Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Phân tích tác phẩm “Tình yêu và thù hận” – William Shakespeare


Nhắc đến nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng của thời kỳ phục hưng thì phải nhắc đến Wiliam Shakespeare. Qua các tác phẩm của ông chúng ta sẽ thấy được một con người thiên tài với tấm lòng nhân đạo sâu sắc và đầy triết lý nghệ thuật. Ta sẽ không thể nào quên được những xúc cảm trong đó từ tình yêu cho đến sự hận thù.sự rào cản bức bối dẫn đến áp đặt nhưng lại chan chứa một tình cảm mãnh liệt đến điên cuồng.

Hãy cùng trải dài cảm xúc với Shakespeare qua tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một thứ tình cảm quá thiêng liêng, nó nảy nở rồi bùng cháy tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi thù hận từ lâu đời, vượt qua mọi sự ngăn cản, sự đối lập giữa hai gia đình, hai dòng họ. Họ gặp nhau tình cờ trong một đêm lễ hội và bắt đầu đem yêu thương vào trong nhung nhớ và với một trái tim đang cùng nhịp đập với một trái tim khác, họ để mặc tất cả, họ gồng mình vượt qua xiềng xích của mọi người để đến với nhau, một đám cưới bí mật diễn ra tại nhà thờ,chứng minh cho tình yêu của họ cũng như cho một chân lý của cuộc sống. Tình yêu dù có đúng có sai, dù có mù quáng nhưng nếu không có sự hiện diện của nó, cuộc đời này sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Dòng tộc của hai người có mối hận thù không thể nào gỡ bỏ, họ ép cho đôi tình nhân phải buông tay nhau. Nhưng Rô-mê-ô, chàng ấy đã sẵn sàng dứt bỏ dòng họ để đi đến với chân lý của tình yêu. Dù thù hận có lớn có tổn thương bao nhiêu thì họ vẫn muốn hoá giải, vẫn muốn được kết quả ngọt của tình yêu. Thù hận không thể nào làm mất đi niềm tin vào tình yêu, họ đã hi sinh cho tình yêu khiến cho tình cảm đó trở nên bất tử.

Hai dòng tộc giao tranh, buộc Rô-mê-ô và Giu-li-ét phải trả thù cho dòng họ của mình. Bi kịch tình yêu bắt đầu khiến ai cũng đau cũng đớn, họ lâm vào sự thù hận như một dòng xoáy không thể ngừng. Rô-mê-ô vì trả thù cho dòng tộc đã giết Ti bản, chàng không nói cho Giu-li-ét biết sự thật, và sự thật vẫn không thể giấu kín. Giu-li-ét quá đau khổ khi biết chính chồng mình ra tay với anh con bác của mình. Hai người lâm vào cảnh tiến thoái lương nam, bên gia đình và bên tình yêu, lựa chọn làm sao được để vẹn toàn. Thù hận như một ngọn lửa cao ngút, nó dễ dàng châm ngòi cho tất cả mọi người, lòng thù hận đang rực ở cả hai dòng họ. Đau đớn tột cùng nhưng họ vẫn phải đưa ra những quyết định khó khăn. Dù hai người mong muốn xoá bỏ đi lòng thù hận nhưng không thể, họ không thể bên nhau, không thể sống cùng vì vậy để tình yêu bất tử họ đã quyết định chết cùng nhau, họ chết để có thể thức tỉnh những người đang sống. Họ muốn lấy cái chết để cảm hoá sự thù hận. Họ muốn cho những người còn sống biết được cuộc sống bình an và hạnh phúc đích thực chính là tình yêu, là thứ tình cảm thiêng liêng họ đã nuôi dưỡng, đã hi sinh.

