Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Văn học trào phúng


Sự phát triển của văn học trào phúng trong dòng chảy lịch sử văn học Việt Nam

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp bên cạnh việc khiến Việt Nam chịu nhiều tổn thất và đau thương, cuộc chiến này đã giúp nhiều thế hệ văn sĩ Việt Nam tiếp cận đến ánh sáng của văn minh phương Tây, trong đó phải kể đến phong trào văn học trào phúng. Vậy văn học trào phúng là gì?

Định nghĩa văn học trào phúng 

Văn học trào phúng (Satire literature) là từ mượn tiếng Hán, có nghĩa là phong trào văn học dùng tiếng cười để đả kích, châm biếm những thói hư tật xấu, hủ tục và những điều lạc hậu trong cuộc sống.

Để tìm hiểu kỹ hơn về văn học trào phúng là gì, trong văn học đại từ điển của Trung Quốc, văn học trào phúng được gọi là tiểu thuyết phúng thích, “sử dụng thủ pháp châm biếm, phơi bày những căn bệnh của xã hội và những hiện tượng phản động, hủ bại, tiêu cực, lạc hậu trong đời sống. Ngôn ngữ cay độc, vận dụng nhiều thủ pháp khoa trương làm nổi bật những chỗ bỉ lậu, đáng ghét, đáng cười của những sự vật bị châm biếm với mục đích giễu cợt và đả kích”.

Như vậy, cách hành văn của văn học trào phúng, không chỉ là sự kết hợp giữa thủ pháp châm biếm (phúng), đó còn là nơi tác giả tạo ra tiếng cười châm biếm, mỉa mai (trào), tạo nên một tác phẩm sâu cay nói về cuộc sống.

(tranh minh họa truyện Lợn Cưới Áo Mới, vốn có thể xem là nguồn gốc của văn học trào phúng)

Ở phương Đông, văn học trào phúng không phải là một thể loại được người đọc ưa chuộng, thậm chí có đôi lúc văn học trào phúng còn bị xem là những tác phẩm dành cho tầng lớp hạ lưu. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi nghiên cứu tiểu thuyết phúng thích đã loại bỏ yếu tố gây cười ra, khiến cho chúng ta không hiểu văn học trào phúng là gì, bởi yếu tố gây cười gắn liền với những mẩu chuyện cười dân gian được lưu truyền trong tầng lớp nhân dân, không phù hợp với những người có địa vị cao. Chính vì quá đề cao phong cách văn chương tao nhã, lấy trung hậu làm gốc, nhà nho Việt Nam nhìn chung không tán thành việc cười cợt, mỉa mai, dù là với mục đích phê phán chính trị, xã hội. Do đó, văn học trào phúng bị gạt ra khỏi dòng chảy của văn học trung đại.

Xem thêm: Sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam

Ngược lại, ở châu Âu và châu Mỹ, văn học trào phúng lại rất được lòng giới thượng lưu, bởi sự tinh tế, hài hước và lối hành văn cuốn hút của những cuốn tiểu thuyết, đã giúp người đọc khám phá ra thế giới giả tạo, thối nát của xã hội thượng lưu thời bấy giờ, từ đó nhận thấy đâu mới chính là giá trị tinh thần mà họ nên hướng đến. Sự hội nhập Đông Tây thông qua hình thức xâm lược đã giúp chúng ta có một cái nhìn nhận đúng đắn hơn về giá trị của văn học trào phúng là gì.

Xem thêm: Văn học nghệ thuật

Hoàn cảnh ra đời của văn học trào phúng 

Ở Việt Nam, nhìn chung văn học trào phúng đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống tinh thần của người nông dân, với thể loại truyện cười dân gian, mang đến những tiếng cười sâu cay từ những tình huống tréo ngoe, từ đó lật tẩy bộ mặt tham quyền, độc ác và đời sống phong kiến mục nát có nhiều điều bất bình.

Sang đến thế kỷ XV, văn học chữ Nôm ra đời kéo theo sự ra đời của thể thơ lục bát, người bình dân ở các làng quê phương Bắc đã bắt đầu dùng thể thơ này để phổ vào những lời răn tiếng chửi hằng ngày, đem lại tiếng cười ý nhị cho người nghe.

Xem thêm: Thơ Lục Bát

Văn học trào phúng ra đời chính thức được xem là sau năm 1897, khi xã hội Việt Nam có những sự thay đổi lớn: sự mâu thuẫn giữa cái phong kiến và cái mới lạ, đương thời xung đột với nhau, và văn chương dần mở rộng phạm vi, trở thành món ăn quen thuộc của người dân nghèo. Đồng thời dưới sự ra đời của Đảng, văn học trào phúng Việt Nam bắt đầu phát triển rực rỡ, thôi thúc người dân tiến thân vào cuộc kháng chiến chống thực dân.

Khi này, những người tri thức đã dần hiểu văn học trào phúng là gì, cùng với ngòi bút châm biếm sẵn có, họ trở thành những người ngoài vòng pháp luật, thản nhiên cười đùa chế giễu bộ máy quan liêu mục ruỗng, có khi là cả chính quyền Sài Gòn nữa!

