Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Khái Quát Đặc Tính Của Các Nền Giáo Dục


1. Giáo dục Tây phương:

hình mình họa

Hình thành qua nhiều giai đoạn, được bổ khuyết nhiều thời kỳ tiến hóa của nền văn minh. Nền giáo dục Tây phương luôn có sự chiếu rọi của niềm tin tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo với các tiêu chí căn bản sau đây:

Nhân Bản: gồm có lòng bác ái và sự tự trọng.
Nhân Quyền: sự tự do học hỏi không bị bó buộc.
Sáng Tạo: luôn tìm tòi phát huy những điều mới.
Khoa Học: dựa trên tinh thần khoa học trong mọi lĩnh vực.
Độc Lập: tự chủ trong suy nghĩ và học tập tìm hiểu.

Nền giáo dục Tây Phương đặt con người làm chủ thể. Như phương pháp giáo dục của Redgio Emilia: “coi trọng khả năng tự học và khám phá của trẻ con”. Thầy giáo chỉ là người hướng dẫn và khích lệ tinh thần, truyền cảm hứng và thầy giáo không phải là người chỉ đạo hay kiểm soát. Phương pháp này áp dụng 5 năm đầu đời của trẻ con.

Với Triết gia Rudolf Steiner (1861- 1925): Con người là một thực thể ba phần: Tinh thần, Linh hồn và Thể xác. Ông cho rằng: “… nhu cầu tưởng tượng, cảm giác chân thật và cảm giác trách nhiệm. Đây chính là cốt lõi của giáo dục …”

John Dewey (1859-1952) – nhà triết học, tâm lý học, nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Ông là người đầu tiên phát triển Triết học, chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng. Các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới nền giáo dục và cải cách xã hội: “…tính đạo đức thật sự thông qua sự khám phá, lòng biết ơn, sự tôn kính và tình yêu dành cho thế giới…”

Với Triết gia Rudolf Steiner (1861- 1925): Con người là một thực thể ba phần: Tinh thần, Linh hồn và Thể xác. Ông cho rằng: “… nhu cầu tưởng tượng, cảm giác chân thật và cảm giác trách nhiệm. Đây chính là cốt lõi của giáo dục …”

John Dewey (1859-1952) – nhà triết học, tâm lý học, nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Ông là người đầu tiên phát triển Triết học, chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng. Các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới nền giáo dục và cải cách xã hội: “…tính đạo đức thật sự thông qua sự khám phá, lòng biết ơn, sự tôn kính và tình yêu dành cho thế giới…”

Maria Montessori (1870 -1952) – Nhà trị liệu, nhà giáo dục người Ý: chia con người ra 4 giai đoạn; giai đoạn 1 den 3 giáo dục từ 1 tuổi đến 24 tuổi, giai đoạn 4 là kết quả của ba giai đoạn đầu cộng lại và chủ trương” nuôi dưỡng con người tự do, đặt nặng đến môi trường mầm non theo xu hướng của nhân loại”

Hunan Lendencies: “ sau thời kỳ Thế Chiến: Maria Montercrscri mở lớp học Hòa Bình …”

Đặc tính chung của nền giáo dục Tây Phương: đặt trọng tâm vào con người, tính độc lập tự chủ, sự tự do học thuật và sáng tạo, tính Bác ái và trách nhiệm trước xã hội.

2. Giáo dục Đông phương:

hình mình họa

Nền giáo dục Đông Phương hình thành trên khoảng 5.000 năm. Thuộc về các nước Đông Nam Á hay Á Châu nói chung như : Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Miến Điện, Philippines và Kambodia. Một phần dựa vào thần giáo như: Nhật Bản, Malaysia, Indonesia nhưng đại đa số dân cư lớn nhất ở khu vực này như: Trung Quốc, Việt Nam, Korea có nền giáo dục dựa trên Đạo giáo: Khổng, Nho, Phật.

Nền giáo dục Phương Đông đặt gia đình làm trọng tâm (Tiên gia, Hậu quốc). Lấy căn bản đạo Khổng, Nho để làm tiêu chuẩn giáo dục. Nhân,Lễ, Nghĩa, Trí,Tín (gọi là Ngũ Thường). Sự quan hệ đặt trên giềng mối Tam Cương: Quân, Sư, Phụ (vua, thầy, cha)

Về giới tính: “nam nữ thọ thọ bất than” (giữ khoảng cách giới tính), “thập nữ viết vô, nhất nam viết hữu” (người phụ nữ không được xem trọng), thậm chí bé gái không được đến trường (200 năm trước đây). Nam, nữ không được bình đẳng, người phụ nữ không được có mặt trong chính quyền và các cơ quan mà chỉ là vai phụ trong gia đình.

