Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Truyện ngụ ngôn


Nguồn gốc và lịch sử của truyện ngụ ngôn

Trong các thể loại văn học dân gian, truyện ngụ ngôn là thể loại văn học ra đời có phần trễ hơn các thể loại khác, tuy vậy truyện ngụ ngôn lại đóng một vai trò quan trọng trong việc đem đến những bài học triết lý bổ ích cho người nghe, người đọc. Vậy truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là loại truyện ẩn ý, được dùng để truyền tải những câu chuyện chứa đựng đạo lý, những bài học đạo đức, đối nhân xử thế được truyền đạt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua thể loại văn xuôi hoặc văn vần. Khác với các thể loại văn học dân gian khác, truyện ngụ ngôn ẩn chứa rất nhiều bài học nuôi dưỡng tâm hồn, những quan niệm đạo đức và quan điểm sống được cha ông tích hợp và gửi gắm vào những mẩu truyện ngụ ngôn.

(Truyện ngụ ngôn Sư Tử và Chuột của Aesop là tác phẩm ngụ ngôn điển hình dạy con người sống tử tế)

Trước đây khi vẫn chưa hiểu truyện ngụ ngôn là gì, nhiều nhà nghiên cứu văn học thường gộp chung truyện ngụ ngôn với truyện cổ tích sinh hoạt, bởi lối sử dụng nhân vật và mục tiêu truyền tải của hai thể loại này có phần giống nhau. Tuy vậy, với những giá trị đạo đức mà truyện ngụ ngôn mang lại, cộng với sự khác biệt trong cách hành văn và lối phát triển mà hai thể loại này dần có chỗ đứng độc lập trong các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Xem thêm: Truyện cổ tích

Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học dân gian nổi tiếng trên thế giới, truyện ngụ ngôn được công chúng đón nhận, và có một lịch sử phát triển lâu dài, từ những năm trước Công nguyên. Một sự thật thú vị về truyện ngụ ngôn là gì, đó là những câu chuyện ngụ ngôn đã từng được dùng làm bàn đạp để học sinh phát triển tư duy của mình.

Truyện ngụ ngôn Aesop

Một trong những tác giả truyện ngụ ngôn có tầm ảnh hưởng nhất phải kể đến chính là Aesop. Từ trước công nguyên, truyện ngụ ngôn Aesop đã trở thành chuẩn mực của những mẩu chuyện đạo đức, và rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn ra mắt cùng thời kỳ cũng lấy tên ông. Cho đến bây giờ, truyện ngụ ngôn Aesop vẫn rất thân thuộc với nhiều thế hệ độc giả, bởi những bài học đạo đức vượt thời gian của chúng. Truyện ngụ ngôn Aesop thường dùng các loài động vật làm nhân vật chính để ẩn dụ cho những mối quan hệ đối nhân xử thế của con người. Trong quá khứ, để kích thích tư duy của người học, truyện ngụ ngôn Aesop cũng được dùng như đề bài, khuyến khích học sinh nghĩ ra cái kết và phát triển hướng tư duy riêng biệt của mình.

Xét về nguồn gốc, truyện ngụ ngôn quả thực có xuất phát điểm từ thể loại truyện cổ tích, cụ thể là truyện cổ tích về loài vật. Từ xa xưa khi bắt đầu sáng tác thể loại truyện cổ tích lấy con vật làm nhân vật chính, con người đã biết cách lồng ghép các bài học đạo lý, thì truyện ngụ ngôn dần tách ra khỏi thể loại cổ tích loài vật. Nhìn chung, công chúng khi sáng tác truyện ngụ ngôn đều mong muốn truyền tải được những bài học đạo đức phù hợp với nền văn hóa ấy, chính vì vậy biến thể của truyện ngụ ngôn cũng đa dạng không kém các thể loại văn học dân gian khác.

Khi con người dần nhận ra giá trị của truyện ngụ ngôn là gì, thể loại văn học dân gian này tiếp tục phát triển trong quần chúng nhân dân, đặc biệt ở thời Trung Đại tại châu Âu, truyện ngụ ngôn liên tục được tầng lớp công chúng sáng tạo và đóng góp vào kho tàng văn học dân gian trên thế giới. Tiếp sau thành công của Aesop là hai tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới, La Fontaine ở Pháp và Uncle Remus ở Mỹ. Hai tác giả này đại diện cho 2 trường phái truyện ngụ ngôn khác nhau, giúp ta khám phá thêm về văn học của người châu Âu và các bộ lạc Châu Phi.

La Fontaine:

Ở Pháp, tiếp sau sự thành công của truyện ngụ ngôn Aesop, là sự nổi lên của La Fontaine Không ai biết được nguồn gốc cụ thể từ trước Công Nguyên, truyện ngụ ngôn La Fontaine thế kỷ XVII ở Pháp,… Đến thời điểm hiện tại, hai loại truyện ngụ ngôn trên vẫn có chỗ đứng của mình, định hình phong cách sáng tác truyện ngụ ngôn ở châu Âu qua thời gian. Truyện ngụ ngôn của La Fontaine đa phần là những tác phẩm cải biên từ các tác phẩm có sẵn, tích hợp các câu truyện ngụ ngôn trên thế giới. Các tác phẩm của La Fontaine trở nên nổi tiếng nhờ vào lối dẫn chuyện thú vị, đi kèm với sự châm biếm không thể thiếu để kể nên những câu chuyện đạo đức.

Uncle Remus:

Chú Remus, là một nhân vật dẫn chuyện do Joel Chandler Harris sáng tạo nên, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX ở Mỹ để kể lại những câu chuyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ châu Phi. Ông thường xuất hiện với vai trò người kể chuyện và trở thành biểu tượng của truyện ngụ ngôn trẻ em vào cuối thế kỷ XIX tại Mỹ, nhất là vùng Atlanta. Các câu chuyện ngụ ngôn của ông không nổi bật bằng La Fontaine và Aesop, nhưng nỗ lực bảo tồn văn hóa Mỹ gốc Phi thông qua những câu chuyện ngụ ngôn này của chú Remus đã giúp kho tàng văn học thế giới thêm đặc sắc.

(Tác phẩm của chú Remus thường xoay quanh cuộc sống của các nhân vật quen thuộc trong rừng sâu)

Nhân vật của truyện ngụ ngôn

Để xây dựng được một câu truyện ngụ ngôn hay và cuốn hút, nhân vật của truyện ngụ ngôn được tập trung và đầu tư để bù đắp lại cho một cốt truyện ngắn, ít tình tiết. Các nhân vật xuất hiện trong truyện ngụ ngôn là những nhân vật xoay quanh trong cuộc sống thường ngày, thường được nhân hóa và ẩn dụ để mang hình dáng người, trở nên thân thuộc hơn với người đọc. Qua việc xây dựng nhân vật, các đặc điểm cụ thể của con người sẽ được gán ghép với từng loài động vật, hình thành nên “rập khuôn” của từng loài. Ví dụ như chuột sẽ là “lém lỉnh”, sư tử là “dũng cảm”, “tốt bụng”, “oai nghiêm”, trong khi cáo là “lanh lợi”, “gian xảo”…

Đặc điểm của truyện ngụ ngôn

Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa

Nghệ thuật ẩn dụ của truyện ngụ ngôn là gì? Nhóm đối tượng chủ yếu của truyện ngụ ngôn chính là thiếu nhi, chính vì vậy khi thiết kế nhân vật truyện ngụ ngôn, tác giả luôn sử dụng hình tượng quen thuộc, thường gặp quanh đời sống của trẻ em, nổi bật nhất là các loài động vật. Kéo theo đó, truyện ngụ ngôn La Fontaine đã đặt ra một chuẩn mực mới cho truyện ngụ ngôn, khi ông liên tục sử dụng mối quan hệ của động vật để ẩn dụ cho những bài học đạo đức, thay thế hoàn toàn mối quan hệ giữa con người. Điều này đã khiến cho nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa trở thành đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn.

Như trong truyện “chân, tay, tai, mắt, miệng”, nghệ thuật nhân hóa đã khiến cho các bộ phận cơ thể vô tri trở nên có sức sống, khiến cho cốt truyện diễn ra một cách tự nhiên, kể về 1 câu chuyện ngụ ngôn có nghĩa về sự hợp tác.

