Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Khái quát văn học dân gian Việt Nam


(Cuộc sống nông thôn Việt Nam đã tạo điều kiện cho văn học dân gian phát triển, nguồn Pinterest)

Là một bộ phận của văn hóa dân gian, văn học dân gian Việt Nam biến đổi linh hoạt theo tiến trình lịch sử, tạo nên 12 thể loại văn học dân gian đặc sắc.

Văn học dân gian

Định nghĩa khái quát văn học dân gian Việt Nam, hay còn gọi là văn học truyền miệng, là tập hợp tất cả các sản phẩm văn học được hình thành trong quá trình sinh hoạt và tương tác với thế giới tự nhiên, do tầng lớp bình dân sáng tạo và đóng góp vào. Trái với văn học viết, văn học dân gian được lưu truyền thông qua các câu chuyện kể, xuất hiện trong đời sống nhân dân dưới dạng lời răn đe, khuyên bảo. Thực chất, văn học dân gian Việt Nam ra đời khi xã hội Việt Nam đã bắt đầu đi vào giai đoạn phân chia tầng lớp xã hội dựa trên thu nhập và của cải. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam cũ không chỉ có 4 tầng lớp sĩ, nông, công, thương như những gì tầng lớp thống trị đã nói. Ở đó còn có binh lính, những người làm nghệ thuật ca hát, và cả những kỹ nữ cũng thuộc vào các giai cấp không được kể đến. Dân chúng trong xã hội Việt Nam xưa nhìn chung là đủ mọi tầng lớp, được trộn lẫn vào nhau, do đó văn học dân gian Việt Nam phải mang tính quân bình, đảm bảo tính phổ quát nhằm tiếp cận được đại đa số tầng lớp bình dân.

(Tranh minh họa về cuộc sống nông thôn Việt Nam do 1 họa sĩ Pháp thể hiện)

Khi nhắc đến nguồn gốc khái quát văn học dân gian Việt Nam, nhiều luồng ý kiến được đưa ra dựa trên các mối liên hệ giữa văn học dân gian Việt Nam với lịch sử, thể chế chính trị. Có người cho rằng, văn học dân gian có mặt từ thời công xã nguyên thủy, khi con người vẫn còn sinh sống theo quần thể cộng đồng. Cũng có ý kiến cho rằng, chỉ khi con người bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nhà nước được hình thành thì văn học dân gian mới phát triển. Thực chất, việc xác định nguồn gốc khái quát văn học dân gian Việt Nam khó có thể dựa vào sự xuất hiện của bộ máy nhà nước được. Như vậy, có thể tạm chia văn học Việt Nam thành 2 thể loại chính: văn học dân gian (gồm có văn học chịu hoặc không chịu sự ảnh hưởng của bộ máy nhà nước) và văn học viết. Trong đó, tính cá nhân của văn học dân gian thường mờ nhạt, không được thể hiện rõ trong tác phẩm. Ngược lại, trong 1 tác phẩm văn học viết, dấu ấn cá nhân và mắt thẩm mỹ của cá nhân sẽ được biểu thị rõ rệt và đầy đủ nhất.

Khái quát văn học dân gian Việt Nam qua các giai đoạn

12 thể loại văn học dân gian khác nhau của Việt Nam, có thể nói được sinh ra nhờ vào sự thay đổi, phát triển về nhận thức của con người đối với xã hội và thế giới xung quanh. Với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, sẽ có những thể loại văn học dân gian khác nhau được hình thành và trở thành đại diện tiêu biểu của thời kì đó.

Xem thêm: Sơ lược về các thể loại văn học dân gian Việt Nam

Giai đoạn Đông Sơn (Thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên cho đến đầu Công Nguyên)

Dựa trên các tư liệu cổ thu thập được thông qua khảo cổ, giai đoạn Đông Sơn chính là những bước chân văn hóa đầu tiên của người Việt cổ, khi mà sự xuất hiện của các loại vật phẩm làm từ đồng xuất hiện, phục vụ cho đời sống và mục đích của con người. Ở giai đoạn này, nhận thức về thế giới của con người vẫn còn thô sơ. Họ tin vào sự xuất hiện của thần linh, lấy hình ảnh đó để lý giải cho các hiện tượng tự nhiên như mây mưa sấm chớp… Do đó, thể loại văn học dân gian tiêu biểu của thời kỳ này là thần thoại và sử thi.