Người phụ nữ trong nền giáo dục Đông Phương hoàn toàn không có tự do mà chỉ biết phục tùng với quy luật của Khổng giáo như: “Tam Tòng” (còn trẻ theo cha, lấy chồng phục vụ chồng và chồng chết phục vụ con), “Tứ Đức” (Công, Dung, Ngôn, Hạnh), khéo tay làm việc khâu vá, bếp núc, giữ gìn ngoại hình, ăn nói khiêm tốn và luyện tập hạnh kiểm. Về con trai thì ngược lại: được đến trường học và mục đích học để ra làm quan. Trường học không được phổ biến, chỉ có triều đình con quan lại mới được đến trường học, còn lại là học tại nhà tư nhân (thầy giáo làng).

Không có hệ thống giáo dục phổ quát, chỉ có hệ thống thi cử ở Trung ương duy nhất. Việc học đa số là chú trọng về thơ, văn cổ, các tập tục văn hóa truyền đời cho nên kết quả là học sinh tốt nghiệp chỉ biết giỏi về văn chương, thi phú và ra làm quan. Văn hay chữ tốt đạo Khổng, Nho chủ trương “văn dĩ tải đạo, thuật nhi bất tác” (văn chương phải có đạo đức và học sau làm vậy không có phát huy tự sáng tác). Phần lớn con người trong nền giáo dục Đông Phương bị ràng buộc trong các giềng mối khuôn khổ của gia đình, xã hội thiếu sự tự do tự chủ nên không có được sự phát huy tự thân mà chỉ quanh quẩn đối nhân xử thế trong gia đình và xã hội.

3. Giáo dục cộng sản:

hình mình họa

Karl H. Marx (1818 -1883) một người Đức gốc Do Thái đồng hành với Friedrich Engels (1820- 1895) là hai nhà triết học, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị. Cả hai là người sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản vào thế kỷ 19. Họ là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế Cộng sản. Chủ trương quan niệm rằng: lịch sử từ xưa đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong tuyên ngôn Cộng sản: Marx-Engels kêu gọi việc dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành,

Viladimir Lenin (1870 – 1924) người tiếp nối chủ thuyết cộng sản của Marx-Engels, đã áp dụng lý thuyết Cộng sản thành hành động bởi cuộc cách mạng 1917 tại Nga. Nền giáo dục Cộng sản ra đời với Ý niệm về con người là con vật của kinh tế. Lênin cho rằng: “những thằng ngốc có ích”. Mao Trạch Đông lý luận rằng: “trí thức không bằng cục phân”. Nền giáo dục cộng sản chủ trương: “Vô Tổ quốc, Vô gia đình, Vô tôn giáo” và Karl Marx nói “tôn giáo là thuốc phiện”.

Việc giáo dục con người được đào tạo từ lúc bé thơ (gọi là trồng người). Phủ nhận vai trò chủ thể của cá nhân, đặt tập thể trên hết. Phủ nhận biên giới quốc gia dân tộc (gọi là thế giới đại đồng). Phủ nhận sự độc lập suy nghĩ (phải theo chủ trương của đảng). Phủ nhận sự tự do sáng tạo (phải theo hướng dẫn của Đảng).

Nền giáo dục Cộng sản phát huy tỉnh đấu tranh toàn diện. Phủ nhận tính nhân bản, cá nhân không có chỗ đứng. Chỉ có duy nhất đường hướng giáo dục của Đảng là sánh suốt. Chỉ có lãnh tụ Cộng sản là tuyệt đối đúng. Về lịch sử – học sinh chỉ biết lịch sử của đảng Cộng sản. Về xã hội chỉ có xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục cộng sản chủ trương Hồng hơn Chuyên (*). Tất cả được xuyên suốt trong Xã – Hội – Cộng – Sản bởi một nền giáo dục duy nhất: giáo dục xã hội chủ nghĩa (cộng sản).

(*) – Hồng hơn Chuyên: (chữ xử dụng riêng của người Cộng Sản) “Hồng” là từ để chỉ một người hiểu sâu về chính trị, mang đặc tính của chủ nghĩa cộng sản. “Chuyên” là chuyên môn về một ngành nghề nào đó. Ý là cần hiểu và thực thi Chủ Nghĩa Cộng Sản, không cần chuyên môn – (TNĐ)

Hồ Tùng
Thành viên NTHF


Click to listen highlighted text!