Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Nguồn gốc, các quy luật của thể thơ lục bát


Nội dung chính của bài viết:
1. Thơ lục bát
2. Nguồn gốc của thơ lục bát
3. Các quy tắc làm thơ lục bát
    a. Quy tắc Bằng-Trắc
    b. Quy tắc gieo vần
    c. Quy tắc ngắt nhịp thơ
4. Một số ví dụ ngoại lệ tiêu biểu

Thơ lục bát là gì?

Thể thơ lục bát là thể thơ 6 8 gồm 2 câu thơ tiếp nối nhau, với 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ, liên tục như thế cho đến khi tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh. Cũng như các thể thơ khác, thơ lục bát hay thể thơ 6 8 cũng có quy tắc gieo vần giữa các cặp câu, tạo nên một sự kết nối chặt chẽ giữa các cặp thơ, khiến bài thơ mạch lạc, trôi chảy.

Thể thơ 6 8 này cũng không giới hạn số câu xuất hiện trong bài, khiến cho nó trở thành một thể thơ linh hoạt, có tính ứng dụng cao, được sử dụng để kể chuyện, miêu tả hoặc áp dụng vào những bài hát, bài ru.

Thể thơ lục bát có nguồn gốc từ đâu?

Là một thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam, nguồn gốc của thể thơ lục bát là gì thì chưa rõ, nhưng được cho là xuất phát từ những lời nói dân dã, xuất hiện trong đời sống của con người từ rất lâu dưới hình thức của ca dao tục ngữ rồi được lưu truyền bằng chữ viết vào thế kỷ XV. Sau này khi văn học chữ Nôm thịnh thế, người đời bèn phổ lời ca dân dã vào con chữ rồi lưu trữ chúng.

Bằng cách nói ví von, vần điệu của người Việt cổ tại miền Bắc, nguồn gốc của thơ lục bát là các câu ca dao có ẩn chứa những lời răn đe, dạy dỗ giáo dục, hoặc là một sự quan sát về thời cuộc, nhằm truyền lại kinh nghiệm, kinh nghiệm cho thế hệ người trẻ. Kết hợp với tiếng Việt, vốn có độ chuyển âm dứt khoát, thơ lục bát lại càng dễ dàng sử dụng, kết hợp với cuộc sống dung dị của người nông dân, tạo thành những cặp thơ đối ngẫu vô cùng sáng tạo, trước cả khi chúng ta biết thơ lục bát là gì.

Cho đến khi có sự xuất hiện của chữ viết, thể thơ lục bát mới bắt đầu thoát ly trở thành một thể thơ mang tính lưu truyền, được sử dụng rộng rãi trong đại chúng. Cũng từ đây mà các cách gieo vần thơ lục bát mới được phổ cập dần, dựa trên thói quen của con người khi gieo vần để trở thành một thể thơ, thay vì một lối nói thông dụng.

Từ khi lờ mờ nhận ra quy luật của thể thơ lục bát là gì, người Việt cổ đã kết hợp với 6 thanh âm lên xuống nhịp nhàng trong tiếng Việt, từ đó thơ lục bát đã nhanh chóng chiếm được trái tim của người đọc bằng khả năng tạo hình của ngôn từ, sáng tạo không gian không thua kém văn xuôi. Về sau, thơ lục bát cùng lối nói sâu cay đã phát triển thành phong trào văn học trào phúng, đem lại tiếng cười châm biếm chua chát về một xã hội hỗn loạn đầu thế kỷ XX.

Xem thêm: Văn học trào phúng

Sự sáng tạo không giới hạn trong thể thơ lục bát tạo nên một kho tàng thơ ca sở hữu đề tài phong phú, đa dạng từ thiên nhiên, con người, động vật, cha mẹ, tình yêu.. cho đến tình anh em, kinh nghiệm gieo cấy vụ mùa… Tất cả đều được đưa vào thơ lục bát.

Một trong những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng của người Việt đó là tập thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy cảm hứng từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân từ Trung Quốc. Với khả năng sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã biến một tác phẩm văn xuôi thành một tập thơ lục bát, với 3254 câu phác họa nên một bản sắc văn hóa Việt Nam vô cùng rực rỡ. Bên cạnh đó, tác phẩm Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu chắp bút, kể về cuộc đời của một chàng trai cương trực, cũng được xếp vào hàng những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng của người Việt.

