võ nghệ, bắn cung, múa kiếm, ném lao. Có lần, một con cọp trở dạ, oằn mình ở sau chùa, nàng A bạo dạn ra buộc thuốc cho cọp. Cọp mẹ cảm động làm hiệu như biết tạ ơn. Đẻ xong, cọp tha con đi và không bao giờ quấy nhiễu làng xóm nữa. Dân chúng biết chuyện càng thêm kính phục nàng A. Người theo càng ngày càng đông đúc. Dân làng gọi nàng là sư cô Khâu Ni. Bấy giờ nàng Khâu Ni mới nói rõ chí nguyện của mình. Mọi người nô nức tán đồng. Nàng Khâu Ni còn tỏ rệt biệt tài về chiến đấu. Nàng chỉ dẫn mọi người tập luyện các môn võ nghệ và trận pháp, cả đánh bộ lẫn đánh thủy.
Nghe chị em Trưng Trắc khởi nghĩa ở Mê Linh, nàng Khâu Ni đem cả bản bộ đi theo, được bà Trưng giao cho chỉ huy một bộ quân thủy. Khi ra trận, nàng Khâu Ni thường chỉ huy quân bằng một chiếc trống lệnh rất lớn. Tiếng trống đánh lên làm vang động cả núi sông, phía quân địch nghe cũng hoảng hồn khiếp vía, mất cả tinh thần.
Trận đánh ở Luy Lâu, tên thái thú Tô Định phải bỏ chạy là nhờ công rất lớn của nàng Khâu Ni. Hai bà Trưng lên ngôi, phong nàng A là Khâu Ni Công Chúa, cho cai quản ấp Nhật Chiêu, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nàng Khâu Ni lập đồn trại, sửa sang lại ngôi chùc cũ, treo trống ở chùa, vì thế chùa ấy có tên là chùa treo trống (Huyền Cổ Tự).
Sau khi nàng Khâu Ni mất, nhân dân tôn làm thần, lập đền thờ ở Nhật Chiêu. Khi cúng tế, mọi người kiêng mặc áo đỏ áo vàng vì đó là màu y phục của Khâu Ni khi nàng ra trận. Còn có tục tế trâu thui cả con, khi hạ cỗ, dân làng và người qua đường già trẻ lớn bé được phép mỗi người một con dao, xẻo thịt ăn tại chỗ. Lại còn có các trò cướp cầu, cướp cờ, bơi chải rất nhộn nhịp.
Công Chúa Khâu Ni sau này còn hiển linh, giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn, giúp các vua Lê Đại Hành, Trần Thái Tông đánh giặc Tống, giặc Nguyên. Các triều đều có sắc phong tặng.
BÀ CHÚA BẦU
Ngày xưa ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phú) ngày nay, có một bà cụ già trồng dược một cây bầu rất lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả gì cả, dây bầu cứ nở dài lan ra, lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi, cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận núi cao ở đó. Từ đó thì dây bầu mới bắt đầu trổ hoa và kết thành một trái bầu. Rồi từ trong trái bấu ấy, nở ra một cô gái, chỉ vài ngày sau đã lớn thành một thiếu nữ xinh tươi. Cô gái lần theo dây bầu về đến gốc cây, gặp bà già trồng bầu, nhận bà làm mẹ. Mọi người thấy sự lạ, gọi ngay cô gái là cô Bầu. Và ngọn núi Tuyên quang cũng được gọi là núi Bầu.
Hai mẹ con nương náo nhau qua ngày, được ít lâu thì bà cụ mất. Nàng Bầu đem mẹ lên sườn núi chôn. Khi đào đất để chôn mẹ, nàng bắt được một cái chuông, đem về nhà. Điều kỳ lạ là, mỗi khi nàng gõ vào chuông thì mọi người xa gần khi nghe tiếng chuông đều chạy đến bên nàng, xin nàng thu phục cho làm quân bản hộ. Một vài lần gõ chuông như thế, nàng Bầu đã có một số đông thủ hạ. Lúc ấy nàng mới nói rõ ý nàng muốn cứu nước diệt thù. Ai nấy đều cức lòng, xin vâng theo lệnh.
Nàng Bầu đem quân qui phục dưới trướng cờ Hai Bà Trưng, được giao việc chống quân Tô Định. Bà lập được nhiều chiến công hiển hách, được Trưng chúa phong làm công chúa. Vì vậy ai cũng gọi là bà Chúa Bầu.