Giai đoạn Bắc Thuộc (đầu công nguyên cho đến thế kỷ X)

Sự phát triển của văn học dân gian được hình thành nhờ vào sự phát triển của đời sống tinh thần của công chúng, họ càng phát triển nhận thức của mình về thế giới quan xung quanh bao nhiêu, văn hóa dân gian lại càng phát triển rực rỡ bấy nhiêu. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc Thuộc, dưới sự khống chế triệt để nhằm thôn tính nước Việt của các triều đại Trung Hoa, các môn nghệ thuật tạo hình dân gian dần như bị chèn ép, vì thế người nông dân cần phải tìm được một phương án khác, nhằm lưu truyền lại những diễn biến thời cuộc trong xã hội cũ. Vì vậy họ bắt đầu lưu truyền văn học dân gian dưới dạng truyện kể truyền miệng, nhờ đó mà kho tàng văn học dân gian việt nam ngày càng đồ sộ, chiếm một khối lượng lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhiều thể loại văn học mới ra đời, tạo nên những điểm mối đầu khái quát văn học dân gian Việt Nam. Một điểm thú vị khác khi khái quát văn học dân gian Việt Nam thời kỳ này, đó là sự xuất hiện của chợ và đò, góp phần cho sự phát triển của ca dao, tục ngữ. Chợ vốn là nơi sinh hoạt của phụ nữ, nơi họ trao đổi hàng hóa giữa người qua kẻ lại, trong khi đò lại là nơi mà các cậu trai thường làm việc, có nhiệm vụ kết nối, đưa đón khách giữa các chợ với nhau. Sự tình cờ thú vị này đã tạo tiền đề cho những câu ca dao tục ngữ, vì tức cảnh sinh tình mà ra đời. Các đôi nam nữ đôi khi vì bắt gặp một hình ảnh thú vị mà làm thơ gieo vần để tán tỉnh nhau, những cuộc xung đột vần điệu như thế vẫn thường xuyên xảy ra, trên những khu chợ ven sông, nơi mọi người vẫn sinh hoạt đều đặn.

Như vậy, sự phát triển khái quát văn học dân gian Việt Nam là kết quả của việc gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thống khổ của người nông dân. Chúng đã không bỏ mặc họ trong thời khắc đen tối nhất của cuộc đời, mà còn phản ánh rất rõ tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt cổ khi đứng trước những áp bức bóc lột. Các thể loại nổi tiếng của thời kỳ này bao gồm cổ tích, truyện truyền thuyết, ca dao tục ngữ bắt đầu xuất hiện nhờ vào lối nói vần điệu của người Việt cổ tại phía Bắc.

(Căn bản nguồn gốc khái quát văn học dân gian Việt Nam là những câu chuyện được truyền miệng trong văn hóa dân gian xưa)

Giai đoạn xuất hiện nhà nước độc lập (thế kỷ X cho đến XIX)

Cho đến khi xuất hiện nhà nước phong kiến, thì chữ viết cũng bắt đầu len lỏi vào cuộc sống của người dân Việt Nam. Người Việt vay mượn chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm và dần hoàn thiện bộ chữ quốc ngữ. Nhờ có chữ viết, văn học ngày càng phát triển rực rỡ, với nhiều tác phẩm được lưu truyền và ghi chép lại. Lúc này, kho tàng văn học dân gian Việt Nam cũng đã dần hoàn thiện với nhiều thể loại và nhiều phương thức trình bày.

(Tranh ký họa về cuộc sống bình dân ở Việt Nam năm 1935, nguồn DoanhNhanplus)

Sự phát triển khái quát văn học dân gian Việt Nam thời kỳ này nổi bật nhất là sự ra đời của nhiều loại truyền thuyết mang dấu ấn sử thi khác nhau. Những truyền thuyết mới ra đời được dựa trên những dấu tích cổ xưa, kết hợp với một chút màu sắc huyền ảo, tạo thành những câu chuyện đại diện cho ước mơ và ý chí của con người, như Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Sự Tích Hồ Gươm… Bên cạnh đó, cổ tích cũng được phân ra thành cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt, lấy thế kỷ XV làm mốc phân chia. Ngoài ra, thời kỳ này chứng kiến sự phát triển rực rỡ của truyện cười tiếp tục cất lên tiếng cười khôi hài để cho cuộc sống thêm ý vị, tiếng cười châm biếm để chế giễu những thói hư tật xấu trong nội bộ dân chúng, tiếng cười đả kích sâu cay nhằm vào tầng lớp thống trị và bọn ngoại bang áp bức.