Cao thượng và sự thuỷ chung chính là hiện diện cho tình yêu sắt son của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đó đẹp đến mức nó như một mũi tên bắn tan đám mây dày đặc chứa đựng thù hận. Dù có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn tiếc thương cho một tình yêu đẹp. nhưng chính cái kết thúc tàn nhẫn đó lại khiến cho tình yêu trở nên hoàn mĩ nhất, khiến cho người đọc hiểu được, cùng yêu cùng đau với họ. Shakespeare thật tài tình khi viết lên được những câu chữ đắt giá như vậy, vở kịch của ông như sống mãi với thời đại. Tuyến nhân vật của ông, hai đứa con tinh thần Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành nhân vật tượng trưng mãi mãi cho một tình yêu cao đẹp, trở thành một lý tưởng cho các câu chuyện tình yêu, câu chuyện ngôn tình. Họ hi sinh để đánh đổi tự do, hạnh phúc, việc họ làm chính là chứng mình chân lý, tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, khó khăn.

Hãy sống trong tình yêu, đừng mang thù hận để buộc tình yêu biến mất, vì chắc chắn rằng bạn sẽ thua cuộc. Tình yêu nó như con thuyền, nhất định sẽ vượt qua được mọi sóng to, bão táp, để đến được bến bở hanh phúc. Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ đã sống hết mình vì tình yêu trong sáng, vì để hoá giải mọi nổi đau mọi hận thù, họ để lại cho người đọc một bản tình ca, một bài học thiêng liêng. Vậy, các bạn, các bạn sẽ làm gì?

Tóm tắt tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”

Câu chuyện bắt đầu từ đêm dạ hội hoá trang do gia đình Ca–piu–lét tổ chức nhân dịp con gái họ là Giu–li–ét tròn 14 tuổi. Rô–mê–ô, con trai nhà Môn–ta-ghiu, đang buồn bã vì bị Rô–da–lin từ chối đã cùng các bạn hoá trang đi vào nhà Ca–piu–lét, mặc dù trước đó Rô–mê–ô đã có cuộc loạn đả với nhiều thành viên của dòng họ này. Tại đây, chàng đã gặp Giu–li–ét, người mà bá tước Pa–rít, cháu của Vương chủ thành Vê–rô–na đang muốn cầu hôn. Rô–mê–ô say đắm trước vẻ đẹp tuyệt vời của Giu–li–ét và cũng nhận được sự đồng cảm của Giu–li–ét. Tình yêu của họ nảy nở và bùng lên mãnh liệt (hồi I). Cũng trong đêm ấy Rô–mê–ô trở lại, leo lên bờ tường đối diện với phòng ngủ của Giu–li–ét, đúng lúc Giu–li–ét cũng ra đứng bên cửa sổ, thổ lộ lòng mình (xem đoạn trích tình yêu và thù hận). Họ hẹn ước, thề nguyền với nhau. Hơn thế, họ còn nhờ tu sĩ Lâu–rân làm phép cưới bí mật (hồi II). Nhưng mối hận thù sâu sắc giữa hai dòng họ lại nổ ra khi Ti–bân, anh họ Giu–li–ét, giết chết Mơ–kiu–xi–ô, người nhà Môn–ta–ghiu. Rô–mê–ô đã giết chết Ti–bân và phải đi đày biệt xứ tại thành Man–tua. Giu–li–ét buồn bã vô cùng. Gia đình Ca–piu–lét yêu cầu Giu–li–ét phải nhận lời lấy Pa–rít (hồi III). Giu–li–ét phải nhờ Lâu–rân giúp đỡ. Tu sĩ khuyên Giu–li–ét giả vờ nhận lời và đưa cho nàng lọ thuốc ngủ có hiệu lực 42 giờ. Trong thời gian đó, tu sĩ sẽ cho gọi Rô–mê–ô về. Đúng như dự tính của Lâu–rân, gia đình Ca–piu–lét tưởng rằng con gái mình đã chết, thay vì đám cưới, họ tổ chức đám tang (hồi IV). Người đưa thư của Lâu–rân hướng về Man–tua, cùng lúc một người nhà thân tín của Rô–mê–ô, sau khi đã chứng kiến mọi việc xay ra với Giu–li–ét, cũng đi về thành Man–tua. Thành phố này đang bị dịch hạch: Người đưa thư của Lâu–rân đành quay về, còn người nhà Rô–mê–ô đã vào được thành phố. Nhận được tin dữ, Rô–mê–ô tuyệt vọng, trở về ngay và không quên mua sẵn một lọ thuốc độc. Chàng gặp Pa–rít ở khu hầm mộ và giết chết anh ta. Bước vào hầm mộ, chàng tìm đến nơi Giu–li–ét nằm, rồi uống thuốc độc chết. Giu–li–ét tỉnh dậy, thấy Rô–mê–ô đã chết bên cạnh, Giu–li–ét rút con dao mà Rô–mê–ô thường mang theo bên mình, quyên sinh luôn. Lâu–rân nhận lại bức thư liền đến ngay hầm mộ, nhưng không kịp. Hai gia đình Môn–ta–ghiu và Ca–piu-lét cũng đổ xô đến. Tu sĩ đã kể lại mọi chuyện. Vương chủ thành Vê–rô–na lên án hai dòng họ. Họ tự nguyện xoá đi mối thù truyền kiếp và dựng cho Rô–mê–ô và Giu–li–ét bức tượng bằng vàng (hồi V).

