Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi 63 tỉnh thành miền Nam


Phần 1

Sài Gòn, nguồn gốc tên gọi Sài Gòn vẫn chưa thống nhất mà có nhiều lý giải khác nhau. Có ý kiến cho rằng tên gọi Sài Gòn là từ ghép Sài + Gòn trong đó Sài tức là củi thổi, Gòn là loại bong xốp nhẹ, nhẹ hơn bông thông thường. Trong miền Nam thường dùng để dồn gối rồi nệm. Trong quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của cho rằng, ý nghĩa của từ Sài Gòn là củi Gòn cùng quan điểm. Học giả Trương Vĩnh Ký đã quyết là xưa người Khmer có trồng nhiều cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính cụ cũng đã thấy loại cây đó vậy nên Sài Gòn có thể đơn giản mang nghĩa là rừng Gòn.

Rất nhiều người cho rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ Prey Nokor (ព្រៃនគរ) trong tiếng Khmer nghĩa là thị trấn ở trong rừng. Sau này dần dà đọc chệch từ Prey thành Rey rồi thành Sài từ Nôkôr được đọc lướt thành Co và thành Gòn nên mới có Sài Gòn như hiện nay. Cũng theo thuyết thì ở Sài Gòn xưa, cư dân bản địa chủ yếu sống quanh vùng chợ Lớn hiện nay thời đó có một rừng Gòn bao bọc khu vực người dân Khmer sinh sống vì vậy người ta gọi vùng đất này là Prey Nokor nghĩa là thị trấn ở trong rừng.

Gò Vấp, hiện nay Gò Vấp là một địa danh hành chính quen thuộc ở Sài Gòn, một Quận tập trung đông dân cư sinh sống. Có thuyết cho rằng cái tên Gò Vấp ra đời bởi trước đây nơi này là một gò đất cao có trồng nhiều cây Vấp, loại cây có nguồn gốc từ châu Á, là cây thân gỗ lớn khuôn thẳng cao từ 15 đến 20m, vỏ màu nâu đen, tán lá rậm. Loại cây này đã mọc nhiều thành rừng che chở cho đời sống của cộng đồng người Chăm vì vậy trong tiếng Chăm vẫn gọi cây Vấp là Krai. Sau này do đọc chệch âm và viết sai chính tả thành Gò Vấp như hiện nay. Còn về cây Vắp bấy giờ đã không còn trên địa bàn Sài Gòn nhưng nhiều cư dân bản địa cho rằng ở thảo cầm viên vẫn còn hai cây Vắp có tuổi thọ trên trăm năm. Bên cạnh cách lý giải về loại cây Vắp, dân tiểu thương tại chợ Gò Vấp kể lại rằng, một câu chuyện rất là hài hước. “Ngày trước ở đây cao, dân buôn bán nhà nghèo tụ họp thường bị rượt đuổi hoài bỏ chạy thì Vấp ngò mà té nên gọi là Gò Vấp”. Dĩ nhiên đây chỉ là một lý giải cho vui chứ không có phần nào là sự thật.

Riêng bàn về quận huyện ở Sài Gòn bên cạnh quận có chữ số 1, 2, 3 đến 11, 12 vẫn còn những cuộn được đặt tên với nghĩa là vùng đất mới trù phú và mong muốn an lành như Tân Bình, Bình Chánh, Bình Thạnh.

Ngã tư Bảy Hiền, ngày nay ngã tư Bảy Hiền là giao lộ trọng yếu của quận Tân Bình nối Trường Trinh, cách mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ và Lý Thường Kiệt. Chắc hẳn người Sài Gòn đã quá quen thuộc với địa danh này, thế nhưng Bảy Hiền là ai và vì sao người ta lại lưu giữ cái tên này đến tận bây giờ, không đổi thì ít ai hiểu được. Theo đó, Bảy Hiền tên thật là Trần Văn Hiền là một chủ Điền nổi tiếng ngày xưa, không chỉ giàu có, ông Hiền còn giàu lòng thương người. Vào mỗi dịp rằm hàng tháng, ông thường đem bạc đựng trong hai thúng đầy trước nhà, nay là trung tâm văn hóa Tân Bình để phân phát cho dân nghèo. Vào ngày nọ, người dân tập trung đông đúc chen lấn lấy bạc khiến hai đứa trẻ chết ngạt. Ông Hiền đau khổ dằn vặt, từ đó ông không phát tiền nữa mà mỗi tháng sẽ cho người đem sổ sách ra ngay Ngã Tư bây giờ, cứ ai khó khăn thì trình bày ký báo ông sẽ giúp đỡ. Sau khi mất, người Sài Gòn nhớ ơn ông Bảy Hiền gọi địa danh này là ngã tư Bảy Hiền.

