Chí sĩ Yên Bái và giai đọan lưu đày
Nhã Trân phóng viên RFA
Tưởng niệm ngày hy sinh của các liệt sĩ yêu nước, biên tập viên Nhã Trân trình bày về số phận của nhiều thành viên khác của Việt Nam Quốc Dân Đảng sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ở Yên Bái hồi đầu thế kỷ 20. Audio: Phần âm thanh
Chuyện xảy ra vào năm 1931 khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cho mở cuộc truy lùng kể từ phiên xử 13 anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Theo các nguồn tin thu thập đựơc, hơn 500 người đã bị bắt và bị phát vãng đến một lãnh địa duy nhất của Pháp ở Nam Mỹ là vùng Guiana.
Yên Bái, ngày 17 tháng 6 năm 1931
Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bước lên đọan đầu đài đã đựơc ghi vào lịch sử Việt Nam, thế nhưng đến nay, điều chưa được mấy người biết là sau cuộc khởi nghĩa hào hùng ấy hàng trăm đảng viên còn lại của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị lưu đày biệt xứ tại một nơi xa xôi tận Nam Mỹ.
Chuyện xảy ra vào năm 1931 khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cho mở cuộc truy lùng kể từ phiên xử 13 anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Theo các nguồn tin thu thập đựơc, hơn 500 người đã bị bắt và bị phát vãng đến một lãnh địa duy nhất của Pháp ở Nam Mỹ là vùng Guiana, nguyên tên là French Guiana gọi theo tiếng Anh, hoặc Guyane – Francaise theo tiếng Pháp. Khu vực này, giáp biển Atlantic ở phía Bắc và giáp giới Brazil ở phía Nam, có diện tích bằng gần 1/4 diện tích của Việt Nam.
557 tù nhân, vừa chính trị phạm vừa thường phạm, trong đó khoảng 320 người là các chiến sĩ Yên Bái, được đưa đến giam ở một trong những nhà lao tại Cayenne có tên là Nhà Lao An Nam.
Bản án khổ sai chung thân biệt xứ
Nói về chi tiết cuộc hành trình, tài liệu cung cấp trích dẫn cuốn “Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyane” của cụ Hoàng Văn Đào, đảng viên thuộc thế hệ thứ nhât của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thuật lại :
Ngày 15-5-1931 lúc tàu bắt đầu rời Cáp-Sanh-Dắc (Cap Saint Jacques), chúng tôi bị nhốt chặt trong một khám đường bọc sắt bồng bềnh trên đại dương… Chiều 30-6-1931, tàu cập bến Cay-En ở Guy-An
Cụ Hoàng Văn Đào, Đảng viên VNQDD
“Ngày 15-5-1931 lúc tàu bắt đầu rời Cáp-Sanh-Dắc (Cap Saint Jacques), chúng tôi bị nhốt chặt trong một khám đường bọc sắt bồng bềnh trên đại dương… Chiều 30-6-1931, tàu cập bến Cay-En ở Guy-An……. Tất cả chúng tôi bị dồn lên 3 chiếc xe camiông ọp ẹp tiến về Pénitentiaires Colonniaux de Cayenne. Chúng tôi gọi đó là khám đường thuộc địa Cay-En 1..
Tại khám đường chúng tôi được bác sĩ khám sức khỏe và chích ngừa các bệnh sởi, dịch. Không bao giờ chúng tôi được ăn uống no đủ, bởi lũ giám thị và tay sai đã ăn chặn rất nhiều.”
Trong giai đọan 1852 – 1946 khoảng 70,000 tù nhân đã bị phát vãng đến nơi này, trong đó có các anh hùng Yên Bái của Việt Nam. Với bản án khổ sai chung thân biệt xứ, các tù nhân phải lao tác hết sức cực nhọc vất vả, từ đào vàng dưới sông sâu cho đến chặt gỗ trong rừng thẳm.
Theo một giáo sư của đại học ở Guyanne, khoảng 25% đến 50% tù nhân đã chết do lao khổ, bệnh tật, đói khát. Cảnh cơ cực của họ được mô tả trong cuốn hồi ký của cụ Hoàng Văn Đào :
Với bản án khổ sai chung thân biệt xứ, các tù nhân phải lao tác hết sức cực nhọc vất vả, từ đào vàng dưới sông sâu cho đến chặt gỗ trong rừng thẳm. Theo một giáo sư của đại học ở Guyanne, khoảng 25% đến 50% tù nhân đã chết do lao khổ, bệnh tật, đói khát.
