Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Sáng lập viên và Đảng trưởng VNQDĐ.
Thành viên Nam Đồng Thư Xã.
Ngày sinh (cần kiểm chứng): ngày 1 tháng 12 năm 1903. Âm lịch là nhằm ngày Quý Hợi (13), tháng Quý Hợi (10), năm Quý Mão.
Quê quán: làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Thân phụ: cụ Nguyễn Văn Hách.
Thân mẫu: bà Nguyễn Thị Quỳnh, hiệu Diệu Tế.
Em gái: Nguyễn Thị Hiền. Hiện giờ không biết ở đâu.
Em gái: Nguyễn Thị Ưu.
Em trai: Nguyễn Văn Nho. Bước lên máy chém trước cổng Hỏa Lò, Hà Nội, cùng với người chú Nguyễn Quang Triều, Ký Con Đoàn Trần Nghiệp và 4 người khác cuối năm 1930.
Em Trai: Nguyễn Văn Lâm. Vạch ngực cho Pháp bắn dưới cây dâu già, trong sân nhà ngày 19 tháng 11 năm 1947.
Em trai: Nguyễn Thái Nỉ. Tham gia VNQDĐ năm 1945, theo học nhiều lớp quân, chính của Đảng. Đầu năm 1948, bị tấn công phải rút sang Trung Hoa. Hiện giờ không biết ở đâu.
Cháu trai: Nguyễn Thái Tuấn – con của Nguyễn Văn Lâm. Là cháu trai độc nhất của Nguyễn Thái Học. Hiện giờ không biết ở đâu.
CẬP NHẬT
bắt đầu 12.10.2011
Một số chi tiết về đời hoạt động của Nguyễn Thái Học và Cô Giang được ghi lại trong truyện ký “Mốt tình dêm trước khởi nghĩa” viết năm 2008 của Nguyễn Tham Thiện Kế, và các bài “Mối tình bi tráng Nguyễn Thái Học – Cô Giang” và “Tủi thân không được chết vinh dưới cờ” đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị.
Theo tác giả, ông đã có dịp nói chuyện với em và cháu của Nguyễn Thái Học là Nguyễn Thái Nỉ và Nguyến Thái Tuấn khi viết truyện ký này.
– Nguyễn Thái Học sinh năm 1902. Do muốn vào học trường công Tiểu học Việt- Pháp nên khai rút đi 2 tuổi.
– Nguyễn Thái Học thuộc giòng họ “Nguyễn Hữu”.
– “Chị Nguyễn Thị Giang, Phu nhân Nguyễn Thái Học, mặt hơi rỗ hoa, nhan sắc không trăm phần vẹn trăm, nhưng duyên dáng, lịch duyệt và cả sự đường bệ, đài các như người Hà Nội gốc phố cổ. Khuôn mặt tròn, mắt to, đen thẫm và sáng, mày liễu.”
– Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị hành hình lúc 5 giờ rười sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930.
– Tuần trăng mật: trong ngôi nhà gạch năm gian trên đỉnh Phú Thượng, ngói âm dương, cửa bức bàn, tiền kẻ hậu bẩy rộng thênh nhìn hướng đông nam, giữa vùng đồi sim mua, và những cây dọc trái chua đơn lẻ tràn đầy gió trăng thượng du, bên trái là núi Nghĩa Lĩnh, bên phải núi Ba Vì xa xanh. Đặng Văn Hợp cùng người nhà dọn ở chỗ khác, cắt cử một tâm phúc phục dịch chu tất. Ông Hợp phao lên rằng, họ là vợ chồng ông chủ lớn dưới Hà Nội lên nhờ tìm người làm đại lý thu mua gom nhựa sơn, dầu dọc.
– Đêm 17 tháng 6, Cô Giang về Thổ Tang nhưng không về nhà gia đình chồng vì mật thám bao vây, cô ghé qua nhà Dì ruột của Nguyễn Thái Học, qua người Dì này cô nhắn với gia đình Nguyễn Thái Học là cô sẽ tự sát theo chồng đồng thời nhờ người Dì trao một đồng hồ quả quít có giây chuyền vàng cho gia đình Nguyễn Thái Học. Chiếc đồng hồ đã bị thất lạc, tiêu hủy, hoặc được bán đi trong thời gian cải cách ruộng đất.
– Điểm rẽ vào làng, xưa gọi là ngã ba Gốc Đề, đó là nơi Nguyễn Thị Giang tự tận. Gốc đề gãy đổ. Quán hàng của bà hàng nước chỉ còn trong trí tưởng và sách ghi. Mộ Cô Giang giờ cách nẻo đường bê tông vào Tân Tiến có mấy sải chân.
– Thi thể Nguyễn Thị Giang bị lột trần khám xét, nằm dưới gốc đề, khẩu súng văng bên cạnh. Thực dân khám xét xong không cho mặc lại quần áo, để cho ruồi nhặng bu bám ba ngày nữa. Lúc đó Nguyễn Thị Giang đang mang giọt máu của Nguyễn Thái Học được ba tháng.
– “Khi tôi năm tuổi, anh tôi thỉnh thoảng đi cùng chị Giang về nhà, chị đẹp lắm, chị mặc quần áo tân thời”, cụ Nguyễn Thái Nỉ hồi tưởng.
– “Chị Nguyễn Thị Giang, phu nhân Nguyễn Thái Học, mặt hơi rỗ hoa, nhan sắc không trăm phần vẹn trăm, nhưng duyên dáng, lịch duyệt và cả sự đường bệ, đài các như người Hà Nội gốc phố cổ. Khuôn mặt tròn, mắt to, đen thẫm và sáng, mày liễu.”
– Thư của Nguyễn Thái Học gửi ra từ Hỏa Lò:
“Một chính đảng chỉ đạo một phong trào cách mạng to lớn, nếu không có lý luận cách mạng, không có kiến thức về lịch sử, không có sự hiểu biết sâu sắc về phong trào thực tế của quần chúng, thì không thể gây lên một cuộc cách mạng sâu rộng được, mặc dù, có đau thương – và mất mát. Bố mẹ phải thông cảm cho các con. 1.2.1930”.
– Các ông Nguyễn Thái Nỉ và Nguyễn Thái Tuấn hiện đang ở căn nhà xưa.
– Ông Nguyễn Thái Nỉ qua đời ngày 30 tháng 12 năm 2011.