Ngoại trưởng Pompeo: ‘Một kỷ nguyên mới’ trong quan hệ Mỹ – Trung đã bắt đầu
Bài phát biểu mang tính bước ngoặt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo: “Trung Cộng và Thế giới Tự do” đã được báo trước là “sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới” trong các vấn đề toàn cầu và một sự thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có bài phát biểu về Trung Quốc Cộng sản và tương lai của thế giới tự do tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon vào ngày 23/7/2020 ở Yorba Linda, California. (Ảnh 1: David McNew/Getty qua The Epoch Times)
Ngày 13/8, Tiến sĩ Jin Chin, chủ tịch Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ có trụ sở tại Sydney, nói rằng bài phát biểu là thời khắc mà các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc “đã chờ đợi từ lâu”.
Theo ông Chin, kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bước vào quan hệ ngoại giao chính thức, các chính phủ Hoa Kỳ đã hợp tác với Bắc Kinh một cách “ngây thơ và đầy kỳ vọng”.
Tiến sĩ Jin Chin, chủ tịch Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ (Ảnh 2 được cung cấp qua The Epoch Times)
Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ đã hoạt động từ năm 1989, được thành lập ngay sau cuộc Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.
Trong bài phát biểu vào cuối tháng Bảy, ông Pompeo kêu gọi các quốc gia cùng chí hướng “tạo ra sự thay đổi” đối với Trung Cộng.
Bài phát biểu được đọc tại Thư viện và Bảo tàng Richard Nixon, tượng trưng cho sự thay đổi to lớn đối với chiến lược gắn kết 50 năm trong quan hệ Mỹ – Trung, kể từ khi cựu Tổng thống Richard Nixon thiết lập vào năm 1972.
Ông Pompeo nói rằng, bản thân ông Nixon cũng hối hận vì đã hợp tác với Trung Cộng và có thể đã tạo ra “con quái vật Frankenstein” khi mở cửa thế giới cho Trung Cộng.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 21/2/1972. TT Richard Nixon đã tìm cách chơi con bài Trung Cộng như một cách để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Liên Xô. (Ảnh 3: AFP/Getty Images qua The Epoch Times)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, kể từ nay các quốc gia không thể chỉ “cứng rắn” với Bắc Kinh là đã đủ, mà các chính phủ cần “thúc đẩy Trung Cộng hay đổi theo những cách sáng tạo và quyết đoán hơn”.
“Chúng ta cũng phải gắn kết và trao quyền cho người dân Trung Quốc, một dân tộc năng động, yêu tự do, hoàn toàn khác biệt với Trung Cộng”, ông Pompeo nói.
“Nhưng thay đổi hành vi của Trung Cộng không chỉ là sứ mệnh của riêng người Trung Quốc. Các quốc gia tự do có nhiều việc phải làm để bảo vệ tự do”, ông Pompeo nói thêm.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, kể từ nay các quốc gia không thể chỉ “cứng rắn” với Bắc Kinh là đã đủ, mà các chính phủ cần “thúc đẩy Trung Cộng hay đổi theo những cách sáng tạo và quyết đoán hơn”.
“Chúng ta cũng phải gắn kết và trao quyền cho người dân Trung Quốc, một dân tộc năng động, yêu tự do, hoàn toàn khác biệt với Trung Cộng”, ông Pompeo nói.
“Nhưng thay đổi hành vi của Trung Cộng không chỉ là sứ mệnh của riêng người Trung Quốc. Các quốc gia tự do có nhiều việc phải làm để bảo vệ tự do”, ông Pompeo nói thêm.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có bài phát biểu về Trung Cộng và tương lai của thế giới tự do tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon vào ngày 23/7/2020, ở Yorba Linda, California. (Ảnh 4: David McNew/Getty Images qua The Epoch Times)
Theo ông Chin, bài phát biểu của ông Pompeo đã chỉ ra rằng cộng đồng quốc tế hiện đang tiến tới một ngã rẽ mà ở đó, thế giới văn minh không thể cùng tồn tại với Trung Cộng.
“Nếu thế giới tự do không nhận ra được cuộc xung đột sinh tử này với Trung Cộng (thành trì cuối cùng của chủ nghĩa độc tài) thì Trung Cộng sẽ đánh bại thế giới tự do và thống trị nó”, ông Chin nói.
Vị tiến sĩ cho rằng nguy cơ sụp đổ của Trung Cộng đã trở nên “rõ ràng” trong những năm gần đây, với một loạt các áp lực bên ngoài và bên trong đang dồn lên chính quyền này.
Ông Chin phân tích 3 kịch bản có thể xảy ra với ĐCSTQ trong tương lai. Kịch bản thứ nhất là, Bắc Kinh nắm chặt quyền lực và kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm.
Kịch bản thứ hai là, xảy ra “những cuộc hỗn chiến trong nội bộ Trung Cộng” với các cuộc thanh trừng và cải cách chính trị, làm suy yếu thêm cấu trúc chuyên quyền của Trung Cộng.
Một người biểu tình đeo mặt nạ sơn màu cờ của Đông Turkestan và tay mang màu cờ Trung Cộng tham dự cuộc biểu tình của những người ủng hộ phần lớn là người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ và người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ để tố cáo Trung Cộng đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, ở phía trước của lãnh sự quán Trung Quốc tại Istanbul vào ngày 5/7/2018. (Ảnh 5: Ozan Kose/AFP/Getty Images qua The Epoch Times)
Kịch bản thứ ba là, Trung Cộng có thể sụp đổ gần như chỉ sau một đêm giống như Liên Xô trước đây.
“Tôi suy đoán rằng rất có thể xảy ra kịch bản thứ ba. Các vùng dân tộc thiểu số và Đài Loan có thể tận dụng tình hình này để thoát khỏi Trung Quốc Đại lục”, ông Chin nói.
Khi Liên Xô tan rã, nhiều quốc gia trước đây gắn bó với liên minh do Nga lãnh đạo đã nhanh chóng khẳng định lại nền độc lập của họ.
Ông nhắc lại đề xuất của cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) rằng, Trung Quốc đại lục có thể phân tách thành 7 khu vực tự trị lớn, bao gồm: Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Hoa Nam, Hoa Bắc và Đông Bắc Trung Quốc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong cuộc họp báo tại văn phòng tổng thống ở Đài Bắc vào ngày 22/1/2020. (Ảnh 6: Sam Yeh/AFP/Getty Images qua The Epoch Times)
Ông Chin cho biết: “Trong thời kỳ hậu Trung Cộng, cơ hội sẽ rất mong manh để Đại Trung Hoa xây dựng lại một nền dân chủ thống nhất và hợp hiến với tất cả các dân tộc thiểu số còn lại”.
“Đó sẽ là thực tế khó khăn và khắc nghiệt mà đa số người Trung Quốc sẽ phải đối mặt khi Trung Cộng không còn nữa”, ông nói thêm.
“Trung Cộng đã được trao cho một cơ hội vàng để chọn con đường tốt nhất cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, không có nhà lãnh đạo Trung Cộng nào có cái nhìn sâu sắc và ý thức trách nhiệm lịch sử đối với quốc gia này”, tiến sĩ Chin nhận định.
Tác giả: Daniel Y.Teng
Biên dịch: Tuyết Liên
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt