“Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người Và Di Thảo”
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ: TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC CHẤT Trần Chung Ngọc |
Trích Từ Cuốn “NGUYỄN TRƯỜNG TỘ: THỰC CHẤT CON NGƯỜI VÀ DI THẢO” Của Nguyễn Kha alias Bùi Kha & Trần Chung Ngọc Giao Điểm Xuất Bản, 1998 Qua những bài viết trước đây của nhiều tác giả về nhân vật Nguyễn Trường Tộ của thế kỷ 19, ngoài vài bài đánh giá Nguyễn Trường Tộ qua những nhận định phần nào rộng rãi, tổng hợp, trong bối cảnh lịch sử Việt Nam (Văn Tân trong Nghiên Cứu Lịch Sử, số 23; Lê Xuân Diệm, Phạm Thị Hảo, Thái Hồng trong Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tân Đất Nước), chúng ta thấy phần lớn đánh giá Nguyễn Trường Tộ qua một số trích dẫn chọn lọc từ những bản điều trần của ông gửi lên Vua Tự Đức, đề nghị cải cách, canh tân đất nước…trong tình hình sôi bỏng của đất nước, khi Pháp đã chiếm xong hoặc 3, hoặc 6 tỉnh Nam Kỳ và đang sửa soạn chiếm nốt Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Vì thường ít để ý đến thực chất những ý kiến, đề nghị của ông và tính cách khả thi của những bản điều trần cùng những diễn biến lịch sử, chính trị, xã hội v…v.. của nước nhà trong khoảng thời gian 1863-71, thời gian ông đệ trình những bản điều trần, và trước đó, cho nên thật là dễ hiểu khi Nguyễn Trường Tộ thường được đánh giá như là một trong ba cột trụ vô thượng thiên tài của CaTô Giáo Rô Ma (Công Giáo) tại Việt Nam, hai cột trụ kia là Alexandre de Rhodes (xin đọc những bài viết về Alexandre de Rhodes Với Chữ Quốc Ngữ của Hoàng Văn Lân & Đặng Huy Vận, Chương Thâu, Hoàng Tuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Kha, Bùi Phước và Chu Văn Trình) và Pétrus Trương Vĩnh Ký (xin đọc những bài viết về Pétrus Ký trong cuốn “Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập”, Lê trọng Văn xuất bản). Tôi dùng chữ “vô thượng thiên tài” ở đây là dựa theo quan điểm của một số trí thức Ca Tô như Võ Đức Hạnh, Thiện Cẩm, Trương Bá Cần, Phan Phát Huồn v..v.. và một số tác giả khác, Ca Tô hay phi Ca Tô, những người đã ca tụng Nguyễn Trường Tộ như là một bậc vô thượng thiên tài về đủ các lãnh vực: thi sĩ, lý thuyết gia chính trị, lý thuyết gia kinh tế, nhà cải cách xã hội và giáo dục, kỹ sư cầu cống, kiến trúc sư, giáo sư khoa học, tư tưởng gia tiền tiến, nhà ngoại giao, nhà ái quốc bậc nhất, và … thiên tài quân sự v…v… với hàm ý: một con én Nguyễn Trường Tộ có thể làm cả một mùa Xuân Ca Tô vĩnh viễn trên đất Việt. Một bậc vô thượng thiên tài như vậy, nếu thực sự là vô thượng thiên tài, thật là rất đáng kính phục và đáng là một niềm hãnh diện cho đất nước Việt Nam . Nhưng chúng ta biết rằng từ 10 đến 16 tuổi ông học với cha ở nhà, cha ông là một đông y sĩ; từ 16 đến 22 tuổi ông theo cụ Lê Thước và học với thày Tú Giai; từ 22 đến 25 tuổi ông theo học với thày Cử Hữu; từ 25 đến 28 tuổi ông có học với quan huyện Địa Linh; năm 28 tuổi ông dạy chữ Hán ở nhà thờ Tân Ấp , và cũng trong thời gian này ông được Giám Mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) để mắt tới và dạy ông tiếng Pháp và giúp ông một số hiểu biết về các khoa học thường thức ở Tây Phương (căn bản học thức của ông từ nhỏ cho tới 29 tuổi không ngoài cái học từ chương “Tống nho hủ lậu”, cái học này có thể “vô dụng” đối với ông vì không thuộc loại “thực dụng” như ông chủ trương sau này). Chúng ta cũng biết rằng ông được tiếp xúc với văn hóa Tây phương qua một số giám mục, nhất là giám mục Gauthier. Năm 29 tuổi, ông tháp tùng Giám Mục Gauthier sang Pháp và ở lại Pháp trên 2 năm. (Xin đọc “Niên Biểu Nguyễn Trường Tộ” của Trà Ngọc Anh trong cuốn “Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tân Đất Nước”, “Nguyễn Trường Tộ và Những Đề Nghị Cải Cách Của Ông” của Văn Tân trong “Nghiên Cứu Lịch Sử “, Số 23). Thời gian hai năm ở Pháp này đã biến ông thành một bậc vô thượng thiên tài về mọi lãnh vực như một số tác giả đã ca tụng ở trên. Và, với lòng yêu nước cao độ, với một kiến thức sâu rộng về nhiều ngành học có thể nói là khó khăn như thiên văn, kỹ sư cầu cống, một kiến thức mà người học cần một căn bản khá rộng rãi và vững chắc về toán học, cơ học các thiên thể, vật lý học v…v…, ông trở về nước năm 31 tuổi, làm…từ dịch, phụ trách dịch những văn bản bằng chữ Hán cho Tây, để…cứu nước. Nhưng nước không cứu được, vì vua quan thời đó thuộc loại Tống Nho ngu muội, đầu óc tối tăm mù mịt, không chịu nghe theo những đề nghị cải cách, canh tân của ông, thí dụ như: không chịu noi gương canh tân của Nhật Bản, không chịu hòa (một nghĩa khác của đầu hàng theo tình hình thời bấy giờ) với Pháp, cưỡng lại mệnh (Chúa) Trời vì (Chúa) Trời đã an bài để Tây (Kim) diệt Đông (Mộc), không chịu nhờ Giáo Hoàng can thiệp cứu nước Việt Nam, không chịu dùng những “kiến thức chuyên môn” của giới Giáo sĩ trong việc giáo dục và canh tân đất nước, và nhất là cứ giết hại giáo sĩ, không để cho họ tự do “mở rộng đạo, chống gian tà” (có nghĩa là những truyền thống của dân tộc Việt Nam đều thuộc loại gian tà vì Ca Tô Giáo chống lại tất cả những truyền thống này) để mở mang đầu óc và cứu vớt linh hồn nhân dân Việt Nam. Đó là huyền thoại Nguyễn Trường Tộ đã được truyền tụng trong dân gian, từ thời Pháp thuộc, qua thời Ngô Đình Diệm ở miền Nam, và kéo dài cho tới ngày nay qua những “tác phẩm nghiên cứu” trích dẫn chọn lọc, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), thiếu hẳn một sự phân tích khoa học có tính cách tổng hợp, và có vẻ như không hề biết đến những tài liệu lịch sử hiện hữu. Vậy thực chất những hiểu biết, tư tưởng và đề nghị canh tân của ông Nguyễn Trường Tộ ra sao? Muốn giải đáp câu hỏi này chúng ta cần có một cuộc nghiên cứu sâu rộng trên mọi khía cạnh, một cuộc nghiên cứu toàn bộ các vấn đề dựa trên các tư liệu và trên sự phân tích khoa học. Trong bài này tôi xin góp vài ý kiến về một vài khía cạnh trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi hi vọng những ý kiến sau đây có thể góp phần bổ túc cho một số những nhận định và nghiên cứu khác, đầy đủ và chi tiết hơn, về nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Những ý kiến của tôi về Nguyễn Trường Tộ hoàn toàn dựa trên sự phân tích một số điểm trong những bản điều trần đã được dịch ra chữ quốc ngữ từ nguyên bản bằng tiếng Hán. Mức độ chính xác của những bản dịch này và trong số những bản điều trần này có bao nhiêu bản đích thực là bút tích của Nguyễn Trường Tộ? (Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Nguyễn Trường Tộ có làm mấy bản (có nghĩa là vài bản) điều trần” và các tác giả trong cuốn Lịch Sử Việt Nam, Tập II, nxb Khoa Học Xã Hội, 1989, viết, trang 61: “Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ đã đệ trình Vua Tự Đức 14 bản điều trần”; Nguyễn Thế Anh đưa ra con số “mười mấy bản điều trần”; Đặng Huy Vận và Chương Thâu đưa ra con số 43 bản điều trần trong đó có những bản không có tên, không có ngày tháng; Thái Văn Kiểm đưa ra con số 18 bản điều trần trong đó có 3 bản không kê ngày tháng), và theo Georges Boudarel, đại học Paris VII, trong cuốn Catholicisme et Sociétés Asiatiques, trang 200, thì “không có bản chữ quốc ngữ nào ghi xuất xứ của văn bản gốc viết bằng chữ Hán “ (Aucun des textes en quoc ngu consulté ne donne l’origine du manuscrit original en caractères chinois.), những nghi vấn này cần được giải đáp qua những công cuộc nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, khi viết bài này tôi tạm tin là những bản dịch phản ánh trung thực những bản gốc, còn số bản điều trần chính xác đối với tôi không mấy quan trọng. Không ai có thể phủ nhận là sự hiểu biết của ông Nguyễn Trường Tộ rộng rãi và tiến bộ hơn sự hiểu biết của người dân và đa số sĩ phu trong nước cùng thời với ông. Điều này rất dễ hiểu, vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Ông đã được tháp tùng Giám Mục Gauthier xuất ngoại sang Hồng Kông, Singapore, và ở tại Pháp 2 năm trong khi người dân Việt Nam không biết Pháp là gì, ngoài danh từ “bạch quỷ” và mưu đồ xâm lăng của Pháp, song song với những hoạt động gây chia rẽ, phá hủy nền văn hóa truyền thống của dân tộc, khuyến khích, hỗ trợ, và cầm đầu những cuộc nổi loạn, gây xáo trộn trong nước của một số giáo sĩ thừa sai ngoại quốc với sự cộng tác của một số giáo dân bản địa. Nhưng thực chất những hiểu biết của ông như thế nào và những hiểu biết đó đã giúp được nước những gì, những đề nghị canh tân của ông có đi sát với thực tế không, có thể thi hành được hay không, và nếu thi hành thì có lợi hay có hại cho đất nước, và những tư tưởng của ông có phải là mới mẻ, đặc biệt hay không? Đó là những điểm chúng ta cần phân tích và thảo luận. Theo nguyên tắc, khi đánh giá nhân vật Nguyễn Trường Tộ qua những ý kiến, tư tưởng, đề nghị của ông, chúng ta nên bỏ qua, hay ít nhất cũng đặt nhẹ, tín ngưỡng cá nhân của ông, trừ phi những ý kiến, tư tưởng, đề nghị của ông thuộc lãnh vực tôn giáo. Nhưng có vẻ như một số trí thức và chức sắc Gia Tô đã đặt nặng vấn đề tín ngưỡng của ông Nguyễn Trường Tộ, hàm ý ông có được cái học uyên bác và lòng yêu nước cao độ là do sự huấn luyện của Ca Tô Giáo Rô Ma, hay đi xa và huyền hoặc hơn nữa, là do “Thần khí Đức Ki Tô” tạo thành (LM Thiện Cẩm). Cho nên, tôi bắt buộc cũng phải xét đến khía cạnh này để tìm hiểu thực chất con người Nguyễn Trường Tộ. Ông Nguyễn Trường Tộ là một tín đồ Ca Tô Giáo Rô Ma, không phải là tân tòng, mà được truyền lại từ các đời trước, danh từ quen thuộc gọi là “đạo gốc”, và được đào tạo trong cái nôi của Ca Tô giáo: “Từ bé tới lớn sống với Tây” (Trần Tiễn Thành). Vậy, muốn biết những tác dụng của tôn giáo này trên ông, hay nói khác đi, muốn đánh giá ông mà không nghiên cứu về lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma, về phương cách đào tạo những cán bộ Ca Tô (linh mục) trong các trường Dòng và do đó suy ra kiến thức tổng quát của giới giám mục, linh mục v..v.., nền Thần học Ca Tô, đức tin Ca Tô, sách lược truyền đạo Ca Tô ở Á Châu, Phi Châu v..v.., vị thế và cái nhìn của các Giáo sĩ Âu châu đối với các con chiên bản địa, mục đích truyền đạo bằng những phương tiện giáo dục, sách lược nắm giữ đầu óc tín đồ, sách lược thu thập của cải đất đai cho giáo hội, những hoạt động chính trị của giáo hội v…v.. thì khó có thể đánh giá một cách chính xác được. Hiển nhiên trong bài viết này tôi không thể đi vào chi tiết của các đề mục trên mà chỉ có thể tóm lược, hết sức sơ lược, vài điểm quan trọng nhất để chúng ta có một căn bản đánh giá đúng mức nhân vật Nguyễn Trường Tộ. I. Thực Chất Ca Tô Giáo Rô Ma Qua Những Sự Kiện Lịch Sử: Về lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma (Công Giáo) thì chúng ta đã biết đó là một lịch sử đẫm máu của gần 2000 năm chinh phục bằng “thập giá và lưỡi gươm” qua những chính sách tàn bạo, diệt chủng, một lịch sử đã mang quá nhiều bất hạnh to lớn tới nhân loại, to lớn đến độ làm mờ nhạt hẳn những việc từ thiện bác ái của các giáo hội địa phương, thường là thực hiện với chủ đích dùng bả vật chất để thu nhặt tín đồ, mà Giáo hội Ca Tô thường vẫn thổi phồng để cho thế giới quên đi, không nghĩ đến cái lịch sử đen tối của Giáo hội. Hiện nay số tài liệu khảo cứu về CaTô Giáo Rô Ma rất là phong phú. Đã có những công cuộc nghiên cứu được phổ biến trên toàn thế giới với đầy đủ tài liệu xác tín về mọi khía cạnh của tôn giáo này: từ tổ chức quyền hành toàn trị cho tới phương pháp truyền đạo; từ các triều đại dâm loạn của một số Giáo Hoàng cho tới các cuộc Thánh Chiến để tiêu diệt những người ngoại đạo; từ những hành động đàn áp, giết chóc khoa học gia, ngăn chặn sự tiến bộ của khoa học để bảo vệ những điều sai lầm trong Thánh Kinh cho tới những toan tính diễn giải lại Thánh Kinh để cho phù hợp với những sự kiện khoa học; từ mưu toan thống trị hoàn cầu cho tới những sự dẫn đướng, liên kết, đồng lõa với các chế độ thực dân; từ những cuộc săn lùng “phù thủy” cho tới những toà hình án tra tấn dã man những người bị kết án là “dị giáo” (những người không có cùng quan niệm và lòng tin tôn giáo như các tín đồ CaTô); từ sách lược gây thù hận nhằm tiêu diệt dân Do Thái cho đến mưu toan tiêu diệt tất cả các nền văn hóa không phải là Ca Tô; từ sự sa đọa tinh thần của một số không nhỏ lãnh đạo tinh thần Ca Tô: rượu chè trai gái, đồng giống luyến ái, cho tới cưỡng bách tình dục trẻ em, nữ tín đồ, và các nữ tu Ca Tô (sơ); từ những phương cách vơ vét của cải tài nguyên của các giáo hội địa phương cho tới những kế hoạch kinh tài phi luân; từ những thỏa ước chính trị với Phát xít Đức, Ý cho tới những hoạt động che dấu tội phạm chiến tranh trong các tu viện và qua các cơ quan từ thiện; từ những hành động ve vuốt ngoài mặt cho tới những âm mưu lũng đoạn cơ cấu chính trị và kinh tế của các nước thuộc Xã Hội Chủ Nghĩa; từ những ngụy tạo phép lạ cho tới việc buôn bán các Thánh tích giả mạo hay phong Thánh từng loạt để mê hoặc, chiêu dụ đám tín đồ kém hiểu biết v…v…; thật quả là không thiếu một phương diện nào. Chúng ta nên để ý rằng, trước số tài liệu phong phú kể trên, cái gọi là Hội Thánh, tuy có tới hàng tỷ tín đồ nhưng cũng không còn đủ khả năng ngăn chặn sự phổ biến của những tài liệu này, hoặc xách động một cuộc Thánh Chiến nào để đốt các tác phẩm trên và đốt luôn cả tác giả những tác phẩm đó như khi Hội Thánh còn nắm quyền thống trị ở Tây phương trong thời Trung Cổ. Thế giới ngày nay đã văn minh tiến bộ nhiều, không còn chấp nhận sự đen tối trí thức như trong thời Trung Cổ ở Âu Châu nữa. Đọc lịch sử CaTô Giáo Rô Ma, chúng ta thấy rằng trong suốt gần 2000 năm nay, tôn giáo này chưa bao giờ hòa hợp với bất cứ một tôn giáo nào khác, kể cả những tôn giáo cùng thờ một Chúa KiTô. Khi ở vị thế có thể nắm quyền thế gian thì tôn giáo này đã làm đủ mọi cách, dùng mọi quyền lực và thủ đoạn, thường là bất nhân tàn ác, để bành trướng bằng sắt máu, tiêu diệt các tôn giáo khác. Đi tới địa phương nào, tôn giáo này cũng tự cho là cao quý khai phóng nhất, phỉ báng các tôn giáo và truyền thống dân tộc địa phương và tìm cách tiêu diệt nền văn hóa địa phương để thay vào đó bằng một nền văn hóa hẹp hòi, tàn độc của GiaTô giáo Tây phương. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, khi tới Việt Nam truyền đạo, đã xuyên tạc, mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo, gọi đức Phật, Khổng Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa. (Xin đọc “Phép Giảng 8 Ngày…” của Alexandre de Rhodes) Chính sách truyền bá đạo bằng bạo lực và sách lược tiêu diệt các nền văn hóa khác là những sự kiện lịch sử mà chính giáo hội Ca Tô cũng không thể phủ nhận. Và để xoa dịu dư luận thế giới, Giáo Hoàng đương nhiệm John Paul II đã thực hiện nhiều chuyến công du tới các nước trong Thế Giới Thứ Ba và đã hơn 100 lần xin lỗi những nước này về những chính sách truyền đạo của giáo hội Gia Tô bằng bạo lực, cưỡng ép, phá hủy các nền văn hóa địa phương, phá hủy đền đài miếu mạo tượng thờ của các tôn giáo khác v…v… đồng thời kêu gọi giáo dân phải sám hối về những tội ác và bất hạnh mà giáo hội GiaTô đã gây ra cho nhân loại. Ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, một tuần lễ trước ngày đi hành hương nơi “Thánh địa” Jerusalem, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại “Thánh đường” Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Đức “Thánh cha” Gion Pôn Hai (John Paul II), cùng với một số chức sắc cao cấp trong hàng giáo phẩm trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận , nay là Hồng Y, của Việt Nam, đại diện cho “hội Thánh” Ca Tô gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội lỗi” đối với nhân loại của Ca Tô Giáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động phi Thánh phi phàm, đặc thù Ca Tô, của những con cái giáo hội Gia Tô “thánh thiện”. Những sự kiện lịch sử này đã phần nào nói lên bản chất của Ca Tô Giáo Rô Ma. Giáo Hoàng phải làm như vậy để vớt vát phần nào uy tín ngày càng suy sụp của giáo hội trước những phanh phui về những sự kiện lịch sử của giáo hội nằm trong những tác phẩm nghiên cứu của ngay chính một số chức sắc trong Gia Tô giáo cùng của nhiều học giả và giáo sư đại học chuyên về tôn giáo. Tòa Thánh Vatican đã hoàn toàn yên lặng trước những phanh phui lịch sử này, dù thế lực về chính trị cũng như về tiền bạc của Tòa Thánh trên hoàn cầu rất lớn. Những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma kể trên nay được phổ biến rộng rãi trong các thư viện đại học và thư viện công cộng, trong các tiệm sách, và trên cả diễn đàn điện tử Internet. Lẽ dĩ nhiên Tòa Thánh không khuyến khích tín đồ đọc những loại sách này. Tại sao một tôn giáo thường tự nhận là ánh sáng của nhân loại, là tình thương của Thượng Đế, là dân chủ, là đạo đức, bác ái v..v.. mà lại có thể có một lịch sử đen tối như vậy? Ngày nay, phần lớn những nhà khảo cứu về tôn giáo đã đồng ý rằng: những lời tự nhận như trên của Ca Tô Giáo Rô Ma không dựa trên sự thực và chỉ là những lời lừa dối đám tín đồ kém hiểu biết để duy trì quyền lợi thế tục, mượn danh thần thánh, của giới lãnh đạo tôn giáo: Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục, và rằng, cái lịch sử đen tối của giáo hội không phải là do vài cá nhân làm sai ý Chúa mà chính là đường lối của Giáo hội, bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối một cách mù quáng vào Thánh Kinh. Thật vậy: 1. 1. Mục sư Ernie Bringas, một nhà Thần học Ki Tô, đã giải thích những nhận định trên qua cuốn Theo Đúng Sách Vở: Những Thảm Trạng Trong Hiện Tại và Quá Khứ Của Sự Tin Tuyệt Đối Vào Thánh Kinh (Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Publishing Co., Inc., Charlottesville, VA, 1996): “Ngày nay, nhiều người tin rằng sùng đạo đồng nghĩa với tốt hay đạo đức, nếu không ở trong thực hành thì ít nhất cũng ở trong ý định. Do đó, tôn giáo (độc thần) thường được coi là có ảnh hưởng tốt cho xã hội. Nhưng, giả thử cái món súp Thần học tôn giáo này có chứa một chất khó nhận ra mà rút cuộc làm cho cái vị thông điệp của nó chua ra. Tệ hơn nữa, giả thử nó chứa một chất độc có tác dụng phá hủy cảm giác của những người dùng nó. Nếu tôn giáo đẩy mạnh trong đám tín đồ một tâm cảnh không những bị lạc dẫn mà còn đẩy họ đến những hành xử ghê tởm, vậy thì cái tôn giáo đó (ít nhất là một phần của tôn giáo đó) có thể coi như là có phương hại cho nhân loại – một ảnh hưởng suy đồi trên tất cả chúng ta. Có thể nào Ki Tô Giáo lại chứa cái chất độc như vậy không? Thực sự là Ki Tô Giáo chứa cái chất độc này. Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Kinh Thánh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược đãi người Do Thái và những người phi Ki-Tô, giết hại và khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm lý tôn sùng, và nhiều lầm lạc khác. Những mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng là chúng bắt nguồn từ sự tin vào quyền năng tuyệt đối của những điều viết trong Thánh Kinh. Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự hướng dẫn của Thượng đế.” (Today, many believe that to be religious is to be good or moral, if not in practice at least in intention. Thus, religion is generally considered to be a positive influence on society… But suppose this religious soup of theology contains an undetected ingredient that ultimately sours the flavor of its message. Worse yet, suppose it harbors a poison that destroys the sensibilities of those who consume it. If religion promoted among its followers a mind-set that not only was misguided but also drove them to abhorrent behavior, then it could be regarded (at least in part) as a detriment to humankind – a retrogressive influence on us all. Is it possible that Christianity contains such an additive? It does. Over the past centuries, bibliolatry has led Cristians in bigotry, the persecution of Jews and other non-Christians, murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations. The destructive behavior patterns can be easily traced to the unchallenged authority accorded biblical writing. Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history. And the cruel, grotesque events they record are prime examples of misguided faith, perpetrated under the delusion (sometimes pretext) of divine guidance.) 1.2.- Regina Schwartz, giáo sư dạy Thánh Kinh trong 20 năm qua tại hai đại học nổi tiếng là đại học Northwestern, Illinois, và đại học Duke, North Carolina, đã dạy sinh viên bài học: “không làm gì có chân lý Phúc Âm” (Northwestern University professor’s lesson: There are no Gospel truths). Sau nhiều năm suy tư và nghiên cứu, giáo sư Schwartz xuất bản cuốn Lời Nguyền của Cain: Di sản bạo tàn của Tôn Giáo Độc Thần (“The Curse of Cain: The Violent Legacy of Monotheism”, The University of Chicago Press, Chicago, 1997). Cuốn sách này được đề nghị trao giải thưởng Pulitzer về loại tác phẩm nghiên cứu. Trong cuốn này, giáo sư Schwartz viết như sau: “Cái mặt đen tối của tôn giáo độc thần là xác nhận, tán thành tính duy nhất và bất khoan dung… (The dark side of monotheism endorses exclusivity and intolerance…) và sự phân biệt giữa “chúng ta” và “chúng nó”. Chúng nó là những kẻ ngoại đạo, cần phải thóa mạ và ghét bỏ. Đây là một cách nhìn sự việc đã được dùng để biện minh cho sự kỳ thị và diệt chủng” (Community is imagined as “us against them”. The “Other” is the infidel, who’s to be degraded and hated. This is a vision that has been used to justify discrimination and genocide.). Giáo sư Schwartz nhận ra rằng sinh viên ngày nay tin rằng Thượng Đế là do con người tạo ra theo hình ảnh con người thay vì ngược lại, với những thuộc tính của con người như tham lam, hẹp hòi, ghen tuông, và sợ hãi được gán cho Thượng Đế. (…students come to believe that God is more often created in the image of man than the other way around. That is, mankind’s greed, pettiness, jealousies and fears are often projected onto God). II. Thực Chất Giáo Sĩ Ca Tô: Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao một tôn giáo, với một lịch sử đen tối như vậy, mà vẫn có thể phát triển và tồn tại? Có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chính là phương cách đào tạo, trang bị giới giáo sĩ bằng một loại kiến thức hạn hẹp, một chiều, nặng về phục tùng để có một địa vị, không dùng đến suy luận, và nghệ thuật nắm giữ đầu óc tín đồ bằng mọi cách kể cả gian dối, độc tài, và nhất là nuôi dưỡng sự mê tín. Sau đây là vài tài liệu về sự đào tạo các linh mục. Tôi cố kiếm những tài liệu thuộc loại này trong thời kỳ gần sát với thời của Nguyễn Trường Tộ để cho những nhận định của tôi phần nào chính xác, nhưng tài liệu xưa nhất mà tôi kiếm được là vào những năm 1926, và trong thập niên 1950-60, và tôi tin rằng chương trình đào tạo các linh mục vào thế kỷ thứ 20 này chắc hẳn đã phải tiến bộ hơn thời Nguyễn Trường Tộ. 2.1. Trước hết, chúng ta hãy nghe Linh Mục Joseph McCabe mô tả về sự đào tạo linh mục vào khoảng đầu thế kỷ 20 trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Ca To (The Truth About The Catholic Church, Halderman-Julius Publications, Kansas, 1926, trang 89-90): “Các linh mục được tuyển mộ khi còn rất trẻ tuổi, và thường được tuyển trong giới ít học. Trong mọi quốc gia, hiện nay giáo hội gặp khó khăn trong việc tuyển mộ những người xứng đáng, và do đó phải hạ thấp nhiều tiêu chuẩn về khả năng. Như là một quy luật, được chọn vào làm nghề linh mục là những thanh niên trẻ, đối với họ việc tấn phong linh mục có nghĩa là được thăng lên một địa vị và uy tín mà với những khả năng của họ, họ không thể đạt được ở ngoài đời. Điều này đặt cái gánh nặng đào tạo họ hầu như hoàn toàn vào trong tay giáo hội, và sở học của họ thường rất nghèo nàn. Rất ít linh mục đọc được những tác phẩm của những tác giả viết bằng tiếng La Tinh (trừ Ceasar), hay là hiểu Horace, Tacitus, hay Juvenal. Về tiếng Hi Lạp, như là một quy luật, họ chỉ có một kiến thức sơ đẳng mà họ thường quên ngay. Về khoa học, lịch sử, và triết lý, theo cái nghĩa hiện đại, như là một quy luật, họ không có một kiến thức nào. Khoa học được dạy trong một số rất ít các trường huấn luyện Linh mục và cũng chỉ ở trình độ sơ đẳng và trong một thời gian ngắn. Sử học được trình bày trong vài bài về lịch sử Gia Tô, do các tác giả Gia Tô viết. Về khoa học và sử học, tôi không được học một bài nào trong suốt thời gian đào tạo, và, như tôi đã nói, cái “triết học” mà tôi học được chỉ liên hệ đến triết học hiện đại một cách ít ỏi như là sự liên hệ của khoa chiêm tinh học với thiên văn học. Cái nền giáo dục mà giáo hội ban cho tôi đã được chứng tỏ rõ ràng khi tôi “trở lại đời”. Tôi không thể kiếm được một chân dạy học với đồng lương 10 đô la một tuần. Ông Forbes, bạn tôi, sau khi khảo sát kiến thức của tôi, rất tiếc mà bảo tôi rằng, sở học của tôi thật là vô dụng. 3 Linh mục đồng nghiệp của tôi lặng lẽ bỏ giáo hội ra kiếm sống ở ngoài đời. Cả 3 đều thất bại và phải quay trở lại giáo hội. Giáo hội chắc chắn là có nhiều linh mục như vậy.” (Recruits are now sought at a very early age, and usually from the less educated class…The Church now, in all countries, has a difficulty in securing the proper type of recruits, and the theoretical qualifications have to be considerably lowered. As a rule, the priesthood is recruited by the adoption of young boys to whom ordination means promotion to a position and prestige which their personal merits would not otherwise obtain for them. This casts the burden of their training almost entirely upon the Church, and their education is generally very poor. Very few priests could read any Latin author (except Ceasar) at sight, or make much sense of Horace, Tacitus, or Juvenal. Of Greek they have, as a rule, received only an elementary knowledge, which they soon forget. Of science, history, and philosophy, in the modern sense, they, as a rule, know nothing. Science is taught in very few training-colleges for the clergy, and then only in the most elementary form and for a very short time. History is represented only by a few lessons, from Catholic writers, on Church history… In science and history I did not receive one single lesson in the whole course of my training; and, as I said, my “philosophy” had as little relation to modern philosophy as astrology has to astronomy. The value of the education given to me in the Church was made plain the moment I returned to “the world”…I could not get a position as a teacher at ten dollars a week. My friend Mr. Forbes, regretfully told me, after a short examination, that my “education” was quite useless…Three of my colleagues secretly left the Church and tried to earn their living. Each failed, and had to return..The Church must have a high proportion of such men.) 2.2. Linh Mục James Kavanaugh, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhận Xét về Giáo Hội Lỗi Thời Của Ông (A Modern Priest Looks at His Outdated Church”, Pocket Books, New York , 1968, trg. 20-21), có kể về sự huấn luyện các linh mục như sau: “Sau Trung học tôi theo học 4 năm cho đến khi tôi được nhận là có đủ khả năng làm Linh mục. Trong học trình của tôi, rất hiếm khi bàn đến những nghi vấn hay quan niệm mà thường là hoặc trắng hoặc đen. Thí dụ như, trong môn triết học, chúng tôi học qua Berkeley, Hume, và Kant chỉ trong vòng 1 tuần lễ..Chúng tôi phải học thuộc lòng từng mỗi đề luận và định nghĩa và chứng minh rằng “lý trí” chỉ có thể dẫn một người lương thiện đến niềm tin. Chúng tôi là những người chân thật duy nhất vì chúng tôi đã bênh vực bằng “lý trí” tất cả những giáo lý về đạo đức của giáo hội. Giáo hội Gia Tô chống ly dị và kiểm soát sinh đẻ, chống tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, chống sự giải thoát con người khỏi những cơn đau đớn, chống ngoại tình, tất cả đều là những kết luận hiển nhiên của một “lý trí” không bị che mờ bởi ham muốn và lòng kiêu hãnh. Sự hiện hữu của hàng triệu người “không có lý trí” có vẻ như là không quan trọng đối với giáo hội… Đó là một nền giáo dục không có sự đồng tình, một sự huấn luyện không có sự giúp đỡ. Tôi nghe những gì họ muốn tôi nghe, và nói những gì ban giám đốc mong muốn tôi nói như vậy. Người nào chống đối thì bị gạt ra ngoài. Chỉ có những người phục tùng luật lệ, hay những kẻ ngây thơ, tiêu cực mới tồn tại. Sáng kiến không được khuyến khích trừ phi đi theo đường lối đã được chấp nhận. “Tà đạo” là danh từ để chấm dứt mọi luận cứ, và “Giáo hội dạy rằng” là nghị trình nhỏ hẹp của mọi tranh luận. Tôi không được giáo dục mà được nặn thành. Tôi không được khuyến khích suy nghĩ mà chỉ được huấn luyện để bênh vực giáo hội. Người ta không muốn tôi suy tư mà chỉ muốn tôi học thuộc lòng. Chúa ơi! Tôi đã trở thành cái gì? Người đòi hỏi tôi dẫn dắt con chiên với sự yếu kém của xác thịt tôi, phục vụ những người đang vật lộn với tội lỗi, và tôi đã trở nên một người cứng rắn và thoải mái trong sự phục vụ chính mình. Tôi không phải là “một đấng Ki Tô khác”, (Giáo lý Gia Tô nhét vào đầu những tín đồ có đầu mà không có óc cái giáo lý giáo hội bịa ra để ngự trị trên đám tín đồ là: “Cha cũng như Chúa”. Chẳng thế mà gần đây ở trong nước, trước những lời than phiền của giáo dân về sự bê bối của các Cha thì có ông Giám mục răn rằng: “Các con đừng có nói hành các Cha mà mắc tội với Chúa.” (xin đọc bức thư ngỏ của LM Nguyễn Hữu Trọng gửi Giáo Hoàng và Hồng Y Phan Đình Tụng. TCN) và tôi cũng không hẳn là một con người. Tôi chỉ là một tù nhân, một mẫu mực được tổng hợp, một kẻ bênh vực cho một quá khứ mệt mỏi. Chúa ơi! Nếu tôi sẽ trở thành một linh mục thì trước hết hãy để cho tôi làm một con người đã. Đừng bắt tôi phải trốn đằng sau cái cổ áo thày tu, chức tước, cái bề ngoài giả dối của tôi. Đừng bắt tôi phải đưa ra những câu trả lời mà chính tôi không còn tin, hoặc bắt tôi phải đúc nặn giáo dân thành những người không có nhân tính và những người đần độn chỉ biết tuân phục. Hãy để cho họ biết đến những nghi vấn do chính miệng tôi nói ra, và hãy để cho họ nói ra những nghi vấn của họ một cách thật thà. Đừng để cho tôi trói buộc họ vào giáo luật và địa ngục, hoặc làm họ sợ hãi với những câu chuyện về cái chết bất ngờ…” (I studied four years after college until I was declared ready to be a priest. My studies spoke seldom of doubts or opinions and most frequently of blacks and whites.. In philosophy, for example, we could handle Berkeley, Hume, and Kant in a single week… We memorized each thesis and definition and proved that “reason” could only lead an honest man to faith. We were the only honest men as we defended by “reason” all the moral teachings of the Church. Catholic opposition to divorce and birth control, to freedom of speech and thought, to mercy killing and adultery were all the obvious conclusions of a “reason” unclouded by passion and pride. It did not seem important that there were millions of “unreasonable” men…It was an education without sympathy, a training without recourse. I heard what I was supposed to hear, and said what the administration expected me to say. Rebels were weeded out. Only the strong and legal-minded, or the naive and passive, could last. Creativity was discouraged unless it pursued the accepted patterns wich cautious minds approved. “heresy” was a word which ended every argument, and “the Church teaches” was the narrow outline of every debate. I was not educated, I was formed. I was not encouraged to think, but trained to defend. I was not asked to reflect, but to memorize. …My God! What have I become? You asked me to minister with the weakness of my flesh, to serve the struggling sinner, and I have grown rigid and comfortable in the service of myself. I am not “another Christ,” I am not even a man, I am only a prisoner, a synthetic paragon, a defender of the tired past. O God! If I am to be a priest, first lat me be a man. Do not let me hide behind my collar, my titles, my false front. Do not make me give answers I do not believe, nor mold men into impersonal and uncomplaining dolts. Let them know my doubts from my own lips, and let them tell me honestly of theirs. Let me not bind them with law and hell, nor frigten them with tales of unexpected death…) 2.3. Linh Mục Emmett McLoughlin mô tả thực chất giáo dục Ca Tô trong việc đào tạo Linh mục như sau, trong cuốn Văn Hóa Mỹ và các Trường Học Ca Tô (American Culture and Catholic Schools, Lyle Stuart, New York, 1960, trg. 36 -37): “Tôi không được học để suy nghĩ. Từ những năm của thời thơ ấu qua thời kỳ thiếu niên bối rối (trong nhà Dòng) cho đến khi thành người lớn, đầu óc tôi bị đúc trong một mô thức trí thức cũng như là được đúc trong bê tông. Sự tiếp cận khoa học của tôi trong 21 năm là một cua về vật lý sơ đẳng. Trong 12 năm, tôi chẳng học được gì về văn học nổi tiếng của hoàn cầu. Những ánh sáng trí thức này được giam chặt trong Danh Sách Những Cuốn Sách Cấm Đọc của Giáo hội. Nói ngắn gọn – tôi không được giáo dục – tôi chỉ bị tẩy não. Tôi đã đạt đến trình độ khô cứng của sự hiểu biết trí thức xoàng xĩnh. Tôi đã trở nên một người máy, một linh mục với những lễ nghi thiêng liêng không rõ ràng, vô nghĩa ở sự hiệu quả của chúng cũng như là những bài ca của các thầy Pháp Haiti . Tôi là một kỹ thuật viên của giáo hội được huấn luyện để đúc nặn những bộ óc trẻ, dễ uốn nắn..”. (I did not learn to think. As the years of childhood slipped through a frustrated adolescence (in the seminary) into the days that were supposed to be those of manhood, my mind was molded in an intellectual pattern as effectively as though it had been cast in concrete. The closest approach to science that I experienced in those 21 years was that a non-laboratory course in elemental physics…Of the world’s really great literature, in 12 years I learned practically nothing. Its greatest lights were locked in the prison of the Index of Forbidden Books. In short, I was not educated. I was merely endoctrinated. I had achieved the level of the rigor mortis of intellectual mediocrity. I had become an automaton, a priest of sacred, half known rites as meaningless in the efficacy as the chants of a Puerto Rican woodoo priest. I was an ecclesiastical technician trained to mold other young, pliable minds…) Từ những tài liệu trên, viết bởi các linh mục, chúng ta thấy rằng, mục đích đào tạo các linh mục không phải là để mở mang đầu óc con người, mà trái lại để tẩy não, gò bó đầu óc con người theo một chiều hướng nhất định và do đó, những linh mục sau khi tốt nghiệp cũng giống như những con ngựa bị che mắt, chỉ biết đi theo một hướng nhất định. Một mặt khác, với phương cách giáo dục như vậy, các linh mục khó có thể rời bỏ giáo hội vì kiến thức của họ không thể dùng được ở ngoài đời. Địa vị, uy tín, và đời sống thoải mái về vật chất trong sự kính trọng, qụy lụy của giáo dân cũng là những yếu tố quan trọng để ngăn linh mục bỏ giáo hội. Phương cách huấn luyện và nắm giữ linh mục như trên đã tạo ra một mẫu người nô lệ giáo điều, giáo hoàng và tòa Thánh một cách hết sức mù quáng. Và chính giới linh mục này đã góp phần không nhỏ trong việc uốn nắn đầu óc tín đồ theo chủ trương của giáo hội, dù trong thâm tâm có thể có nhiều vị không tin ngay cả những điều mình rao truyền cho đám tín đồ kém hiểu biết. Tuy nhiên, nhiều giáo hội quốc gia đã tách ra khỏi quyền thống trị của Vatican (Anh, Hòa Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ích Lan v…v…), và nhiều ngàn linh mục đã bỏ đạo. Đây là những người có đầu óc suy tư, đã thấy cái bộ mặt giả dối của giáo hội, và là những người có ý chí, có can đảm “làm lại cuộc đời” qua những cố gắng học hỏi cá nhân. Chính nhờ những con người can đảm như vậy và nhờ những công cuộc nghiên cứu của những học giả, giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo, mà ngày nay chúng ta có được hàng ngàn văn phẩm viết về những sự thực của giáo hội Ca Tô và Vatican. Họ là những người biết rõ giáo hội và thực chất của các bậc lãnh đạo Ca Tô giáo hơn ai hết. III. Thực Chất Vai Trò Các Giáo Sĩ Trong Sách Lược Truyền Giáo Ở Á Châu: Có lẽ luận án Tiến Sĩ Quốc Gia về “Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam” của Cao Huy Thuần là nguồn tài liệu phong phú và chính xác nhất về thực chất vai trò của các giáo sĩ thừa sai Ca Tô Giáo Rô Ma trong sách lược truyền giáo tại Việt Nam. Độc giả nên tìm đọc thiên khảo cứu này cùng với cuốn “Histoire de la Pénetration Francaise au Viet Nam ” của Nguyễn Xuân Thọ để thấy rõ những thảm họa do những giáo sĩ này mang tới đất nước Việt Nam . Ở đây, tôi xin trích dẫn tóm tắt nhận định tổng quát về thực chất truyền giáo của Gia Tô Giáo Rô Ma tại Á Châu của Avro Manhattan trong cuốn “Chủ Nghĩa Đế Quốc của Gia Tô Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới” (“Catholic Imperialism and World Freedom”, Watts & Co., London, 1952. pp. 341 – 365: “Những công vụ truyền giáo của Ki Tô Giáo không bao giờ chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công vụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm đạo quân tiền phong cho những kho hàng Tây phương, ngoại giao Tây phương, và những binh đội Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện. Sự chấp nhận, do tự nguyện hay do cưỡng bức, hai thứ trên được tuyên dương là chiến thắng của nền văn minh Ki Tô, và văn minh Ki Tô có nghĩa là bất cứ cái gì có tính cách thống trị – hay nói khác đi, bất cứ cái gì của Tây phương – sự thành công thường thường tùy thuộc ở sự hiện diện của những hạm đội ở ngoài khơi. Những dân tộc chậm tiến nhưng có nền văn minh cao mất đi nền độc lập của họ, văn hóa của họ bị chế nhạo, màu da của họ bị coi như là dấu vết của nhục nhã, quá khứ, hiện tại và ngay cả những khả năng thành đạt trong tương lai của họ bị khinh miệt và coi thường… Trong lúc đó thì tôn giáo Tây phương thuyết giáo về “tứ hải giai huynh đệ”, nền dân chủ Tây phương, nhân quyền của mọi người, và lý tưởng Tây phương về sự bình đẳng của mọi sắc dân. Thực ra, từ khi được cấy vào từ Judea, Ki Tô giáo đã trở thành tôn giáo của Tây phương, và từ đó trở nên tôn giáo lớn nhất trên thế giới, không do sức mạnh của những nguyên