Vở bi kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn. Rô–mê–ô và Giu–li–ét cũng đạt tới tầm cao về nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hoá ngôn ngũ nhân vật. Nguồn: Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục, 2005

Tình yêu và thù hận (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) – William Shakespeare

Nội dung

Vườn nhà Ca–piu–lét. Rô–mê–ô ra

Rô–mê–ô – Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo.

Giu–li–ét xuất hiện trên cửa số.

Ấy khe khẽ chứ! Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu–li–ét là mặt trời! – Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi, và giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều. Ả ghen với em thế thì em theo ả làm gì? Bộ cánh đồng cốt của ả xanh xao nhợt nhạt, chỉ hợp với những đồ ngu xuẩn, em hãy vứt nó đi. Đấy là người ta quý. Ôi! Đấy là người ta yêu? Ôi, giá nàng biết nhỉ! – Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu: vậy là gì thế? Đôi mắt nàng lên tiếng, ta sẽ đáp lời. Ta liều quá: có phải nàng nói với ta đâu, chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về. Ừ, nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ? vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn. Kìa, nàng tì má lên bàn tay! Ôi? Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy!

Giu–li–ét – Ôi chao!

Rô–mê–ô – Nàng lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hay nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng.

Giu–li–ét – Ôi, Rô–mê–ô, chàng Rô–mê–ô! Sao chàng lại là Rô–mê–ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca–piu–lét nữa.

Rô–mê–ô – nói riêng – Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?

Giu–li–ét – Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn–ta–ghiu thì chàng cũng vẫn cứ là chàng. Môn–ta–ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi? Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô–mê–ô chẳng mang tên Rô–mê–ô nữa, thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười… Rô–mê–ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!

Rô–mê– ô – Đúng là miệng em nói thế đấy nhé! Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô–mê–ô nữa.

Giu–li–ét – Người là ai, mà khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng?


Rô–mê–ô – Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó thì tôi xé nát nó ra.

Giu–li–ét – Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô–mê–ô, và là họ nhà Môn–ta–ghiu đấy ư?

Rô–mê–ô – Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô–mê–ô cũng chẳng phải Môn–ta–ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.

Giu–li–ét – Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây.

Rô–mê–ô – Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi.

Giu–li–ét – Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh.

Rô–mê–ô – Em ơi? Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu.

Giu–li–ét – Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.Rô–mê–ô và Giu– li–ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch–xpia, được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn–ta–ghiu và Ca–piu–lét, tại Vê–rô–na (I–ta–li–a) thời trung cổ.

Phần trích này ở lớp 2, hồi II của vở kịch.

(Rô–mê–ô và Giu–li–ét, dựa theo bản dịch của ĐẰNG THẾ BÌNH, trong Tuyển tập kịch Sếch–xpia, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995)

Tác giả

William Shakespeare (sinh năm 1564 (làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4, ngày sinh 23/4/1564), mất ngày 23 tháng 4 năm 1616, theo lịch Julian) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “Nhà thơ của Avon” (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của Stratford-upon-Avon). Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, hai bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.

Shakespeare được sinh ra và sinh trưởng tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của một công ty kịch Lord Chamberlain’s Men, với tên gọi sau đó là King’s Men. Ông quay về quê Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi chép lại.

Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm HamletVua LearOthello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác.

Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare.


Click to listen highlighted text!