Hàng Xanh là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Hàng Xanh quen thuộc với mọi người Sài Gòn, thế nhưng bạn có biết rằng địa danh này hình thành là bởi sự đọc chệch, viết sai chính tả của người miền Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, ban đầu địa danh có tên Hàng Sanh, Sanh là một loại cây lớn, nhánh có tua về loại cây ra mà lá nhỏ. Ngày trước dọc đường vẫn có hai hàng cây Sanh lớn được người dân trồng. Vì quen thuộc nên họ gọi khu vực bằng tên cây là Hàng Xanh. Do sau này nhiều người miền Nam không phân biệt s và x cũng như viết sai chính tả đã tạo nên sự thay đổi của Hàng Sanh thành Hàng Xanh như hiện nay.

Cầu Bông, người Sài Gòn vẫn quen thuộc với các cây cầu nối liền ở các quận như cầu Chà Và, cầu Thị Nghè. Cầu Bông cũng là một phần như thế. Cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hiện nay nối liền quận 1 với quận Bình Thạnh. Theo đó cầu Bông được xây dựng vào thế kỷ 18 do một viên vương người Khmer bắt đầu cho dân tiện đường sang song. Tên gọi cầu Bông có nhiều giả thuyết đặt ra. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì vào đời tả quân Lê Văn Duyệt đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen thuộc gọi là cầu Hoa. Sau này vào đời vua Minh Mạng vì hiện tượng kỵ hý với tên gọi của vợ vua là bà Hồ Thị Hoa, nên người ta phải đổi hẳn sang cầu Bông. Bởi lẽ với người nam từ bông là cách gọi khác để chỉ hoa cỏ.

Bến Nghé từng là một tên của bến nước xưa, rồi thành tên rạch, tên sông và giờ Bến Nghé trở thành địa phận hành chính của quận 1. Hiện nay người ta vẫn có nhiều lý giải tên gọi của địa danh này, tuy nhiên nguồn gốc thì gắn liền với hình ảnh con trâu. Theo Trịnh Hoài Đức, Bến Nghé trước đây là bến nước tụ họp cho trâu con uống nước, do một tên rất cũ là Chrome bom rapaz đã được Việt hóa. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thêm rằng, Bến Nghé từng không phải là một nơi trâu uống nước mà theo tương truyền trên sông này trước có rất nhiều cá sấu sống chung. Đêm đêm chúng kêu lên văng vẳng như tiếng gầm của trâu rống, nên được gọi là nghé kết hợp với từ bến trong từ bến nước. Dù cách lý giải như thế nào ta vẫn thấy rõ rằng, ở đây, nơi này từng là một địa bàn có cuộc sống của thú rừng, cây cỏ trù phú, đặc trưng của vùng sông nước phương nam.

Đa Kao, bạn có tin rằng Đa Kao nghe có vẻ tây hóa. Nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp nhưng thực ra lại là một từ rất thuần Việt bị người dân đóng chệch và phiên âm mà thành. Theo đó Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là đất hộ. Sau này vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất hộ sang tên tiếng nước ngoài thành Đakao để dùng trong hành chính. Từ đó cái tên đất hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đakao là 1 phường hành chính thuộc quận 1.