Quy tắc và cách gieo vần thơ lục bát

Vậy các quy tắc để làm thơ lục bát là gì?
Cách gieo vần thơ lục bát chỉ với 3 quy tắc, nhằm bảo đảm sự nhịp nhàng và mềm mại của vần thơ.

  • Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8
  • Quy tắc Bằng-Trắc
  • Quy tắc ngắt nhịp trong câu thơ
  • 1. Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6 8

    Quy tắc gieo vần thơ lục bát, hay thể thơ 6 8 này thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.

    Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:

    “Đầu lòng hai ả tố nga,
    Thúy Kiều là chị em  Thúy Vân
    Mai cốt cách tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

    Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ ngắn, cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ ngắn chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ liên kết với nhau là ổn.

    Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…

    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…

    2. Quy tắc Bằng Trắc

    Cách gieo vần thơ lục bát còn được thể hiện thông qua quy tắc Bằng Trắc. Vậy quy tắc bằng trắc trong thể thơ lục bát là gì? Đây là một quy tắc được dùng để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các thanh âm trong tiếng Việt khi tạo thành câu thơ. Trong 6 thanh âm của tiếng Việt, thanh ngang (không có dấu) và thanh huyền (dấu huyền) sẽ là Bằng, còn thanh sắc (dấu sắc), thanh hỏi (dấu hỏi), thanh ngã (dấu ngã) và thanh nặng (dấu nặng) sẽ là Trắc.

    Quy tắc Bằng Trắc hiểu đơn giản là sự luân phiên của âm Bằng-Trắc trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và 2,4,6,8 của câu thơ 8. Để hiểu quy tắc bằng trắc trong thơ lục bát là gì, bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được tự do sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.

    Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 5-Bằng

    Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 6-Bằng-Tiếng 7-Bằng.

    Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.

    Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:

    Vân Tiên ghé lại bên đàng
    Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông .
    Kêu rằng:”bớ đảng hung đồ
    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.

    Một sự thật thú vị rằng quy tắc Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát viết từ ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng lục bát sẽ tuân thủ được quy luật Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao lục bát dưới đây:

    Thừa tiền thì đem mà cho
    Đừng dại xem bói rước lo vào mình

    Thân em như cánh hoa hồng
    Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô

    3. Quy tắc ngắt nhịp thơ

    Là thể thơ có số câu là số chẵn, thể thơ lục bát có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại, bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu 8. Vậy điểm khác biệt giữa các thể thơ khác và thể thơ lục bát là gì? Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp, thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài vè, bài ru.

    Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.

    Trước lầuNgưng Bíchkhóa xuân
    Vẻ non xa/ tấm trăng gầnở chung
    Bốn bềbát ngátxa trông,
    Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia
    Bẽ bàngmây sớmđèn khuya,
    Nửa tình nửa cảnhnhư chia tấm lòng.”

    Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo ra sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:

    Trẻ em/như búp/trên cành
    Biết ăn ngủ/biết học hành/là ngoan

    Những ngoại lệ tiêu biểu

    Ngoại lệ trong thể thơ lục bát là gì? Là một thể thơ có nhiều quy luật, kết hợp với lối nói vần điệu của người Việt, có khá nhiều tác phẩm ca dao lục bát không tuân thủ theo cách gieo vần thơ lục bát, tuy nhiên chúng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để tạo thành thể thơ lục bát. Bên cạnh việc phạm vào một trong 3 quy tắc kể trên, nhiều nhất là không tuân thủ quy tắc Bằng Trắc, vẫn có nhiều hiện tượng xuất hiện trong thơ lục bát được xem là ngoại lệ, như việc có nhiều hơn sáu hoặc tám tiếng trong mỗi câu. Điều này càng làm số lượng bài thơ lục bát phong phú hơn, mang lại nhiều màu sắc mới cho thể thơ truyền thống của dân tộc.

    Sau đây là đoạn thơ lục bát tiêu biểu được xem là ngoại lệ, với số tiếng vượt quá quy tắc của thơ lục bát:

    “Thân em như chẽn lúa đòng đòng
    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

    Nguồn: Twinkl


    Click to listen highlighted text!