ĐỀ XUẤT GIẢM THUẾ 0% CỦA VIỆT NAM
Một lời đề nghị tưởng chừng làm mở đường hợp tác của việt nam đã bị tòa Bạch ốc dội thẳng một gáo nước lạnh.
Ngày 7 tháng 4, cố vấn thương mại Peter Navarro, bộ não từng mở màn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2018, xuất hiện trên truyền hình Mỹ và thẳng thừng bác bỏ đề xuất 0% thuế hai chiều của việt nam với một câu nói lạnh lùng “Chẳng có ý nghĩa gì với chúng tôi!”.
Vì sao thuế 0% vốn là món quà thương mại thời toàn cầu hóa giờ đây lại bị coi là vô nghĩa. Câu trả lời là: “Hoa Kỳ không cần GIẢM THUẾ mà cần MINH BẠCH chuỗi cung ứng”. Peter Navarro không chỉ nói không với việt nam, ông đã tuyên bố một cuộc chơi hoàn toàn mới “Chào mừng đến với thời đại hậu toàn cầu hóa, nơi ai không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa, đều bị xem là kẻ tiếp tay cho gian lận!
Và rõ ràng trong con mắt của giới chức Washington, Việt nam đang bị xếp vào danh sách vùng thương mại xám và nếu không hành động, trung tâm sản xuất của Đông Nam Á này có thể sớm bị loại khỏi chuỗi cung ứng chiến lược toàn cầu. Chuyện gì đang xảy ra và Việt Nam cần làm gì để không trở thành nạn nhân tiếp theo sau Trung Quốc?
Mỹ bất ngờ bác bỏ đề xuất thuế 0% hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ.
Ngày 7 tháng 04 năm 2025, cố vấn thương mại tòa Bạch Ốc Peter Navarro, người từng là kiến trúc sư chính của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong giai đoạn 2018-2020 đã xuất hiện trên chương trình CNBC để bàn về phản ứng của chính quyền Trump trước lời đề nghị bất ngờ từ Hà Nội. Việt Nam sẵn sàng giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ xuống 0% nếu Mỹ đồng ý miễn thuế đối với hàng hóa Việt Nam trong vòng đàm phán song phương mới.
Thay vì bày tỏ hài lòng, Navarro đã thẳng thừng bác bỏ giá trị của đề xuất này, ông nói: hãy lấy Việt Nam làm ví dụ, khi họ đến với chúng ta và nói, chúng ta sẽ giảm thuế xuống mức 0%. “Điều đó chẳng có ý nghĩa gì với chúng ta vì điều quan trọng là gian lận phi thuế quan”. Ông tiếp tục liệt kê một loạt vấn đề mà theo ông đã khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm trung chuyển gian lận thương mại lớn nhất hiện nay; từ hàng hóa Trung Quốc đội lốt “Made in Việt Nam” đến cơ chế thuế giá trị gia tăng bị xem là gây méo mó cạnh tranh cho tới tình trạng thiếu bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Phát biểu này lập tức gây chấn động trong giới chuyên gia thương mại, nó đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, thuế suất bằng 0% không còn là chiếc vé miễn trừ nếu Việt Nam không thể chứng minh mình là một đối tác thương mại sạch theo tiêu chuẩn của Washington. Rõ ràng Việt Nam đang phải chịu áp lực lớn chưa từng có, chỉ vài ngày trước đó ngày 5 tháng 4, Việt Nam đã cập nhật các quy định về quy tắc xuất xứ tại WTO thể hiện nỗ lực minh bạch hóa chuỗi cung ứng.
Ngày 6 tháng 4, phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tuyên bố, Việt Nam sẵn sàng xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập cảng hàng Mỹ nhưng thay vì mở ra cơ hội đàm phán, phía Mỹ lại gia tăng sức ép chuyển từ đàm phán thuế sang kiểm tra chuỗi cung ứng, lý do đằng sau sự không hài lòng của Mỹ là gì?
