Hưng Đạo Đại Vương TRẦN QUỐC TUẤN
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn kỳ tài quân sự nghìn năm có một của Việt Nam
Vào thế kỷ thứ 13, trên thảo nguyên Trung Á xuất hiện một thế lực đáng sợ quần Mông Cổ.Từ những bộ lạc du mục nhỏ, Mông Cổ đã hợp nhất dưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và trở thành một đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Biên niên sử còn ghi lại rằng, “Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đó”.
Tại châu Á, quân Mông Cổ tấn công Trung Quốc khiến nhà Tống đại bại, phải bỏ kinh thành rồi tháo chạy hết lần này tới lần khác. Trận đánh cuối cùng giữa quân Mông Cổ và quân Tống là trận Nhai Môn trên biển. Quân Tống có 20 vạn người, nhưng phần lớn trong số đó là hoàng thân quốc thích, và quân phục dịch chạy trốn giặc Mông Cổ. Thần phụ chính Lục Tú Phu thấy tình thế tuyệt vọng ôm Vua Tống còn nhỏ nhảy xuống biển tự vẫn, người Tống nhìn thấy cảnh này đều khóc than rồi lần lượt nhảy xuống biển chết theo vua, khung cảnh thật bi thương. 7 ngày sau, hàng trăm ngàn xác người nổi đầy khắp mặt biển, đây được xem là một trong những sự kiện bi thương nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuối cùng vào năm 1279, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.
Tại châu Âu, sau một thời gian tung hoành chiếm hết trung Á, vó ngựa Mông Cổ dồn dập tiến vào châu lục này, các thành phố lớn như Moscow đều bị đốt cháy. Liên quân châu Âu được thành lập để chống lại quân Mông Cổ cũng bị đập tan. Nhiều nước mong muốn cầu hòa và cống nạp cho quân Mông Cổ. Sau khi đánh tan nhà Tống, triều Nguyên của người Mông Cổ được thành lập. Quân Nguyên tiếp tục mưu đồ tràn xuống phía Nam. Thế nhưng đến đây, vó ngựa của đại quân Nguyên Mông vốn giày xéo khắp nơi từ Á sang Âu đã bị chặn đứng bởi một vị tướng huyền thoại, mà theo giáo sư Lưu Trung Khảo “Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên đô hộ một trăm năm”. Người đó chính là quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, 1 Trong 10 Vị Tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới.
Thanh Thiên đồng tử giáng thế
Tương truyền, thời đầu nhà Trần có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thánh Tản Viên thấy thế biết nước Nam sẽ có ngoại xâm, bèn tâu Thượng đế. Sau đó thượng đế phái Thanh Thiên đồng tử xuống trần quét sạch dải khí trắng đó bằng cách sinh hạ vào nhà thân vương làm danh tướng. Khi Trần Hưng Đạo ra đời trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ do coi thiên văn thấy có một vị tướng tinh giáng hạ liền đến xin xem mặt Trần Quốc Tuấn. Khì nhìn thấy, vị đạo sĩ vội lùi xuống, vái lạy nói: “Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó”. Trần Quốc Tuấn đầy một tuổi đã biết nói năm sáu tuổi đã biết làm thơ ngũ ngôn bày chơi đồ bát trận, thông minh xuất chúng. Ông lại được cha mình là An Sinh Vương Trần Liễu chọn những thầy giỏi nhất dạy dỗ được nên ngay từ sớm đã trở thành một người văn võ toàn tài, hơn hẳn bạn bè đồng trang lứa.
Tuổi trẻ bồng bột
Nhắc đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đời đều nghĩ ngay tới vị dũng tướng kiêu hùng với 3 lần chiến thắng quân Mông – Nguyên trong lịch sử. Ít ai ngờ ông cũng có một thời trai trẻ đầy xốc nổi.
