Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation   Click to listen highlighted text! Welcome to Nguyễn-Thái-Học Foundation

Cuộc Bầu Cử Mỹ


Người dân Mỹ cần quan tâm đến những gì và lựa chọn điều gì?

Người dân Mỹ thực chất phải nhìn vào những gì? Các ứng cử viên tổng thống và đảng phái của họ nói và làm trong những vấn đề quan trọng nhất đối với nước Mỹ và dân Mỹ, đó là những vấn đề gì?

Sau 4 năm làm việc của chính quyền ông Trump hoặc chính quyền của bộ đôi Biden Harris thì đời sống kinh tế của người Mỹ có được nâng lên không. Hãy xem mức lạm phát là bao nhiêu và chi phí sinh hoạt là bao nhiêu. Mức nợ của nước Mỹ là bao nhiêu. Thâm hụt thương mại là bao nhiêu.

Người Mỹ có được an toàn hơn không. Hãy xem họ có khỏe mạnh không. Có phải tham chiến nhiều không. Có thương vong trận mạc không. Có bị khủng bố nhiều không. Có bị dân nhập cư cạnh tranh nguồn sống hay gây mất an ninh không và luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ họ hay bảo vệ giới đặc quyền đặc lợi.

Người Mỹ có được tự do không. Hãy xem tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp có được thực thi để bảo vệ quyền tự do ngôn luận hay không. Hay là quyền tự do tín ngưỡng có được bảo vệ không. Quyền tự do lựa chọn nhà cầm quyền có được bảo đảm hay là gian lận bầ cử sẽ lấn át. Còn vấn đề sở hữu súng để tự vệ thì thế nào.

Người Mỹ có đạo đức và trí tuệ hơn không. Thể hiện ở phẩm chất giáo dục và đào tạo có được nâng lên không. Người Mỹ có bao nhiêu người coi trọng các giá trị truyền thống hay các di sản tốt đẹp từ các thế hệ cha ông để lại. Người Mỹ liệu có hay không một nền tảng truyền thông lành mạnh trung thực công bằng để họ có cơ sở tự đánh giá về nước Mỹ và về thế giới.

Một nước Mỹ mà người dân Mỹ khỏe mạnh hơn về thể chất, trong sạch hơn về tư tưởng, vững vàng hơn về tinh thần chắc chắn sẽ là một nước Mỹ Cường Thịnh mà mọi chính quyền Mỹ nên theo đuổi. Vì đó mới là nước Mỹ chân chính mà các bậc Quốc phụ Mỹ đã tạo lập ra.

Tại sao nước Mỹ theo thể chế Cộng hòa chứ không phải là dân chủ. Trong buổi đầu lập quốc hai mô hình được quan tâm nhất chính là kiểu dân chủ trực tiếp của Athens Hy Lạp và nền Cộng hòa La Mã. Sở dĩ như vậy là vì chúng chứa đựng những ý tưởng xuất chúng của tiền nhân, chủ quyền thuộc về nhân dân, quản trị theo pháp luật và tự do dân sự. Đó cũng chính là điều mà các nhà lập quốc mong muốn ở nước Mỹ trong tương lai.

Nếu theo mô hình dân chủ của Athens, thì mọi công dân cùng cai trị quốc gia thông qua việc bỏ phiếu trong các hội đồng toàn dân. Hình thức này chứa nhiều bất trắc bởi vì nếu người công dân của nó không khỏe mạnh về cả thể chất tư tưởng và tinh thần thì nó tiềm ẩn sự hỗn loạn cực lớn. Thậm chí dẫu mỗi công dân Athens đều là một socrate thì mọi hội đồng của Athens vẫn chỉ là một đám đông. Quốc phụ James Madison cha đẻ của hiến pháp Hoa Kỳ đã nói vậy. Ông dám đánh cược rằng dẫu cho mỗi người dân Athens đều là socrate thánh nhân Hy Lạp nổi tiếng về trí tuệ và đạo đức thì nền dân chủ cũng không ổn định và tồn tại lâu dài.