Việt Nam với mức tăng trưởng xuất cảng sang mỹ hơn 20% một năm trong giai đoạn 2020-2024 đang bị Washington xem là nạn nhân và đồng thời cũng là người hưởng lợi từ gian lận thương mại của Trung Quốc. Navarro, người từ lâu đã coi Việt Nam là trạm trung chuyển chiến lược của Bắc Kinh, giờ đây đang áp dụng cùng một logic đã từng được dùng để đánh thuế Trung Quốc nhưng hướng vào Việt Nam với cấp độ mềm hơn, sâu hơn và kỹ hơn.
Câu trả lời không với thuế 0% không chỉ là một động thái chính trị, đó là thông điệp rằng chúng tôi không quan tâm đến mức thuế của các anh. Chúng tôi quan tâm đến luồng hàng thực sự đang chảy qua lãnh thổ các anh và lời nói của Peter Navarro không nên được hiểu đơn giản là từ chối đề nghị của Việt Nam. Đó đó là tuyên bố tái định nghĩa tiêu chuẩn thương mại song phương trong thời đại hậu toàn cầu hóa, nơi xuất xứ thật chuỗi cung ứng minh bạch và dữ liệu có thể kiềm chứng quan trọng hơn bất kỳ mức thuế nào.
“Gian lận phi thuế quan” là gì?
Khi tuyên bố giảm thuế xuống 0% không có ý nghĩa gì nếu vẫn còn gian lận phi thuế quan. Peter Navarro đã khẳng định rằng chính quyền Trump không còn nhìn thương mại theo lối mòn, thuế suất thấp là thiện chí, thay vào đó Mỹ giờ đây quan tâm đến những yếu tố vô hình nhưng có sức phá vỡ thị trường mạnh mẽ hơn cả thuế quan chính là các biện pháp phi thuế quan bị lạm dụng để che giấu bất cân bằng thương mại hoặc là gian luận xuất xứ.
Cụm từ gian lận phi thuế quan mà Navaro nhấn mạnh có thể được chia làm ba cáo buộc chính:
Một là việc trung chuyển hàng Trung Quốc qua Việt Nam, đây là mối lo hàng đầu của chính quyền Trump và là lý do gốc dễ khiến Việt Nam bị điều tra thương mại thường xuyên trong 5 năm qua. Các công ty Trung Quốc gửi hàng linh kiện hoặc thành phẩm sang Việt Nam chỉ lắp ráp tối thiểu hoặc thay nhãn mác rồi xuất cảng sang Mỹ và gắn mác Made in Việt Nam. Điều này giúp né thuế trừng phạt Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc đang dao động từ 25 đến 46%, đương nhiên nó làm mất tác dụng của thuế trừng phạt gốc, gây bất bình đẳng với các doanh nghiệp nội địa Mỹ và thúc đẩy xu hướng di rời có vỏ không có ruột, doanh nghiệp chỉ tá túc lại Việt Nam. Ví dụ Việt Nam đã bị điều tra các sản phẩm như là gỗ dán, thép, nhôm cuộn, linh kiện điện tử, dệt may, đèn led, thiết bị năng lượng mặt trời v.v…
Bộ thương mại Hoa Kỳ đã ban hành hơn 20 quyết định áp thuế chống lẩn tránh xuất xứ với hàng hóa từ Việt Nam có dấu hiệu liên quan đến Trung Quốc. Trong mắt Washington, nếu việt nam không xử lý được dòng chảy hàng quá cảnh thì mọi lời đề nghị giảm thuế đều là bề nổi.
Hai là trộm cắp tài sản trí tuệ, một cáo buộc không mới nhưng đáng lưu ý, mặc dù đây thường là vấn đề gắn với Trung Quốc nhưng trong bài phát biểu của mình, Navarro đã gộp cả Việt Nam vào nhóm nước bị nghi ngờ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém, đặc biệt là phần mềm không bản quyền trong các doanh nghiệp xuất cảng hay như việc sao chép mẫu mã, thiết kế từ các đối tác Mỹ rồi tái xuất ngược lại hoặc thiếu hành lang pháp lý cho bằng sáng chế và giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến IP.