Về thơ lục bát, tuy đã xuất hiện từ rất lâu về trước, nhưng chỉ thực sự được ghi chép và bắt đầu áp dụng các quy tắc riêng kể từ thế kỷ XV. Nhờ có thơ lục bát, ca dao bắt đầu phát triển đến trình độ mẫu mực, rồi kéo theo sự xuất hiện của sân khấu Chèo ở miền Bắc vào thế kỷ XVI-XVII và phát triển đến độ rực rỡ ở thế kỷ XVIII-XIX. Người ta sử dụng sân khấu chèo để diễn lại những tuồng kịch, nói lên những khát vọng tươi đẹp, nhu cầu hướng thiện của con người.

Xem thêm: Thơ lục bát

Giai đoạn Pháp thuộc cho đến thời hiện đại

Có thể nói, văn học dân gian Việt Nam ở thời kỳ này đã bắt đầu suy yếu. Sự suy tàn của Nho Giáo cũng có nghĩa là sức ảnh hưởng của Trung Hoa cũng yếu dần, nhường chỗ cho những tư tưởng phương Tây hiện đại. Các tác phẩm mới ra đời ít đi hẳn, người bình dân Việt Nam cũng không còn sáng tác ra thể loại văn học mới mẻ nào, mà chỉ đơn giản là sử dụng những thể loại đã có vào những dịp hội hè, rồi dùng chữ viết lưu trữ chúng. Người ta bắt đầu tự sáng tác tác phẩm của mình, rồi sử dụng các thể loại văn học dân gian để truyền đạt lại chúng. Chính vì sự chuyển dịch này mà văn học dân gian truyền thống đã bắt đầu chuyển mình thành văn học dân gian hiện đại.

Đặc trưng của văn học dân gian việt nam

Là một bộ phận của văn hóa dân gian, đặc trưng khái quát văn học dân gian việt nam cũng bao gồm 5 tính chất nổi bật: tính dị bản, tính truyền miệng, tính giản dị trong cách thể hiện, tính đa dạng và tính tập thể. Tuy nhiên văn học dân gian việt nam còn mang đặc điểm dân tộc rất rõ rệt, bởi dù chia sẻ nguồn gốc với nhiều truyện cổ tích khác, văn học dân gian việt nam vẫn phản ánh văn hóa Việt Nam rất rõ rệt.

Xem thêm: Văn hóa dân gian

Các tác phẩm khái quát văn học dân gian Việt Nam không chỉ phản ánh cuộc sống của con người bình dân, đó còn là những sản phẩm tinh thần, cho phép con người thư giãn, tận hưởng cái hay, cái đẹp của văn thơ sau những giờ làm việc vất vả. Chúng được sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể, mà tại đó hoạt động sáng tác trở thành một phần khiến cho con người thêm hăng say lao động. Chu Xuân Diên, một nhà nghiên cứu văn học đã viết:

(Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, một trong những nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam tiêu biểu, nguồn Trường Đại Học Đà Lạt)

“…Điều mà chúng ta có thể nhận thấy trước tiên là môi trường sinh hoạt văn học dân gian hay những hình thức sinh hoạt văn học dân gian khác nhau (thường là những sinh hoạt tập thể) tạo nên một thứ “không khí” riêng cho việc tiếp thu tác phẩm văn học dân gian, chỉ trong “không khí” đó, tác phẩm văn học dân gian mới bộc lộ được hết giá trị thẩm mĩ của nó và những tác động thẩm mĩ do nó gây ra mới toàn diện, mới đa dạng…”

Thông qua lời của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt khái quát văn học dân gian Việt Nam, giữa in trên giấy sách và những câu chuyện miệng do các bà, các mẹ kể, rồi áp vào đó những bài học luân lý đơn giản, hướng thiện. Điều này càng củng cố thêm mối quan hệ bền chặt, qua lại lẫn nhau giữa người người sáng tác văn học dân gian việt nam với môi trường sinh hoạt văn học dân gian.

Đặt vào bối cảnh bình dân khi ấy, có thể thấy người ta sáng tác văn học dân gian dựa trên những sự kiện đời thường, giúp họ cảm thấy quen thuộc và dễ dàng đón nhận tác phẩm. Sau đó cộng đồng sẽ có những đóng góp khác nhau vào những tác phẩm ấy, để rồi hình thành nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Mỗi sản phẩm được sinh ra cần được để vào đúng bối cảnh ra đời của nó, như việc thưởng thức cái hay của vè khung cảnh hát đối, hát vè, hay những điệu hò dân ca lao động trong khung cảnh năng nổ của đám trai thanh niên, thực sự đem lại cảm giác khó tả.

