Khám Phá Bí Mật về Khủng Hoảng Trung Quốc
Thượng Hải vắng lặng như một đô thị ma. Hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc đồng loạt đóng cửa chỉ sau một đêm. Khẩu hiệu “Chiến đấu đến cùng với Hoa Kỳ” giờ đây không còn là biểu tượng của tinh thần dân tộc, mà trở thành tấm bình phong che giấu khủng hoảng kinh tế sâu sắc.
Thượng Hải từng được gọi là viên ngọc phương Đông, giờ đây lặng lẽ như một đô thị bỏ hoang. Phải chăng Trung Quốc đang bước vào thời kỳ suy tàn và khẩu hiệu chiến đấu đến cùng với Hoa Kỳ chỉ là tấm bình phong che giấu một sự thật đắng chát.
Sự sụp đổ từng mắt xích trong nền ngoại thương Trung Quốc hậu quả trực tiếp từ cuộc chiến thuế quan khốc liệt với Hoa Kỳ và quan trọng hơn là hệ quả của cả một mô hình tăng trưởng đã lỗi thời. Từ những nhà máy đóng cửa hàng loạt đến một Thượng Hải chìm trong ảm đạm và một thế hệ trung lưu mới nổi, đang vật lộn để tồn tại. Điều gì đang thật sự diễn ra sau tấm màn tuyên truyền rực rỡ, hãy cùng góc nhìn thời sự đi sâu vào từng chi tiết và cùng nhau trả lời một câu hỏi then chốt.
Ai đang thật sự phải trả giá trong ván cờ chiến đấu đến cùng. Chiến đấu đến cùng với Hoa Kỳ khẩu hiệu rỗng tuếch đang đẩy người dân Trung Quốc vào khủng hoảng.
Một lần nữa khẩu hiệu chiến đấu đến cùng với Hoa Kỳ từng được Đảng Cộng Sản Trung Quốc hô hào đầy khí thế lại phơi bày bản chất rỗng tuếch và nguy hiểm. Không phải là một cuộc đấu tay đôi giữa các siêu cường mà là một cuộc khủng hoảng đang dáng xuống đầu hàng triệu người dân Trung Quốc.
Chỉ sau một đêm hàng loạt nhà máy tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm như Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông đã đóng cửa đồng loạt. Hệ quả là hàng vạn công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp, tràn ngập các con phố với ánh mắt hoang mang và tương lai bất định. Thành phố Thượng Hải, biểu tượng kinh tế một thời giờ đây chìm trong không khí ảm đạm, đường phố vắng lặng, sức tiêu dùng đóng băng và niềm tin nơi người dân đang cạn kiệt từng giờ.
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động không đơn thuần là một chính sách thuế. Đây là một cuộc đối đầu lịch sử, một nỗ lực nhằm tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, đánh thẳng vào nền tảng công nghiệp giả mạo và bất minh mà Bắc Kinh dựa vào suất hàng thập kỷ qua. Ngành công nghiệp hàng giả ở Trung Quốc đã đạt đến mức độ tinh vi đến mức chính các chuyên gia cũng phải thừa nhận. Hàng thật và hàng nhái gần như không thể phân biệt và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Trong khi nền kinh tế chao đảo, một hiện tượng tự nhiên bất ngờ cũng khiến dư luận hoang mang. Một cơn bão địa từ khổng lồ vừa bùng phát mang theo cực quang rực rỡ xuất hiện tại Lưu Ninh, Hắc Long Giang và nhiều khu vực phía Bắc Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo rằng hiện tượng này dù có thể chỉ là trùng hợp nhưng đang được xem là một điềm báo cho một cơn địa chấn lớn hơn, không phải từ vũ trụ mà từ chính lòng xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc giữa tâm bão kinh tế xã hội và niềm tin đang dần đổ vỡ, sụp đổ từng mắt xích, ngoại thương Trung Quốc trên bờ vực tan rã.
Dưới đây với một bản tin đặc biệt về cuộc khủng hoảng kinh tế đang siết chặt Trung Quốc, hệ quả trực tiếp từ cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ.
Một chủ nhà máy ở Quảng Đông với ánh mắt thất thần chỉ kịp thốt lên “Trump phát điên rồi, tôi cũng vậy… Hai khách hàng lớn mà ông đã dày công đàm phán suốt 6 tháng, khuôn mẫu đã hoàn tất đột ngột hủy đơn. Những khách quen từng đặt hàng đều đặn hàng tháng cũng lần lượt thông báo tạm dừng sản xuất. Nó không còn là tin đồn, mà là hiện thực phủ đầu của làn song tăng thuế đến từ Mỹ”.
Trong ngành ngoại thương, người ta nói: Cảm giác lúc này như bầu trời vừa sụp đổ. Nhân viên bị buộc nghỉ phép hàng loạt, các cửa hàng vật lý im lìm, hàng hóa chất đống trong kho không lối thoát, những lao động phổ thông vốn là trụ cột chính trong cỗ máy sản xuất giờ chỉ biết trông chờ vào phép màu. Nền kinh tế Trung Quốc vốn đã trượt dốc nhiều năm qua, giờ rơi vào vòng xoáy suy thoái không lối thoát. Từ Bắc Kinh, Thượng Hải đến Quảng Châu và Thâm Quyến những đại đô thị từng được ca ngợi là đầu tàu phát triển đang trải qua làn sóng cắt giảm lương và đóng cửa doanh nghiệp quy mô chưa từng thấy.
Thượng Hải, thành phố từng được gọi là viên ngọc tài chính của phương Đông nay đang mất dần ánh hào quang. Cả ba con phố thương mại lớn của thành phố đều chung một cảnh tượng, vắng lặng, ảm đạm và tuyệt vọng. Cuộc chiến thuế quan với Mỹ đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc và xuất cảng đến bờ vực sinh tử. Đơn hàng từ Mỹ lao dốc khiến hàng tồn kho tăng vọt. Trước kỳ nghỉ quốc tế lao động, nhiều công ty chọn giải pháp tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại hay đúng hơn là chờ đợi trong vô vọng.
Một blogger chia sẻ cay đắng “Chúng tôi là doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất bí non suốt 10 năm, giờ đơn hàng từ Mỹ biến mất hoàn toàn. Hơn 20 tấn hàng tồn kho đã đóng gói, 5 container sắp rời bến và hàng chục tấn nữa đang lên men, tất cả đều dành cho thị trường Mỹ, giờ chúng tôi đang vắt óc tìm hướng tiêu thụ mới trong tuyệt vọng.”
Một chủ nhà máy khác thẳng thắn thừa nhận “Người thiệt thòi nhất là dân thưởng nếu không xuất được hàng, không có tiền về thì lấy gì trả lương. Công nhân nghỉ việc, nhà máy tê liệt rồi ai sẽ nuôi gia đình họ.”
Những đoạn video lan truyền cho thấy sau ngày quốc tế lao động, hơn 50% doanh nghiệp ngoại thương tại tỉnh Chiết Giang sẽ ngưng hoạt động và nghỉ dài hạn. Xu hướng này đang lan ra các trung tâm xuất cảng khác như Tô Châu, Giang Tô, Đông Quan. Một mùa đông khắc nghiệt đã bắt đầu phủ bóng lên nền ngoại thương Trung Quốc. Một công nhân bật khóc giữa sân nhà máy “Xong thật rồi, họ bảo nghĩ ít nhất 3 tháng. Tôi còn cha mẹ già, còn con nhỏ. 3 tháng đó biết lấy gì sống”.
Kinh tế Trung Quốc năm 2025 như một tòa tháp đã nứt móng, bất động sản lao dốc, cửa hàng đóng cửa, nhà máy tắt máy, ai nấy đều bị kéo vào một cuộc đua xuống đáy không có đích đến. Một nhà phân tích cảnh báo “Tháng 6 có thể là bước ngoặt khi không còn đơn hàng thì chẳng còn gì để tranh giành, tiếp theo sẽ là một làn sóng thất nghiệp diện rộng.” Một người khác bỏ lửng lời bình luận “Tôi không dám nói tiếp, video, bài viết này sẽ bị chặn mất, chỉ dành cho những ai còn biết suy nghĩ độc lập. Hiện tại Hoa Kỳ đã áp mức thuế tối thiểu 145% đối với hàng Trung Quốc thậm chí có mặt hàng bị đánh tới 245%.” Với các doanh nghiệp ngoại thương Trung Quốc đây chẳng khác gì một bản án tử kinh tế dù Trung Quốc đang tìm cách tuồn hàng sang các quốc gia khác nhưng những thị trường đó không thể thay thế sức mua khổng lồ của Mỹ. Tệ hơn nhiều nước cũng bắt đầu siết thuế và dựng rào cản kỹ thuật nhằm tự vệ trước làn sóng giải hàng tồn từ Trung Quốc”.
Một blogger chua chát kết luận “Bạn nghĩ mất thị trường Mỹ là hy sinh chiến lược.” Không, đó là bước đi tuyệt vọng. Mỹ là Thái Bình Dương các thị trường khác cùng lắm chỉ là hồ Thái Hồ. Khi Thủy triều rút bạn nghĩ cái nào cạn trước. Thượng Hải, từ biểu tượng thịnh vượng đến tấm gương suy tàn thời Hoàng Kim của Thượng Hải từng được ví như New York của phương Đông giờ đây chỉ còn là ký ức nhạt nhòa.
Cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung đã ập đến đúng vào thời điểm tệ hại nhất khi nền kinh tế Trung Quốc đang ở trạng thái yếu nhất trong hàng chục năm qua. Nếu như trước đây Thượng Hải là đầu tàu tăng trưởng là nơi quy tụ những tập đoàn lớn, nơi hội tụ dòng vốn và sức mua khổng lồ thì hiện tại ánh hào quang đó đang vụt tắt. Sự thịnh vượng từng được cho là ngẫu nhiên nhưng ổn định của thành phố này đang dần biến mất, để lại những dấu hiệu suy thoái tiêu dùng hiện diện rõ rệt trên từng con phố, từng góc chợ.
Tại Trung tâm tài chính Thượng Hải, các tên tuổi lớn như Tesla, Pingan và Huawei đang đồng loạt cắt giảm nhân sự. Thắt lưng buộc bụng lương thưởng, các doanh nghiệp nhỏ thì càng rơi vào cảnh điêu đứng hơn, lương không trả, mặt bằng sang nhượng, tấm biển cho thuê xuất hiện ngày một giày đặc trên các tuyến phố vốn từng đông đúc, thành phần từng được xem là trung lưu mới nổi, những nhân viên văn phòng trẻ giờ đây cũng lao đao họ sống lay lắt qua ngày nhờ thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng trực tuyến. Nợ thế chấp như cái gông trên cổ buộc họ phải làm việc kiệt sức chỉ để tiếp tục sống sót. Nói một cách nhẹ nhàng thì tiêu dùng đang giảm mạnh, còn nói thẳng ra ví tiền người dân đã cạn khô. Trong giới trẻ Thượng Hải, việc không nợ nần đã trở thành một thành tựu cá nhân đáng mơ ước, không còn khái niệm tích lũy chỉ còn tồn tại đó là sự thật trần trụi của một thế hệ từng được kỳ vọng sẽ gánh vác tương lai đất nước.
Ba con phố thương mại nổi tiếng nhất Thượng Hải là Nam Kinh, Hoài Hải và Tứ Xuyên Bắc từng là trái tim thương mại, nơi giao hòa giữa lịch sử và hiện đại nhưng nay chúng im lìm đến rợn người. Nhà hát Trung Anh từng rực rỡ ánh đèn và kín chỗ giờ chỉ còn lưa thưa vài người già ghé qua. Trung Kiên, cửa hàng số 7 Phú Khai và Đông Bảo, bốn trung tâm thương mại lớn đồng loạt đóng cửa. Nhà hàng Tây Hồ từng là viên ngọc quốc doanh khó đặt bàn, giờ trở thành tòa nhà cũ kỹ bị bỏ quên như chưa từng tồn tại.
Không dừng lại ở đó, thành phố thời trang Chi Pu từng được ca ngợi là tủ quần áo của Thượng Hải, nay chỉ còn là một cái bóng tàn. Hơn một nửa cửa hàng mặt đất đã bỏ trống, các quầy còn lại thì chật vật cầm cự từng ngày. Những tầng trên của trung tâm này đã hoàn toàn đóng cửa, không ánh sáng, không khách, không hy vọng. Tổng thể mức tiêu dùng tại đây sụt giảm ít nhất 50% so với thời kỳ đỉnh cao. Một cú trượt dài không phanh, chiến đấu đến cùng nhưng ai đang phải hy sinh. Điều gì đã khiến một đường Tứ Xuyên Bắc từng rực rỡ, sầm uất của Thượng Hải nay hóa thành khung cảnh điều hiu, trống trải như một đô thị bỏ hoang.
Một blogger ghi hình tại hiện trường nói trong ngỡ ngàng “Tôi đang đứng tại Lục Gia Chủy, Trung tâm tài chính trái tim của Đại Thượng Hải. Giữa ban ngày đường phố vắng tanh, các nhân viên văn phòng đâu rồi. Những đám đông tranh giành đầu tư đâu rồi. đây từng là nơi đặt trụ sở các ngân hàng lớn, công ty chứng khoán, các tập đoàn tài chính đầu não của Trung Quốc kia mà, sao lại vắng vẻ đến vậy. Không một khu ẩm thực nào mở cửa, không một hàng ăn vỉa hè, không khí vắng lặng khiến người ta phải đặt câu hỏi, đây thật sự là Thượng Hải từng tạo ra hơn 700 tỷ đô la GDP mỗi năm sao, hay chỉ còn là một giấc mộng đã tàn”.
Sự bi quan về tương lai, cộng với bất ổn lan rộng từ cuộc chiến thương mại đang đẩy người dân vào chế độ sống sót. Một phụ nữ chia sẻ chiến lược sinh tồn của gia đình mình ba kế hoạch tự vệ “Cắt giảm triệt để: không mua sắm ngoài nhu cầu thiết yếu, không nâng cấp nhà cửa, không tiêu xài xa xỉ, ngừng tất cả lớp học thêm chuyển sang học online hoặc tự học, giữ tinh thần ổn định, giảm căng thẳng nội bộ gia đình. Dùng ba câu để vượt qua mọi tình huống, không cần thiết, không nghiêm trọng, không sao đâu. Chăm sóc sức khỏe, vì một cơ thể khỏe mạnh là thành trì cuối cùng để trụ vững trước cơn bão suy thoái. Nếu tuân thủ ba điều này chúng tôi tin rằng mình có thể vượt qua được cuộc chiến thương mại và chúng tôi bắt đầu bằng cách tiết kiệm từ hôm nay”. Cô nói trong đoạn video lan truyển mạnh mẽ, tuy nhiên nhiều người nghi ngờ đây không đơn thuần là chia sẻ cá nhân mà là một sản phẩm tuyên truyền khéo léo, được dựng lên để chuẩn bị tinh thần cho người dân chấp nhận gian khổ. Mục đích giúp giới lãnh đạo giữ thể diện trước Hoa Kỳ trong khi vẫn hô hào chiến đấu đến cùng và khi người dân được biến thành quân cờ trong một ván cờ không có hồi kết. Ai thật sự là người trả giá.
Một khoảnh khắc gây chấn động đã diễn ra trên sóng truyền hình quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với Katie Newman của channel 4 News – Ông Victor C. Phó Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa bị chất vấn về nguy cơ mất thị trường Hoa Kỳ. Ông bình thản trả lời: “Chúng tôi không quan tâm, thật sự không quan tâm. Trung Quốc đã tồn tại 5000 năm, Hoa Kỳ còn chưa có mặt phần lớn thời gian đó. Chúng tôi sống sót trước đây và sẽ tiếp tục tồn tại 5000 năm nữa”. Ông kết luận bằng giọng điệu đầy thách thức “Nếu Hoa Kỳ muốn tự loại mình khỏi thị trường Trung Quốc, xin cứ tự nhiên… Thế giới đủ lớn để chúng tôi không cần họ”. Một phép ví von mang màu sắc lịch sử nhưng đầy phi logic và thậm chí đáng bật cười nếu đặt trong bối cảnh hiện tại.
Trung Quốc, hiện phụ thuộc sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thứ từng làm nên kỳ tích kinh tế của họ. Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ nông sản và tiêu dùng cao cấp. Việc đánh đồng sự tồn tại qua 5000 năm với khả năng miễn nhiễm trước cú sốc kinh tế hiện đại chẳng khác nào dùng lịch sử cổ đại để biện minh cho khủng hoảng hiện đại.
Kết thúc bản tin hôm nay, chúng ta không chỉ chứng kiến sự lung lay của một nền kinh tế mà còn thấy rõ một điều: Khi tuyên truyền vượt quá thực tại thì chính người dân mới là những người phải hy sinh đầu tiên. Trung Quốc không chỉ đối mặt với những con số thống kê lạnh lùng, thất nghiệp, phá sản, nợ nần mà còn là một cuộc khủng hoảng niềm tin lan rộng trong toàn xã hội.
Từ những nhà máy ngừng hoạt động đến từng con phố vắng lặng ở Thượng Hải, từ người công nhân bật khóc giữa sân xưởng đến blogger hoài nghi trên mạng xã hội… tất cả đều đang kể cho chúng ta một câu chuyện, khẩu hiệu không thể nuôi sống một đất nước. Tại góc nhìn thời sự, chúng tôi không tô hồng hiện thực, cũng không hô khẩu hiệu. Chúng tôi chọn phản ánh sự thật với góc nhìn độc lập, dữ liệu sắc bén và tinh thần trách nhiệm, bởi chúng tôi tin rằng chỉ khi nhìn thẳng vào sự thật con người mới có thể thay đổi số phận của mình.
Nguồn: Góc Nhìn Thời Sự – youtube