Mỹ muốn Việt Nam phải ký cam kết bảo hộ phần mềm có bản quyền trong chuỗi sản xuất, đồng thời cung cấp hệ thống ghi danh sở hữu trí tuệ minh bạch và trực tuyến có án lệ mạnh tay xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Mỹ.
Ba là cơ chế thuế giá trị gia tăng VAT bị xem là phân biệt đối xử. Việt Nam áp dụng cơ chế thuế giá trị gia tăng 10% trên hầu hết các hàng hóa nhập cảng, trong khi hàng xuất khẩu lại được miễn hoặc hoàn thuế. Từ góc nhìn, điều này khiến hàng Mỹ vào Việt Nam chịu chi phí gián tiếp cao hơn, hàng Việt Nam vào Mỹ được lợi thế kép, thuế suất thấp, chi phí nội địa thấp do hoàn thuế VAT hệ thống trợ giá gián tiếp đã làm méo mó cạnh tranh thương mại.
Ông Navarro đã ngầm ám chỉ rằng thuế 0% đầu vào không đủ để bù đắp cho trợ giá phi thuế quan đầu ra. Đây có phải là cáo buộc hợp lý hay không? câu trả lời không hoàn toàn có mà cũng không hoàn toàn không. Việc trung chuyển hàng Trung Quốc là vấn đề có thật. Chính các cơ quan Việt Nam cũng đã từng xác nhận khó khăn trong kiểm soát xuất xứ gián tiếp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, dù cải thiện vẫn còn yếu so với chuẩn OECD cơ chế VAT hoàn thuế tuy phổ biến nhưng vẫn gây tranh cãi trong các vụ kiện WTO. Song nói đi cũng cần suy lại, Việt Nam không có chủ trương né thuế hay tiếp tay cho gian lận. Phần lớn do doanh nghiệp FDI và bên thứ ba lách luật. Thuế giá trị gia tăng là mô hình phổ biến toàn cầu, không riêng Việt Nam và phù hợp với chuẩn của GITT hay là WTO.
Rốt cuộc Mỹ thật sự muốn gì ở Việt Nam?
Chúng ta biết rằng, thời kỳ toàn cầu hóa cũ chỉ cần mở cửa thị trường, giảm thuế, không phá giá tiền tệ là được vào WTO, hưởng MSN tức là đối xử tối hội quốc. Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015 đã tận dụng rất tốt mô hình này để bứt phá xuất cảng.
Nhưng thời kỳ Trump hiện nay thì là thương mại có điều kiện, giảm thuế không còn đủ mà phải chứng minh minh bạch chuỗi cung ứng, kiểm soát rủi ro gian lận và đồng thời cung cấp lợi ích chiến lược đối ứng. Hoa Kỳ muốn các đối tác chuyển từ vị trí xuất cảng giá rẻ sang đồng sáng lập chuỗi giá trị đáng tin cậy.
Ba mục tiêu chiến lược mà Washington đang nhắm tới rất rõ ràng:
Thứ nhất là chống né thuế Trung Quốc qua Việt Nam, truy vết chuỗi cung ứng. Mỹ không tin vào giấy chứng nhận xuất xứ CO do doanh nghiệp tự khai báo. Họ muốn cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc điện tử liên quốc gia, cổng kết nối hải quan, logistic cho phép xác minh chuỗi cung ứng theo thời gian thực và tăng quyền điều tra hậu kiểm hàng hóa Việt Nam (tiền kiểm và hậu kiểm). Điều mỹ muốn chính là minh bạch hóa toàn bộ luồng hàng ra vào lãnh thổ Việt Nam để tránh gian lận có tổ chức.
Thứ hai đó là bảo hộ tài sản trí tuệ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Không chấp nhận mô hình OMN giá rẻ dựa trên sao chép mẫu mã xâm phạm quyền sáng chế. Mỹ muốn Việt Nam thực thi luật sở hữu trí tuệ tương thích với tiêu chuẩn USMCA, đồng thời cung cấp hành lang pháp lý rõ ràng để các công ty Mỹ đầu tư và nghiên cứu tại Việt Nam không sợ bị sao chép. Hơn thế nữa Việt Nam trở thành nơi sản xuất công nghệ sạch, tuân thủ chuẩn luật quốc tế chứ không chỉ là nhà máy nhân công thấp.
Thứ ba đó là bình đẳng thuế nội địa và chấm dứt mô hình ưu đãi phi thuế có hại. Mỹ coi một số ưu đãi nội địa như là hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng xuất cảng, miễn thuế đất, thuế nhập máy móc, cơ chế hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp chính là trợ cấp thương mại trá hình. Họ muốn Việt Nam cắt giảm các chính sách tạo lợi thế phi thị trường cho hàng xuất cảng, cân bằng ưu đãi giữa hàng nội địa và hàng nhập từ Mỹ. Họ muốn một sân chơi bình đẳng, nơi không có quốc gia nào tận dụng được hệ thống để tăng xuất cảng một chiều.
Xa hơn nữa, Mỹ muốn Việt Nam định vị lại vai trò chuỗi cung ứng toàn cầu, không chỉ là người thay thế Trung Quốc, Việt Nam phải trở thành mắt xích sản xuất có trách nhiệm, không che chắn cho hàng quá cảnh, tham gia chuỗi cung ứng năng lượng, y tế và công nghệ lõi của phương tây rồi mở cửa các ngành thiết yếu để nhập khẩu chiến lược từ Mỹ như là LNG AI, quốc phòng. Điều đó đồng nghĩa với việc là Hoa Kỳ muốn định hình Việt Nam như một là Singapore sản xuất, nơi vừa có năng lực công nghiệp lại vừa có niềm tin thể chế.
Nhìn chung Washington không đòi hỏi điều kiện đưa lẻ, họ đang yêu cầu một sự chuyển đổi hệ thống, từ chỗ là đối tác xuất cảng giá rẻ, Việt Nam buộc phải trở thành đối tác đồng kiến tạo chuỗi giá trị có kiểm soát, có minh bạch, có tương tác chiến lược và nếu làm được thì thuế quan sẽ không còn là vấn đề mà là phần thưởng cho sự đáng tin.
Nếu không đạt được thỏa thuận, việt nam phải đối mặt với điều gì?
Sau khi phía Mỹ bắc bỏ đề nghị xóa thuế nhập cảng hàng hóa Mỹ của Việt Nam, cánh cửa đối thoại song phương về thuế quan trở nên eo hẹp hơn bao giờ hết. Trong bức cảnh Tổng thống Trump đang đẩy mạnh tái lập trật tự thương mại toàn cầu thông qua thuế quan có điều kiện, việc không đạt được thỏa thuận với Mỹ sẽ không còn là một bất tiện mà là một đòn dáng trực tiếp vào cấu trúc tăng trưởng xuất cảng của Việt Nam.
Theo lệnh thuế mới của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 2025, các mặt hàng Việt Nam có hàm lượng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc hoặc bị nghi ngờ gian lận xuất xứ sẽ bị đánh thuế trừng phạt. Dệt may, dày dép thuế có thể lên tới 46% từ mức 8 đến 12%. Điện tử, bảng mạch, máy tính tăng lên 25 đến 35% đặc biệt nếu có liên kết đến các nhà cung cấp Trung Quốc. Gỗ nội thất, đồ gia dụng bị điều tra nguồn gốc gỗ nguyên liệu chủ yếu từ Lào, Campuchia. Thép, nhôm cuộn đã từng bị áp thuế chống lẩn tránh lên tới 456% từ năm 2020 và nay có thể tái áp dụng. Kịch bản này sẽ khiến hàng hóa Việt Nam mất năng lực cạnh tranh ngay lập tức tại thị trường Hoa Kỳ vốn là thị trường xuất cảng lớn nhất của việt nam chiếm 29% tổng kim ngạch xuất cảng năm 2024.