” Đầu tháng 8-1931, 535 tù nhân người Việt được lính Pháp áp giải đến ngục thất đặc biệt I-ni-ni. I-ni-ni là một vùng rừng rậm bao la, rất nhiều thú dữ, đặc biệt là rắn độc….. Chẳng bao lâu nơi đây đã lập nên một ngục thất mới, quy mô rất vĩ đại để giam cầm chúng tôi, 535 tên nô lệ da vàng đến từ thuộc địa Đông Dương.
Trung bình cứ 2 đến 3 ngày lại có một người phải ngã xuống vì bị rắn cắn hay hổ vồ, hoặc hộc máu mồm sau một cơn sốt rét kéo dài chừng 15 phút.
Dù ở trong hòan cảnh đau thương tột bậc, chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Mỗi buổi tối, anh em đều tổ chức nói chuyện, tranh luận về các vấn đề chính trị, học tập thêm về văn hóa, tu dưỡng đạo đức, giữ vững tinh thần.
Mọi sinh họat trong nhà lao đều được phân công trách nhiệm rõ ràng và dần dần lấy được tình cảm của bọn cai ngục.”
Một đảng viên thuộc thế hệ thứ nhì của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Trần Tử Thanh, từ Hoa Kỳ xác nhận:
“Sau khi thực dân Pháp đem 13 liệt sĩ Yên Bái ra hành quyết thì rất nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị bắt, một số bị đưa ra ngoài Côn Đảo, một số bị đưa sang cái đảo quỷ của Guyane thuộc Pháp. Trong vùng đó họ giam tù chính trị và cũng có tù hình sự.
Thực dân Pháp họ giam khoảng 80.000 người tất cả. Và những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt ở trong nước đưa sang bên đó khoảng trên 500 người. Tới năm 1954 thì nhà tù đó đóng cửa.”
Nơi đây đã lập nên một ngục thất mới, quy mô rất vĩ đại để giam cầm chúng tôi, 535 tên nô lệ da vàng đến từ thuộc địa Đông Dương. Trung bình cứ 2 đến 3 ngày lại có một người phải ngã xuống vì bị rắn cắn hay hổ vồ, hoặc hộc máu mồm sau một cơn sốt rét kéo dài chừng 15 phút.
Năm 1935: tóan hồi hương đầu tiên
Theo thời gian, số phạm nhân từ chính quốc và từ các thuộc địa của Pháp bị đày sang Guyane ngày càng thêm đông đảo. Tất cả phạm nhân thuộc địa Đông Dương, trong đó có Việt Nam, vì vậy đựơc lệnh chuyển sang một nhà tù khác tên là Ăng-Ghi cách thủ đô Cayenne gần 100 km.
Ở khu rừng thiêng nước độc ấy họ cũng phải lao tác khổ nhọc: vào rừng kiếm gỗ qúy, đi đãi vàng, trồng rau. Bị vắt kiệt sức lao động và bị hành hạ dã man nhiều chí sỹ Yên Bái đã tìm cách vượt ngục.
Chủ trương của chính quyền Pháp ở Guyane là lưu giữ tất cả những phạm nhân bị lưu đày để dùng vào công tác khai thác tài nguyên nơi đó. Vì vậy, vào đầu năm 1935 toàn thể phạm nhân Việt Nam đã tổ chức một cuộc tuyệt thực dài hơn một tháng để phản đối và yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải cho những người mãn án được hồi hương.
Ngay sau cuộc tuyệt thực đó chính phủ Mặt Trận Bình Dân Pháp đã ân xá, giảm án cho một số người đồng thời cho phép họ rời Guyane. Nhờ thế vào năm 1935 hơn 30 người tù chính trị hoặc thường phạm được lên tàu về quê hương.
Năm 1945 Tướng De Gaulle cho ân xá tất cả chính trị phạm tại các thuộc địa của Pháp. Và đến cuối năm 1954 thì mọi tù nhân Đông Dương ở Guyanne được phép hồi hương. 7 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng nhờ vậy đã đặt chân lại trên đất quê nhà.
