Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Kỷ niệm ngày Yên Bái 17.06.2008


Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Ông sáng lập, chỉ huy, và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp, giành lại chủ quyền và xây dựng một thể chế dân chủ cho Việt Nam. Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên toàn cõi Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Hoc

Nguyễn Thị Giang (1909-1930)
Trách nhiệm
– Tuyên truyền & Liên lạc.
– Tổ chức Binh đoàn Yên Bái.
– Chỉ huy mặt trận tỉnh Bắc Ninh trong cuộc Tổng Khởi Nghĩa.
Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền Hùng Vương ngày nào.
“Bây giờ hết kiếp thơ đào,
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây”
(trích Thư Tuyệt Mệnh 2)

Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930, nhằm ngày 22 tháng 5 năm Canh Ngọ…

Nguyễn Thị Bắc (19xx-19xx)
“Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
Đất nhả tinh hoa
trời treo băng tuyết
Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi
Thân khuê các mà can trường khí tiết” (*)

Lịch sử đấu tranh cận đại cho tự do dân chủ của nước nhà đã khắc ghi truyền thống anh hùng bất khuất của người phụ nữ Việt qua hình ảnh Nguyễn Thị Bắc, Lê Thị Thành, Nguyễn Thị Vân, Đỗ Thị Tâm, Nguyễn Thị Giang, v.v… Sự hy sinh tuổi thanh xuân cho dân tộc của các cô sẽ mãi là niềm hãnh diện của phụ nữ VN…
(*) Phan Bội Châu

Bùi Tử Toàn (1893-1930)
Đơn vị: Binh đoàn Yên Bái.
Nghề nghiệp: Nông dân.
Quán làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Là một trong 13 vị anh hùng VNQDĐ bước lên pháp trường Yên Bái ngày 17.6.1930

Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sỹ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi…

Hồ Văn Mịch (19xx-1932)
Sáng lập viên, lãnh tụ VNQDĐ.
Nguyên quán: làng Đồng Hỷ, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Dáng người nhỏ nhắn, thông minh, tính tình qủa quyết. Xuất thân làm giáo học, sau đó theo học lớp Cao đẳng Sư phạm. Bị kết án 10 năm và đày ra Côn Đảo sau vụ ám sát Bazin tháng 2 năm 1929. Ông bị lao phổi và qua đời tại Côn Đảo ngày mồng 8 tháng 4 năm 1932. Mọi người có dựng cho ông một tấm bia.

Phan Bội Châu (1867-1940)
Danh Dự Chủ Tịch VNQDĐ
“Tôi tuy già yếu thật, nhưng nếu còn có thểgiúp ích được việc gì cho Tổ quốc, thì tôi
nguyện đem hết sức mình phục tòng mệnh
lệnh của Đảng.”

Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành…

Lê Hữu Cảnh (1895-1931)
Ông là linh hồn của VNQDĐ sau khi hầu hết các lãnh tụ bị bắt và giết.
Sinh quán: xã Thịnh Quang, tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông.
Tôn giáo: Công giáo.
Rất thông minh và gan dạ. Theo học tại trường Giòng Hà Nội. Sau khi đi lính mộ của Pháp về, ông làm việc tại công xưởng Hỏa Xa. Song thân làm nghề thương mãi về đồ gốm tại số nhà 51 phố hàng Mắm Hà Nội.
Ngày bị Pháp hành hình: 23 tháng 6 năm 1931.
Địa điểm bị Pháp hành hình: trước cổng ngục thất Hỏa Lò Hà Nội…
Ông là linh hồn của VNQDĐ sau khi hầu hết các lãnh tụ đã bị bắt hoặc bị giết.

Đoàn Trần Nghiệp (1908-1930)
Tên khác: Đặng Trần Nghiệp.
Bí danh: Doãn, Sĩ Hiệp.
Biệt danh: Ký Con.
Sinh quán: phố Hàng Sơn, Hà Nội.
Quê quán: làng Khúc Thủy, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Dáng người nhỏ bé như thư sinh, nước da trắng mịn, khuôn mặt trái xoan, cặp mắt sáng có vẻ mơ màng, đôi môi đỏ mọng như son lúc nào trông cũng như mỉm cười. Ngày 5-8-1930, Đoàn Trần Nghiệp bị kết án tử hình. Cuối năm 1930, ông bước lên máy chém với thái độ bình thản, cặp mắt sáng thản nhiên nhìn kẻ thù, mỉm cười…

Sư Trạch (19xx -1936)
Nhà tu, giỏi võ, cận vệ của Nguyễn Thái Học.
1936: Tự sát trongnhà lao An Nam ở Guyane.
Sư Trạch giục :
– Các anh chạy trước, để tôi chặn chúng nó !
Sư Trạch vừa dứt câu thì mấy phát súng nổ vang, đạn bay vèo tới. Cả Nguyễn Thái Học và Sư Trạch đều bị thương, đạn ghim vào bắp chân, ngã quị xuống. Bọn tuần phu xông lại, năm đứa vây quanh…