Theo tính toán sơ bộ của bộ công thương, nếu mức thuế trung bình tăng thêm 20% xuất cảng của Việt Nam sang Mỹ có thể giảm từ 15 đến 20 tỷ usd mỗi năm. Dệt may, điện tử, da dày chiếm tới 60% xuất cảng sang Mỹ là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngành dệt may, dày dép đang sử dụng khoảng 2,8 triệu lao động chủ yếu là nữ, nông thôn, lao động phổ thông, chỉ cần giảm 20% đơn hàng xuất cảng thì có thể dẫn tới hơn 500.000 người mất việc hoặc bị giảm giờ làm. Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, một phần lớn là dựa vào bứt phá xuất cảng. Nếu căng thẳng thuế kéo dài tăng trưởng GDP thực tế có thể giảm xuống chỉ còn 6,8 đến 7% tạo hiệu ứng dây truyền lên tiêu dùng và đầu tư.
Các công ty đa quốc gia đang đặt cược vào Việt Nam như một Trung Quốc cộng 1, sẽ đặt lại câu hỏi đó là Việt Nam có thực sự được Mỹ bảo hộ về thương mại không. Nếu xuất cảng sang Mỹ bị cản trở thì có nên chuyển nhà máy sang Ấn Độ, Mexico hoặc Thái Lan hay không, kết quả có thể là dòng vốn FDI mới giảm tốc, các dự án đầu tư mở rộng bị hoãn, doanh nghiệp hiện hữu chuyển đơn hàng nội bộ sang nhà máy ở nước khác.
Giai đoạn 2018-2023, Việt Nam được coi là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ căng thẳng Mỹ-Trung nhờ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng. Tuy nhiên nếu không đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ, lợi thế này có thể bị xóa sạch, các nước như Ấn Độ, Indonesia, Mexico sẽ thế chỗ, đặc biệt là khi họ ghi danh các hiệp định FTA hoặc thỏa thuận riêng với Mỹ.
Chiến lược sống còn trong vùng thương mại xám
Nếu ông Peter Navarro đại diện cho một tòa Bạch Ốc đang ngày càng hoài nghi hệ thống thương mại toàn cầu, thì Việt Nam với mô hình xuất cảng dựa vào FDI và lợi thế chi phí đang bị đẩy vào vùng thương mại xám, không bị trừng phạt như Trung Quốc nhưng cũng chưa đủ tin cậy như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Vậy Việt Nam có thể làm gì để tránh bị đánh thuế lấy lại niềm tin của Hoa Kỳ và quan trọng nhất là chuyển hóa vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Dưới sức ép từ Mỹ, Việt Nam không thể dựa vào giấy chứng nhận CEO tự khai báo và Việt Nam cần xây dựng hệ thống E Origin (nguồn gốc) xuất xứ điện tử được kết nối với hải quan cảng biển, cơ quan kiểm định, tích hợp dữ liệu truy xuất từ nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm, tương lai của thương mại không phải là giấy tờ đáng tin mà là dữ liệu không thể gian lận, sau đó Việt Nam cần hợp tác công nghệ với Mỹ để xây dựng nền tảng thương mại minh bạch. Việt Nam nên đề xuất một sáng kiến chung với Mỹ và Nhật Bản sử dụng blockchain hoặc AI để quản lý chuỗi cung ứng.