Rốt cuộc thì nước Mỹ đi theo mô hình Cộng hòa học hỏi từ Cộng hòa La Mã, một mô hình ổn định qua 500 năm tồn tại. Trong mô hình Cộng hòa này người dân thể hiện ý chí thông qua đại diện mà họ bầu ra những đại diện này sẽ thực thi quyền bầu chọn tổng thống theo Hiến pháp. Đó là ý nghĩa của lá phiếu đại cử tri. Nhưng nếu người dân không đủ khỏe mạnh về thể chất thì họ không thực hiện được quyền công dân của mình. Và nếu họ không trong sạch về tinh thần và tư tưởng họ sẽ quên đi lịch sử Hoa Kỳ và lãng quên những giá trị ban đầu của nước Mỹ. Những giá trị ấy nằm trong tinh thần và phát ngôn của các bậc Quốc phụ Mỹ càng thể hiện rõ rệt hơn trong công trình mang ý chí chung của những người cha lập quốc đó là Hiến Pháp Hoa Kỳ. Ngọn hải đăng trong đêm tối của người dân nếu xa rời các giá trị này, họ sẽ bị cuốn vào những thông tin gây nhiễu phức tạp. Những giá trị thời thượng chưa qua sàng lọc của thời gian và những cuộc náo nhiệt làm họ mất phương hướng, họ sẽ không đủ sáng suốt để bầu chọn một chính phủ thực sự đại diện cho mình.

Do vậy, có câu rằng người dân nào chính quyền ấy. Lịch sử Hoa Kỳ đã minh chứng điều này. Nhớ lại trong những ngày đầu kháng chiến chống Anh Quốc vẫn tồn tại sự chia rẽ trong dân chúng 13 bang thuộc địa. Một phe ủng hộ khởi nghĩa và phe kia trung thành với nhà vua Anh Quốc. Giả sử phe trung thành với vua Anh thắng thế, có lẽ công cuộc giành độc lập của người dân 13 bang thuộc địa đã không thể thành công. Người dân 13 bang tiếp tục làm dân thuộc địa để e cổ đóng thuế cho vua Anh. Thế giới sẽ không có một cường quốc gọi là Koa Kỳ. Dân Mỹ đừng mơ chuyện bầu cử, nhưng người dân 13 bang thuộc địa cuối cùng đã hợp nhất và ủng hộ việc giành độc lập. Do vậy, họ xứng đáng có được những chính quyền sáng suốt của các bậc Quốc phụ Hoa Kỳ, tạo lập nên những nền tảng vững chắc cho giá trị Mỹ.

Năm 1860, nước Mỹ lại bị chia rẽ giữa phe miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ và phe miền Bắc ủng hộ việc xóa bỏ chế độ này. Chế độ nô lệ là một vết nhơ về đạo đức và nó cản trở nền văn minh và sự thịnh vượng, song lại đem đến lợi ích cá nhân cho một thiểu số thủ đô. Nếu tổng thống Abraham Lincoln hay Lincoln chân thật không được bầu lên cũng như không có được sự ủng hộ đủ mạnh có lẽ nước Mỹ vẫn bị chia cắt thành hai hoặc chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại sau đó một thời gian dài, chưa biết khi nào mới chấm dứt. Xong người Mỹ đã lựa chọn đúng và cũng đã hàn gắn vết thương chiến tranh. Do vậy, Nước Mỹ như con thuyền buồm căng gió lộng lại băng băng tiến về phía trước. Lịch sử chính là cuốn sách mà người ta phải học mãi.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 5 tháng 11, ngày chính thức bầu cử của nước Mỹ. Những cuộc náo nhiệt dẫu sao cũng chỉ là trò vui thoáng chốc mà thôi, không thể thay thế được những quan tâm chân chính về cuộc sống. Vào lúc này người dân Mỹ nên chọn ai? Dẫu chọn ai thì cũng đừng quên sự lựa chọn những giá trị chân chính đặc trưng của nước Mỹ. Dẫu chọn tương lai thì cũng đừng quên quá khứ. Dẫu chọn chính Đảng nào hay chính trị gia nào thì đừng lựa chọn trong lo sợ, trong ghét bỏ mà hãy lựa chọn trong tin tưởng can đảm và sang suốt. Còn như nói về rác thì người dân Hoa Kỳ nhất định không phải là rác mà chính những quan niệm lầm lạc đi ngược lại giá trị từ gốc rễ nền tảng của nước Mỹ mới chính là rác.

Trích nguồn: Góc Nhìn Lê Minh | Phân Tích – Bình Luận
https://www.youtube.com/watch?v=x5CZqebS5V4


Thời gian bầu cử, luật pháp Mỹ quy định bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm một lần vào năm chẵn. Ngày bầu cử sẽ vào thứ Ba, sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy cuộc bầu cử năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 11. Tuy vậy nhiều người dân cũng có thể bỏ phiếu sớm bằng những hình thức như bỏ phiếu qua thư.