Nhà lao An Nam ở Guyane
Danh Đức – Phóng viên báo Tuổi Trẻ
NTHF: Sau khi cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái (1930) thất bại, 525 đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng bị bắt và bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp. Họ bị giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Mới đây, phóng viên Danh Đức báo Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà lao này. Loạt bài của ông đã gây nên sự xúc động cho cả nước, bạn đọc viết:
“Tuổi trẻ ơi ! Tôi quá xúc động ! Tôi đang khóc! Khóc thật nhiều khi đọc loạt
bài của phóng viên Danh Đức viết về Nhà lao An Nam ở Guyane”
“Làm cho thế hệ trẻ chúng tôi luôn ghi sâu trong lòng những hy sinh lớn lao của các vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng làm cho tôi cảm thấy bớt đi nỗi hổ thẹn trong lòng khi những hy sinh của các vị anh hùng như thế mà đến giờ thế hệ cháu con mới biết”…

Nguyễn Như Liên (1910-1930)
Là một trong 13 vị anh hùng VNQDĐ bước lên pháp trường Yên Bái ngày 17.6.1930
“Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sỹ Việt hiên ngang”

Bí danh Ngọc Tỉnh.
20 tuổi.
Sinh viên.
Quán làng Cao Mại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đỗ Thị Tâm (19xx-1930)
Tên thật là Phạm Thị Hào.
Thân phụ là ông Ba Đỗ, và là cháu cụ Cử Chi.
Nguyên quán làng Thịnh Hào, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Bi bắt cùng với Hoàng Đình Gị, Hoàng Đình Vỹ, Nguyễn Thị Vân, và Trần Xuân Độ.
Sau khi bị bắt và tra tấn, cô dùng vải yếm lụa nhét vào cuống họng tự sát ngày 7 tháng 9 năm 1930 tại Hà Nội…

Lăng Mộ Yên Bái
Ngày nay, khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tọa lạc trong Công Viên Yên Hòa thuộc tỉnh Yên Bái (xưa: Yên Báy). Tỉnh lỵ nằm dọc theo sông Hồng, phiá Tây Bắc của Hà Nội, và cách thành phố này 150 Km…

Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930)
Lãnh tụ VNQDĐ.
Trên đường giải về trại giam, ông nhảy xuống sông trầm mình tự tử, nhưng lại bị quân Pháp vớt lên và đem về giam ông tại Hưng Hóa.
Tại đây, ngày 11 tháng 2 năm 1930, ông đập đầu vào tường của trại giam tự tử để bảo toàn khí tiết, hưởng dương 49 tuổi.
Ông còn là tác giả của một số bài thơ, bài báo vận động cải cách. Tên nhà cách mạng Nguyễn Khắc Nhu được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ở một số thành phố khác…

Phó Đức Chính (1907-1930)
Phó Đức Nam
Sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
“Đại sự không thành! Chết là vinh!
Còn chống án làm chi vô ích!”

Quê ở thôn Đa Ngưu, nay thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ông là con út trong gia đình có 4 anh chị em, thân phụ của ông là cụ Duy Chân (còn có tên khác là Đức Chân, Đức Tường)…

Ngày Yên Bái 17.6.2007
Phó Đức Nam
Chuyến đi lần này tôi đã trông đợi từ lâu bởi vì không giống những chuyến đi trước, chuyến đi này có một ý nghĩa khác, thật đặc biệt. Một chuyến đi tưởng niệm một người con yêu nước, một liệt sĩ, và hơn thế nữa là chuyến đi tìm hiểu về một người con của làng Đa Ngưu, một người con của dòng họ Phó…

Đi tìm di sản
NTHF
Trong khi đi tìm di sản và phát huy tinh thần của Nguyễn Thái Học, chúng tôi đã nghĩ đến những nhân vật có liên quan đến cuộc đời ông. Qua những đóng góp và vai trò của mỗi người trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có thể khẳng định rằng là, họ đã cùng nhau thai nghén, hun đúc nên Tinh Thần Nguyễn Thái Học. Chính những con người ấy đã đi tiên phong trong việc khai mở một hình thái đấu tranh mới cho tự do và dân chủ cho Việt Nam. Thật vậy, qua hình ảnh người sinh viên quê làng Thổ Tang, trách nhiệm đối với quốc dân và viễn kiến Dân chủ hóa ba nước Đông Dương của họ vẫn được truyền tụng mãi cho đến ngày hôm nay. Vì thế, nếu phát huy Tinh Thần Nguyễn Thái Học, mà quên đi, không nhắc đến những nhân vật bên cạnh ông, thì thật là một thiếu sót lớn. Và đây là mục đích của những trang kế tiếp. Ngoài ra, khi thực hiện phần này, chúng tôi cũng hy vọng rằng, hậu duệ, thân nhân, hoặc những ai biết được ít nhiều về các nhân vật kia, sẽ giúp chúng tôi trong việc tìm kiếm dữ liệu về những con người đã làm tròn bổn phận của họ trong giai đoạn lịch sử ấy.

Ca khúc Nguyễn Thái Học (audio)
Lời: Tâm Thơ     Nhạc: Ngô Nguyên Trần
NTHF xin chân thành cảm tạ nhạc sỹ Tâm Thơ và Ngô Nguyên Trần đã gửi tặng ca khúc Nguyễn Thái Học nhân kỷ niệm ngày Yên Bái 17.6.2008.

Trang Nhạc

Click to listen highlighted text!