4. Các đề tài của văn học dân gian Việt Nam

(Sơn Tinh Thủy Tinh là tác phẩm tiêu biểu cho lối ứng xử với thiên nhiên)

Đề tài khái quát văn học dân gian việt nam nhìn chung khá đơn giản, chủ yếu lấy cảm hứng từ những hoạt động, sự vật hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày, gằn liền với đời sống hằng ngày. Tựu chung, đề tài của văn học dân gian được chia làm 2 mảng chính: mảng phản ánh, tái hiện thiên nhiên và phản ánh, tái hiện xã hội.Có đôi lúc, người Việt cổ cũng pha trộn một chút màu sắc thần bí để làm tươi mới câu chuyện kể đã cũ, nhưng nhờ đó mà đề tài trong văn học dân gian ngày một phát triển.

Mảng phản ánh và tái hiện thiên nhiên với những đề tài phổ biến như:

– Đề tài quan sát các hiện tượng tự nhiên (trạng thái bầu trời, trăng, sao, sắc mây…) để đoán biết thời tiết. Đề tài này là dạng tiền đề cho các câu chuyện thần thoại lập quốc, như bà trời, bà đất, pháp lôi pháp vân, pháp vũ…

– Đề tài miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của quê hương đất nước. Các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm dân gian đã phản ánh vẻ đẹp tự nhiên các vùng miền trên đất nước Việt Nam.

– Đề tài ứng xử với tự nhiên phản ánh thái độ tôn trọng tự nhiên, dung hợp với tự nhiên, cả tinh thần dũng cảm, kiên cường chống chọi sự tấn công của tự nhiên. Những câu chuyện truyền thuyết như sơn tinh, thủy tinh là một trong những ví dụ tiêu biểu của dạng đề tài này.

Mảng phản ánh và tái hiện đời sống xã hội bao gồm nhiều đề tài, nổi bật là các đề tài sau:

(Đồng tiền Vạn Lịch, một tác phẩm về đề tài tình yêu gia đình rất nổi bật ở Việt Nam)

– Đề tài lao động sản xuất phản ánh cuộc sống mưu sinh của người bình dân. Quá trình lao động sản xuất được tái hiện sinh động qua các hình tượng nghệ thuật, trong đó người lao động là nhân vật trung tâm. Những kinh nghiệm trong lao động sản xuất được đúc kết ngắn gọn để dễ lưu truyền. Dễ thấy nhất là những bài dân ca lao động, được phổ với những điệu hò dô ta, giúp tinh thần làm việc thêm hăng say.

– Đề tài ứng xử xã hội phản ánh những mối quan hệ trong đời sống xã hội, những kinh nghiệm trong đối nhân xử thế, kinh nghiệm trong đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ý thức xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc của người bình dân thể hiện rõ trong mảng đề tài này.

– Đề tài tình yêu thiên nhiên, đất nước, cuộc sống, con người, muôn vật phản ánh tâm lý tình cảm của người bình dân. Các tác phẩm thể hiện được tính cách, phẩm chất của người Việt Nam (bình dị, trong sáng, yêu đời, yêu người, yêu cảnh vật…)

Ý nghĩa khái quát văn học dân gian việt nam

a. Văn học dân gian Việt Nam thể hiện một quá trình sáng tạo và tiếp nhận thẩm mỹ

Sự phát triển và ra đời của nhiều thể loại văn học dân gian khác nhau chính là hệ quả của một tư tưởng phát triển qua nhiều thời kỳ. Có tìm tòi, có đặt câu hỏi, con người mới có thể từng bước lý giải được vũ trụ đang bao quanh mình.

Dưới sự ảnh hưởng của 2 nền văn minh cổ đại lớn là Trung Hoa và Ấn Độ, từ những năm đầu tiên sau công nguyên, người Việt cổ đã tiếp nhận rất nhiều thành tựu khác nhau, sau đó mới bắt đầu chuyển hóa thành các dạng sản phẩm văn hóa thuần túy bản địa. Mặc dù phải chống chịu sự đàn áp của nhà nước Trung Hoa, người Việt đã không chịu bị đồng hóa, ngược lại họ còn phân định rõ rệt giữa văn hóa và chính trị, tiếp nhận những thành tựu tiên tiến trong khi vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

(Cuộc sống nông thôn tuy giản đơn nhưng luôn vui tươi, và là nguồn đề tài chính cho văn học dân gian Việt Nam)

Thay thế cho lễ hội mùa thu, vốn là thời điểm hết mùa cấy cày, người Việt cổ bắt đầu tiếp thu lịch âm và tính lịch ăn tết vào mùa xuân, sản sinh ra nhiều lễ hội được tổ chức theo tín ngưỡng dân gian, xen kẽ là những hoạt động giải trí nghệ thuật mang màu sắc dân tộc rõ rệt. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm văn học dân gian cũng ra đời, thể hiện ước mơ của người Việt cổ vào xã hội công bằng, liêm chính. Qua đó, ta có thể thấy được những bài học quý giá mà ông cha ta để lại, phản ánh khái quát văn học dân gian Việt Nam.