Khi Trưng Vương bị thua ở Cẩm Khê, đội binh của Chúa Bầu cũng lâm nạn. Không chống cự nổi với thế giặc quá lớn, Chúa Bầu phải chạy về vùng Đạo Trù. Thấy khó lòng lập lại cơ đồ, Chúa Bầu vứt chuông xuống vực sâu mà hóa. Ngày nay dân chúng gọi vực đó là vực Chuông.
Ở làng Bầu cũng như những vùng quanh núi Bầu, dân chúng lập đền thờ. Các triều đình đều có phong chức tặng cho vị nữ thần có công lao cứu nước.
ĐỆ BÁT VỊ ĐÔNG CUNG CÔNG CHÚA (XUÂN NƯƠNG)
Châu Đại Man (phần đất thuộc huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm khuê, tỉnh Vĩng Phú ngày nay) , hồi đó do một vị quan lang tên Hùng sát quản lĩnh. Ông có một người tên vợ là Đinh Thị Hiên Hoa, sinh được nhiều người con, trong đó có một cô gái đạt tên là Xuân. Nàng Xuân mới được ba tháng thì mẹ mất, hơn ba năm sau thì cha cũng mất, Xuân về ở với các anh. Người anh trưởng tên là Hùng Thắng, đã bí mật liên kết với Thi Sách để ngầm chống lại tên thái thú Tô Định. Giặc phát hiện được âm mưu ấy, bắt giết Hùng Thắng cùng mấy người em nữa. Nàng Xuân phải bỏ trốn, đi lang thang mãi, sau mới vào ở trú trong một ngôi chùa. Ở đây, nàng Xuân ngày đêm luyện tập, dố chí báo thù nước, thù nhà. Nàng rủ được nhiều hào kiệt trong vùng , các làng, các mường, lập được một nhóm nghĩa quân để chờ cơ hội nổi lên.
Cơ hội đã đến. Bà Trưng khởi nghĩa, sai em là bà Trưng Nhị đi tập hợp lực lượng khắp nơi. Bà Trưng Nhị gặp nàng Xuân, và thu nạp nàng làm thủ hạ của Trưng chúa. Từ đó, nàng Xuân được bà Trưng giao cho quản lĩnh một dinh trại lớn, lấy địa điểm xã Hương Nha ngày nay làm đồn chính. Nhân dân các bản mường đều hưởng ứng, nô nức về với nàng Xuân. Họ hào hứng cùng quân lính tập luyện, tổ chức những cuộc vui: múa mo, múa gáo, tung còn, té nước, rộn ràng khắp một dải rừng núi.
Nàng Xuân lập được nhiều chiến công, vua Trưng rất khen ngợi, đứng chủ hôn cho nàng kết hôn với Thi Bằng là em của Thi Sách. Hai vợ chồng phò tá vua Trưng để giữ gìn cơ đồ cho bền vững.
Tướng nhà Hán là Mã Viện đem quân sang tấn công, khí thế rất hùng hổ. Quân ta chống lại anh dũng như thất thế nên bị núng thế. Tướng quân Thi Bằng đã ngã giữa trận tiền. Nàng Xuân mặo áo chiến nam trang, kéo binh ra trả thù. Song lúc này nàng có thai năm tháng, ngồi trên mình ngựa suốt từ sáng tới trưa, cự địch liên tiếp với nhiều tướng giặc, nên sức khỏe không được như trước nữa. Một lưỡi gươm vút tới, đứt một mảng áo giáp của nàng. Giặc thấy tướng đàn bà, liền xoay chước cởi trần, ùa vào hò hét như phường điên dại. Nàng Xuân vừa giận vừa thẹn, đánh liều, mở một đường máu, rút ra. Quân sĩ phù nàng chạy đến bến Nam Cường thì nàng bị động thai, kiệt sức. Tạm nghỉ một đêm, nàng Xuân biết lực mình đã tận, dặn dò tướng sĩ, rồi một mình vượt gío mưa về chùa Hương Nộn, gieo mình xuống sông Thao tử tiết.
Nhân dân lập đền thờ nàng tại các xã Hương Nộn, Hương Nha. Những ngày tế tự hàng năm đều mở hội. Hội ở Hương Nha làm cổ chay, diễn trò trình nghề, đánh vật, kéo quân hát đối đáp. Hội ở Hương Nộn có hát Xoan. Dân địa phương kiêng tiếng Xuân để tỏ lòng kính trọng nữ thần. Hội Lam Sơn khởi nghĩa, thần đã âm phù cho quân ta đánh thắng giặc Minh. Vua Lê Lợi lên ngôi, tặng phong nàng Xuân là: Đệ Bát Vị Đông Cung Công Chúa.
