Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Đỗ Thị Tâm (19xx-1930)


Tên thật là Phạm Thị Hào (1).

Thân phụ là ông Ba Đỗ (chí sĩ Đỗ Văn Viêm, tức Đỗ Chấn Thiết (2)), và là cháu cụ Cử Chi.
Nguyên quán: làng Thịnh Hào, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông.

Bi bắt cùng với Hoàng Đình Gị, Hoàng Đình Vỹ, Nguyễn Thị Vân, và Trần Xuân Độ.

Sau khi bị bắt và tra tấn, cô dùng vải yếm lụa nhét vào cuống họng tự sát ngày 7 tháng 9 năm 1930 tại Hà Nội…

Ý trung nhân của Hoàng Đình Gị.
Bi bắt cùng với Hoàng Đình Gị, Hoàng Đình Vỹ, Nguyễn Thị Vân, và Trần Xuân Độ.

Sau khi bị bắt và tra tấn, cô dùng vải yếm lụa nhét vào cuống họng tự sát ngày 7 tháng 9 năm 1930 tại Hà Nội.

Chiều hôm mồng hai tháng Ba, mật thám đến vây cơ quan. Trong cơ quan lúc ấy có 5 người, 3 người con trai và 2 người con gái. Thấy họ ập vào, các đồng chí ném bom và bắn súng chống lại. Hai tên thám tử Việt Nam bị chị Tâm bắn chết! Trong khi ấy họ cũng rút súng bắn trả. Hai anh đồng chí đã bị giết. Còn thì bị bắt cả. Bao nhiêu bom, dao, súng đạn còn lại, đều bị bắt theo. Chị Tâm bị chúng lôi ra đánh rất tàn nhẫn. Chúng lột trần truồng chị, rồi nắm tóc mà quật vào tường, như chúng ta vật con chuột! Chán rồi, chúng xích tay chị lại, và cùm xuống buồng giam. Đêm ấy, chị đã nuốt cái giải yếm cho tắt hơi mà về dưới dạ đài. Lúc chúng rút giải yếm ở mồm chị ra, thấy họng đầy những máu! Năm ấy chị 18 tuổi, quê quán ở Dư Hàng, cạnh Hải Phòng. Tên ở nhà trường của chị là Lan. Vốn là con một nhà cách mệnh bị giết về tay cường quyền, vào Đảng, chị mong đạt được cả hai mục đích: trả thù nhà, đền nợ Nước.

Trích “Nguyễn Thái Học (1902-1930)” của Nhượng Tống.

(1) Hoàng Văn Đào, “VNQDĐ – Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1945”, in lần thứ hai.

(2) Anh hùng Đỗ Chấn Thiết, người có công rất lớn trong việc kinh tài hỗ trợ cho Đông Kinh Nghĩa Thục; sau ông chuyển vũ khí về nước bị quân Pháp bắt mang ra xử tử cùng 17 chiến hữu khác, ngày 2-12-1914

Click to listen highlighted text!