Năm Trần Quốc Tuấn 7 tuổi, công chúa Thụy Bà, chị gái vua Trần Thái Tông đã cầu xin vua để nhận ông làm con nuôi. Chính vì thế Trần Quốc Tuấn hay được vào hoàng cung; ở đây, ông đã gặp tình yêu lớn của đời mình: Thiên Thành công chúa. Nàng là con gái đầu của vua Trần Thái Tông sở hữu vẻ đẹp và khí độ của quý tộc thời Trần do được dạy bảo trong cung cấm từ thuở nhỏ. Những tưởng đây là mối lương duyên trời ban. Nhưng khi công chúa Thiên Thành đến tuổi gả chồng vua Trần Thái Tông đã xuống chỉ gả nàng cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương phá tan giấc mộng đôi lứa của hai người. Dù đau lòng, công chúa Thiên Thành vẫn ngoan ngoãn vâng lời vua cha về phủ của Nhân Đạo Vương, cha của Trung Thành Vương, để chờ ngày làm lễ ăn hỏi. Còn Trần Quốc Tuấn thì không chịu khuất phục nên đã có một quyết định đầy táo bạo.
Trong một đêm tối mịt mù nhân lúc mọi người trong phủ Nhân Đạo Vương còn đang say mê ca hát mừng lễ thành hôn được vua ban, Trần Quốc Tuấn đã lẻn vào phòng công chúa Thiên Thành đồng thời phái người cấp báo cho Thụy Bà công chúa, mẹ nuôi của ông, bởi lúc này chỉ có bà mới giúp được. Khi Thụy Bà công chúa nhận được tin báo tức tốc đến gặp vua. Lời nói của bà như sét đánh ngang tai vua Trần Thái Tông bởi vua không nói chơi. Mặt khác, vua đã nhận đủ lễ vật của Nhân Đạo Vương sao có thể để Trần Quốc Tuấn cả gan làm loạn như vậy? Nhưng Thụy Bà công chúa tiếp tục kiên trì van xin. Lại nghĩ Trần Quốc Tuấn là huyết mạch của anh trai Trần Liễu, người vì mình mà gặp nhiều bất hạnh. Vua Trần Thái Tông đã sai người vây phủ Nhân Đạo Vương. Thị vệ theo lệnh nhà vua, xông thẳng vào phòng công chúa Thiên Thành dưới danh nghĩa là áp giải nhưng thực chất là hộ tống Trần Quốc Tuấn ra ngoài một cách an toàn. Đến lúc đó, cà phủ Nhân Đạo Vương mới ngỡ ngàng nhận ra sự có mặt của Trần Quốc Tuấn.
Trước “sự đã rồi” hôm sau, Thụy Bà công chúa nhanh tay dâng 10 mâm vàng hỏi cưới công chúa Thiên Thành cho con trai nuôi. Trần Thái Tông đành xuống chiếu gả Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn và cắt 2.000 khoảnh ruộng tốt ở huyện Ứng Thiên cho Nhân Đạo Vương để bồi thường.
Cuối cùng, bằng cả sự khôn ngoan và liều lĩnh, Trần Quốc Tuấn đã có được tình yêu của đời mình!
Vận nước và thù nhà
Trong tình yêu góp phần liều lĩnh bồng bột, thì Trần Quốc Tuấn lại vô cùng sáng suốt trong việc lựa chọn giữa vận nước và thủ nhà. Năm 1237, sau 12 năm vua Trần Thái Tông lên ngôi mà không có con nối dõi. Lo sợ nhà Trần bị tuyệt hậu, Trần Thủ Độ đã thực hiện một loạt sự sắp đặt gây ra sự oán hận cho nhiều người, bao gồm cả Trần Liễu – cha của Trần Quốc Tuấn. Trần Thủ Độ gây sức ép để vua phế hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, cưới chị dâu là công chúa Thuận Thiên, khi ấy đang làm vợ và có thai 3 tháng với Trần Liễu. Trần Liễu tức giận, mang binh rửa hận nhưng thân cô sức yếu nên việc bất thành, cuối cùng phải buông giáp quy hang, tùy tướng gia bình bị giết hết, bản thân ông bị giáng làm An Sinh Vương, cho về an trú ở đất Yên Sinh. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Trần Liễu. Ông kén thầy giỏi dạy Trần Quốc Tuấn thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Lúc sắp mất ông cầm tay Quốc Tuấn, trăn trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Hồi xưa, chữ hiếu vô cùng được coi trọng, hơn nữa, khi ấy Trần Quốc Tuấn có trong tay mình nhiều gia tướng tài năng, đặc biệt phải kể tới “ngũ hổ tướng”: Dã Tượng, Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô. Cùng với tài cầm quân thao lược của mình, ông hoàn toàn có thể lật đổ được ngôi vua, lấy được thiên hạ như lời cha mình trước khi mất dặn dò.