BÁT NẠN CÔNG CHÚA
Xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay, xưa kia là một trang ấp dưới thời đại vua Hùng. Ông bà Chất Vũ và Hoàng Thị Mẫu là người hiền lành nhân đức, chuyên làm nghề thuớc. Ông bà sanh được một người con gái tên là Thục Nương. Lớn lên, Thục Nương nổi tiếng tài đức, sắc mạo kiêm toàn. Ông bà đã nhận gả nàng cho một thiếu niên anh tuấn tên Phạm Danh Hương, quận trưởng quận Nam Châu.
Tiếng tài sắc của Thục Nương đến tai viên thái thú nhà Hán là Tô Định. Hắn lập tức cho mời ông Vũ Chất đến dinh để cầu thân. Ông bà Vũ từ chối, nói thực là con gái mình đã có chồng. Tô Định không tin, sai mời cả Phạm Danh Hương đến dự tiệc để xem việc thực hay giả. Đó chính là âm mưu ác độc của hắn. Ngay giữa buổi tiệc, hắn kiếm cớ giết cả hai người, Vũ Chất và Phạm Danh Hương. Sau đó hắn cho quân lính đến ngay trang Phượng Lâu để bắt nàng Thục Nương.
Những người thân tín của Vũ Chất ở trong dinh thái thú, đã kịp thời báo tin dữ về. Thục Nương rất căm giận. Nàng vội vàng thu xếp cho mẹ và mọi người trong gia đình mau mau lánh nạn, Còn nàng thì ở lại chờ đợi. Bọn tướng tá của Tô Định vừa tìm đến cổng trang thì Thục Nương múa đôi thanh kiếm, xông vào, giết chết ngay tên cầm đầu cùng một số binh lính. Chúng hoảng hốt tháo chạy. Ngay lúc đó, Thục Nương đã nhanh chân lánh mình. Nàng đi mãi, đến một ngôi chùa nhỏ ở ấp Tiên La bên bờ sông Thiên Đức thì dừng chân nghỉ.
Đêm ấy, dân làng Tiên La đều nằm mộng thấy vị thành hoàng bản báo cho biết là tại chùa Tiên La có thần nữ đến nghỉ chân. Sáng mai, dân chúng kéo nhau vào chùa, thì thấy ở điện tam bảo có một người con gái, hai tay cầm kiếm, đang ngồi núp trong một góc. Thục Nương thấy có đông người kéo vào, tưởng là bọn giặc do Tô Định sai lùng bắt mình, liền múa kiếm toan chống trả. Dân làng vội vàng quì xuống, kể lại giấc mộng. Họ hỏi kỹ dầu đuôi câu chuyện, và họ cũng căm ghét tên Tô Định, ai nấy đều xin làm thủ hạ của nàng. Thục Nương thấy lòng dân trung nghĩa, nghĩ rằng nơi dây rất thuận lợi cho việc gây dựng cơ đồ, nên vui lòng ở lại.
Từ đó, nàng Thục Nương ở chùa Tiên La. Nàng cạo đầu giả làm sư tiểu, coi giữ nhà chùa. Nhưng ngày đêm thì lo chiêu dụ quân tướng, tích trử lương thực, tập tành võ nghệ. Dần dần cả ấp trở thành một căn cứ của hàng nghìn dân trang, thế lực mạnh mẽ, có thể đương đầu với giặc. Thục Nương kéo cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bát Nạn Đại Tướng Quân.
Lúc này, hai bà Trưng đã khởi nghĩa ở Phong Châu, truyền lệnh đi khắp nơi, mời các anh hào về tụ nghĩa. Sứ giả đến Tiên la. Nữ tướng lúc đầu còn dùng dằng cân chắc vì chưa biết tài đức và thực lực của bà Trưng như thế nào. Song đến đêm, Nàng nằm mộng, thấy một nữ thần vâng lệng trời xuống giao cho Bát Nạn tướng quân một lá cờ xanh và đọc cho nghe bốn câu:
Nữ binh nữ tướng
Thiên dĩ định danh
Vật khả độc lập
Sự nãi bất thành
Nghĩa là:
Tướng gái quân gái
Trời đã nêu danh
Chớ đứng một mình
Việc không thành được.
Bát Nạn tướng quân tỉnh dậy, nhớ lời thần mộng, liền ra tiếp sứ thần và xin qui tụ dưới cờ Trưng chúa.