lý tinh thần mà do sự thống trị vật chất của người da trắng… Ki Tô giáo hiện còn bị hầu hết Á Châu bác bỏ vì tôn giáo này được coi như biểu thị sự tham tàn của thế giới Tây phương, của chủ nghĩa đế quốc Tây phương và của sự “ưu việt của người da trắng”. Tuy nhiên,cho rằng Á Châu đã loại bỏ Ki Tô Giáo chỉ vì nó là một phó sản của Tây phương là sai lầm. Khoa học và Kỹ nghệ cũng là những phó sản của Tây phương, nhưng chúng được đón nhận. Chủ nghĩa Marx là một phó sản của tư tưởng Tây phương, tuy nhiên chỉ trong vài thập niên đã đủ để nó gây mầm mống khắp lục địa trong đó gần hai ngàn năm nỗ lực của Ki Tô Giáo chỉ đưa tới một kết quả ảm đạm. Chủ nghĩa Cộng Sản, như là nguồn cảm hứng cách mạng của thế giới, có ích hay có hại là tùy theo quan niệm mỗi người. Nhưng sự lan tràn kỳ lạ của nó là một sự kiện. Nó đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn. (Chẳng trách là, cho tới bây giờ, Ca Tô Giáo Rô Ma vẫn coi CS là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải tiêu diệt bằng mọi thủ đoạn lũng đoạn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa v..v…, TCN) Có thể nào một sự rao truyền Ki Tô Giáo thuần khiết hay nguyên lý căn bản về “tứ hải giai huynh đệ” đã gây nên cái phản ứng sâu rộng ở Á Châu như vậy? Nếu không thì cái nguyên nhân căn bản nào đã, và đang gây nên phản ứng như vậy? Câu trả lời là: chính trị Ki Tô Giáo. Chính trị Ki Tô Giáo đã đầu độc những sự giao thiệp Âu Á. Ngay từ khi khởi đầu của Ki Tô Giáo ở Viễn Đông, Ki Tô Giáo, xuất hiện dưới bộ áo tôn giáo, đã luôn luôn vươn lên như một lực lượng chính trị phục vụ cho những cá nhân và quốc gia Tây phương. Tin Lành Giáo cũng phạm tội như là Gia Giáo. Giống như Gia Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành luôn luôn làm tiền phong hoặc theo gót các con buôn, tàu chiến, và những đoàn quân xâm lăng. Tuy nhiên, chính trị Tin Lành Giáo, dù phạm tội, không thể nào đồng hạng với Ca Tô Giáo. Sự tác hại gây nên bởi chính trị Ca Tô Giáo (Công Giáo) ở Á Châu thì to lớn một cách không thể nào so sánh được, hơn tất cả những sự tác hại gây nên bởi mọi giáo hội Ki Tô khác góp chung lại với nhau. Không giống như Tin Lành, những hoạt động của các thừa sai Ca Tô được phối hợp hoàn toàn và với những mục tiêu tôn giáo – chính trị chuyên biệt. Với chủ ý dùng quyền lực chính trị để khuất phục những dân tộc Á Châu trong lãnh vực tôn giáo, Ca Tô Giáo đã đầu độc những mối liên hệ giao thiệp Âu Á ngay từ lúc bắt đầu, và sự đầu độc này đã góp phần hơn gì hết cho sự nghi ngờ bẩm sinh của dân tộc Á Châu đối với Tây phương âm dội trong mọi lãnh vực cho tới ngày nay. Những yêu sách chính trị của Giáo hội Ca Tô trên những quốc gia phi-KiTô bao giờ cũng liên kết với những yêu sách tôn giáo. Bởi vì, bất cứ khi nào Giáo hội gửi các thừa sai đi đến các nơi này, mục đích của Giáo hội là biến những người tân tòng thành những tín đồ của Giáo hội và là thuộc hạ của Giáo hoàng. Hai điều này không thể tách rời nhau được. Cũng như ở Tây phương, ở phương Đông, bất cứ nơi nào mà có Giáo hội Ca Tô là ở đó có Vatican; nghĩa là, quyền lợi ngoại giao và chính trị của Ca Tô Giáo. Cho nên, những thừa sai Ca Tô được tự động biến đổi thành những “tác viên chính trị” tạo thành nền tảng quyền lực chính trị của Ca Tô Giáo bất cứ nơi nào họ dựng lên những cộng đồng Ca Tô. Những hoạt động tôn giáo – chính trị của Ca Tô Giáo như vậy thường tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng, với bản chất ghê tởm nhất, trên lịch sử nhân loại. Những hoạt động này đã trở nên nguyên nhân trực tiếp của những thảm họa chính trị và quân sự trong những sự giao dịch giữa Tây phương và Á Châu, những thảm họa mà người ta thường tin là do những sai lầm, tham lam, và thiển cận của những quốc gia đế quốc, và không bao giờ do sự lì lợm tôn giáo của Giáo hội Ca Tô, đường lối ngoại giao lá mặt lá trái của Vatican, hoặc khát vọng thống trị cả hai lục địa của Vatican mà thường khi làm nhơ nhuốc lịch sử hiện tại và góp phần làm cho sự phương hại đến những giao dịch hòa bình của các dân tộc trên thế giới kéo dài bất tuyệt.” (Christian missions were never solely Christian missions. They were invariably preceded, accompanied, or followed by Western warehouses, Western diplomacy, and Western armies. Whichever the sequence, the result was eternally the same: the partial or total loss of the regional, national, and racial liberty of the Asiatics, wherever and whenever the Cross and the Western Hat had made their appearance. The voluntary or forced acceptance of both was proclaimed to be the victory of Christian civilization, and Christian civilization came to mean whatever tended to be dominant – in other words, whatever was Western – success very often depending on the appearance of naval squadrons off the coasts. Backward and highly civilized peoples lost their independence; their cultures were ridiculed, the color of their skin became a mark of opprobium; their past, present, and even potential future achievements were scorned and despised… This while, at the same time, Western religion preached universal brotherhood, Western democracy, the rights of all men, and Western idealism the equality of all races… In fact, since its transplantation from Judea , Christianity had become Western, and since then had become the dominant world religion, not through the strength of its principles but through the physical dominance of the White race… Christianity is still spurned by most of Asia as being hopelessly identified with the rapacity of the Western world, of Western Imperialism and of Western “White supremacy”. To think, however, that Asia has rejected Christianity simply because it is a by-product of the West would be erroneous. Science and industrialism are Western by-products; yet they are welcome. Marxism is a by-product of Western thought, yet a few decades have sufficed to plant its seeds throughout the continent in which almost two thousand years of Christian efforts were spent with the most dismal result… Whether Communism, as the inspirer of a world revolution, is beneficial or harmful is anyone’s opinion. Its phenomenal spreading, however, is a fact. It has contributed to a swifter awakening of Asia , to a quicker emergence of Asian nationalism, to a fiercer Asian opposition to Christianity. Could the mere preaching of an unadulterated Christianity or of the basic principle of brotherhood (tứ hải giai huynh đệ) of man have provoked such far-reaching Asiatic reaction? If not, what was, and, indeed what is, its fundamental cause? The reply is: Political Christianity. Political Christianity has poisoned, at the very source, Asiatic-Western relations. Since its inception in the Far East , Christianity, having appeared in the apparel of religion, has always emerged as a political force at the service of Western individuals and nations. Protestantism is as guilty as Catholicism. Like the Catholic, so also the Protestan missionaries were invariably preceded or followed by traders, gun-boats, or military expeditions. Political Protestantism, however, although guilty, cannot be put on a par with Catholicism. The damage caused by political Catholicism in Asia has been incommensurably greater than anything done by all the other Christian Churches put together. Unlike those of Protestantism, all its missionaries’ activities were fully co-ordinated and had specific religious-political goals. By purposely employing political power to subdue Asiatic people in the religious field, Catholicism poisoned Asiatic-Western relations from the very beginning, and this poisoning has contributed, perhaps more than anything else, to the inborn suspicions of the Asiatic people towards the West, which has reverberated in all fields to our present day. The political claims of the Catholic Church upon non-Christian lands are inseparable from her religious one. This owing to the fact that, whenever sending out her missionaries, her aim is to make the newly converted people simultaneously members of the Church and subjects of the Pope. The two are inseparable. As in the West, so also in the East, wherever there is the Catholic Church there also is the Vatican ; that is to say, Catholic diplomatic and political interests. Catholic missionaries, therefore, are automatically transformed ito “political agents” and ultimately become the foundation stones of the political power of the Catholic Church wherever they erect Catholic communities… Such Catholic religious-political activities have often produced far-reaching effects, of a most nefarious nature, upon the history of mankind. They became the direct cause of political and military disasters in Western dealings with Asia; disasters popularly believed to be due merely to the blunders, rapacity, and short-sightedness of imperalistic nations, and never to the religious intransigence of the Catholic Church, to the diplomatic duplicity of the Vatican, or to the thirst for domination of both which, very often, by befouling the current of history, have contributed to the perennial detriment of the peaceful relationship of the peoples of the world.) Trên đây tôi đã đưa ra một số tài liệu liên hệ đến thực chất của Ca Tô Giáo Rô Ma, thực chất của các Giáo sĩ, và thực chất những hoạt động truyền đạo của các Giáo sĩ Ca Tô tại Á Châu. Tôi chắc sẽ có người cho rằng những tài liệu trên lạc đề, không liên quan gì đến nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Không hẳn vậy, chúng được đưa ra để chứng minh một điều: Bản chất của Ca Tô Giáo Rô Ma là thống trị, là chinh phục, là mở mang nước Chúa chứ không phải mở mang các nước trên thế gian, không phải để giải phóng con người mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để nô lệ hóa con người vào một niềm tin không suy luận về một viễn tượng huyễn hoặc về một đời sau. Hãy nhìn vào tình trạng kinh tế, xã hội tại các nước ở Phi Châu, Nam Mỹ, Mễ Tây Cơ, nơi đây có hơn 70% số tín đồ Ca Tô trên hoàn cầu sống, thì chúng ta có thể thấy đâu là sự thực. Chúng ta đã biết, Nguyễn Trường Tộ là một tín đồ Ca Tô, được đào tạo và huấn luyện trong cái nôi của Ca Tô Giáo. Dựa trên những tài liệu trên, chúng ta có thể suy ra phần nào thực chất con người của Nguyễn Trường Tộ. Những tài liệu trên cũng chứng minh thêm vài điểm: thứ nhất, nếu ông Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước thì đó không phải là kết quả giáo dục của Ca Tô Giáo Rô Ma, vì chính sách truyền đạo của Ca Tô Giáo Rô Ma tuyệt đối không có mục đích huấn luyện dân bản xứ thành những con người yêu nước, vì nếu người dân bản xứ yêu nước thì không còn có thể chấp nhận sách lược truyền đạo với âm mưu xóa bỏ nền văn hóa bản địa của các thừa sai ngoại quốc và chấp nhận sự thống trị của một thế lực tôn giáo ngoại quốc; thứ nhì, nếu ông Nguyễn Trường Tộ có một kiến thức uyên bác thì điều này cũng không phải do sự đào luyện của Ca Tô Giáo Rô Ma. Tôi sẽ trở lại những điểm này trong một đoạn sau. Tuy nhiên, dù những tài liệu trên đã cho chúng ta một căn bản suy luận, trong tinh thần phân tích khoa học, chúng ta không thể suy diễn một cách máy móc về con người Nguyễn Trường Tộ qua những tài liệu trên, mà chúng ta phải phân tích ngay những ý kiến, tư tưởng và đề nghị của Nguyễn Trường Tộ trong mục đích canh tân đất nước xem thực chất của chúng ra sao. Đọc những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, tôi thấy rằng phần lớn kiến thức của ông là một loại kiến thức đặc thù Ca Tô, tương tự như kiến thức của các giáo sĩ, nghĩa là thuộc loại “Giáo Hội dạy rằng..”, và do đó hẹp hòi và có nhiều khiếm khuyết. Ngoài ra, những tư tưởng, nhận định của ông nhiều khi mâu thuẫn đến độ buồn cười, và thay đổi khá nhiều theo thời gian. Vì được đào luyện trong cái nôi của Ca Tô Giáo Rô Ma, cho nên với một kiến thức thu hẹp trong chương trình đào luyện của Ca Tô Giáo Rô Ma mà mục đích không phải là để mở mang trí óc, ông Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra một số ý kiến, nhận định, đề nghị mà ông tin là chính xác và có thể giúp được nước mà không biết rằng những nhận định sai lạc của ông chỉ có hại cho đất nước và một số lớn những đề nghị canh tân của ông cũng không hợp thời và chỉ có tác dụng sớm đưa đất nước vào vòng nô lệ. Thật vậy, nếu triều đình tin và thi hành một số đề nghị “cải cách, canh tân” của ông thì kết quả không thể nào lường được, nước Việt Nam có còn là nước Việt Nam không, hay là sẽ cùng chung số phận với một số quốc gia ở Phi Châu, Nam Mỹ hay của Phi Luật Tân, mất hẳn nền văn hóa của mình. Sau đây là phần chứng minh. Lẽ dĩ nhiên tôi không thể phê bình tất cả những ý kiến và đề nghị của Nguyễn Trường Tộ mà chỉ luận trên một số điểm có tính cách tổng quát và được coi là quan trọng nhất trong những bản điều trần của ông. 1. Kiến thức của Nguyễn Trường Tộ về con người và vũ trụ: Ông Nguyễn Trường Tộ mở đầu bản điều trần số 5, Lục Lợi Tư hay Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh, bằng một khẳng định: “..Tạo vật sinh ra muôn vật để cho con người sử dụng mà không tiếc một thứ gì.. Kể từ khi có loài người, loài vật đến nay đã gần 7000 năm …” Đây không phải là một sự hiểu biết qua học hỏi mà chỉ là một niềm tin tôn giáo dựa theo Thánh Kinh hoặc theo những điều “Giáo hội dạy rằng”, theo sách lược đúc nặn đầu óc tín đồ của Ca Tô Giáo. Giáo hội dạy rằng, theo Thánh Kinh thì Thượng Đế tạo ra mọi sinh vật để phục vụ con người. Có lẽ ông Nguyễn Trường Tộ được dạy như vậy mà không bao giờ tự đặt cho mình một câu hỏi: những sinh vật như khổng long chỉ xuất hiện một thời rồi biến mất trên thế gian, những con hùm beo, rắn rết, những con vi trùng và siêu vi trùng sinh ra đủ mọi thứ bệnh, phục vụ con người như thế nào? Câu hỏi này, từ xưa tới nay chưa có nhà Thần học Ca Tô nào giải thích được. Cách “giải thích” duy nhất của họ là “có những việc làm của Thượng Đế, đầu óc con người không thể nào hiểu nổi”. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể trách ông Nguyễn Trường Tộ là không biết đến những khám phá của khoa học ngày nay, rằng tuổi của vũ trụ là khoảng 13.7 tỷ năm và tuổi của trái đất là 4.5 tỷ năm, và các sinh vật hiện hữu là do sự tiến hóa qua nhiều tỷ năm của những tế bào nguyên thủy đơn giản, và không có một căn bản thuyết lý nào có thể chứng minh là “muôn vật được sinh ra để cho con người sử dụng”. Nhưng ngay cả với những tiến bộ khoa học trước và trong thời ông, ông cũng không biết đến. Trong bản điều trần số 3, ông Nguyễn Trường Tộ khoe rằng: “Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào là tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thể dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ”. Trước hết, chúng ta hãy tạm bỏ qua nghi vấn: mức độ hiểu biết của ông Nguyễn Trường Tộ về những bộ môn kể trên tới đâu trong khi ông chỉ có vài ba năm để “để ý tới”? Tôi không gạt bỏ điều có thể ông là một thần đồng, học một biết mười. Nhưng điều hiển nhiên là ông không hề biết đến những công cuộc nghiên cứu của Newton , Buffon, và Darwin . Isaac Newton (1642-1727), đã dựa trên tình trạng đương thời của trái đất và độ nguội của các thể đặc và tính ra tuổi của trái đất là 50.000 (năm mươi ngàn) năm. Vì là một tín đồ Ca Tô, Newton cho rằng mình đã tính sai ở chỗ nào đó, vì kết quả không phù hợp với Thánh Kinh. Nhưng sau đó, Georges Louis Leclerc, Comte de Buffon (1717-1788) dựa trên những kết quả thí nghiệm về độ nguội của các vật thể hình cầu, đã tính lại và cho rằng con số 50.000 năm của Newton là quá thấp, và đưa ra một con số cao hơn về tuổi của trái đất là 74.832 năm (bảy mươi bốn ngàn tám trăm ba mươi hai năm); Charles Darwin xuất bản cuốn Nguồn Gốc Các Chủng Loại (The Origin of Species) năm 1859, gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi khắp Âu Châu và dồn Ki Tô Giáo nói chung vào một thế thủ Thần học, chẳng lẽ ông Nguyễn Trường Tộ, khi đó ở Pháp, không biết đến sự kiện này. Có thể ông không biết đến vì ông chỉ được nghe những gì giáo hội muốn ông nghe, nói những gì giáo hội muốn ông nói. Ngay vào thời đó, trong giới trí thức không còn ai tin là thế giới này là do một đấng toàn năng sáng tạo ra trong 6 ngày và cách đây 6, 7 ngàn năm như được viết trong Thánh Kinh. Lẽ dĩ nhiên ông cũng không đọc Spinoza, Thomas Paine, Voltaire, Montesquieu v..v.. vì tác phẩm của những tác giả này đều bị Tòa Thánh cho vào danh sách những cuốn sách cấm tín đồ đọc (Index of banned books). Ông nói là ông học cả luật lịch, nhưng luật mà ông học là luật của Giáo hội, của Tòa Thánh, luật của Thượng Đế (bản điều trần số 13), chứ không phải là Tinh Thần Luật Pháp (L’Esprit des Lois) của Montesquieu, người đã đưa ra nguyên tắc phân quyền mà các nước tiến bộ, văn minh nhất trên thế giới ngày nay đều áp dụng. Cho nên, ông tự nhận là đã nghiên cứu đủ mọi môn học nhưng tôi chắc ông chỉ có thể nghiên cứu những tài liệu nào mà giáo hội Gia Tô cho phép mà thôi, và ngay chính kiến thức của các giám mục về khoa học, nhân văn v..v.. vào thời đó cũng thuộc loại hạn hẹp một chiều, nói chi đến kiến thức của một tín đồ ở một nước mà các thừa sai ngoại quốc thường cho là lạc hậu, chậm tiến. Ông đưa ra những kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng những kế hoạch của ông lại dựa trên những căn bản hiểu biết hoặc sai lầm, hoặc thiếu sót, hoặc không phù hợp với sự tiến bộ của khoa học ngay trong thời đại của ông, vậy nếu triều đình thi hành những kế hoạch của ông thì đất nước sẽ đi về đâu? Lẽ dĩ nhiên, nếu mang kiến thức của Nguyễn Trường Tộ so sánh với kiến thức của đa số người dân ít học hoặc không có học thì quả thật là kiến thức của ông vượt xa họ, nhưng nếu so sánh với bộ kiến thức của nhân loại cùng thời ông, thì kiến thức của ông không có gì độc đáo, đặc biệt, nếu không muốn nói là hạn hẹp, một chiều, và thiếu sót rất nhiều. Vài điểm sau đây sẽ chứng minh cho luận cứ trên. 2. Kiến thức của Nguyễn Trường Tộ về Ngũ Hành: Trong bản điều trần số 1, Thiên Hạ Đại Thế Luận, ông Nguyễn trường Tộ viết: “Hãy nói về Thiên đạo trước. Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông, theo Hà đồ thì thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy.” Hiển nhiên là Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra ý kiến một chiều của ông về Ngũ Hành là có dụng ý: Tây (Kim) diệt Đông (Mộc) là lẽ tự nhiên của trời đất. Cho nên Việt Nam (Đông) bị Pháp (Tây) diệt cũng là lẽ tự nhiên, và Việt Nam không nên cưỡng mệnh (Chúa) Trời. Trái đất quay từ Tây sang Đông xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 (một ngàn sáu trăm) cây số một giờ, đồng thời di chuyển trong không gian trên một quỹ đạo xung quanh mặt trời với vận tốc khoảng hơn 100000 (một trăm ngàn) cây số một giờ, nhưng các quốc gia lúc nào cũng như là đứng yên, và chuyển động biểu kiến của mặt trời thì lại từ Đông sang Tây. Vậy khí đất nào là từ Bắc đến Nam ? Ông cha ta đã bao lần đánh đuổi Bắc xâm, nếu cứ an phận chịu theo “khí đất từ Bắc đến Nam ” của ông Nguyễn Trường Tộ thì làm gì còn có lịch sử Việt Nam ? Và vận trời nào là từ Tây sang Đông? hay ông Nguyễn Trường Tộ muốn nói đến vận của Chúa Trời? Tôi không thể tin rằng một người có cái vốn “Tống Nho” như ông trong 19 năm trời mà lại không biết đến các luật “tương sinh”, “tương khắc” và tác dụng phản hồi trong sự vận hành của Ngũ Hành. Tại sao ông chỉ xét đến “tương khắc” mà không luận về “tương sinh” và tác dụng phản hồi trong sự vận hành của Ngũ Hành. Đúng vậy: Kim khắc Mộc, nhưng Mộc lại sinh Hỏa, và Hỏa lại khắc Kim. Trong cuộc chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, ý chí giành độc lập của dân tộc Việt Nam đã “biến” gậy gộc (mộc) thành những cỗ đại pháo (hỏa) dàn trong những hốc núi xung quanh lòng chảo Điện Biên, và trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã gạo muối tiễn đưa “vận (Chúa) trời” trở về Tây, cùng lúc rửa cái nhục của trận tấn công vào Đà Nẵng năm1858 của liên quân Pháp – Tây Ba Nha mà chính ông Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Ngô Gia Hậu đã có mặt ở đó để đón tiếp quân đại Pháp… Các vị Đông Y Sĩ khi chẩn bệnh và chữa bệnh mà chỉ biết đến tương khắc trong Ngũ Hành thì bệnh nhân chỉ có sớm suôi sáu tấm. Cũng như vậy, nếu các nhà cầm quyền tin vào một nửa luật Ngũ Hành của nhà “bác học” Nguyễn Trường Tộ, và do đó hồ hởi tuân phục các giáo sĩ thừa sai và thực dân Pháp thì Việt Nam cũng sẽ sớm đi vào vòng nô lệ, mất hết nền văn hóa của mình, và như vậy thì sống cũng như chết. Vậy, nhận định về “khí đất” và “vận trời” theo thuyết Ngũ Hành của ông Nguyễn Trường Tộ có mục đích gì, áp dụng cho đất nước Việt Nam, có lợi hay có hại cho đất nước, có mục đích khuyến khích dân chúng chống xâm lăng đô hộ, hay thần phục ngoại bang, chịu sống trong nền đô hộ để thuận theo lẽ trời, tưởng chẳng cần phải có một bộ óc thông minh cho lắm cũng có thể hiểu nổi. 3. Nhận định tình hình thế giới của Nguyễn Trường Tộ: Rồi sau đó ông viết tiếp: “Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên trúc, Miến Điện, Xiêm La,…Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu…” Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm về tình hình thế giới thời đó, có tác dụng lừa dối vua quan triều Nguyễn và làm nhụt chí khí chống xâm lăng của nhân dân Việt Nam, chấp nhận sự thống trị của Tây Phương. Tôi cho rằng nhận định của ông Nguyễn Trường Tộ như trên là hệ quả của một nền giáo dục chuyên xuyên tạc lịch sử thế giới và lịch sử giáo hội của Ca Tô Giáo Rô Ma. Nếu không phải là như vậy thì nhất định ông Nguyễn Trường Tộ phải là tay sai đắc lực cho thế lực giáo sĩ thực dân, cố ý đưa ra những thông tin sai lạc để đánh lừa dân chúng với mục đích khuyên nhân dân ta nên chịu thần phục Tây phương. Thực tế là, Xiêm La (Thái Lan), Cao Ly (Đại Hàn), Nhật Bản và Trung Quốc không hề bị các nước Tây phương bao chiếm. Sau đây là một tài liệu chứng minh sự kiện trên, “Missionaries”, BBC Books, 1990, p. 175: “Ở Á Châu, các thừa sai không bao giờ được hưởng sự tự do như là họ đã hưởng ở Phi châu. Phần lớn lục địa – Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, Đại Hàn – chưa bao giờ rơi vào vòng đô hộ của các đế quốc Tây phương, trừ nước Phi Luật Tân…” (In Asia, the missionaries never enjoyed the same freedom as they did in Africa . Large parts of the continent – Japan , China , Thailand , Korea – never fell within the European empires and, with the exception of the Philippines ….) Các nước trên, trước sự uy hiếp quân sự của các đế quốc thực dân Âu Mỹ chỉ nhượng bộ về vấn đề mở rộng một số hải cảng cho ngoại quốc giao thương và truyền đạo. Trung Hoa mất Hương Cảng cho Anh trong 100 năm và chia Thượng Hải làm nhiều tô giới đặt dưới ảnh hưởng của các nước phương Tây. Còn toàn bộ đất đai và chủ quyền quốc gia vẫn thuộc người Trung Hoa. Xiêm La, Cao Ly và Nhật Bản cũng chưa bao giờ bị mất chủ quyền. Riêng về Nhật Bản, cả thế giới thán phục về kết quả canh tân của triều đại Minh Trị Thiên Hoàng. “Người ta” thường trách vua quan thời Tự Đức ngu muội, không biết nghe những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ, nếu không thì Việt Nam cũng đâu có kém gì Nhật Bản. Trách như vậy là không nghiên cứu kỹ về tình hình xã hội, chính trị của Nhật Bản và của Việt Nam . Trên đất Nhật, xuyên suốt gần 250 năm, không hề có bóng dáng của một thừa sai Ki Tô Giáo nào, và do đó không bị những xáo trộn xã hội chính trị hay nội loạn nào do các thừa sai Ca Tô xúi giục hoặc cầm đầu, tương tự như ở Việt Nam, vụ Cố Marchand cầm đầu đám nổi loạn Lê Văn Khôi, vụ giám mục Retord xúi dục Pierre Lê Duy Phụng nổi loạn ở ngoài Bắc, và không có mấy trăm ngàn giáo dân sẵn sàng nghe lệnh các vị thừa sai ngoại quốc qua những tay sai bản địa để phản bội quê hương, cộng tác và hỗ trợ cho những đoàn quân viễn chinh tại Việt Nam (Đầu tháng 9, 1858, Rigault de Genouilly chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ba Nha tấn công chiếm Đà Nẵng. Genouilly chờ đợi một đoàn quân của Việt Nam tới tiếp viện Đà Nẵng vì đã được các thừa sai (gián điệp trá hình) thông báo là có một đoàn quân Việt Nam ít nhất là 10000 người kéo tới Đà Nẵng. (Tsuboi: “Il attend l’armée Vietnamienne parce que les missionnaires lui ont fait savoir qu’au moins dix mille hommes doivent marcher contre lui”). Sau khi chiếm đóng Đà nẵng vài tháng, Genouilly vẫn luôn luôn chờ đợi sự nổi giậy của giáo dân. (Tsuboi: “Après quelques mois d’occupation, il attend toujours que les chrétiens se soulèvent”). Sau đây chúng ta hãy đọc lại lịch sử Nhật Bản trong vấn đề tiếp xúc với Tây phương và Ca Tô Giáo Rô Ma để có thể hiểu tại sao Nhật Bản có khả năng thi hành và thành công trong việc canh tân đất nước trong khi nước ta không có khả năng đó dù mong muốn. Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca Tô, tới để truyền đạo. Muốn hiểu hiện tượng trên, tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca Tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha, và Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Gia Tô. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của giới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Gia Tô. (Missionaries, pp. 132-133: By the end of the fifteenth century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil, should belong to Spain, while Portugal would take Brazil and whatever could be seized in Asia and Africạ It was decreed that along with territorial gains would go the duty to incorporate any native peoples into the Catholic Church…With the invading armies came priests and friars whose presence justified the subjugation of the people and the use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the faith.) Các thừa sai Ca Tô được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582). Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto , cùng hứa hẹn cấp cho họ một khoản tiền mỗi năm. Do đó, Ca Tô giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Ca Tô mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật. Nếu các giáo sĩ Ca Tô chỉ giới hạn trong việc truyền bá tình thương của đạo Chúa thì chắc chắn Nhật Bản và các nước khác ở Á Châu sẽ để cho họ tự do, nhất là Việt Nam, một dân tộc đã nổi tiếng là hiếu khách và không hề có chuyện kỳ thị tôn giáo. Nhưng, do sự cực đoan tôn giáo của Ca Tô giáo, tự cho là Giáo hội Ca Tô phải thống trị giáo dân trong tất cả những lãnh vực tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị v..v.., kết quả là các cộng đồng Ca Tô ở Nhật Bản đều phải đặt dưới quyền thống trị của Vatican . Theo giáo điều Ca Tô, Giáo hội không cho phép những người dân Nhật theo đạo phục tùng những người cầm quyền như là một người dân trong một nước. Những người gia nhập Giáo hội Ca Tô đương nhiên tự biến họ thành những thuộc hạ của Giáo Hoàng. Một khi sự trung thành đã chuyển sang một thế lực ngoại quốc ở ngoài đất Nhật, các giáo dân trở thành bất trung đối với những nhà cầm quyền Nhật Bản. Điều này rất nguy hại cho sự an ninh của Nhật, quốc nội cũng như quốc ngoại. Vì Ca Tô Giáo dạy rằng đạo Ca Tô là đạo duy nhất chân thật, các tín đồ Nhật đã phát động tinh thần bất khoan nhượng tôn giáo, và khi ở vị thế có quyền hành, tìm cách xóa bỏ các tôn giáo khác bằng bạo lực. Điều này đã gây nên những xáo trộn trong xã hội. Bất cứ ở nơi nào mà Ca Tô giáo chiếm đa số trên đất Nhật thì ở nơi đó Phật Giáo và các tôn giáo khác đều bị chèn ép. Chùa chiền bị phá hủy, đóng cửa hay chiếm đoạt để làm nhà thờ. Trong nhiều trường hợp, Phật tử bị cưỡng bách theo đạo, từ chối có thể bị tịch thu gia sản hay xử tử. (Những người sống ở miền Nam, nhất là vùng Nam, Ngãi, dưới triều Ngô Đình Diệm chắc chắn chưa quên những cảnh này). Trước tình thế quốc gia như vậy, những nhà cầm quyền Nhật Bản, Hideyoshi rồi Ieyasu, thay đổi thái độ, và bắt đầu từ năm 1614 Ieyasu đưa ra một chính sách để đối phó với những xáo trộn mà các giáo sĩ và giáo dân Ca Tô giáo đã gây ra: “Mọi công dân Nhật theo đạo được lệnh phải bỏ đạo; các nhà thờ và tu viện Ca Tô bị phá hủy, tài sản đất đai bị tịch thu, và tất cả linh mục ngoại quốc được lệnh phải rời khỏi các xứ đạo, tập trung tại Nagasaki để chờ tống xuất.” Sắc lệnh này chưa kịp thi hành thì “một sắc lệnh khác khe khắt hơn được ban hành, và sự đàn áp tôn giáo trở thành tàn nhẫn hơn cho tới khi mọi vết tích công khai của Ki Tô Giáo bị phá hủy.” (Missionaries: A further decree, much fiercer in tone, set in train a ruthless persecution that continued until all overt vestiges of Christianity had been destroyed.) “Khi sắc lệnh trục xuất thứ hai được ban hành, một số thừa sai rời khỏi nước Nhật nhưng nhiều vị ở lại và toan tính tiếp tục gây dựng ngầm các xứ đạo. Tất cả đều bị săn lùng và hành quyết. Toàn thể các cộng đồng Ki Tô phải chịu đựng những biện pháp cấm đạo. Họ bị cưỡng bức giẫm lên hình tượng của Đức Mẹ bồng Con khắc trên những bản nhỏ, ai từ chối đều bị hành quyết. Hình phạt thông thường là đóng đinh, nhưng được thay đổi một cách ác độc, nạn nhân bị đóng đinh đầu ngược xuống đất và ở bờ biển. Khi thủy triều lên họ bị chết ngộp dần dần.” (Missionaries: When the second decree of expulsion was promulgated, a number of missionaries left Japan but many remained and tried to continue their ministry in hiding. All of them were hunted down and put to death.. . Whole communities were put to the test. They were forced to trample upon a fumie, a small plaque bearing a carved image of the Virgin and Child, and those who refused were executed. Crucifixion was the usual fate, but, in a cruel refinement, the victims were crucified upside down on the shoreline. As the tide came in, they slowly drowned. ) Vào thời điểm này, những tín đồ Ca Tô ở Nhật bắt đầu tổ chức võ trang chống lại chính quyền. Cuộc chiến bùng nổ vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và tại đảo Amakusa, những vùng hầu như toàn tòng Ca Tô. Những cộng đồng Ca Tô này, cầm đầu bởi các linh mục Tây phương, công khai chống lại chính quyền. Chính quyền Nhật, sợ rằng các toán giáo dân đó liên kết với những giáo dân Ca Tô Tây phương và bị Bồ Đào Nha dùng làm phương tiện để chiếm đất đai của Nhật, đánh thuế rất nặng trên những cộng đồng này. Các linh mục dòng Tên tổ chức một đạo quân khoảng 30000 giáo dân Nhật, với cờ xí mang tên Giê-Su, Maria, Thánh Iago, tiến quân đối đầu với đại diện chính quyền về dân sự và quân sự ở địa phương, và nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra trong vùng Shimbara và vùng vịnh Nagasaki. Giáo dân giết luôn Thống Đốc ở Shimbara và rồi cố thủ trong một thành lũy kiên cố khi quân chính phủ kéo đến dẹp. Với vũ khí thô sơ, chính quyền Nhật phải nhờ đến sự trợ giúp của Hòa Lan (theo Tin Lành) về súng đại bác và tàu chiến. Hòa Lan ưng thuận, và giúp chính quyền san thành bình địa nơi cố thủ của các giáo dân và hầu như tất cả các giáo dân trong đó đều bị tàn sát. Kết quả cuộc nổi loạn của giáo dân này là một đạo Dụ bài Ngoại của chính quyền Nhật Bản ban hành năm 1639: “Trong tương lai, chừng nào mà mặt trời còn soi sáng thế giới, không một ai được phép nhập cảnh Nhật Bản, ngay cả với tư cách là đại sứ…” (Manhattan, p. 361: For the future, let none, so long as the Sun illuminates the World, presume to sail to Japan, not even in the quality of ambassadors…) Đạo Dụ trên được áp dụng cho mọi nước Tây phương, trừ Hòa Lan vì Hòa Lan đã giúp phương tiện cho chính quyền Nhật dẹp cuộc nổi loạn của các giáo dân Ca Tô. Nhưng ngay cả đối với người Hòa Lan, họ cũng bị hạn chế tối đa. Lý do: tuy họ không phải là tín đồ Gia Tô Giáo nhưng cũng là tín đồ Ki Tô Giáo. (Nevertheless, even they were put under extreme restrictions owing simply to the fact that although they were not Catholics they were Christians.) Đối với Nhật Bản khi đó, bất cứ cái gì liên hệ đến Ki Tô Giáo nói chung đều bị nghi ngờ là có âm mưu lừa dối, chinh phục, và bất khoan dung. “Người Hòa Lan không được phép đọc ngay cả những lời cầu nguyện trong Ki Tô Giáo trước mặt một công dân Nhật nào. “ (Manhattan, p. 362: The Dutch were not permitted to use Christian prayers in the presence of a single Japanese subject). Hiệp ước thương mại giữa Nhật và Hòa Lan có những điều khoản như: – Không một tàu buôn nào của Hòa Lan được chở một tín đồ Ki Tô bất cứ quốc tịch nào hoặc chuyên chở thư từ viết bởi tín đồ Ki Tô. – Hòa Lan phải báo cho chính quyền Nhật biết tình hình bành trướng của Ki Tô Giáo ở ngoại quốc. – Mọi sách viết về những đề tài tôn giáo phải khóa kín, niêm phong trong các rương hòm và trao cho chính quyền Nhật giữ trong suốt thời gian tàu cặp bến Nhật. (Manhattan , p.362: No Dutch ship should carry a Christian of any nationality or convey letters written by Christians. The Dutch should convey to the Japanese governor any information about the spreading of Christianity in foreign lands that might be of interest. All books, especially those dealing with religious subjects, belonging to Dutch ships had to be put into trunks, sealed, and turned over to the Japanese during the period the ship was in port) Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca Tô Giáo nói riêng và Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854. Trước mối nhục vì bị thua kém về kỹ thuật và súng ống này, Nhật Bản đã quyết tâm canh tân. Năm 1866 Nhật còn là một dân tộc thuộc loại Trung Cổ. Chỉ trong vòng 33 năm, tới năm 1899, Nhật đã trở thành một cường quốc không kém các nước Tây phương. Ngoài lòng yêu nước cao độ và quyết tâm, yếu tố chính trong sự thành công canh tân của Nhật là một tình trạng xã hội, chính trị ổn định, không có một đạo quân thứ 5 nằm vùng trong lòng dân tộc và các thừa sai gián điệp chuyên gây xáo trộn trong các quốc gia để thủ lợi về mặt tôn giáo cũng như về vật chất thế tục. “Trong 24 năm đàn áp Ki Tô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật. Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín.” (Missionaries: During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.) Nhưng kết quả của công cuộc canh tân này đã đưa Nhật rơi vào giấc mộng muốn làm bá chủ Đông Nam Á, không khác gì giấc mộng thực dân thuộc địa của các nước Tây phương, và mở trục phát xít ở Đông Nam Á trong Đệ Nhị Thế Chiến. Giấc mộng bá vương bị xẹp dưới hai cây nấm nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki . Nhật đầu hàng và Đại Tướng MacArthur của Mỹ tiên đoán Nhật sẽ trở thành một nước theo Ki Tô Giáo chỉ trong vòng một thập niên, và bộ máy tuyên truyền của La Mã cũng tiên đoán là Ca Tô Giáo sẽ là lực lượng tôn giáo chủ chốt ở Nhật Bản. Trong vòng 5 năm, (từ 1945-50), Mỹ đã bỏ ra hơn 10 triệu đô la trong những hoạt động với mục đích cải đạo dân chúng Nhật nhưng dân chúng vẫn thờ ơ. Và cho tới ngày nay, số tín đồ Ki Tô Giáo nói chung ở Nhật chưa tới 1% trên tổng số dân số (gần 1 triệu trên tổng số 120 triệu). Số tín đồ Ki Tô ở Thái Lan cũng chưa tới 1%, ở Trung Quốc, chỉ vào khoảng 4 phần ngàn và không trực thuộc Vatican. Các nước này ngày càng phát triển kinh tế làm cho dân giàu hơn, nước mạnh hơn. Ai dám khẳng định rằng phải theo Ki Tô Giáo nói chung thì đất nước mới có thể trở nên giàu mạnh? Những bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ được đệ trình lên Vua Tự Đức từ 1863 tới 1871, năm ông Tộ chết. Khi đó Nhật mới bắt đầu canh tân (1868), vàì kết quả canh tân của Nhật chỉ hiện rõ vào cuối thập niên 1880, đầu thập niên 1890. Như vậy, làm sao ông Nguyễn Trường Tộ đã thấy những kết quả canh tân của Nhật Bản mà viết về canh tân của Nhật? Phải chăng những ý tưởng về “canh tân của Nhật” đã được đưa vào làm tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về sau, với mục đích đề cao sự “đóng góp” tưởng tượng của Ca Tô Giáo vào xã hội Việt Nam? Hơn nữa, hoàn cảnh chính trị, xã hội v..v.. của Việt Nam hoàn toàn khác với hoàn cảnh chính trị, xã hội ở Nhật Bản. Cho nên, trách các triều Nguyễn không chịu cải cách canh tân xứ sở là không xét đến bối cảnh lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hậu bán thế kỷ 19 và trước đó. Thực ra, so với Nhật Bản, các triều Nguyễn đã quá nhân từ, phải chăng là bị ảnh hưởng Tống Nho hủ lậu, để rồi phải đối phó một cách tiêu cực với ngoại xâm bên ngoài, cùng lúc với nội ứng bên trong, kết quả là nước nhà rơi vào vòng đô hộ của Pháp gần 100 năm. Nhưng thật là nực cười, trong khi “người ta” đổ tội mất nước lên đầu vua quan thời Tự Đức là không nhìn sự việc “sáng suốt” như Nguyễn Trường Tộ, nghĩa là không biết thời thế, không biết rằng Pháp đang bá chủ hoàn cầu, không chịu hòa với Pháp, không tuân theo vận trời từ Tây sang Đông, không chấp nhận Kim (Tây) khắc Mộc (Đông), không chịu canh tân cải cách, không biết quân Pháp rất anh dũng, quân ta chưa đánh đã chạy v…v… thì Giám Mục Puginier lại khẳng định rằng: “Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù, họ sẽ không thể tin cậy vào một ai, họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ, họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện hữu của họ sẽ bị nguy hại.” (Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi: Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d’ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouvaient donc réduits à l’impossibilité d’agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils se verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.) Và chúng ta cũng đừng nên quên rằng, Pháp đã mang 2250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến, dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger, tấn công trung tâm kháng chiến Ba Đình do Đinh Công Tráng cầm đầu, nhưng liên tiếp bị đẩy lui. Nhưng rồi Trần Lục, cha xứ Phát Diệm, phó tướng đặc trách “bình định” các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh, được giám mục Puginier ban phép lành, kéo 5000 (năm ngàn) giáo dân Ca Tô đến giúp quân Pháp đánh lại chính đồng bào ruột thịt yêu nước của mình, do đó Ba Đình bị thất thủ (LM Trần Tam Tĩnh: Dieu et César). Như vậy thì cái nguyên nhân chính để Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của Pháp là từ đâu? Nhật Bản không có những quốc nạn này nên rảnh tay, yên tâm canh tân xứ sở. Việt Nam , vào thời đó, cùng lúc phải đối phó với giặc trong nội ứng cho giặc ngoài, làm sao canh tân xứ sở trong một tình trạng nhiễu thương như vậy? Khi đất nước bị ngoại xâm cùng lúc có những con nội trùng bán nước tiếp tay với quân xâm lược thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là chống ngoại xâm và thanh trừng nội bộ hay là canh tân xứ sở? Điều ngạc nhiên đối với tôi là, cho tới thời buổi này, trước những sự kiện lịch sử rõ ràng như vậy, mà người ta vẫn còn giữ những lập luận hoang đường để chạy tội: là Quân, Thần các Triều Nguyễn ngu dốt, không chịu canh tân xứ sở để làm mất nước. Lẽ dĩ nhiên, triều đình chịu một phần trách nhiệm, nhưng đổ hết tội lên đầu triều đình là không xét đến những hoàn cảnh lịch sử đương thời, là “cả vú Công Vụ, lấp miệng Cần Vương” (Vũ Huy Quang), là chạy tội cho một số không nhỏ những người bán nước cầu vinh, và dĩ nhiên là không công bằng. 4. Ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị dùng giám mục, linh mục trong việc canh tân đất nước: Thế kỷ 19, trong khi ở nước Pháp, các trí thức Pháp đã nhận thức được sự quan trọng của một nền giáo dục khai phóng cho nên đã cương quyết chống lại nền giáo dục của Ca Tô Giáo Rô Ma mà họ cho rằng đã “dạy dỗ những đứa trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng” (Élever des enfants contre leur pays et contre leur temps) và họ đã thành công trong việc “Giật con em ra khỏi bàn tay giáo dục của các linh mục, vạch trần những đạo đức giả của Giáo hội” (Arracher l’enfant au moine, dévoiler les hypocrisies de l’Église) và nhà đại văn hào Victor Hugo đã đưa ra nhận định: “Nền văn minh, ánh sáng này, có thể bị tắt đi bởi hai sự chìm ngập, hai sự xâm lăng nguy hiểm đối với nền văn minh, sự xâm lăng của các quân lính và sự xâm lăng của các linh mục. Sự xâm lăng của các quân lính đe dọa mẹ chúng ta: tổ quốc; sự xâm lăng của các linh mục đe dọa con chúng ta: tương lai” (La civilisation, cette lumière, peut être éteinte pasr deux modes de submersion, deus invasions lui sont dangereuses, l’invasion des soldats et l’invasion des prêtres. L’une menace notre mère, la patrie; l’autre menace nos enfants, l’avenir.) thì ở Việt Nam, ông Nguyễn Trường Tộ lại đề nghị dùng các Giám mục, Linh mục trong việc canh tân đất nước, và “cho phép các giáo hội Tây phương cứ tới nước mình mà lập hội cứu tế”, “cho phép mỗi tỉnh lập ra một viện dục anh, giao cho một giám mục quản cố”. Văn Tân cho rằng: “Những đề nghị này cộng với những đề nghị trông nhờ vào các hội kinh doanh ngoại quốc để phát triển kinh tế, nếu được thi hành, sẽ mở của nước Việt Nam cho người Pháp kéo vào nắm giữ các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của nước Việt Nam.” Một mặt khác, kiến thức của các giám mục, linh mục có thể dùng vào việc canh tân đất nước được hay không? Nhận định sau đây của Linh Mục Trương Bá Cần sẽ cho chúng ta một giải đáp thích đáng: “Về Tây học, thì ông (Nguyễn Trường Tộ) quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, Giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông…vì các thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (MEP) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để gởi đến các nước truyền đạo”. Nhận định của Linh Mục Trương Bá Cần ở trên đã cho chúng ta thấy rõ thực chất kiến thức của Nguyễn Trường Tộ và của các thừa sai đương thời. Và qua một số tài liệu đã chưng dẫn ở trên, chúng ta đã biết thực chất sự huấn luyện các linh mục trong các đại chủng viện như thế nào rồi. Với những đầu óc mà mục đích duy nhất là kiếm thêm tín đồ cho Chúa, họ có thể dùng vào được việc gì trong vấn đề canh tân xứ sở? Canh tân bằng cách nào, biến dân chúng Việt Nam thành những người nghiện thuốc phiện, đầu óc lúc nào cũng lơ mơ về một viên thuốc “sống đời đời ” ở trên trời? Để thấy rõ vấn đề hơn, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn “Tiếng Kêu Than Của Người Dân” (Cry of the People, Penguin Books, New York, 1991) của Penny Lernoux để biết phần nào sự thực về chính sách truyền đạo mà Giáo hội Ca Tô vẫn tự nhận là “khai phóng, mở mang trí óc con người”: “Từ lúc đầu, xã hội Mỹ – La Tinh được xây dựng giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu Châu đến định cư và hưởng mọi quyền lợi của đế quốc, và quần chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào. Cái tháp tồn tại được là vì khối nhân dân ở dưới đáy được nhắc nhở rằng họ ngu si, lười biếng, và thấp kém. Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa. Như tổng giám mục ở Lima bảo các thổ dân rằng: “Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc.” Người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay…Giáo hội Ca Tô phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này. Giống như những kẻ chiến thắng Tây Ba Nha trong thế kỷ 16, hầu hết các nhà truyền giáo Âu Châu tới châu Mỹ La Tinh tự coi như là những kẻ mang những văn hóa cao hơn nền văn hóa của dân bản xứ nhiều. Những nhà truyền giáo ít quan tâm đến việc hòa nhập với các thổ dân hay dân Phi Châu mà chỉ muốn chinh phục họ vào những cấu trúc của tôn giáo Âu Châu.” (From the beginning, Latin-American society was constructed like a pyramid, with a few Europeans settlers enjoying all the privileges of empire and a mass of Indians, blacks, and half-castes having no rights at all. The pyramid survived because the mass at the bottom was repeatedly told that it was stupid, lazy, and inferior. Foreign missionaries helped drum these ideas into the native’s heads by claiming that it was God’s will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians: “Poverty is the most certain road to felicity.” Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promtly put to death…The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation. Like the conquistadors, most of the European missionaries who came to Latin-America saw themselves as bearers of cultures vastly superior to those of the natives. The missionaries were less interested in integrating the Indians and Africans than on subjugating them to the European religious structures.) Chính sách truyền đạo này đã được các thừa sai áp dụng trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở châu Mỹ La Tinh, và lẽ dĩ nhiên, Việt Nam không ở ngoài lệ.. Và thực chất những hội cứu tế, viện dục anh v..v… của Ca Tô Giáo Rô Ma được tóm tắt trong nhận định sau đây của B. S. Rajneesh, trong cuốn “Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn” (“Priests & Politicians: The Mafia of the Soul”, The Rebel Publishing House GmbH, Cologne, West Germany, 1987, trg. 25): “Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào KiTô giáo, đặc biệt là Ca Tô giáo. Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ CaTô.” (If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics.) Riêng ở Việt Nam, tưởng chúng ta cũng nên biết rõ sách lược của các giáo sĩ thừa sai dùng trường học, giáo dục để Gia Tô hóa Việt Nam và sớm đưa Việt Nam vào vòng đô hộ của Pháp như thế nào. Trong bài “Le Rôle Des Missionnaires au Viêt-Nam: Un Décalage Dans Le Temps et Dans L’Espace”, đăng trong cuốn “Catholicisme et Sociétés Asiatiques”, Yoshiharu Tsuboi đã viết một cách rõ ràng về sách lược trên như sau: “Trên bình diện tôn giáo, điều cấp bách là phải xây dựng tổ chức những giáo xứ và củng cố sự hiện diện của Ca Tô Giáo bằng hệ thống giáo dục… Giám mục Puginier ý thức được điều này và đã củng cố được nhiều cơ sở tại các nơi đây. Trong nhiệm vụ của ông, nghĩa là, trong giáo xứ Bắc Kỳ miền tây, mỗi linh mục phải nuôi nấng tại nhà một số trẻ nào đó, được chọn từ những gia đình Ki Tô tốt nhất, trong những đứa thông minh nhất và có khả năng nhất. Từ 10 hoặc 12 tuổi, những đứa trẻ trên bắt đầu phục vụ ông linh mục và học chữ Nho và chữ la tinh nhập môn. Tới 16 hay 18 tuổi, chúng được lọc lựa, tùy theo khả năng và hạnh kiểm, để hoặc gửi đi các trường Dòng, hoặc vào các trường huấn luyện những người dạy giáo lý, hoặc ở lại tiếp tục phục vụ ông linh mục… Một mặt khác các ông linh mục cũng dạy học trò chủ thuyết Ki Tô, dùng chữ Quốc Ngữ. Dùng Quốc Ngữ có hai lợi điểm: một mặt có thể tách biệt tinh thần triết lý của Khổng Tử, mặt khác chữ này dễ học hơn. Nếu những linh mục trong Phái bộ Truyền Giáo Hải Ngoại đặt nặng tầm quan trọng vào giáo dục những đứa trẻ ở trong các trường học của họ, đó là vì họ nghĩ rằng quyền lợi truyền giáo thì đồng nhất với quyền lợi thuộc địa. Đối với họ, trường học là phương tiện tốt nhất để truyền bá niềm tin Ki Tô nhưng cũng là để củng cố chính sách thuộc địa. Chúng ta hãy dẫn chứng thêm nơi đây lời của linh mục Wibaux: “Thật ra không có cách nào khác để đi vào dân bản xứ, những con dân của Pháp Quốc, mau hơn và hữu hiệu hơn…Sự thành lập những trrường học đích thực là cách tốt nhất để thuộc địa hóa và tuyên truyền tôn giáo.” (Sur le plan religieux, l’urgent est de construire l’organisation des vicariats et d’affermir la présence catholique notamment par le système d’éducation…Mgr Puginier en a pris conscience et consolide les institutions en place. Dans sa mission, c’est à dire, dans le vicariat du Tonkin occidental, chaque prêtre doit élever chez lui un certain nombre d’enfants, choisis dans les meilleurs familles chrétiennes, parmi les plus intelligents et les plus doués. Ces enfants commencent, vers dix ou douze ans, à servir le père et à étudier les caractères chinois et les premiers éléments du latin. Vers l’âge de seize à dix-huit ans, ils sont sélectionnés, selon leurs capacités et leur conduite, soit pour enter au séminaire, soit pour entrer à l’école des catéchistes, soit pour rester au service du père. Par ailleurs, les missionnaires aprrennent aux élèves la doctrine chrétienne en employant le quoc ngu. Le Quoc ngu présente deux avantages: d’une part, il concourt à détacher les esprits de la philosophie confucéenne, d’autre part, cette transcription est plus facile à assimiler que les caractères chinois… Si les pères des Missions Étrangères accordent beaucoup d’importance à l’enseignement des enfants dans leurs écoles, ils pensent alors que l’intérêt de l’évangélisation s’identifie à celui de la colonisation. Pour eux, les écoles constituent le meilleur moyen de propagation de la foi chrétienne mais aussi d’affermissement de la colonisation. Citons, de nouveau, le père Wibaux: “Il n’y a pas d’ailleurs d’autre moyen d’entrer plus rapidement et plus efficacement en relations avec les indigènes, sujets de la France…La création des écoles est donc le meilleur moyen de colonisation et de propagande religieuse.”) Và ông Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị triều đình đặt sự canh tân của xứ sở, sự quản cố các trường học, viện dục anh vào trong tay những giám mục mà ông tin rằng “họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo, chống gian tà???, làm trách nhiệm, chẳng liên quan gì đến việc tranh thành tranh đất cả” (Điều trần số 1). Những đề nghị này có nằm trong sách lược Ca Tô hóa Việt Nam của các giáo sĩ thừa sai ngoại quốc hay không, và ông Nguyễn Trường Tộ có biết đến những sách lược này hay không? Muốn giải đáp nghi vấn này chúng ta cần phải luận về hai thuộc tính mà “người ta” thường gán cho ông Nguyễn Trường Tộ: một kiến thức uyên bác và một lòng yêu nước cao độ. Về phương diện luận lý, chúng ta có thể khẳng định rằng, kiến thức uyên bác và lòng yêu nước của ông Nguyễn trường Tộ là hai thuộc tính có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia. Thật vậy, nếu kiến thức của ông Nguyễn Trường Tộ thuộc loại “bác học”, nghĩa là, theo linh mục Thiện Cẩm, “tinh thông uyên bác về mọi vấn đề”, hay nói khác đi, biết đúng và sâu rộng về mọi vấn đề, mà ông vẫn đưa ra những ý kiến, đề nghị v..v.. mà ông biết rằng sai sự thực để lạc dẫn triều đình Tự Đức, đưa nước nhà sớm vào cảnh nô lệ ngoại bang, đẩy mạnh mưu đồ Ca Tô hóa Việt Nam song song với chính sách xóa bỏ nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, thì thực chất của ông là một tay sai đắc lực cho ngoại bang và cho một thế lực tôn giáo Tây phương mà ông được huấn luyện, đào tạo trong đó, chứ không phải là người yêu nước. Ngược lại, nếu ông là người yêu nước và cho rằng những ý kiến, đề nghị của mình là đúng và có thể giúp được nước trong giai đoạn sôi bỏng của đất nước, thì qua mấy điểm phân tách về những ý kiến đề nghị của ông ở trên, không có cách nào chúng ta có thể coi ông là một người có một kiến thức “tinh thông uyên bác về mọi vấn đề” vì nhiều đề nghị quan trọng của ông được