Nhưng lúc ấy vận nước đang lâm nguy, quân Nguyên Mông ngấp nghé xâm lược bờ cõi, nếu nội bộ nhà Trần lục đục mâu thuẫn chắc chắn sẽ dẫn đến đại họa nước mất, nhà tan. Trần Quốc Tuấn nhận thấy việc quan trọng nhất là phải đoàn kết nội bộ nhà Trần, cùng hợp sức giết giặc mới mong bảo vệ được non sông xã tắc. Nên ông đã hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là đầu mối của hai chi lớn nhất trong họ Trần. Đồng thời Trần Quang Khải là con vua Trần Thái Tông, kẻ thù của cha Trần Quốc Tuấn. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.
Chuyện kể rằng: thời ấy tại một bến sông Trần Quốc Tuấn chủ động mời Thái sư Trần Quang khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải để thể hiện thiện chí. Từ đó hai người trở nên thân thiết, đồng sức đồng lòng bảo vệ giang sơn xã tắc.
Một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Toản có ý khích ông cướp ngôi vua, ông nổi giận định rút gươm toan chém. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông mới bớt giận thu gươm nhưng bảo rằng: “Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử này nữa!”
Trong chiến tranh, Trần Quốc Tuấn luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Vậy mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉi chống gậy không thì gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Một tấm lòng trung trinh son sắt, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn. Vua Trần cũng vô cùng tin tưởng, phong cho ông là Quốc công tiết chế, tổng chỉ huy quân đội nhà Trần.
Hịch tướng sĩ thiên cổ hùng văn chống giặc phương Bắc.
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân lui về Vạn Kiếp. Vua Trần thấy thế giặc mạnh, cho mời ông về Hải Dương mà than rằng: “Thế giặc to như vậy mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?” Trần Quốc Tuấn tâu “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao?” “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!” Vua nghe thấy vậy liền yên lòng. Trần Quốc Tuấn trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân sĩ, và thảo bài “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” hay còn gọi là Hịch tướng sĩ để khuyên răn tướng sĩ và binh lính học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống giặc Mông Nguyên.
Hịch tướng sĩ với những câu nói hùng hồn, lẫm liệt, trở thành áng thiên cổ hùng văn chống giặc phương Bắc của Đại Việt. “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa Ta cũng cam lòng”.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng “cột đá chống trời”. Ông đã soạn 2 bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trong binh thư của ông đã chỉ rõ cách đánh quân Nguyên Mông, chẳng hạn như “dĩ đoản binh chế trường trận”, răn dạy chỉ bảo tướng sĩ lẽ thắng bại tiến lui.
Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút”.
Kế sách chống giặc của Trần Quốc Tuấn.
Kế sách của Trần Quốc Tuấn khi đánh quân Nguyên có thể gói gọn trong mấy chữ: vườn không nhà trống, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, dùng đoản binh phá trường trận. Khi đánh nước khác, quân Nguyên thích đánh vào kinh thành, vì nơi đây tập trung đa phần quân chủ lực. Đánh kinh thành thì cũng tiêu diệt được quân chủ lực đối phương, lại có thể cướp bóc lương thực và nhu yếu phẩm. Thế nhưng khi đánh Đại Việt thì quân Đại Việt lại chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện “vườn không nhà trống”. Điều này khiến cho quân Nguyên dù chiếm kinh thành vẫn không gặp được quân chủ lực của Đại Việt, kinh thành lại trống cho nên không thể cướp bóc được gì. Quân Nguyên tiến đánh với sách lược đánh nhanh thắng nhanh, nhưng quân chủ lực của ta lại rút đi nhằm bảo toàn lực lượng, khiến chúng không thể đánh nhanh thắng nhanh được, dẫn tới việc lương thảo thiếu trầm trọng, binh lính mệt mỏi, bệnh tật.