Bà Trưng trưng dụng Bát Nạn tướng quân, phong làm tiền bộ, đánh đâu dược đấy. Khi đuổi được giặc Hán, Trưng chúa lên ngôi vua, phong cho Bát nạn làm Trinh Thục công chúa, cho hưởng lộc tại ấp Tiên La, và cho về Phượng Lâu thăm họ hàng làng nước. Cả hai nơi từ đó được ơn đức của Thục Nương.
Giặc Hán lại kéo quân sang xâm lược. Quân ta đón đánh nhìều trận, nhưng không lợi thế. Bà Trưng phải rút vế Cẩm Khê. Bát Nạn tướng phải chống đỡ để bảo vệ nữ chúa, cuối cùng cũng phải rút về Tiên La. Tại đó, dân chúng bảo vệ bà rất kín đáo, giặc không sao tìm được tung tích. Mãi đến một đêm, bà đang cùng với một số người thân tín đứng đưới ánh trăng bà tính chuyện nước thì giặc Hán ở đâu kéo ập vào. Bát Nạn tướng quân liền rút kiếm ra chống đỡ, tiêu được một số giặc. Giặc càng kéo vào đông thêm. Bát Nạn tướng quân phá vòng vây, chạy đến một gốc cây tùng thì hóa. Hôm đó đúng vào ngày 18 tháng ba. Sao này nhân dân lập đền thờ bà ngay dưới cây tùng và lấy ngày ấy làm lễ. Các vùng Phượng Lâu, Đức Bác ở Vĩnh Phú và Tiên La ở Thái Bình đều có đền thờ.
NGỌC QUANG CÔNG CHÚA
Thủa ấy, ở khu Cự Lại, xã Sơn Dược, động Hoa Lư, phủ Trường Yên, có vợ chồng ông Vương Khôi, hiền lành nhân đức, nhưng mãi đến đứng tuổi mà vẫn chưa có con. Ông bà ngày đêm cầu khẩn. Bổng một đêm bà nằm mộng, thấy được dẫn đến một cung điện nguy nga. Vị tiên trên điện bảo bà rằng trời xét đến lòng thành của hai vợ chồng nên đã cho một tiên nữ ở Ngọc Quang bảo điện về đầu thai. Tỉnh dậy, vợ chồng bàn bạc với nhau, lấy làm cảm tạ.
Quả nhiên ít lâu, bà Vương sinh được một người con gái, đặt tên là Vương Thị Tiên. Nàng Tiên lớn lên, nết na đức hạnh, lại thông giỏi văn võ, tiếng đồn khắp cả Trường Yên. Năm nàng 16 tuổi, cha mẹ đều mất. Nàng cư tang báo hiếu đầy đủ, rồi lại chăm lo học hành rèn luyện. Lúc đó nước ta đang bị nhà Hán cai trị, đầy đường tiếng khóc lời than. Nàng Tiên đã ngầm ngầm có ý muốn diệt quân sài lang kia thì mới hả dạ. Được tin ở đạo Sơn Tây có chị em nàng Trưng đứng lên khởi nghĩa. Nàng Tiên mừng lắm, vội vàng đem một số thủ hạ của mình kéo đến sông Hát để xin yết kiến.
Đêm hôm trước, nàng Trắc đã nằm mộng thấy một vị thánh sứ đến dặn phải tiếp đón và dung nạp người tiên ở điện Ngọc quang. Sáng mai tỉnh dậy, nàng Trắc đang nghĩ ngợi về giấc mộng thì được tin báo có Vương Thị Tiên xin về tụ hội. Tin là mộng triệu được ứng nghiệm, nàng Trắc vui vẻ đón tiếp, phong ngay cho làm Ngọc Quang tướng quân. Khi đuổi được Tô Định, bà Trưng lên ngôi, Ngọc Quang tướng quân được cai trị vùng Châu Ái, lấy phủ Trường yên làm thực ấp.