Ngoài việc tiếp thu văn hóa ngoại lai, chính các dân tộc anh em Việt Nam cũng học hỏi lẫn nhau, tạo nên những nét tương đồng khái quát văn học dân gian việt nam trong kho tàng văn học nước nhà. Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em, với 54 bản sắc khác nhau, do đó ta có thể bắt gặp nhiều sự tương đồng khi so sánh văn học dân gian của 2 dân tộc bất kì. Một ví dụ điển hình, người Kinh có câu tục ngữ:”gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, trong khi đó người Thái lại có câu:”gần nồi thì đen, gần đèn thì sáng”. Hay trong các sản phẩm sử thi, người Ê Đê, M’nông cho nhân vật chính cưỡi voi, còn người Ba Na, Xơ Đăng thì cho cưỡi ngựa… Vì vậy, ta không chỉ học từ nước ngoài, mà chính ta cũng đang học hỏi, tiếp nhận văn học dân gian từ các dân tộc anh em xung quanh nữa.

b. Văn học dân gian Việt Nam có sự học hỏi qua lại với văn học viết

Chúng ta vẫn nghĩ rằng, văn học dân gian là nền tảng của văn học viết. Tuy vậy đây lại là mối quan hệ qua lại, cho nhiều hơn nhận giữa 2 dòng văn học này. Vào thời kỳ nhà nước phong kiến từ thế kỷ X, các quan văn đã sử dụng bộ chữ Hán để viết nên hầu hết các tác phẩm văn học, nói về các vấn đề trọng yếu của đất nước. Đến thế kỷ XV, khi chữ Nôm, bộ chữ đầu tiên thuộc về người Việt, ra đời thì các tác phẩm mới bắt đầu chuyển sang loại chữ viết này. Tuy vậy, chúng ta vẫn sẽ bắt gặp nhiều điển tích có nguồn gốc từ Trung Hoa xuất hiện trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam. Như vậy, văn học chữ Hán đã cho văn học dân gian nhiều đề tài, ý tưởng rất hay để con người bình dân tiếp nhận và thêu dệt nên nhiều tác phẩm văn học dân gian khác.

Ngược lại, văn học dân gian cũng tạo ra một cái nền văn hóa vững chắc để văn học viết phát triển. Dựa trên những điển tích khái quát văn học dân gian Việt Nam như sự tích, biến cố, màu sắc tâm linh rất bản địa, nhiều nhà thơ nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam đã kết hợp với những ý tưởng, đề tài hư cấu từ Trung Hoa để tạo ra nhiều tác phẩm văn học viết vừa lãng mạn, trữ tình nhưng cũng rất thời cuộc. Trong đó có thể kể đến Nguyễn Du với Truyện Kiều, được viết dưới thể thơ lục bát, hay Nguyễn Dữ với tập truyện Vũ Trung Tùy Bút, Đoàn Thị Điểm với tập thơ Nôm Chinh Phụ Ngâm Khúc, hay Bộ Bộ Thiềm- Bài Hát Mùa Thu…

c. Văn học dân gian là tiếng nói của con người bình dân trong xã hội cũ

Sự mờ nhạt của bản sắc cá nhân trong văn học dân gian đã tạo ra một môi trường thích hợp cho đông đảo người bình dân thưởng thức và sáng tác văn học. Họ gửi gắm những ước mơ vào trong những câu chuyện kể, thể hiện sự bất bình qua những tình huống éo le trong câu chuyện, hay thậm chí họ có thể vu vơ hát đối đáp vài câu hát chỉ để than thân trách phận. Dù với mục đích gì, không thể phủ nhận rằng văn học dân gian Việt Nam chính là lối thoát, là một chiếc đài thuật lại những ước nguyện của con người, khi mà xã hội hẳn còn quá nhiều áp bức, bóc lột.

Nguồn:  Twinkl


Click to listen highlighted text!