đặt trên những căn bản hiểu biết thiếu sót và sai lầm. Có nhiều bằng chứng chứng tỏ ông Nguyễn Trường Tộ chẳng phải là người yêu nước (xin đọc bài của Nguyễn Kha trong cuốn sách này) và cũng chẳng phải là người có một kiến thức tinh thông uyên bác. Phân tích những đề nghị có hại cho quốc gia, không hợp thời và bất khả thi chúng ta thấy rõ như vậy. Nhưng cái nghịch lý ở đây là: ông Nguyễn Trường Tộ đã được đánh bóng một cách ồn ào là: nổi tiếng là người thông minh, học đâu nhớ đó, là “Trạng Tộ”. Vậy, cho rằng ông không biết cả những điều sai lầm có thể nói là sơ đẳng trong những nhận định của ông thì chẳng hóa ra tất cả những điều được viết về khả năng của ông chỉ là những lời huênh hoang không đúng sự thực hay sao? Điều này cũng có thể đúng, vì những người cùng thời với ông không đủ kiến thức để đánh giá ông một cách trung thực. Đối với dân chúng hồi đó thì ông Nguyễn Trường Tộ biết chút ít về khoa học thường thức Tây phương như nhận định của Linh Mục Trương Bá Cần ở trên cũng có thể coi là bậc vô thượng thiên tài được rồi. Nhưng qua những bản điều trần mà người ta cho là của ông, chúng ta thấy ông cũng có một số kiến thức chính xác liên quan đến xã hội và nền giáo dục nước nhà, nếu áp dụng thì cũng có lợi ích trong việc phát triển đất nước, thí dụ như bỏ lối học từ chương, khuyến khích học khoa học kỹ thuật, cải tiến nông nghiệp, khai thác tài nguyên v…v… Nhưng đây là những chương trình dài hạn để mở mang đất nước mà kết quả chỉ có thể thấy sau một vài thế hệ, không thể áp dụng để đối phó hoặc lật ngược tình trạng sôi bỏng của đất nước thời bấy giờ. Điều khó hiểu là nếu thực sự ông là người yêu nước như người ta thường quảng cáo thì tại sao những nhận định về thời thế của ông lại luôn luôn đề cao quá lố khả năng của Pháp, hạ quá thấp khả năng của ta, và chứa những thông tin sai lạc có tác dụng làm nhụt nhuệ khí của nhân dân ta. Từ bé tới lớn sống với Tây, lớn lên lúc nào cũng dính liền với giám mục Gauthier mà những tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng là một gián điệp chủ trương Pháp đánh chiếm và Ca Tô hóa Việt Nam, phải chăng những bản điều trần trong những năm đầu của ông Nguyễn Trường Tộ đã được duyệt và cho phép phổ biến (Imprimatur)? Một mặt khác, ông Nguyễn Trường Tộ được mô tả như là một nhân vật đặc biệt, uyên bác và nổi tiếng như vậy, đã tháp tùng giám mục Gauthier sang Pháp và được Giáo Hoàng tiếp kiến, mà chúng ta không thấy ông để lại một dấu vết gì trong các văn khố của Pháp. Những nhận định về ông, tất cả chỉ là từ trong nước và là những khẳng định vô trách nhiệm (affirmations gratuites). George Boudarel viết như sau trong cuốn Catholicisme et Sociétés Asiatiques, trang 160: “Tộ thực sự là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến Paris vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, không có một cuộc nghiên cứu nào về tiểu sử của ông trong những văn khố Pháp mà đáng lẽ người ta phải tìm thấy dấu vết về cuộc qua Pháp này của ông. Một vài giai đoạn trong đời ông vẫn còn mù mờ”. (Tô fut en effet l’un des tout premiers Vietnamiens à se rendre à Paris au milieu du 19e siècle. Sa biographie n’a pourtant fait l’objet d’aucune recherche connue dans les archives francaises, où l’on devrait trouver trace de son passage. Certains épisodes mineurs de sa vie restent encore obscures). Như vậy, những thông tin về đời ông có chính xác hay không, có lẽ chúng ta cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa. Từ những sự phân tích về một số điểm ở trên, điều chắc chắn là, ông Nguyễn Trường Tộ không phải là người có một kiến thức “tinh thông uyên bác về mọi vấn đề” (đây là một lời nói huênh hoang lố bịch không thể dùng để mô tả bất cứ một nhân vật nào ở trên đời, kể cả Thượng Đế ở trong Thánh Kinh Ca Tô). Nếu dễ dãi, chúng ta có thể cho ông là người có can đảm dám nói lên những điều mình biết mà ông cho là có thể giúp được nước. Nhưng chúng ta cũng lại biết rằng, đằng sau ông luôn luôn có giám mục Gauthier, và đằng sau giám mục Gauthier là cả một hội truyền giáo có súng ống, tàu chiến của các lực lượng xâm lăng làm hậu thuẫn. Cho nên, phải chăng ông ở cái thế mà triều đình nhà Nguyễn cũng phải nể vì, vì khi đó Việt Nam đã mất đi hoặc 3, hoặc 6 tỉnh Nam Kỳ, và đang chịu áp lực nặng nề của Pháp. Một mặt khác, ông đã đệ trình lên vua Tự Đức tất cả là 58 bản điều trần, con số này cần được kiểm chứng, trong vòng 8 năm trời, từ 1863 tới 1871, và ông hoàn toàn không bị một khó dễ nào về phía triều đinh, trong khi, theo như lời lên án của Pháp và những tín đồ Ca Tô Việt Nam, thì vua Tự Đức đã ban hành những đạo Dụ cấm đạo và tàn sát giáo dân rất khắc nghiệt. Có sự mâu thuẫn ở đây không? Có lẽ Mark W. McLeod đã viết đúng, trong cuốn “The Vietnam Response To French Intervention, 1862-1874”: “Sau đó, những đạo Dụ khắc nghiệt hơn được ban hành mỗi khi vua Tự Đức phải đối diện với bằng chứng là các giáo sĩ Ca Tô và các giáo dân dính líu vào những cuộc nội loạn hay đứng về phía một quyền lực ngoại quốc” (Subsequent, more severe edicts were issued whenever Tu Duc was confronted with evidence that the Catholic missionaries or the indigeneous Catholics were involved in internal rebellions or were in league with a foreign power.) và chúng ta có thể suy ra là triều đình vua Tự Đức đã rất sáng suốt trong việc đối xử với những tín đồ Ca Tô Việt Nam, tuyệt đối không có chuyện giết bừa bãi những người đi đạo, bằng chứng là Nguyễn trường Tộ và một số linh mục Việt Nam vẫn được triều đình ưu đãi, và những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ vẫn được vua Tự Đức và quần thần đọc. George Boudarel đã trích dẫn nhận xét sau đây của sử gia Trần Văn Giàu: “Vào thời đó, ở triều đình Huế, đa số tin chắc rằng Nguyễn Trường Tộ là một đầy tớ của Pháp. Trong hai lần tới kinh đô, sự an ninh của ông đã có thể bị nguy hiểm nếu ông không được sự che trở của vua Tự Đức và Thần Tiễn Thành.” (À l’époque, à la Cour de Huê, écrit-il, la majorité des gens le considéraient comme un incontestable valet des Francais. Lors de ses deux séjours dans la capitale, sa sécurité aurait été bien compromise s’il n’avait bénéficié de la protection de Tu Duc et de Trân Tiên Thanh.) và kết luận: “Chế độ quân chủ không hẳn là một chế độ chuyên quyền và Tự Đức không phải là một bạo chúa.” (La monarchie d’alors n’etait pas exactement un dépotisme et Tu Duc n’était pas un tyran.) Trên đây tôi đã phân tích một số ý kiến, nhận định và tư tưởng của Nguyễn trường Tộ cùng đưa ra vài khía cạnh về cuộc đời của ông. Qua sự phân tích về những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam thời đó và tính cách khả thi của những đề nghị của ông, chúng ta có thể khẳng định vài điểm: 1. Kiến thức của ông Nguyễn Trường Tộ về nhân sinh, vũ trụ, ngũ hành, thời thế, tình hình thế giới v…v.. không có gì đặc biệt nếu không muốn nói là hạn hẹp một chiều. 2. Những đề nghị của ông về quân sự cũng không có gì đặc biệt, tựu trung chỉ là những hiểu biết sơ đẳng. Nếu không biết những nguyên tắc sơ đẳng này và nhiều hơn nữa thì lịch sử Việt Nam làm gì có những trận Chương Dương, Bạch Đằng, Đống Đa, khoan nói đến chuyện Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh và đường hầm Củ Chi. 3. Những đề nghị của ông về dùng giám mục để canh tân đất nước, đặt giáo dục, cứu tế xã hội vào tay các giám mục là những đề nghị nguy hiểm, nếu thi hành thì Việt Nam sẽ mất hẳn nền văn hóa đặc thù của mình. 4. Đề nghị của ông đào một con kênh từ Hải Dương đến Huế là một đề nghị không tưởng, không thực tế và không xét đến khả năng kỹ thuật, nhân lực và tài lực của nước ta vào thời đó. 5. Những đề nghị của ông về cải cách xã hội, giáo dục có phần nào giá trị trong việc xây dựng đất nước trong tương lai dài hạn nhưng không thể áp dụng ngay để đối phó với giặc ngoài giặc trong, trong tình hình sôi bỏng của đất nước. 6. Kế hoạch đánh úp Gia Định và xin được chỉ huy cuộc đánh úp này trong khi đang nằm ngửa trên giường bệnh viết điều trần và chưa hề có một kinh nghiệm binh bị trực tiếp nào là một điều hoang tưởng, nhiều phần thất bại hơn là thắng, chưa kể là kế hoạch này có thể đã lọt vào tay giám mục Gauthier rồi. Một mặt khác, kế hoạch này mâu thuẫn với nhận định của ông trong một bản điều trần đã đệ trình trước: “Quân Pháp rất anh hùng, dũng cảm; Quân ta mới nghe danh họ đã phách lạc, hồn xiêu”. Vậy lấy gì mà đánh? Tư tưởng của ông thay đổi hay là quân Pháp đã tụt hậu và quân ta đã anh dũng trở lại chỉ trong vòng có vài năm? 7. Ông cho rằng triều đình là Việt gian hoặc ngu lắm hay sao mà phải dặn đừng tiết lộ với các giám mục những điều ông “mật báo” với triều đình. 8. Dù sao thì Ông cũng có 3 công lớn, một đối với quốc gia: đào kênh Sắt, và hai đối với Giáo hội: xây một nhà thờ ở Xã Đoài và nhà thờ Thánh Phao Lồ ở Saigon. 9. Có thể vào lúc sắp mãn cuộc đời ông đã nhận ra phần nào thực chất của các giám mục và thực chất của Pháp cho nên đã để lộ ra một tâm trạng day dứt nhưng đáng tiếc là không có gì rõ rệt và dứt khoát. Nhìn Nguyễn Trường Tộ dưới góc cạnh nào là tùy theo cảm tính cá nhân. Chúng ta có thể nhìn riêng vào một góc cạnh nào đó và ca tụng ông theo cái góc nhìn đó, nhưng những lời xưng tụng ông như: “Nguyễn Trường Tộ, một thiên tài của đất nước, xứng danh hiệu là một nhà “bác học”, hiểu theo nghĩa là một người tinh thông uyên bác về mọi vấn đề… Khí trời là biểu tượng của Thần Khí, của Tinh Thần. Thần Khí ấy là Thần Khí Đức Ki Tô. Chính Thần Khí hay Tinh Thần ấy làm cho Nguyễn Trường Tộ trở thành một người Công giáo yêu nước, yêu dân tộc.” của LM Thiện Cẩm trong bài “Trông Người Lại Nghĩ Đến Ta”, Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tân Đất Nước, thì nghe có vẻ cải lương và có nhiều tính chất khôi hài. Có thể ông Nguyễn Trường Tộ là một người yêu nước, điều này cũng còn có nhiều nghi vấn, nhưng lòng yêu nước này chẳng dính dáng gì tới Thần Khí Đức Ki Tô cả, vì trải qua hơn 4 ngàn năm lịch sử, không phải chỉ có Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước duy nhất. Thần khí nào đã tạo nên hơn 90% người dân Việt Nam phi- Ki Tô mà lòng yêu nước đã được chứng tỏ xuyên suốt chiều dài của lịch sử? Vả chăng, thổi phồng quá lố ông Nguyễn Trường Tộ rồi cho rằng Thần Khí Đức Ki Tô đã làm cho ông trở thành một người Ca Tô yêu nước, thì một câu hỏi được đặt ra: tại sao Thần Khí Đức Ki Tô không làm cho những người mà địa vị trong giáo hội cao hơn Nguyễn Trường Tộ nhiều, thí dụ như Nguyễn Bá Tòng, Trần Lục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Ngô Đình Thục, Hoàng Quỳnh, hoặc những tín đồ nổi danh như Trần Bá Lộc, Pétrus Trương Vĩnh Ký v…v…thành những người Ca Tô yêu nước mà lại làm họ trở thành những người nổi tiếng chắc chắn không phải vì lòng yêu nước nếu không muốn nói ngược lại. Và Thần khí nào đã làm cho đầu óc LM Thiện Cẩm trở thành lẩm cẩm để viết một câu lạc lõng có tính cách coi thường cả ông bà tổ tiên như trên? Lịch sử cho thấy rằng, Thần Khí Ki Tô đã đưa Âu Châu vào thời đại đen tối trí thức hơn 1000 năm ở Âu Châu, đã đưa đến 8 cuộc Thánh Chiến và 400 năm của các tòa hình án, trong những thời gian này, hàng chục triệu người đã bị giết hại, hoặc bị tra tấn và thiêu sống. LM Thiện Cẩm, “nhà nghiên cứu tôn giáo nổi danh của Giáo hội Gia Tô Việt Nam”, chắc không thể không biết đến những sự kiện lịch sử này. Trong các tín đồ Ca Tô Việt Nam không thiếu gì những người yêu nước và đóng góp cho xứ sở. Nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng đã khẳng định như vậy, và sự đóng góp của giáo dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam gần đây cũng đã chứng tỏ như vậy. Thời Ngô Đình Diệm ở Việt Nam cũng có nhiều Linh mục và tín đồ Ca Tô đứng về phía dân tộc để đạp đổ một chế độ độc tài, gia đình trị, tôn giáo trị. Những thí dụ về lòng yêu nước của người Ca Tô và những đóng góp của họ cho nền văn hóa Việt Nam cũng không thiếu. Nhưng đề cao quá lố Nguyễn Trường Tộ và nhấn mạnh vào cái gốc Ca Tô của ông để quảng cáo cho cái Thần Khí của Đức Ki Tô thì không những lạc đề mà còn trả lời làm sao trước những sự kiện lịch sử liên quan đến giáo hội Ca Tô toàn cầu và giáo hội Ca Tô Việt Nam? Một con én không thể làm nổi cả một mùa Xuân. Hi vọng một con én Nguyễn Trường Tộ có thể làm cả một mùa xuân trên đất Việt là một hi vọng hão huyền. Huống chi, phân tích kỹ thì Nguyễn Trường Tộ cũng không hẳn là một con én, mà có thể thực chất chỉ là một con chim sẻ. Có nhiều bằng chứng lịch sử chứng tỏ như vậy. Và, một họa sĩ có đôi chút hiểu biết thì chẳng bao giờ nên vẽ con chim sẻ Ca-Tô đậu trên cành trúc Việt Nam. |
Nguồn: https://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls03_NTT.php