Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Văn hóa dân gian


Văn hóa dân gian là tập hợp các sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho con người, những quy tắc được người bình dân đặt ra và gìn giữ qua nhiều thế hệ, bao gồm một tập hợp các sản phẩm dân gian do người bình dân sáng tác, bao gồm nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, phong tục và lễ hội.

Được dịch từ cụm folklore trong tiếng Anh, trong đó folk (nhân loại) và lore (trí khôn), những sản phẩm này được sản sinh trong quá trình sinh sống và phát triển, nhằm phục vụ cho đời sống vật chất, như công tác cày cấy, và thỏa mãn đời sống tinh thần, như nhu cầu giải trí, giáo dục… Trước khi có sự ra đời và phổ biến của bảng chữ cái, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng con người thời xưa đã lưu trữ những trí khôn nhân loại này thông qua nghệ thuật ngôn từ, tức nghệ thuật truyền miệng.

(Hoạt động truyền miệng vẫn diễn ra hàng ngày, giúp văn hóa dân gian được lưu trữ tốt hơn)

Phương thức lưu trữ của văn hóa dân gian là gì? Chỉ tính riêng ở Việt Nam trước năm 1945, phương pháp lưu trữ chính của văn hóa dân gian vẫn là truyền miệng, nhờ vào việc gìn giữ những giá trị tinh hoa thông qua sự uyển chuyển và linh hoạt của ngôn từ. Nhờ vào những ưu thế này so với văn hóa ghi chép của giới tinh hoa, nghệ thuật truyền miệng đã gìn giữ biết bao di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam, từ nghi thức cúng bái, kinh nghiệm cày cấy, lễ hội, phong tục tập quán và cả những câu chuyện thuộc mảng văn học dân gian Việt Nam.

Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc định nghĩa văn hóa dân gian là gì, bởi văn hóa dân gian là một phạm vi rất rộng, tùy thuộc vào hướng và phạm trù mà chúng ta đang nghiên cứu. Khác với văn hóa nghệ thuật là sự phát triển về nghệ thuật thông qua các hoạt động nghệ thuật cụ thể nhằm tô vẽ cho đời sống tinh thần, văn hóa dân gian là sự phát triển tư liệu đáp ứng cho cả khía cạnh vật chất và tinh thần, sau đó được lưu truyền lại qua các thể hệ sau này.

Đặc trưng của văn hóa dân gian

Vậy đặc trưng của văn hóa dân gian là gì? Văn hóa dân gian mang trong mình 5 đặc điểm chính, gồm có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản, tính đa dạng và tính giản dị trong cách thể hiện. Một sản phẩm văn hóa dân gian có thể chứa đựng từ 2 cho đến 5 tính chất này, trong đó ta có thể bắt gặp tính truyền miệng và tính dị bản trong các sản phẩm văn hóa dân gian.

1. Tính truyền miệng

Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa dân gian nằm ở phương pháp lưu giữ thông tin của nó. Khi con người chưa sáng tạo ra chữ viết thì phương pháp truyền miệng vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để lưu trữ và gìn giữ thông tin, nhất là các tác phẩm văn chương. Ở các quốc gia phải hứng chịu những sự càn quét của giặc ngoại xâm và bị thiêu hủy hầu hết những cuốn sử ký và văn tự thì phương thức truyền miệng sẽ đảm bảo được tính lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bên cạnh đó, kết hợp với phương thức truyền miệng thường có sự kết hợp giữa ngôn từ với động tác, cử chỉ, điệu bộ. Đây là hiện tượng phổ biến trong các loại hình nghệ thuật dân gian có tính tổng hợp cao. Vì vậy, nói một cách đầy đủ thì, văn hoá dân gian được lưu truyền dưới hình thức truyền khẩu có khi kết hợp thao tác bày lại, chỉ lại.

(Một bức ảnh chụp lại hình ảnh nông dân An Nam thời phong kiến- Nguồn: Hình ảnh Việt Nam)

2. Tính tập thể

Do không rõ nguồn gốc xuất xứ, văn hóa dân gian có thể xem như là tài sản chung của nhân loại, do đó ở mỗi vùng miền, các sản phẩm văn hóa dân gian sẽ được bản địa hóa, bằng cách chỉnh sửa và thêm bớt những yếu tố đậm chất văn hóa vùng miền vào sản phẩm, sau đó lưu truyền xuống các thế hệ sau này. Tuy nhiên, một bộ phận dân chúng bình dân đã nghĩ ra cách đặt tên cho sản phẩm văn hóa dân gian, nhằm tạo ra điểm nhấn và cá nhân hóa chúng, bằng cách lấy tên vùng miền nơi sản phẩm ra đời để gọi tên chúng, như dân ca Bắc Bộ, dân ca quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Sình… bằng cách này, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta khi truy vết lại nguồn gốc xuất xứ cũng như tác giả của các tác phẩm này, tuy nhiên vẫn không tránh được còn tồn tại không ít sản phẩm khác không rõ nguồn gốc tác giả thuộc nền văn hóa Việt Nam.