Nếu Việt Nam là nước đầu tiên trong Asean chấp nhận chuẩn hóa chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn G7 thì vừa tránh được thuế lại vừa tăng khả năng thu hút FDI chất lượng cao. Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển từ cách tiếp cận xin miễn trừ thuế sang một chiến lược chủ động hơn, đổi ưu đãi thuế lấy cam kết chiến lược với Mỹ, thay vì chỉ đàm phán thuế quan, Việt Nam nên đề xuất mở cửa thị trường cho các mặt hàng chiến lược của Mỹ như là khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, một nguồn năng lượng mà Việt Nam đang rất cần để vận hành các nhà máy điện mới.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghệ cao như là AI, bán dẫn và quốc phòng phi sát thương, cũng có thể trở thành điểm hạ cánh cho các tập đoàn Mỹ tạo ra thị trường tiêu dùng công nghệ cao hấp dẫn. Việt Nam cũng cần cho phép các tập đoàn Mỹ tham gia vào các dự án lớn như là năng lượng, hạ tầng, chuyển đổi số, đồng thời cân nhắc đối thoại an ninh thương mại cấp cao hàng năm, theo mô hình Mỹ-Nhật hoặc là Mỹ-Ấn. Nói cách khác, thay vì xin ưu đãi, Việt Nam nên đề xuất trở thành mắt xích trong chiến lược chuỗi cung ứng dân chủ mà Hoa Kỳ đang xây dựng.
Song song với nỗ lực cải cách nội tại, Việt Nam cần chủ động kết nối với các liên minh thương mại thân Mỹ nhằm tạo lợi thế đàm phán mềm. Việc tham gia cùng các đối tác chiến lược như là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines trong các hiệp định kiểm soát gian lận xuất xứ sẽ giúp Việt Nam tăng cường tính minh bạch và củng cố niềm tin từ Washington. Bởi lẽ, nếu hành động đơn lẻ, Việt Nam vẫn chỉ là một nền kinh tế nhỏ nhưng khi trở thành một phần của mạng lưới chuỗi cung ứng đáng tin, Việt Nam sẽ vươn lên vị thế mắt xích không thể thay thế trong cấu trúc thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên tăng nhập cảng hàng hóa từ Hoa Kỳ như là một hình thức thiện chí kinh tế để xoa dịu chính quyền Trump. Đây không phải là một đề xuất mới, trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2018-2020, Trung Quốc đã từng ký kết mua thêm hàng trăm tỷ usd hàng Mỹ như là khí thiên nhiên, đậu nành, máy bay và dịch vụ tài chính để đổi lại một phần lệnh dỡ thuế, xong liệu công thức này có hiệu quả với Việt Nam hay không?
Thực tế không phải mặt hàng nào cũng tạo ra hiệu ứng chính trị tương đương trong mắt tòa Bạch Ốc. Các nhóm hàng được xem là nhạy cảm, dễ lấy điểm với Trump bao gồm đầu tiên đó là khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, Mỹ đang dư cung và tìm đối tác chiến lược tại Châu Á. Việt Nam với nhu cầu điện khí ngày càng tăng chính là thị trường tiềm năng. Tiếp theo là nông sản bao gồm đậu nành, thịt bò, ngô, lúa mì v.v…, Trump cần giữ lá phiếu nông dân tại các tiểu bang Miền trung Tây. Thứ ba là thiết bị công nghiệp máy bay như là máy bay Boeing chẳng hạn, tạo công ăn việc làm nội địa là điểm cộng quan trọng trong bối cảnh chính trị 2025 này và cuối cùng là phần mềm thiết bị AI bán dẫn.
Mỹ muốn mở rộng xuất cảng các công nghệ chủ lực đồng thời buộc các đối tác tuân thủ luật bản quyền. Một kế hoạch nhập cảng tập trung vào các nhóm hàng này không chỉ có ý nghĩa thương mại mà còn giúp Việt Nam ghi điểm chính trị một cách khéo léo và thực dụng. Nhưng chỉ mua hàng Mỹ là không đủ, dù việc tăng nhập cảng có thể giúp mở đầu cuộc đàm phán thuận lợi hơn nhưng với chính quyền Trump đặc biệt là các nhân vật như là ông Peter Navarro thì sự tử tế thương mại không thể chỉ dựa vào hóa đơn, mua thêm hàng Mỹ chỉ là điều kiện cần, nhưng không phải điều kiện đủ.
