Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Bốn nữ sĩ của nền văn học trung đại Việt Nam


Khi nhắc đến các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại, chỉ có vài cái tên quen thuộc xuất hiện. Chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ không coi trọng người phụ nữ, vậy nên những nữ thi sĩ không nhiều.

1. Tình hình văn học trung đại ở Việt Nam (từ thế kỷ X-XIX)

Bắt đầu từ năm 938, Đại Việt bước vào giai đoạn thống nhất, bắt đầu xuất hiện các vương triều độc lập tự chủ. Dưới sự ảnh hưởng của Nho Giáo, phụ nữ bị xem nhẹ, đồng thời bị ngăn cản khỏi các hoạt động trí thức, học chữ. Cho đến thời thái bình thịnh thế của Lê Thánh Tông ở thế kỷ XIV, kho tàng văn học trung đại có đến hàng trăm bài thơ, văn xuôi của nam thi sĩ, nhưng tác phẩm của các nữ thi sĩ lại vô cùng hạn chế.

Sang đến thế kỷ XV, khi giai cấp phong kiến bắt đầu bộc lộ sự tàn bạo của mình, đỉnh điểm là cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn chia cắt 2 miền Nam-Bắc, chế độ “tam cương, ngũ thường” của Nho Giáo bắt đầu sụp đổ, phụ nữ đã phần nào được giải phóng khỏi xiềng xích phong kiến, lúc ấy các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại mới bắt đầu xuất hiện và được biết đến nhiều hơn. Họ đem góc nhìn gần gũi, giản dị từ những xó bếp, nhà sau vào văn học, làm cho thơ Việt Nam bắt đầu xuất hiện sự mềm mại, nữ tính và gần gũi với người đọc.

Sang đến thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đổ bộ vào Việt Nam, thơ ca Việt Nam bắt đầu hướng về các đề tài yêu nước, đả đảo chiến tranh và sự xâm lược của thực dân Pháp. Cũng từ giai đoạn này, thơ ca trung đại dần khép lại, nhường đường cho thơ mới.

2. Các đề tài thường xuất hiện trong thơ ca trung đại

Bên cạnh các đề tài yêu nước, đề tài miêu tả thái bình thịnh thế, hay những bài ca thúc giục lòng chiến đấu của quân sĩ, các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại chọn những đề tài mới lạ hơn, chưa được khai thác trong văn chương trung đại: tình cảm và góc nhìn của phụ nữ trước thời thế. Các chủ đề thường gặp như tả cảnh, tâm sự cá nhân, ưu tư về cuộc đời, cho đến mong ước được bình đẳng của phái nữ… đã được các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại khai thác triệt để. Vận dụng các quy tắc thơ Đường, nhiều bài thơ Nôm ra đời và trở thành di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, là chén hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, còn quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, nón, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, miêu tả cảnh non nước hữu tình xen lẫn tình cảm nhớ nước của bà khi đến Đèo Ngang)

Góc nhìn của các nữ thi sĩ Việt Nam nhìn chung nhẹ nhàng, mang đậm tình cảm sâu sắc hướng về tất cả các vấn đề trong xã hội. Những bài thơ này đều toát lên những cảm xúc bùng cháy, dạt dào, cho thấy năng lực thơ ca của các bà đều đạt đến trình độ đỉnh cao, thu hút nhiều khách yêu thơ tìm đến. Các nữ thi sĩ nhìn văn chương dưới đôi mắt của phụ nữ, mở ra một góc nhìn mới về xã hội đương thời. Những đóng góp của họ đã làm cho kho tàng văn học chữ Nôm dạng thơ trở nên đặc sắc và phong phú hơn.

Trong tất cả các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại, có ba vị thi sĩ nổi bật hơn tất cả. Họ kế thừa những truyền thống thơ ca đẹp đẽ của thơ ca Việt Nam, phát triển thành những tập thơ mang đậm chất riêng của họ. Ba vị thi sĩ ấy bao gồm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm.

Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều nữ thi sĩ của nền văn học trung đại khác đã cống hiến cho nền văn học Việt, nhưng với số lượng tác phẩm hạn chế, cũng như chất thơ có phần bị ảnh hưởng, họ không tạo được tiếng vang bằng ba vị thi sĩ kể trên. Ngọc Hân Công Chúa, Sương Nguyệt Anh đại diện cho văn học trung đại thơ nôm, trong khi đó Nguyên Phi Ỷ Lan lại sở hữu cho mình 1 bài thơ bằng chữ Hán.