Giặc Hán do tướng Mã Viện cầm đầu lại kéo sang. Trưng Vương chia quân ra chống cự, sai người vào gọi Ngọc Quang nữ tướng ra tiếp ứng. Trong trận đánh ở Khê Thành, Trưng chúa bị thua, phải rút chạy. Ngọc Quang nữ tướng xông pha để bảo vệ nữ chúa, trong mình bị hơn mười vết thương mà vẫn cầm cự với giặc. Cuối cùng quân lính bị tan hết, bộ hạ chỉ còn 14 người, Ngọc Quang nữ tướng đánh mở một đường máu, chạy về địa phận xã Mã Phan, huyện Lập Thạch. Giặc cố rượt theo, các gia thần, tùy tướng đều bị giết hết. Một mình, Ngọc Quang nữ tướng cố sức men theo bờ sông, về đến địa đầu xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường thì người ngựa đều mõi mệt, rã rời. Phía sau, giặc vẫn ùn ùn kéo đến. Ngọc Quang nữ tướng ngữa mặt lên trời mà than rằng: “Vì kiệt sức không thể chống được giặc nữa, nhưng không thể để rơi vào bọn hôi tanh, xin phó mặc thân này cho sông nước. Cầu xin trời đất cho trôi về bản quán, đừng cho lủ giặc vớt được, mà cũng đừng chìm vào bụng cá dạ tôm.” Khấn xong, nàng gieo mình xuống nước. Lúc đó là ngày 12 tháng hai.
Mấy hôm sau, nhân dân khu Cự Lại, thấy người và vật không được yên ổn, lấy làm lo lắng, thì được tin báo là bên bờ sông có xác người trôi dạt vào. Xem kỹ, biết đúng là Ngọc Quang nữ tướng, dân làng vớt lên mai táng, lập miếu thờ, tôn hiệu là Ngọc Quang Công chúa.
Đến đời vua Lý Thái Tông, có năm hạn hán lớn, nhà vua lập đàn cầu mưa, mộng thấy một nàng công chúa, liền hỏi chuyện. Nàng thưa rằng: “Thiếp là thần ở thôn Cự lại, tên Tiên họ Vương, vâng lệng trời xuống làm mưa theo lời cầu khẩn của nhà vua.” Vua Thái Tông tỉnh dậy, nhìn ra ngoài trời, quả nhiên mưa như trút nước. Nhà vua cho tra lại tích cũ, giáng chỉ cho dân địa phương thờ phụng theo nghi lễ đầy đủ hơn và tặng thêm hai chữ trong duệ hiệu, thành: Ngọc Quang Thiên Hương Công Chúa.
THIỀU HOA CÔNG CHÚA
Tại động Lăng Xương thuộc huyện Thanh Châu bên sông Đà có hai vợ chồng ông bà Hoàng Phụ và Đào Thị Côn, sanh được một người con gái đặt tên là Thiều Hoa.
Trước khi sanh, bà Côn đã nằm mộng thấy có một nàng thiếu nữ tự xưng là con của thần Tản Viên, xin đầu thai, nên đối với Thiều Hoa, hai ông bà rất yêu quí và hy vọng. Nhưng khi nàng 16 tuổi thì cha mẹ mất. Nàng tìm đến xin ở chùa Phúc Khánh, xã Song Quan. Nhà sư ở đây là người có chí lớn, muốn trừ bọn giặc Hán, nên rắp tâm tìm kiếm đồ đệ, ngày thì đèn nhang kinh kệ, tối đến luyện tập binh thư binh pháp và tập tành cung kiếm. Thiều Hoa là cô gái khỏe mạnh, sáng dạ, học mau tấn tới và lại tỏ ra rất nhiều biệt tài. Nhất là tài đánh gậy, ném lao. Chả là khi ở với bố mẹ, trong hoàn cảnh nghèo nàn, đi rẫy cỏ đồi nương, hau bắt cá ở các ao hồ khe suối. Nàng thường cùng chúng chơi đánh cầu, đánh phết.
Thấy Thiều Hoa đã trưởng thành, nhà sư khuyên nàng cùng với những đồng môn khác đến ứng nghĩa dưới lá cờ của bà Trưng. Tại Mê Linh, những tráng sĩ trai gái sông Đà sông Thao được bà Trưng tiếp đón nồng nhiệt. Thiều Hoa được phong là Đông Cung Tướng Quân, nhiều lần giáp trận với giặc Hán đều được toàn thắng.
Giặc Tô Định bị bại, vua Trưng ca khúc khải hoàn. Thiều Hoa được về ở xã Song Quan, nhà vua cho nàng lấy xã ấy làm thực ấp. Nàng cùng với dân chúng xây dựng trang trại, làm cho ấp ấy trở nên thịnh vượng an khang.
Một hôm, Thiều Hoa lững thững đi dạo chơi quanh cánh đồng làng. Tự nhiên có một cơn dông nổi lên dữ dội, mưa lớn ngập trời. Khi tạnh ráo, dân làng đi tìm nàng thì nàng đã hóa. Mọi người vội vàng tâu trình lên với vua Trưng. Nhà vua hạ lệnh cho dân lập đền thờ, phong tặng bà Thiều Hoa Công Chúa.