3. Tính dị bản

Vậy tính dị bản trong văn hóa dân gian là gì? Phương thức truyền miệng đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện dị bản của những sản phẩm văn hóa dân gian. Tính dị bản này có thể nằm trong phạm vi hẹp (đất nước) cho đến phạm vi rất rộng (các quốc gia khác nhau) bởi sự tồn tại của con người rải rác khắp nơi từ thời tiền sử, khi các châu lục vẫn còn dính liền với nhau. Tuy vậy, mỗi tộc người lại mang trong mình một nét văn hóa bản địa riêng, cộng với tư duy thẩm mỹ và quan điểm đạo đức khác nhau đã nhào nặn lại những sản phẩm văn hóa dân gian này, phù hợp với từng vùng văn hóa và tộc người. Thông qua sự khác biệt này sẽ tìm ra được những điểm khác biệt về quan niệm thiện-ác trong mỗi sản phẩm tồn tại trên thế giới.

Một ví dụ về dị bản từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp rất nổi tiếng là sự tương đồng giữa câu chuyện Tấm Cám (Việt Nam), nàng Yeh Shen (Trung Hoa) và Cô bé Lọ Lem (Pháp). Hai câu chuyện đều có cốt truyện và tình huống tương đồng, nhưng được thay đổi cho phù hợp với văn hóa của hai nước, cụ thể là giày thủy tinh được thay bằng hài. Tuy vậy tại Việt Nam cũng tồn tại một câu chuyện cổ tích tương đồng, nhưng hai nhân vật chính được gọi là Vùi và Lu. Chúng ta không thể xác định bản gốc của các sản phẩm văn hóa dân gian là gì, nhưng nhìn ở phạm vi rộng, sự tồn tại của dị bản mang đến những khác biệt về văn hóa dân gian, làm nổi bật lên những khác biệt trong văn hóa Đông Tây.

4. Tính đa dạng

Xuất hiện từ rất sớm, chủ đề của văn hóa dân gian rất đa dạng, bao quát mọi sinh hoạt của người bình dân trong xã hội cổ đại. Những câu chuyện về thái độ nhận thức ngây thơ, lối sống chiếm đoạt tự nhiên, sự hình thành nhà nước phân cấp, sự bất công ngang trái… có bao nhiêu vấn đề được người bình dân quan tâm thì lại có bấy nhiêu chủ đề đa dạng chờ đợi được khai thác và xây dựng thành các sản phẩm tương ứng. Chỉ riêng phần truyện kể, chúng ta đã có hẳn 12 thể loại văn học dân gian, từ thần thoại phản ánh những quan điểm của con người về sự vận động của tự nhiên, cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn mang đến những bài học giáo dục sâu sắc cho người đọc. Mỗi thể loại ra đời thì lại đánh dấu một giai đoạn chuyển giao tư tưởng, thái độ và tư duy của con người.

Sự tự do trong việc tìm đề tài cũng như sự ngẫu hứng trong cách thể hiện đã cho phép người bình dân- giờ đây là nghệ sĩ, thỏa sức thể hiện và xây dựng sản phẩm văn hóa dân gian phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của con người. Từ thơ ca, chúng ta có thơ lục bát, thất ngôn bát cú,… cho đến nghệ thuật sân khấu như múa, hát chèo, quan họ… Bằng cách này, văn hoá dân gian đã gợi ra nhiều phương pháp sáng tác cho dòng văn hoá chuyên nghiệp và bác học.

5. Tính giản dị trong cách thể hiện

Với nội dung đơn giản xoay quanh những vấn đề đáng được quan tâm của người bình dân, nên hình thức thể hiện cũng được thể hiện tương ứng: đơn giản, ngắn gọn. Đối lập với sự cầu kỳ, cấu trúc phức tạp của văn hóa chuyên nghiệp và bác học, văn hóa dân gian là một kho tàng đồ sộ với các sản phẩm vừa phải, dễ tiếp thu và dễ lưu truyền qua nhiều thế hệ, kết cấu tác phẩm cũng khai thác ở bề mặt nông, không có nhiều quan hệ chồng chéo lẫn nhau.

Vai trò của văn hóa dân gian

Văn hóa dân gian có 5 vai trò chính, đó là vai trò nhận thức-lưu trữ; vai trò thúc đẩy, cải tạo xã hội; vai trò thẩm mỹ; vai trò tạo nguồn và vai trò lưu trữ. Năm vai trò này xây dựng một nền tảng vững chắc cho văn hóa dân gian, từ đó các nhánh văn hóa tinh hoa khác mới có thể phát triển rực rỡ.

1. Vai trò nhận thức-lưu trữ:

Là một cách phản ánh trực quan thông tin mà người bình dân quan tâm, mục đích của các sản phẩm văn hóa dân gian sẽ chứa đựng những thông tin mang tính truyền thống quý báu và lưu trữ, giữ gìn nó qua nhiều thế hệ. Khi tìm đọc những tác phẩm dân gian, cả trong những cách lý giải cảm tính, thơ ngây mang tính siêu hình chúng ta vẫn thấy được cách hiểu giản đơn về tính hai mặt của các thế lực tự nhiên, thấy được thái độ biết ơn và sự kính sợ của người bình dân đối với các thế lực này.

Bên cạnh đó, những loại tình cảm cao quý như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc không phải ngày một ngày hai có thể có được mà phải qua quá trình tri nhận dưới sự tác động của cộng đồng, dần trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của mỗi người.

2. Vai trò thúc đẩy, cải tạo xã hội:

Trong các sản phẩm văn hóa dân gian, ngoài thể hiện quan điểm và nhận thức của con người bình dân, chúng ta có thể tìm thấy xu hướng chung của các phẩm dân gian là luôn đề cao cái đẹp, cái tốt; phê phán, lên án cái ác, cái xấu. Các hình tượng nghệ thuật trong văn hoá dân gian thường đại diện cho một thế lực nhất định; trong đó xu hướng chung là thế lực thuộc cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái xấu; các giá trị nhân văn ngày càng được khẳng định trong xã hội. Bằng cách này, văn hoá dân gian góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

(Người nông dân luôn mang trong mình mong muốn được thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, vì vậy họ gửi gắm ước mơ vào những câu chuyện kể. Nguồn: Hình ảnh Việt Nam)

3. Vai trò thẩm mỹ:

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu vật chất, một bộ phận lớn văn hóa dân gian được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người. Không chỉ phát triển tư duy thẩm mỹ và khơi dậy khả năng cảm thụ cái đẹp, từ đó giúp người dân phát triển khả năng sáng tác nghệ thuật và tạo ra thêm nhiều sản phẩm văn hóa dân gian, các tác phẩm dân gian còn có khả năng nuôi dưỡng tinh thần của người dân, giúp họ tìm thấy niềm vui và tạm quên đi những gian nan khó khăn diễn ra trong cuộc sống, từ đó sản sinh ra động lực để họ tiếp tục làm việc.

4. Vai trò tạo nguồn:

Như chính tên gọi của nó, folklore được ghép từ folk (nhân loại) và lore (trí khôn), văn hóa dân gian chính là văn hóa dân tộc, nơi tập hợp nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc của con người thuộc mỗi vùng văn hóa khác nhau. Do được đúc kết từ kinh nghiệm, quan điểm, thái độ tư duy của dân tộc, văn hóa dân gian có sự liên hệ mật thiết đến văn hóa bác học và văn hóa tinh hoa chuyên nghiệp, được hình thành vào giai đoạn sau của mỗi vùng văn hóa. Cần phải lưu ý rằng, mỗi vùng văn hóa hiện đại ngày nay là sự pha trộn giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai, và văn hóa dân gian thì không có sự liên hệ đến văn hóa bác học đến từ vùng văn hóa đến từ bên ngoài.

Như vậy có thể nói, văn hóa dân gian chính là nguồn gốc của văn hóa nghệ thuật, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển rực rỡ của văn học nghệ thuật.

5. Vai trò giáo dục

Vậy vai trò cuối cùng của văn hóa dân gian là gì? Như một phần tất yếu trong sự phát triển về tư duy của con người, vai trò giáo dục ra đời với mục đích hướng con người đến cái thiện, thay đổi nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ của người nghe. Chức năng giáo dục được đi kèm với các vai trò khác hoặc được gắn kèm vào những sản phẩm dân gian, thể hiện tính chất của mình thông qua mục đích sáng tác và lưu trữ cho con người và mang đến bài học dành riêng cho con người.

Nguồn: Twinkl


Click to listen highlighted text!