Trần Quốc Tuấn lại cho các toán quân nhỏ liên tục tập kích bất ngờ để tiêu hao sinh lực và phá hủy kho lương thực của địch. Quân Nguyên không gặp được quân chủ lực Đại Việt để đánh, cũng không biết quân chủ lực rút về đâu mà đuổi theo. Lâu ngày quân giữ lại mệt mỏi vì phải liên tục chống đỡ các cuộc tập kích của các cánh quân nhỏ. Dần dần quân Nguyên lương thực cạn, quân sĩ mệt mỏi không muốn tiếp tục cuộc chiến nữa, sĩ khí không còn. Lúc này Trần Quốc Tuấn mới điều động đội quân chủ lực phản công đánh thẳng vào quân Nguyên. Trước sức mạnh tấn công của Đại Việt, quân Nguyên hoảng sợ, không hiểu các cánh quân ở đâu hiện ra nhiều không kể xiết. Do tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh lâu ngày, quân Nguyên không thể thắng được sĩ khí của Đại Việt nên đại bại, rút chạy về nước.
Trước sách giữ nước
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sang. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi, bỏ thù nhà mà cứu lấy vận nước. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập nên chiến thắng oanh liệt nghìn đời. Hai tháng trước khi mất, vua Anh tông đến thăm lúc ông đang ốm có hỏi: “Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?” Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho người đời sau trong việc dựng nước và giữ nước: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Mùa thu tháng 8 năm 1300, Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn qua đời. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo Đại Vương. Triều đinh lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh thái ấp của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông lớn không kể xiết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo Đại Vương, lập đền thờ ở khắp nơi, đến ngày nay vẫn còn hương khói. Lịch sử xưa nay khó tìm đâu được một người như Trần Quốc Tuấn. Ông xứng đáng với cái tên Đức Thánh Trần mà người đời ca tụng. Là một vị quân vương lẫy lừng của một triều đại, ông dùng khí phách của một anh hùng để làm nên chiến thắng quân xâm lược đem lại bình yên cho dân tộc, tạo nên thời đại “Đông Á” hào hùng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ở ông tài và đức đều ngời sang, để lại cho đời sau một tấm gương mẫu mực trong việc dựng nước và giữ nước. Nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng quả đúng là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã sinh ra những nhân vật kỳ tài giữ gìn giang sơn xã tắc mỗi khi vận nước lâm nguy! Theo bạn, ngoài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, nước ta còn những danh tướng nào khác đã làm lẫy lừng những trang sử Việt Nam?
NgamRadio
Vietnamese military leader
Tran Hung Dao, original name Tran Quoc Tuan, also called Hung Dao Vuong, (born 1229?—died 1300, Van Kiep, Vietnam), figure of almost legendary proportions in Vietnamese history, a brilliant military strategist who defeated two Mongol invasions and became a cultural hero among modern Vietnamese.
By the early 1280s the Vietnamese kingdom faced a growing threat from the Mongols under Kublai Khan, who had conquered China in the previous decade. When he was appointed commander-in-chief of the Vietnamese armed forces, Tran Hung Dao, in a rousing speech to his forces, called for national unity and persuaded his army to fight the invaders. When the Mongols invaded the Red River valley (in northern Vietnam) with a massive army in 1283/84, Tran gave way before the invaders and adopted a defensive strategy, using guerrilla warfare and scorched-earth tactics against them. He then launched a counteroffensive that liberated the Vietnamese capital and drove the Mongols back into China.
When the Mongols resumed their campaign against Vietnam in 1287, Tran and his forces again gave ground, avoiding a pitched battle until the Mongols had occupied the capital. After resuming the offensive, Tran engaged the Mongol fleet in battle at the mouth of the Bach Dang River in 1288. Kublai Khan’s junks, lured by Hung Dao’s men, were ripped apart by iron-tipped spears that had been implanted beneath the waters—a strategy borrowed from an earlier Vietnamese warrior, Ngo Quyen (939).
Tran Hung Dao was one of the first great Vietnamese military strategists. His use of guerrilla warfare to harass and eventually defeat a more powerful enemy provided a model for communist guerrilla warfare in the 20th century. His mobilization of the entire Vietnamese population in the cause of national resistance to foreign invasion similarly inspired the North Vietnamese during the Indochina Wars (1946–75). His proclamation calling for national unity, along with a textbook he wrote on military strategy, became classics of Vietnamese literature . Tran Hung Dao is still an object of worship in rural areas of Vietnam, with many temples dedicated to him.
This article was most recently revised and updated by Amy Tikkanen .
BẤM VÀO ĐÂY để đọc “Trần Hưng Đạo”
BẤM VÀO ĐÂY để xem “Hưng Đạo Đại Vương TRẦN QUỐC TUẤN”