(Nhiều tác phẩm văn học trào phúng đã được dựng thành kịch để dễ tiếp cận khán giả)

Những con người ở tầng lớp tri thức đã dùng ngòi bút của mình, nói lên tình yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết,… trong số đó, có những nhà văn dùng văn học trào phúng, lấy tiếng cười để an ủi, nhưng cũng là để châm biếm sự thối nát của xã hội.

Nhân vật chính trong tác phẩm văn học trào phúng

Vậy nhân vật trong các tác phẩm văn học trào phúng là gì? Nhân vật chính xuất hiện thường nằm trong 2 dạng: nhân vật châm biếm hoặc nhân vật bị châm biếm. Đối với các thể loại truyện dài, tiểu thuyết, nhân vật châm biếm lại nổi tiếng hơn cả. Họ là những con người thông minh, lanh lợi bị đặt vào một xã hội dốt nát, suy đồi. Chính sự bất cân xứng đó đã giúp tác giả tạo ra tiếng cười trào phúng, châm biếm sâu cay.

Đối với văn học trào phúng Việt Nam, nhân vật chính trong tác phẩm văn học trào phúng là những người nông dân đói nghèo, phải sống lay lắt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Họ là hình tượng đại diện cho người Việt Nam: chân chất, hiền lương, kiên trì lam lũ… nhưng lại bị đặt vào một xã hội mục nát, nơi đồng tiền làm con người biến chất, số phận éo le. Tình cảnh trong truyện cũng chính là tình cảnh chung của nông dân cả nước, chính vì vậy văn học trào phúng Việt Nam được lòng người đọc, thu hút sự chú ý của đông đảo người Việt Nam.

Các tác giả văn học trào phúng nổi tiếng ở Việt Nam

Vũ Trọng Phụng

Nếu nói đến đại diện tiêu biểu của văn học trào phúng là gì, thì Vũ Trọng Phụng chính là nhà văn nổi tiếng nhất trong phong cách sáng tác này. Không chỉ là một nhà báo, ông còn là một nhà văn, chuyên viết những cuốn tiểu thuyết vạch trần xã hội thượng lưu thối nát, vạch trần chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời hóm hỉnh châm biếm cuộc tranh đấu giữa cái cũ (phong kiến) và cái mới (trào lưu phương Tây).

Với Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng vạch trần những thói hư tật xấu của con người, châm biếm sâu cay sự xung đột giữa cái cũ và cái mới: những con người muốn theo Tây (thể hiện qua lối sống phóng túng, khi dễ luật lệ) lại bị đặt vào xã hội còn quá khắt khe, giáo điều hủ tục, nên hành vi của họ không hề tự nhiên, những cuộc đối thoại sáo rỗng, nhằm phô bày cái ngu dốt đã được Vũ Trọng Phụng dựng lên trong xã hội đương thời của Số Đỏ.

Nam Cao

Khác với phong cách văn học trào phúng kiểu tả thực như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao xây dựng cốt truyện của mình theo hướng trữ tình, điểm thêm tiếng cười trào phúng để phê phán, châm biếm sự thanh cao giả tạo của con người. Họ thèm khát những dục vọng tầm thường, nhưng lại quá hèn hạ để thừa nhận chúng, trái lại còn che đậy một cách dở dang. Đấy là điểm gây cười trong văn học trào phúng của Nam Cao.

(Tiếng khóc của Chí Phèo được xem là nỗi đau tột cùng của một con người bất lực, muốn quay đầu nhưng chẳng còn cơ hội nào nữa)

Tuy nhiên, với Nam Cao, tính nghệ thuật sân khấu nội tâm, sự giằng xé trong lòng con người đã tạo nên tiếng cười trào phúng khác hẳn Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan. Ở đó, tiếng cười trào phúng chua chát, bi thảm của nhân vật như tự cười chính mình, cười cho cái sự hèn hạ của bản thân vậy.

Nguyễn Công Hoan

Như một bước tiếp nối của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Nguyễn Công Hoan cũng nhìn đời như một trò đùa. Ông cười cợt và châm biếm thói me Tây lố lăng, xã hội Tây nửa vời kệch cỡm đang diễn ra ở Việt Nam đương thời: Tây Tàu lẫn lộn. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta mới thấm cái dửng dưng của văn học trào phúng là gì.

Không giống như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan khi viết truyện ngắn cũng đem xung đột thế hệ giữa phong kiến và hiện đại làm chủ đề chính của văn học trào phúng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông, Nguyễn Công Hoan lại phê phán sự lên ngôi của 1 lối sống mới, coi trọng ý chí cá nhân hơn gia đình của mình. Bên cạnh đó, truyện ngắn trào phúng của ông cũng lợi dụng tình cảnh rối ren của cả nước, để từ đó tố cáo sự kệch cỡm của những phong trào nửa mùa, những sự mục nát của chế độ nửa phong kiến.

Nguồn: Twinkl


Click to listen highlighted text!