Do đó, chiến lược khả thi của Việt Nam là nhập cảng có chọn lọc cùng với cải cách minh bạch, để tối ưu hóa tác động tích cực từ việc tăng nhập cảng. Việt Nam nên tăng dần nhập cảng từ Mỹ 10 đến 15% một năm, tập trung vào hàng chiến lược, đề xuất một hiệp định khung Việt-Mỹ về cân bằng thương mại, có tính minh bạch và khả năng giám sát. Song song với đó, Việt Nam cũng cần triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ blockchain hóa logistic, cải thiện bảo hộ sở hữu trí tuệ và điều chỉnh thuế nội địa hợp lý hơn với hàng nhập cảng.
Phải nói rằng, Hoa Kỳ không trừng phạt Việt Nam. Họ đang thử thách, thướt đo không còn là tỉ lệ thuế mà là khả năng chuyển hóa cơ cấu sản xuất, minh bạch hóa chỗi cung ứng và gắn kết chiến lược. Việt Nam có cơ hội duy nhất để bước ra khỏi vùng thương mại xám và trở thành trung tâm sản xuất chiến lược Đông Nam Á, nhưng cơ hội đó sẽ không chờ mãi.
Giờ đây, dưới thời Trump nhiệm kỳ thứ hai, thế giới đang dịch chuyển sang một trật tự thương mại dựa trên dữ liệu có thể kiểm chứng, chuỗi cung ứng có truy suất và sự tin cậy về thể chế chứ không chỉ là giảm thuế. Trong bức tranh đó thì Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường. Lúc này Việt Nam có ba lựa chọn chiến lược như sau: Một là giữ nguyên hiện trạng, chấp nhận rủi ro, tức là không cải tổ mạnh chỗi cung ứng tiếp tục thuyết phục bằng hứa hẹn kết quả là tiếp tục bị Mỹ nghi ngờ đánh thuế từng ngày. Hai là chống trả hoặc trì hoãn sẽ bị rơi vào thế bị cô lập, phản ứng bằng cách tìm đồng minh chống lại thuế Mỹ như là EU, Trung Quốc, cố gắng vận động WTO nhưng thiếu hiệu lực, kết quả là bị loại khỏi chuỗi cung ứng tin cậy của G7. Và thứ ba đó là chuyển hóa chiến lược gia nhập mạng lưới thương mại đáng tin, minh bạch hóa logistic xuất xứ, hợp tác chiến lược sâu hơn với Mỹ, tăng giá trị nội địa công nghệ trong xuất cảng và đây mới là chiến lược tối ưu và ngay cả Mỹ cũng mong muốn điều này.
Câu chuyện thương mại năm 2025 không còn là về việc cắt giảm bao nhiêu phần trăm thuế mà là việc quốc gia nào kiểm soát được thông tin, chuỗi giá trị và niềm tin. Chúng ta đang bước vào một thế giới thương mại mà luật chơi do người có dữ liệu đặt ra và người không có khả năng chứng minh sự minh bạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Rõ ràng Việt Nam, nếu biết tận dụng thời cơ này để chuyển hóa mô hình thương mại, không chỉ có thể tránh được các đòn thuế từ Mỹ, mà còn vươn lên trở thành mắt xích chiến lược của Đông Nam Á, một vị thế không còn dựa vào giá nhân công rẻ mà được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao, quản trị minh bạch và sự tin cậy thể chế. Vậy Việt Nam nên làm gì để vượt qua thử thách thuế quan rất lớn này…?
Nguồn: LUẬN ĐÀM THẾ SỰ | Lê Minh