Ai có thể bỏ phiếu? Theo hiến pháp công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia các cuộc bầu cử. Cư dân hợp pháp ở tiểu bang. Không bị truất quyền bỏ phiếu theo lệnh của tòa án. Hiện không bị giam giữ vì bị kết án phạm trọng tội ở tòa án liên bang hoặc ngoài tiểu bang. Hiện không đang chấp hành bản án bị giam giữ hoàn toàn theo thẩm quyền của Sở Cải huấn vì bị kết án phạm trọng tội ở bang. Tuy nhiên trong các kỳ bầu cử luôn có một bộ phận lớn người dân không thực hiện bỏ phiếu.

Ai có quyền tranh cử? Theo quy định, để làm tổng thống một người phải sinh ra tại Mỹ, ít nhất 35 tuổi và thường trú tại Mỹ trong thời gian ít nhất là 14 năm. Phó tổng thống cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự.

Lựa chọn ứng cử viên tổng thống thế nào? Sau khi xác định được những ứng viên tiềm năng nhất ở vòng bầu cử sơ bộ của mình, Đảng dân chủ và đảng Cộng hòa sẽ tổ chức đại hội toàn quốc để chính thức đề cử ứng viên đại diện Đảng ra tranh cử vị trí tổng thống và phó tổng thống. Để nhận được đề cử mỗi ứng viên cần đạt được đa số phiếu đại biểu.

Quy trình bầu cử ngày mùng 5 tháng 11: Tất cả cử tri Mỹ tham gia bỏ phiếu bầu phổ thông tại các bang mình ở. Việc kiểm phiếu và công bố kết quả được tiến hành theo từng bang. Sau khi có kiểm phiếu bầu phổ thông dựa trên kết quả này các đại cử tri đại diện cho mỗi bang sẽ bỏ phiếu bầu Tổng thống.

Cần bao nhiêu phiếu Để Chiến Thắng? Ứng viên nào giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri tức trên 50% trong số 538 phiếu đại cử tri sẽ đắc cử vị trí tổng thống Mỹ.

Phiếu bầu Tổng thống là gì? Là lá phiếu do tất cả các cử tri Mỹ đủ điều kiện tham gia bầu cử bỏ. Tuy nhiên các lá phiếu này không phải là những lá phiếu quyết định chiến thắng của một ứng cử viên. Người dành đa số phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc chưa chắc đã là người chiến thắng của bầu cử.

Đại cử tri là ai? Đại cử tri là những người sẽ đại diện cho bang của mình để bầu chọn tổng thống và phó tổng thống. Đại cử tri mới chính là những người quyết định kết quả trong cuộc của cuộc chạy đua vào nhà trắng. Số lượng đại cử tri của mỗi bang thường được quyết định dựa vào dân số của bang đó và bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang.

Bang chiến địa là gì? Bang dao động, bang chiến trường hoặc chiến địa là cụm từ được dùng để chỉ bất kỳ bang nào mà ứng cử viên tổng thống của Đảng dân chủ hoặc đảng Cộng hòa đều có cơ hội giành chiến thắng một cách hợp lý bằng cách đảo ngược số phiếu bầu. Những bang này thường là mục tiêu của các chiến dịch vận động tranh cử.

Sẽ ra sao nếu không ứng viên nào giành ít nhất 270 phiếu đại cử tri? Theo lịch vào ngày mùng 6 tháng 11 năm 2025, phó tổng thống Mỹ sẽ chủ trì việc kiểm phiếu của đại cử tri đoàn tại phiên họp chung của quốc hội Mỹ công bố kết quả và tuyên bố người trúng cử. Mặc dù rất hiếm xảy ra nhưng vẫn có kịch bản không có ứng cử viên nào dành đủ quá bán số phiếu đại cử tri. Trường hợp này hạ viện Mỹ sẽ có quyền bầu chọn tổng thống trong số các ứng cử viên được nhiều phiếu nhất sau khi đã có kết quả chính thức và không còn tranh chấp nào, người đắc cử sẽ tuyên thệ và chính thức đảm nhận vị trí tổng thống trong buổi lễ diễn ra vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.

Trích nguồn : Vấn Đề Hôm Nay
https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=K44EFcYtK14


Click to listen highlighted text!