3. Các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại nổi tiếng nhất

Hồ Xuân Hương

Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, ảnh hưởng của Hồ Xuân Hương đến thơ ca trung đại là cao hơn tất cả. Nét lãng mạn nữ tính thường trực trong tập thơ của bà khiến người đọc luôn luôn cảm thấy một sự mềm mại, dịu dàng của tính nữ, nhưng đồng thời cũng rất cháy bỏng, xuân sắc.

Nhân thân Hồ Xuân Hương có đôi phần mờ ảo, nên bà thường bị nhầm lẫn là sản phẩm của văn học dân gian. Tuy nhiên, qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, người ta khẳng định Hồ Xuân Hương là một nhân vật có thật, sinh sống vào giai đoạn nhà nước Tây Sơn đang nắm quyền điều hành đất nước vào cuối thế kỷ XVIII và cuộc chuyển giao quyền lực của Nguyễn Ánh vào đầu thế kỷ XIX.

Lợi dụng sự suy yếu của lý luận “tam cương ngũ thường” thuộc về Nho Giáo, Hồ Xuân Hương đã đem cái thoát tục của thân thể, sử dụng nhiều nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ khác nhau, gợi lên những nét đẹp tươi mới, hồn nhiên, năng động của một cái tôi cá tính. Bà đại diện cho thân phận của những người phụ nữ phong kiến, dù có xuất thân từ một gia đình gia giáo, phụ nữ vẫn bị chèn ép, long đong lận đận, chịu kiếp bảy nổi ba chìm trong thân phận người phụ nữ bị xem thường. Có lẽ vì thế mà thơ ca của Hồ Xuân Hương luôn có nét phóng khoáng, tự do vô tư, mong muốn được phá vỡ xiềng xích giam cầm phụ nữ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, đã có những người phụ nữ quyết liệt, đứng lên đấu tranh giành lấy tự do và tiếng nói của mình, và Hồ Xuân Hương, với tâm hồn nhạy cảm của mình, đã sáng tác không ít thơ chỉ để bênh vực phái nữ.

Trong suốt một khoảng thời gian dài, thơ ca của Hồ Xuân Hương theo con đường truyền miệng, lưu truyền trong ký ức của mỗi người như một thể loại văn học dân gian. Có lẽ vì vậy mà ít nhiều thơ của bà đã bị biến đổi, thêm bớt, sao chép… Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thơ Hồ Xuân Hương trần trần tục tục, bởi điểm đặc biệt trong thơ ca của Hồ Xuân Hương, là sự tồn tại của “nghĩa ngầm”. Bà không dùng từ thô tục để đả kích, hay để miêu tả đối tượng nào, mà vận dụng phép ẩn dụ, hoán dụ, và để người đọc tự liên tưởng.

Đề tài xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương thì rất đa dạng, từ tình cảm bạn bè tri kỷ bà dành cho bạn thơ của mình, thơ về chị em phụ nữ, tâm sự đêm khuya và suy tư về cuộc đời… Nổi bật nhất là hai bài thơ “Bánh Trôi Nước”, và “Tự Tình” được đưa vào chương trình Văn Học.

Bà Huyện Thanh Quan

Nếu Hồ Xuân Hương mang nét phóng khoáng, tươi trẻ sắc xuân của phụ nữ vào thơ Nôm, Bà Huyện Thanh Quan lại đem đến một sắc thái trầm buồn, cô đơn nhưng không kém phần đoan trang, thanh lịch vào thơ Nôm của mình, bộc lộ một tình yêu thầm kín dành cho quê hương của mình.

Sinh thời, bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh, từng được vua mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho các cung phi và công chúa. Sau bà cáo bệnh và dẫn các con về Nghi Tâm rồi ở đến cuối đời. Trong suốt cuộc đời của mình, Bà Huyện Thanh Quan như một đứa con đứng trước biến động thời cuộc, nên thơ ca của bà cũng mang đậm tình cảm yêu thương quê hương, vừa cô độc vừa da diết.

Thơ Đường Luật là một thể thơ khó, tuy là một thể thơ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn đến văn chương Đông Á, để làm được một bài thơ Đường Luật đòi hỏi người thi sĩ phải nắm rõ các quy tắc về niêm luật, gieo vần, điển tích, điển cố… ngược lại, thơ Nôm lại có phần nông cạn, khó có thể gửi gắm quá nhiều tình cảm vào. Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ hiếm hoi có thể trung hòa cả hai thể thơ trên, để thơ của bà luôn mang một nét hoài cổ, trang nghiêm, nhưng cũng đượm buồn gần gũi.