Trang Song Quan ngày nay là xã Thiều Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú. Miếu thờ Thiều Hoa công chúa dựng bên sông. Trên bàn thờ có bày một cái mủng sơn son thiếp vàng, trong có vài vụn giẻ rách là để nhớ lại những ngày hàn vi thiếu thốn của nàng Thiều Hoa. Hội làng kỹ niệm người nữ anh hùng này thường có tổ chức đánh phết rất tưng bừng náo nhiệt. Vì Thế mà nay ta có thành ngữ: vui ra phết! (Đánh phết là cách chơi trong đó dân làng chia làm hai giáp, tung một quả phết, giáp nào cướp được thì có thưởng).
Các triều đại về sau đều có sắc phong tặng cho công chúa Thiều Hoa. Đời nhà Trần, nhà Hậu Lê, phong nàng đến tước đại vương.
PHẬT NGUYỆT CÔNG CHÚA
Vùng đất ven bờ sông Thao bấy giờ có gia đình ông Đinh Văn Bôn và bà Phi Thị Vang sanh được một nàng con gái, đạt tên là Phật Nguyệt. Trước khi có thai, bà Vang đã mộng thấy có thần cho bà một cành hoa. Ông bà vui mừng, tin chắc là con gái sau này sẽ nên người xứng đáng.
Nhưng Khi Phật Nguyệt 15 tuổi thì cha mẹ mất cả. Nàng sống một mình, được bà con chú bác giúp đỡ. Tuy thế, nhân dân chịu đang cơ cực dưới ách đô hộ của nhà Hán. Nhà ai cũng bị bóc lột hành hạ, chẳng lấy gì cho no đủ tươi vui. Phật Nguyệt càng lớn càng thấy rõ sự tàn bạo của kẻ thù. Nàng quyết tâm tìm cách cứu dân cứu nước. Gặp gỡ bà con thôn xóm, nàng thường tỉ tê câu chuyện diệt thù. Dần dần ai cũng thấy rõ chí nguyện người con gái anh hùng này nên cảm phục, cùng xin tề tựu bên nàng. cả nhừng người nơi xa cũng tìm đến nàng Phật Nguyệt.
Phật Nguyệt không những tỏ ra là người có chí, lại có cả tài. Ờ gần bên sông Thao, nàng biết khai thác khả năng của mọi người, khuyến khích họ luyện tập thành thạo trên sông nước. Đội nghĩa quân dưới sự chỉ huy của nàng Phật Nguyệt đã thành một đội thuỷ binh. Nghe tin bà Trưng dựng cờ ở Mê Linh, Phật Nguyệt đem bản bộ đến qui thuận. Bà Trưng cũng giao cho nàng lĩnh quân thủy để chống với Tô Định ở vùng thượng sông Thao.
Khi quân ta toàn thắng, Trưng Vương lên ngôi, phong nàng là Phật Nguyệt Công Chúa. Nàng vẫn đuợc giao việc kinh lý sông Thao, dựng đồn trại, luyện tập thủy quân. Nàng chọn làng Yển để mở bến, mở chợ, lập đồn Gò Voi ở trang Thanh Cù và đào một con ngòi, đặt tên là ngòi Cái để tiện việc giao thông.
Trong cuộc tấn công sau này của Mã Viện, tên phó tướng Lưu Long đem thủy quân xuôi sông Thao, tiến về Bạch Hạc, đã gặp sức chống trả dữ dội của đội thủy binh do nàng Phật Nguyệt chỉ huy. Hắn chật vật mãi không sao thắng nổi, phải dốc một lực lượng lớn và lập kế phục binh, mới phá được đồn thủy của quân ta. Phật Nguyệt thất thế, phải vỡ vòng vây, rút khỏi đại đồn. Giặc thừa cơ đuổi theo. Nàng phóng ngựa chạy theo mạn sông, định tìm cách sang bờ bên kia, thì bổng dưng có phù kiều nổi lên, đón nàng biến mất. Lúc đó vào ngày 10 tháng chạp. Ngày nay tại các xã Thanh Vân, Phương Lĩnh đều lập đền thờ, lấy ngày ấy làm ngày lễ tế vị nữ thần ở sông Thao anh dũng.
Trích trong “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc
___ ooOoo ___
Trưng Nữ Vương (thơ)
Xuân Mai