Ông Lảnh, bà Chiểu, bà Hạt, bà Điểm, bà Quẹo, bà Hom. Ở Sài Gòn có lẽ ai cũng nghe tên năm chợ mang tên các bà này. Có giả thuyết cho rằng đây là tên của 5 bà vợ của Lãnh Binh Thăng là một tên lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng, sinh 1798 mất 1866, võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Địa danh cầu Ông Lãnh cũng là từ Ông Lãnh Binh Thăng nổi tiếng này. Học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng năm người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn này vốn là các bà vợ của ông Nguyễn Ngọc Thăng. Từ những vị quan đa thê xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc, nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở 5 khu vực khác nhau giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau đồng thời chuyên tâm làm kinh tế. Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định chiếc cầu gỗ do Ông Lãnh Binh Thăng ở gần đó cho bắt qua. Chắc là Ông Lãnh Binh Thăng này chứ không phải ai khác. Cây cầu này đầu tiên nối đại lộ Đông Tây ngày nay, bắt qua một con rạch nhỏ khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương Quận 1 và bến Vân Đồn Quận 4.

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây ghe tàu tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hũ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa. Tuy nhiên trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho Ông Lãnh, bà Chiểu, bà Điểm, bà Hom, bà Hạt và bà Quẹo là vợ chồng. Bởi theo ông, bà Hạt, bà Điểm, bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này. Sau đó lấy tên đặt cho các chợ, giống như chợ bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền quận Tân Bình do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán, nên người ta lấy tên bà đặt cho tên ngôi chợ. Lý giải về bà Hom có sách chép cho rằng bầu hom, bầu ngâm tre nói chệch thành. Còn tên bà Quẹo cũng đọc chệch từ bờ Quẹo hoặc bàu quẹo, vì khu vực này có một khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như cống Quẹo ở Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.

Thị Nghè, ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn là Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí viết rằng do chồng là thư ký Mỗ nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắt cầu để tiện việc đi lại nên dân gọi là kênh cầu Thị Nghè.

Ông Tạ, địa danh ông Tạ là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7, thuộc quận Tân Bình hiện nay, cũng là tên một ngôi chợ ở phường 5. Cạnh chợ có một tiệm thuốc nam của ông Tạ. ông Tạ tên thật là Trần Văn Bỉ lấy hiệu là Tạ Thủ là một thầy thuốc nam chữa bệnh nổi tiếng trong vùng. Trước đây, ông tạ có mở một tiệm thuốc nằm ở góc đường Phạm Văn Hai, Cách Mạng Tháng 8 hiện nay. Đa số người bệnh tìm đến ông và lấy thuốc về đều khỏi. Tiếng lành đồn xa nên người dân ở các tỉnh Nam Kỳ tìm về cơ sở của ông không ngớt. Ông còn là một nhà hảo tâm thường xuyên chữa bệnh và bốc thuốc miễn phí cho người nghèo. Khu đất xung quanh tiệm thuốc của ông Tạ được đặt tên là “Ông Tạ” ngay khi ông còn sống là cách nhân dân tỏ lòng tôn kính vì đã chữa bệnh giúp người.

Ngã 5 Chuồng Chó, đây có lẽ là địa danh lạ nhất được nhân dân quen gọi, cho dù khu đất này ngày nay đổi tên chính thức thành ngã 6 Gò Vấp. Nguồn gốc tên gọi này vào những năm 1945, thực dân Pháp cho xây dựng ở khu vực Ngã Năm một cơ sở nuôi và huấn luyện chó lớn nhất Đông Dương phục vụ việc tuần tra và cảnh giới.

Bình Phước (Sông Bé cũ), thời nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp chiếm Nam kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Giác. Lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Từ năm 1889, pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh Bình Phước thuộc tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Từ năm 1956, Việt-nam Cộng-hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam trong đó có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Đầu năm 1971, Trung ương Cục Miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Đến cuối năm 1972, giải thể phân khu này và thành lập tỉnh Bình Phước. Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ.

Tỉnh Bình Dương, thuở ban đầu thời mới mở đất phương nam, Bình Dương là một tổng thuộc huyện Tân Bình phủ Gia Định. Đến năm 1808, huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì tỉnh Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của tỉnh Bình Dương trước kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau như tòng, huyện, tỉnh với những địa bàn lãnh thổ khác nhau vốn gắn liền với Gia Định Đồng Nai xưa tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay. Cư dân Bình Dương là một bộ phận của cư dân miền Đông Nam Bộ nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn.

Tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai là cánh đồng có nhiều nai theo tác giả Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí hay Đại Nam Nhất Thống Chí Quốc Sử Quán triều Nguyễn đề cập. Đồng Nai, chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long huyện Phước Chính vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai nên gọi tên vậy hoặc là Lộc Động tục Gọi chợ Đồng Nai xét 6 tỉnh Gia Định mà gọi chung là Đồng Nai. Là vì lúc mới khai thác bắt đầu từ Đồng Nai nên lấy chỗ gốc mà bao trùm. Nhà nghiên cứu Trần Hiếu Thuận bút danh Hoàng Thơ cho rằng Đồng Nai bắt nguồn từ tên gọi của dòng sông Đạ Đờn của người Mạ qua sự chuyển dịch ngôn ngữ đồng bào dân tộc Mạ. Một cư dân quan trọng ở Đồng Nai với địa bàn sinh sống của mình trong đó có sông Đồng Nai, họ đã gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờn. Đạ là nơi xuất phát của dòng nước, Đờn là sông. Từ Đạ Đờn có sớm nhất cũng 3000 năm và cách đây từ 300 năm Đạ Đờn đã chuyển thành Đồng Nai. Vậy có nghĩa từ Đờn chuyển thành Đồng, còn Đạ bỏ mất thêm chữ Nai, Đồng Nai. Nhà văn Bình Nguyễn Lộc cho rằng Đồng Nai bắt nguồn từ con sông lớn có nhiều nai chứ không phải là cánh đồng có nhiều hươu nai.

Tỉnh Tây Ninh, người Khmer xưa gọi Tây Ninh là Roŭng Dâmrei, (Khétt / ខេត្តរោងដំរី), [រោង /Roung/: chuồng; chi thìn (năm con rồng), ដំរី / Damrei /: con voi] Xứ Chuồng Voi. Ở Tây Ninh có núi Bà Đen, bà Dinh, cũng gọi là núi điện bà Chiêng Bà Đen. Vua Gia Long đã phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu. Người Khmer có thờ một nữ thần gọi là mẹ Đen, theo truyền thuyết thì núi Bà Đen gọi là Bàn Chân của Bà.

Vũng Tàu, theo cuốn Gia Định Thành Thông Crí ghi chép thì địa danh Vũng Tàu có nghĩa là thuyền Úc, vụ Úc. Úc là chữ Nôm có nghĩa là Vũng, cửa biển vịnh đi sâu vào đất liền. Thời Pháp, người Pháp gọi là Captain Jack. Thời Mỹ ở miền Nam hay gọi là Ô Cấp. Ở Vũng Tàu trên đỉnh núi nhỏ có tượng Chúa Giêsu đứng giang tay nhìn ra biển được xây dựng từ năm 1974, tuy nhiên do chiến cuộc và thời cuộc đến năm 1975 bị ngưng và bỏ phế. Đến năm 1992, được Tòa Giám mục địa phận Xuân Lộc đề nghị sửa chữa và tu bổ. Ngày mùng 1 tháng 12 năm 1994 chính thức khánh thành bởi giám mục giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Tượng Chúa Giêsu ở Vũng Tàu được mô phỏng như tượng chúa cứu thế ở Rio de janeiro Brazil xây dựng năm 1931.

Tỉnh Bà Rịa, theo quyển Mano Graphics de Paris của một người Pháp viết năm 1902, cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Rịa. Đây là người đã có công khai phá đất hoang lập làng Phước Liêu vào năm 1789. Tuy nhiên theo tài liệu Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc nhại từ tên của một tiểu vương quốc bà Ly hay bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng thế kỷ thứ 7 sau đó bị quân Chân Lạp thôn tính. Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Mũi Xị là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam Bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng vào khoảng thế kỷ thứ 18, bà Nguyễn Thị Rịa từ Phú Yên Bình Định vào khai phá vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người mới đến định cư và khai hoang nên được mọi người yêu mến. Năm 1803, bà Rịa mất, vì không có con, nên tài sản của bà được để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn bà nên đã lập miếu thờ và đặt tên cho vùng đất này là Bà Rịa. Hiện nay ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước hay còn gọi là núi Cố.

(1) prey có nghĩa là rừng, và nôkôr là một từ Khmer có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là thành phố

Ký Ức Sài Gòn _

Phần 2 …


Click to listen highlighted text!