Trong 2 năm sau đó, 1936 – 1938, triều đình Huế không ngừng gửi công văn yêu cầu chính phủ Pháp cho các tù nhân người Việt được trở về nước. Thế nhưng Thế Chiến thứ 2 bất ngờ xảy ra khiến phần lớn phải ở lại Guyane tiếp tục lao động khổ sai. Không chịu nổi sự khổ ải tù đày, nhiều người đã vượt ngục.
Năm 1945 Tướng De Gaulle cho ân xá tất cả chính trị phạm tại các thuộc địa của Pháp. Và đến cuối năm 1954 thì mọi tù nhân Đông Dương ở Guyanne được phép hồi hương. 7 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng nhờ vậy đã đặt chân lại trên đất quê nhà. Những người còn lại đều được phóng thích, tuy nhiên vì thiếu phương tiện chuyên chở về Việt Nam, một số đã ở lại Guyanne, kết hôn với thổ dân, lập nghiệp và khai sinh cộng đồng người Việt ở đây.
Các thế hệ sau này của VN Quốc Dân Đảng
Ông Trần Tử Thanh cho hay :
“Theo chúng tôi được biết thì hầu như đại đa số chết, coi như gần hết. Đa số những người bị giam ở đó bị chết dần chết mòn ở đó. Chỉ còn một số sau này may mắn tới năm 1954 khi chính phủ Pháp giải tán nhà tù ở đó thì số sống sót ra ngoài lấy vợ sinh con đẻ cái ở đó luôn.
Theo chúng tôi được biết thì hầu như đại đa số chết, coi như gần hết. Đa số những người bị giam ở đó bị chết dần chết mòn ở đó. Chỉ còn một số sau này may mắn tới năm 1954 khi chính phủ Pháp giải tán nhà tù ở đó thì số sống sót ra ngoài lấy vợ sinh con đẻ cái ở đó luôn.
Ô.Trần Tử Thanh
Tới bây giờ mà tính tới đảng tử thì cũng già lắm rồi. Khoảng sáu mươi mấy, bảy mươi tuổi rồi. Còn bây giờ tới đảng tôn tức là đến thế hệ cháu thì thành phần cháu này họ cũng ít biết về đảng vì còn bé quá và sau này không ai nói chuyện gì tới nữa. Nó đã đi qua 3 thế hệ rồi.
Chúng tôi, bên Việt Nam Quốc Dân Đảng đang dự định lập một phái đoàn để có dịp nào đó, có thể từ bây giờ tới cuối năm chúng tôi sẽ sang bên đó để tìm hiểu thêm, và chúng tôi sẽ liên lạc với chính quyền Guiana.”
Thế hệ thứ ba của các chiến sĩ Yên Bái đang lưu lạc ở Guinea và còn mù mờ về nguồn gốc ông cha. May mắn hơn, những đảng tôn khác của Việt Nam Quốc dân Đảng hiện có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới không rơi vào hoàn cảnh này. Một trong những người này có ông Nguyễn Đại Việt ở Hoa Kỳ :
“Trước những người bị đày sau cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái và những người đã hy sinh ở ngay pháp trường Yên Bái và ngay ở ngục thất Hoả Lò ở Hà Nội, và một số khác ở trên đảo Côn Lôn, nó đặt ra trước mặt đảng có một thế hệ toàn là bị giết chóc tù đày cái cảm tưởng của tôi là, đây là một thế hệ nặng tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc.
Họ không có mưu toan một cái gì cho bản thân của họ. Họ đánh người Pháp với một mục tiêu là “Nước này của tôi và anh phải trả lại cho tôi”. Đó là cái tinh thần trách nhiệm.
Tôi rất là kính phục họ, kính phục cái tinh thần trách nhiệm mà tôi nghĩ rằng cái tinh thần trách nhiệm đó hiện nay đang bị mai một, bị mất đi.”
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã gây tiếng vang và khích lệ phong trào chống ách đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng như ở bán đảo Đông Dương vào đầu thế kỷ 20.
Đã gần 80 năm trôi qua kể từ cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Tên tuổi của nhiều anh hùng Việt nam Quốc Dân Đảng đã đi vào lịch sử. Và, dấu tích của nhiều người khác hịên vẫn còn lưu lại ở Guiana.