(Các bộ phận trên cơ thể con người được nhân hóa và ẩn dụ giúp cho câu chuyện thêm sống động)

Cốt truyện

Khác với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn có cốt truyện ngắn, không xây dựng rõ bối cảnh cũng như sự phát triển tình tiết. Thay vào đó, các nhân vật lại được tô điểm và phát triển hơn, nhằm thể hiện rõ các bài học đạo đức và triết lý đối nhân xử thế của xã hội. Thông thường, truyện ngụ ngôn có độ dài khoảng 5 đến 15 câu, vừa đủ để tạo ra một bối cảnh và câu chuyện.

Bài học đạo đức

Yếu tố không thể thiếu của truyện ngụ ngôn là gì? Đó chính là các bài học đạo đức. Đúng như tên gọi của mình, bài học đạo đức là đặc điểm không thể thiếu của truyện ngụ ngôn. Ở mỗi vùng văn hóa, các bài học đạo đức sẽ có phần khác nhau. Tuy vậy, điểm giống nhau của các bài học này vẫn hướng người đọc đến sự tử tế, lối sống lương thiện và không làm điều gian ác.

Bài học đạo đức trong truyện ngụ ngôn thường xuất hiện theo kiểu trực tiếp, tức nội dung câu chuyện sẽ bật mí bài học cho người đọc. Đây là cái kết thường gặp trong truyện ngụ ngôn Aesop. Tuy nhiên cũng có truyện chúng ta phải suy luận một chút, mới nghiệm ra được bài học của riêng mình. Một ví dụ điển hình là truyện ngụ ngôn “Con quạ thông minh”, nói về sự thông minh và lanh lợi khi gặp một tình huống khó khăn, người đọc phải suy luận một chút về tình tiết, mới có thể nghiệm ra bài học cho mình.

(Truyện ngụ ngôn thỏ và rùa là bài học cổ điển về sự khinh suất, cũng như sự kiên trì bền bỉ sẽ giúp con người tiến xa trong cuộc sống)

Sự hài hước

Là một trong các thể loại văn học dân gian, truyện ngụ ngôn cũng là một công cụ giải trí của tầng lớp nông dân sau những giờ làm việc vất vả. Chính vì vậy, yếu tố hài hước cũng là một phần trong các đặc điểm của truyện ngụ ngôn. Sự hài hước ở đây có gắn liền với truyện cười dân gian, vốn dùng cái cười để châm biếm những hành động ngu dốt, ngốc nghếch của con người.

Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn

Các bài học đạo đức được truyện ngụ ngôn truyền tải

Từ thế kỷ XIX, nhóm khán giả thiếu nhi đã trở thành đối tượng chính tiêu thụ các tác phẩm văn học ngụ ngôn. Cho đến nay, truyện ngụ ngôn vẫn được giảng dạy liên tục trong các chương trình học trên toàn thế giới, bởi khả năng giáo dục và truyền tải bài học đạo lý cực kỳ nổi bật của truyện ngụ ngôn. Trong các tác phẩm của La Fontaine, ông luôn có cách để thôi thúc người đọc thay đổi hành vi của mình, nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động tích cực nhằm thay đổi thế giới hiện thời. Đó cũng là ý nghĩa chung của truyện ngụ ngôn. Các tác phẩm truyện ngụ ngôn luôn ẩn chứa những bài học đạo đức, hướng con người đến những hành vi đối nhân xử thế, răn đe và phê phán những thói hư tật xấu một cách trực diện, khách quan.

Truyện ngụ ngôn chứa đựng các nền văn hóa đặc sắc

Bên cạnh đó, truyện ngụ ngôn cũng ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những câu truyện ngụ ngôn rất hay, rất ý nghĩa, và những câu chuyện đó ít nhiều đều mang lại những nét văn hóa sinh hoạt của cư dân vùng đó. Như truyện ngụ ngôn của chú Remus, tác giả đã cố tình lồng ghép nghệ thuật kể chuyện của truyện ngụ ngôn Mỹ-Phi, với lối sống chan hòa, hòa hợp với tự nhiên của họ. Hay truyện ngụ ngôn La Fontaine, ông lồng ghép lối hành văn tự do và thơ vào truyện ngụ ngôn, đồng thời nhấn thêm nhiều tình tiết hư cấu tưởng tượng, làm cho câu chuyện phóng khoáng, bay bổng hơn. Những nét đặc trưng này cũng đại diện cho thời kỳ văn học ở châu Âu thế kỷ XVII.

Nguồn: Twinkl


Click to listen highlighted text!