Dưới ánh sáng của chính trị và tôn giáo, thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong trẻo, êm ả như một bức tranh thủy mặc. Các đề tài tả cảnh tự tình trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường lấy cảnh chiều tà, để tả về sự cô đơn của người phụ nữ suy tư về đời cuộc.

Đoàn Thị Điểm: (1705 – 1748) Nữ Sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng.

Khác với Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan tập trung phát triển thơ Nôm Đường Luật, Đoàn Thị Điểm đã có một đóng góp không nhỏ vào tuyển tập thơ chữ Hán, đó là tập Truyền Kỳ Tân Phả, nói về những chuyện kì bí và những cuộc hội ngộ. Thơ của bà dù là lấy cảm hứng từ hiện thực tàn khốc, hay những thuyết tích dân gian, thì đều đề cao hình ảnh người phụ nữ.

Sinh thời, bà là người phụ nữ đầu tiên dám mở lớp học để dạy chữ, tuy là người coi trọng Nho Giáo và Đạo Giáo, nhưng với Đoàn Thị Điểm, bà mong muốn xóa bỏ những bất lợi đối với phụ nữ, để họ được đứng ngang hàng với đàn ông trong xã hội. Bà cũng được vinh danh là một trong những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Thơ ca của Đoàn Thị Điểm là một sự khắc họa rõ nét các phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nghĩa tình, son sắt lại can trường dám xả thân vì việc lớn. Bài thơ Nôm Chinh Phụ Ngâm, bài thơ đưa tên tuổi Đoàn Thị Điểm lên hàng các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại, nói về nỗi lòng của người vợ chờ chồng ở quê nhà, tình cảnh lẻ loi, lo sợ mà họ phải chịu đựng khi người chồng đang hành quân ngoài xa.

Với thơ ca của Đoàn Thị Điểm, người đọc một lần nữa được nhìn thấy hào quang của những người phụ nữ, vốn là những đóa hoa điểm sắc cho người đàn ông. Qua ngòi bút của bà, người phụ nữ ấy trở thành một mắt xích quan trọng, lặng lẽ hỗ trợ phía sau để người đàn ông được thành công.

Ngọc Hân Công Chúa

Ngọc Hân Công chúa tên thật là Lê Ngọc Hân, là vợ thứ của vua Quang Trung, vua của triều đại Lam Sơn nắm quyền điều khiển Đại Việt vào thế kỷ XVIII. Cuộc đời bà cũng trải qua nhiều sóng gió, là con gái của triều Hậu Lê đã suy vong, lại trở thành vợ thứ của vị Hoàng Đế đứng đầu triều Lam Sơn đang lớn mạnh. Sau đó Quang Trung mất, bà lại chịu cảnh góa bụa, rồi cũng mất sớm, hưởng dương 29 tuổi.

Bài thơ Ai tư vãn (thương thầm nghĩ ngợi mà khóc) là bài thơ duy nhất của Ngọc Hân Công Chúa, được viết bằng chữ Nôm, và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là bị bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm ảnh hưởng ít nhiều. Tuy tay nghề làm thơ của bà chưa được chín muồi, song một vài trích đoạn trong bài thơ lại gợi lên những tình cảm chân thật, một nỗi cô đơn buồn thảm của người góa bụa phải gắng gượng để nuôi con.

Nửa cung gãy phím cầm lành,
Nỗi con côi cút nỗi mình bơ vơ.

Ngọc Hân công chúa sử dụng những hình ảnh ẩn dụ gắn liền với cuộc đời phụ nữ lênh đênh, để nói vể cảnh bơ vơ, mất chồng nhưng cũng lo sợ một tương lai bất định đang đến gần.

Lênh đênh chút phận bèo mây,
Duyên kia đã vậy thân này nương đâu.

Tạm kết

Ít ỏi là thế, song các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại đã để lại cho thơ ca việt nam những tác phẩm bất hủ, đượm tính cá nhân, đồng thời tô vẽ được những cảm xúc thật bình dị, gần gũi mà ai cũng có thể cảm thấy gắn kết. Nhờ có những cống hiến ấy, thơ Nôm Đường Luật đã phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật, để lại cảm hứng bất hủ cho nhiều đời nữ thi sĩ mai sau. Họ là những người mở đường, là tiên phong đập tan định kiến, từng bước che chở cho nhiều số phận phụ nữ phong kiến, để họ có được sự tự tin, đứng lên giành lại tiếng nói của mình.

Nhờ có các nữ thi sĩ của nền văn học trung đại, lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, người phụ nữ hiện lên như một đóa hoa tươi sắc: dũng cảm, tươi trẻ song hành cùng nét chính chuyên, đoan trang, son sắt.

Nguồn: Twinkl


Click to listen highlighted text!